Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan điểm của Phật giáo về phá thai

27/08/201019:43(Xem: 5585)
Quan điểm của Phật giáo về phá thai
abortion_1Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.

Vấn đề một bộ phận không nhỏ nam nữ yêu đương và có quan hệ trước hôn nhân, hiện không còn xa lạ với mọi người trong xã hội ngày nay, nhất là với giới trẻ. Theo các thống kê cho biết, số lượng các ca nạo phá thai ngày càng gia tăng, nghiêm trọng hơn là có không ít ca ở tuổi vị thành niên đã để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý, học tập… cho người nạo phá thai.

Bạn ấy có thai trước hôn nhân là một lỡ lầm. Khi bị người yêu bội bạc và gia đình thiếu cảm thông cùng hoàn cảnh khách quan tác động khiến bạn ấy quyết định phá thai lại càng lỗi lầm hơn. Đành rằng bạn ấy thật đáng thương hơn đáng trách nhưng để trị liệu và chữa lành vết thương trong thân thể và tâm hồn bạn ấy quả chẳng dễ dàng.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai, trước hết, đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.

Đức Dalai Lama, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định:“Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).

Theo giáo lý đạo Phật, hành vi phạm giới sát sanh phải hội đủ năm điều kiện, đó là: Một chúng sanh/ Ý thức hay biết đó là một chúng sanh/ Có ý định giết hại/ Tìm mọi cách để giết/ Kết quả là chúng sanh ấy bị chết. Cứ theo những điều kiện trên thì một bà mẹ (Phật tử) đi phá thai là phạm giới, mắc tội lỗi rất lớn.

Vì thế, một người sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn sám hối là điều dễ hiểu. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của bạn ấy vẫn là điều tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình. Sám hối theo Phật giáo là ăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Sai lầm sống buông thả theo dục vọng khi chưa cưới hỏi hay không sử dụng các biện pháp ngừa thai đã khiến bạn ấy chịu nhiều khổ đau. Và giờ đây bạn ấy đã ăn năn, hối hận thật nhiều về sự nông nổi, bất cẩn và lối sống buông thả của mình. Sau khi đã ăn năn, quan trọng hơn là nguyện không tái phạm lại việc ấy. Đó là cách sám hối thiết thực nhất.

Ngoài ra, người Phật tử với bất cứ lỗi lầm nào, ngoài ăn năn và nguyện không tái phạm cần tác pháp sám hối theo các nghi thức lễ sám thông thường như lễ lạy Hồng danh Phật, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền cho đến khi tâm lắng đọng, thanh thản, nhẹ nhàng…

Đạo lý của dân tộc Việt là cố gắng giữ gìn sự trinh nguyên cho đến ngày cưới. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay phần lớn có xu hướng “hiện đại” và “thoáng” hơn trong tình yêu thì điều cực kỳ quan trọng là cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Nếu được giáo dục tốt về giới tính, tiền hôn nhân và luôn ý thức về an toàn tình dục nói chung thì chắc chắn hậu quả của việc nạo phá thai sẽ được giảm thiểu.

Chúng ta đều biết phá thai là giải pháp bất đắc dĩ, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và hạnh phúc gia đình về sau. Không ít những trường hợp nạo phá thai đã dẫn đến tử vong, vô sinh; nhiều thiếu nữ sau khi phá thai đã tự tử và nhiều phụ nữ luôn ray rứt, bị trầm cảm, ám ảnh về chuyện phá thai đến suốt đời.

Là Phật tử, chúng ta cần tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra hậu quả. Nói cách khác, đối với những người đang yêu nhau thì quan trọng là “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, thực tập Chánh niệm rất quan trọng trong mọi hành vi của cuộc sống hàng ngày. Chánh niệm là có ý thức về việc mình sắp làm trong phút giây hiện tại, đồng thời cũng thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành động đó...

Ý kiến bạn đọc
31/07/201509:27
Khách
Thưa thầy,con năm nay 31 tuổi,đã có 2 con.Vừa qua con bị vỡ kế hoạch tuy đã đặt vòng tránh thai.Vì là giáo viên nên theo quy định của ngành con không được sinh con thứ 3,con đã đi hút thai khi thai đã 6 tuần 1 ngày.Giờ con áy náy lắm,khi nào cũng nghĩ đến tội lỗi của mình.Thầy cho con hỏi con cần phải làm gì để lòng thanh thản hơn không?con cảm ơn thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2017(Xem: 3780)
Sự thiếu tính khoa học của Bộ GDĐT trong việc tính điểm thi tạo bất công, sai lầm nghiêm trọng trong mùa tuyển sinh năm 2017, Mùa tuyển sinh năm nay đã chứng tỏ cách thức tính điểm để thí sinh dùng dự tuyển vào Đại Học của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã khiến cho những học sinh ưu tú nhất đã không vào được Đại Học. Theo bài báo “Cuộc Đua Không Cân Sức” trên Tuổi trẻ online ngày 04/8/2017 thì ở hai Đại Học Y Hà Nội và Y Tp HCM, trên 90% những người trúng tuyển vào trường là nhờ công điểm ưu tiên!. Như thế những thí sinh thật sự giỏi chỉ chiếm chưa tới 10% trong tổng số những người được tuyển vào học Đại học. Như thế làm sao thực hiện được chính sách đào tạo nhân tài cho đất nước mà chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cổ vũ và mong đợi? Xin ông Bộ trưởng GDĐT hãy giải thích dùm!
16/09/2017(Xem: 5892)
Phật giáo bao đời nay tồn tại và phát triển , vẫn luôn đúng theo chánh pháp Từ Bi-Hòa Bình và Bình đẳng với tất cả. Một cá nhân tiêu cực hay một sự kiện sai trái dù xảy ra ở nơi đâu, quốc độ nào , sai và trái ra sao nếu có có liên quan đến hai từ " Phật Giáo" đều làm chạnh lòng những người con Phật chân chính. Điều quan trọng nhất ở mỗi người con Phật chúng ta là vẫn mong muốn một sự việc dẫu đúng hay sai xảy ra, phải được gọi đúng tên, đúng chỗ vì thanh danh Phật giáo còn rất lớn, rất rộng và tất nhiên rất đẹp giữa cuộc sống này. Nhìn lại lịch sử hơn ngàn năm , Phật giáo luôn là nạn nhân của chiến tranh, thù hận và đố kỵ do chính bản chất Từ Bi và Hòa Bình của nền tảng chân lý Phật đà muôn thưở. Vậy không có lý do gì Phật giáo là chủ nhân gây chiến, gây bất ổn xã hội ? Chúng ta muốn mọi sự việc phải được gọi đúng tên của nó.
11/09/2017(Xem: 7583)
Theo nội dung vụ án, tháng 12/2005, ông Bửu và ông Xua mang tác phẩm “Việt Nam thi sử hùng ca” đến nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM để xin phép xuất bản. Nhưng sau đó ông Bửu và Xua nhờ ông Trần Trí Trung mang bản thảo tập thơ này đến xin giấy phép tại nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM. Một thời gian sau, nguyên đơn phát hiện tập thơ “Việt Nam thi sử hùng ca” đã được xuất bản và phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này lại ghi tên tác giả là Trần Trí Trung.
24/08/2017(Xem: 5477)
Cách đây 3 tuần, Tòa án Nhân dân huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tuyên phạt 9 tháng tù giam đối với bị cáo Cấn Ngọc Giang, người đã dùng chiếc cốc thủy tinh đập vào đầu bác sĩ L.Q.D. của Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất, khiến anh ngất tại chỗ, đầu có 2 vết thương, phải khâu 7 mũi và phải theo dõi chấn thương sọ não.
13/08/2017(Xem: 6249)
Chúng ta đang sống trong thời đại internet, thông tin được trao đổi vô cùng nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Trong những công cụ đáp ứng nhu cầu của nhân loại hiện nay có các mạng xã hội, mà Facebook là một mạng xã hội chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015, hơn 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Vậy Facebook có công năng gì mà tạo sức mạnh lôi cuốn nhiều người như vậy và riêng đối với Tăng Nitrẻ, Facebook mang đến những lợi ích gì đến mức độ phải nghiện Facebook hay không.
13/08/2017(Xem: 5031)
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi sự trao đổi thông tin trở nên nhanh hơn với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, khoa học và công nghệ thông tin. Trong số những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại, các mạng xã hội là những công cụ vô cùngtiện ích. Facebook, một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số ứng dụng khác như: Myspace, Yahoo!Blog,… nhưng nó đã lấn át các đối thủ, nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, chiếm vị trí số một thế giới, thu hút hàng tỷ người tham gia (cán mốc 1 tỷ người vào năm 2012). Nếu Facebook được chấp nhận sử dụng tại Trung Quốc, hẳn số người sử dụng Facebook sẽ không chỉ dừng lại ở con số này!
02/08/2017(Xem: 8388)
Từ một cô gái Việt Nam vô danh, chị đã trở thành nhân vật chính của các buổi tọa đàm ở Hà Nội, các chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” trên Đài Truyền hình Việt Nam; là đối tượng nghiên cứu khoa học được các tổ chức quốc tế và Đài Truyền hình Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… mời ra nước ngoài khảo nghiệm, được truyền hình trực tiếp về khả năng đặc biệt của “Người ba mắt”… Trở thành hiện tượng “không muốn tin cũng phải tin”
01/08/2017(Xem: 4654)
Nước ta từ khi theo chính sách đổi mới (1986) đến nay đã đạt rất nhiều thành tích đáng kể về cả kinh tế lẫn vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á và trên trương quốc tế. Trong xu thế làm ăn mới nầy, chúng ta đã say sưa theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hầu như duy nhất nhắm làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) (Gross Domestic Product) hay còn gọi là Tổng Thu Nhập Nội Địa (GDI) (Gross Domestic Income). Điều nầy hẵn là không sai vì hầu như mọi nhà kinh tế, nhà chiến lược phát triển quốc gia đều cỗ vũ và lấy GDP làm tiêu chuẩn để đánh giá sự thịnh vượng của một đất nước. Nhưng thật ra là chưa đủ, chưa hoàn toàn đúng hay chưa tối ưu với những nước từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá vì chiến tranh như nước ta tìm cách vươn lên trong thế giới mà đã có sẵn những nước đã bắt đầu phát triển từ khoảng 300 năm trước với những ưu thế như : chiếm tài nguyên của những xứ thuộc địa hay mua rẽ của những nước lạc hậu làm nguyên liệu sản xuất, và những nước thuộc địa hay lạc hậ
17/06/2017(Xem: 5476)
Đại Thiên là nhân vật xuất hiện sau Phật nhập Niết Bàn 100 năm, hay sau Phật 200 năm? một nhân vật gây sóng gió không những trong Tăng đoàn thời bấy giờ, còn để lại hậu quả lâu dài mà các học giả, các nhà nghiên cứu không ngớt tranh luận. Có những nhà nghiên cứu sử xem ông ta là thủy tổ của Đại chúng bộ, thậm chì là Đại thừa. Điều này không đúng, vì theo quan điểm của Kimura Taiken thì dựa vào văn hóa của Ấn Độ và những tác phẩm trước và sau công nguyên, tư tưởng Đại thừa chưa được hình thành. Trong khi đó lịch sử phiên dịch kinh tạng của Trung Quốc ghi nhận đến thế kỷ thứ II sau Tây Lịch kinh điển Đại thừa mới bắt đầu được phiên dịch. Cho nên học giả Kimura Taiken cho rằng nếu nhận định Phật giáo Đại thừa hình thành từ trước kỷ nguyên Tây lịch thì không phù hợp. Trong khi đó nhà nghiên cứu Lữ Trừng lại cho rằng Đại thừa Phật giáo hình thành vào giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IV Công nguyên. Ta thấy hai nhà nghiên cứu này, đều
01/06/2017(Xem: 17424)
Trong cuộc sống, việc bất bình thường không phải ít; có khi bị thần kinh, có khi bị ảo giác, hay hoang tưởng, có khi bị chấn thương đưa đến bất thường, có lúc tu tập không có Minh sư hướng dẫn, hành giả không đọc kỹ kinh Lăng Nghiêm… Cũng có khi sở đắc một khía cạnh nào đó rồi cứ ngỡ là toàn giác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]