Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Mươi Năm Nhìn Lại (tập 3)

29/06/201320:20(Xem: 18345)
Năm Mươi Năm Nhìn Lại (tập 3)

50 nam nhin lai 3


Thomas Ahern, Jr. ● Vũ Bằng ● Đào Văn Bình ● Nguyễn Văn Bông ● Peter Brush ● Nguyễn Trí Cảm ● Nhóm Caravelle ● Niguel Cawthorn ● Vũ Ngự Chiêu ● Vũ Hoàng Chương ● Lê Cung ● Tiểu Dân ● Ngô Diệp ● Cao Thế Dung ● Lý Nguyên Diệu ● Trần Quang Diệu ● Trần Quốc Đại● Phan Quang Đán ● Chính Đạo ● Cao Hữu Điền ● Lương Hữu Đính ● Trần Kiêm Đoàn ● Trần Văn Đôn ● Phan Lạc Giang Đông ● Góp Gió ● Bobby Ghosh ● Nguyễn Phan Hoàng ● Lê Mạnh Hùng ● Nguiễn Ngu Í ● KHHB ● Bùi Kha ● Nguyễn Kha ● Vân Xưa Hồ Sĩ Khuê ● Bảo Quốc Kiếm● Phan Ký ● Pháp Lạc ● Trần Lâm ● Thái Kim Lan ● Nguyễn Lang ● Nguyễn Hiến Lê ● Lịchsửviệtnam.info ● Trần Hồng Liên ● Khúc Hà Linh ● Trịnh Bá Lộc ● Hồng Quốc Lộc ● Lê Nguyên Long ● Chính Luận ● Phạm Trọng Luật ● Vũ Tài Lục ● Nguyên Ly ● Avro Manhattan ● Hoành Linh Đỗ Mậu ● Minh Không Vũ Văn Mẫu ● Trần Chung Ngọc ● Định Nguyên ● Minh Nguyện ● Lê Chân Nhân ● Lý Đương Nhiên ● Quán Như ● Trần Ngọc Nhuận ● Hoàng Nguyên Nhuận ● Lê Xuân Nhuận ● James Olsen ● Lloyd Phạm ● Nguyễn Hữu Phiếm ● O.V.V. ● Nguyễn Kỳ Phong ● Trần Gia Phụng ● Nguyễn Phương● Lê Quân ● Phùng Quân ● Nguyễn Mạnh Quang ● Võ Văn Sáu ● Nguyễn Tường Tâm● Minh Tân ● Nguyễn Thái ● Lê Quang Thái ● Nguyễn Hy Thần ● Minh Thạnh ● Nguyễn Tường Thiết ● Cao Huy Thuần ● Ngô Đình Thục ● Văn Thư ● Trần Văn Thưởng ● Trần Tam Tĩnh ● Ngô Đắc Triết ● Nguyễn Văn Trung ● Nguyễn Quốc Tuấn ● Nguyễn Tường ● Phạm Tưởng ● Hồ Hữu Tường ● Trần Thị Vĩnh Tường ● Lê Tuyên ● Phạm Quý Vinh ● VirtualArchivist ● VTruong ● Huyền Vũ ● Hàn Phong Quốc Vũ ● Nguyễn Hạnh Hoài Vy ● Erich Wulff ● và …

Lời phê phán chế độ Ngô Đình Diệm của 100 Nhân chứng


Nửa thế kỷ trước đây, tại miền Nam Việt Nam, một biến cố bi hùng đã làm chao nghiêng lịch sử và trở thành một trong những dấu ấn quan trọng trong dòng sinh mệnh dân tộc vào hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, kéo theo sự phá sản của một sách lược cải đạo ở cấp độ quốc gia của Công giáo La Mã tại miền Nam Việt Nam.

1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì. Tuy nhiên, ở trong nước, từ lâu, đã không có một công trìnhquy mô nào nghiên cứu và trình bày một cách toàn diện, nghiêm túc và cập nhật hơn về chế độ Ngô Đình Diệm. Còn ở hải ngoại, một vài trí thức Công giáo có nỗ lực xét lạibản chất và thành quả của chế độ nầy, nhưng vì phải mạo hóa lịch sử để biện minh cho ý đồchạy tộinên những tác phẩm của họ vừa không có giá trị lịch sử vừa thiếu tiêu chuẩn trí thức.

Trong tình hình đó, sự hình thành Tuyển Tập nầy là một động thái trí thức chủ yếu nhằm đóng góp vào 4 nỗ lực:

  1. Thứ nhất là đúc kết lại thành một chứng liệu lịch sửtừ cả hai góc độ chứng nhânvăn bản, đóng góp thêm vào việc kiện toàn các nghiên cứu tương lai về chế độ Ngô Đình Diệm.
  2. Thứ nhì là để làm sáng tỏ một số ngộ nhậndấy lên vì những biến động sau đó trên đất nước ta, khiến sự thật đã vô tình bị biến dạng đàng sau những lăng kính và bụi mù do một số người Việt và người nước ngoài vô tình hay cố ý tạo ra.
  3. 3. Thứ ba là nhận diện để phản biện một số xuyên tạc và mạo hóa lịch sửcủa tàn dư chế độ Ngô Đình Diệm tại hải ngoại đang tìm cách đánh tráo sự thật để chạy tội quá khứ. Nỗ lực nầy có thể là để âm mưu, dưới hình thức nầy hay hình thức khác, thiết lập một chế độ “Diệm không Diệm” trong tương lai tại Việt Nam. Điều bất hạnh nầy, nếu xảy ra, thì sẽchỉ vì lợi ích của một thiểu số giáo quyền mà đi ngược lại lợi ích của toàn thể Dân tộc.

  1. Và thứ tư là nỗ lực trao gửi một bài họccho thế hệ tương laiđể cảnh giác họ đừng bao giờ để cho một chế độ như chế độ Diệm xuất hiện trên quê hương ta nữa.

Vì bốn lý do kể trên, Tuyển Tập nầy sẽ không được bán mà chỉ in với một số lượng giới hạn để gửi tặng những cá nhân hoặc định chế nào nghiên cứu chủ đề nầy mà thôi.

Trong quá trình hình thành Tuyển Tập, việc thu thập tài liệu (mà đa số đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều năm qua) và liên lạc với các tác giả để xin phép là một điều vô cùng khó khăn, hầu như là bất khả thi nên xin các tác giả thông cảm và rộng lòng tha thứ. Nhất là khi có một số ít bài viết xuất xứ từ trong nước và/hoặc đã được phổ biến (trên báo giấy) từ trước 1975. Cho nên 122 bài viết của 99 tác giả, và 100 lời nhận định về chế độ Ngô Đình Diệm trong Tuyển Tập nầy, dù chỉ là một số lượng rất nhỏ trong hàng núi tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, nhưng có lẽ cũng đủ để nhận diện được nguyên nhân, mô tả được bản chất và đánh giá được công tội của chế độ nầy rồi.

Nội dung các bài viết được phân bố thành 8 Chươnglà để dễ truy cứu theo từng chủ đề hơn là theo một cấu trúc trình bày nhất định nào đó. Và vì Tuyển Tập dài hơn một ngàn sáu trăm trang nên sẽ được chia thành 3 Tập, phát hành trong năm 2013 để đánh dấu mốc 50 năm nhìn lại.

Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng cảm tạ những tác giả có bài trong Tuyển Tập “1963-2013 – Năm Mươi Năm Nhìn Lại” nầy. Những tác giả đó, đã mất hay còn sống, đa số đã là những chứng nhânvà cũng đã là, trong nhiều trường hợp, những nạn nhân, cho nên tiếng nói của họ thì trung thực, cần được phổ biến rộng rãi và bảo lưu lâu dài.

Trân trọng,
Nhà Xuất bảnThien Tri Thuc Publications
P.O. Box 4805

Garden Grove, CA.92842-4805 - USA



pdf-icon
Năm Mươi Năm Nhìn Lại 1963 – 2013_Tập 3






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8340)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
28/08/2010(Xem: 4497)
Để đánh dấu sự hoàn thành Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Thế Giới của Pháp Cổ Sơn, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm, 76 tuổi, bạn học đồng trường sau khoá với HT. Thích Trí Quảng tại đại học Rissho, Nhật Bản, đã có sáng kiến tổ chức ba toạ đàm quốc tế vào ngày 20 và 22-10-05, với chủ đề: “Từ Nội Tâm đến Nhãn Quan Toàn Cầu.”
28/08/2010(Xem: 5457)
Tình cờ tôi thấy trong thư viện đại học Wisconsin-Madison bài "The Buddhist Approach to Education", đăng trong tờ Vạn Hạnh cách đây hơn hai mươi năm của Giáo Sư Đoàn Viét Hoạt. Nhận thấy đây là một bài viết đặc sắc nói lên trung thực phần nào thực chất Phật Giáo và quan niệm giáo dục của Phật Giáo cho nên tôi dịch ra tiếng Việt để cống hién quý độc giả; và cũng để ghi nhận sự đóng góp cho Phật Giáo của Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trong vấn đề giải hoặc một số ngộ nhận về Phật Giáo mà vì lẽ nào đó đã kéo dài trong tâm cảnh ngay cả những lãnh tụ "tôn giáo bạn" cho tới tận ngày nay.
27/08/2010(Xem: 6792)
Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người. Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó. Đó là lời mở đầu của Sư cô Thích nữ Giới Hương trong buổi hội thảo về Quan điểm của Phật giáo về án tử hình tại chùa Phước Hậu Milwaukee ngày 28-10-2006.
27/08/2010(Xem: 4433)
Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người Việt và người bản xứ, tự xưng là Tăng đoàn Phật giáo mặc dầu không có một vị Tăng hay Ni nào trong tổ chức. Họ tự gọi là “Tăng thân” gì đó (không liên hệ gì đến giáo hội Làng Mai), hoạt động độc lập, tự tổ chức các khoá tu học, giảng đạo lý, hành thiền. Họ không thuộc bất kỳ một tổ chức giáo hội hay tự viện nào. Vậy xin hỏi quý ban biên tập tăng đoàn là gì và một tập hợp cư sĩ có thể là một tăng đoàn không?
27/08/2010(Xem: 4081)
Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?
27/08/2010(Xem: 5655)
Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi. Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.
27/08/2010(Xem: 5413)
Tôi là Phật tử thường tham gia tu tập Bát quan trai. Tôi được biết trong giới luật nhà Phật có giới cấm không được ca hát và xem nghe. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các chùa vẫn thường tổ chức văn nghệ, các Phật tử và chư Tăng cũng hay ca hát đạo ca trong các khóa tu và những dịp lễ. Vậy điều đó có mâu thuẫn không? Nếu không thì nên phát huy vì đạo ca làm cho người nghe nhớ mãi lời Phật dạy.
27/08/2010(Xem: 4852)
An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên nghiên cứu bệnh học tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và Michigan, thiết kế năm 1989 dưới tên gọi “mercitron”. Máy này nhằm giúp những người mắc bệnh nan y không còn cơ hội chạy chữa, chỉ còn sống lại những ngày tháng “chờ chết” trong đau đớn tột cùng được chết theo ý nguyện của họ, một cái chết “nhanh chóng, nhẹ nhàng” hơn là phải sống trong nỗi khổ đau giày vò triền miên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]