Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Chương 3 "Bí tích" Công Giáo

17/05/201314:28(Xem: 7840)
03. Chương 3 "Bí tích" Công Giáo


Đức tin công giáo


Trần Chung Ngọc


--o0o--

CHƯƠNG III

"BÍ TÍCH" CÔNG GIÁO 

Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Công Giáo), "bí tích" hay "nhiệm tích" là những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng bí mật của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Ví dụ, trong lễ "rửa tội", sau vài lời lẩm bẩm bằng tiếng La Tinh là linh mục có thể truyền cho quỷ Sa-tăng (Ca- Tô Giáo tin rằng bất cứ ai mà chưa rửa tội thì cũng có Sa-tăng nằm vùng trong người) ra khỏi một đứa trẻ sơ sinh chưa biết gì ngoài việc bú, ngủ, ị, tè v..v.., để nhường chỗ cho Chúa ba ngôi vào ngự trong người đứa nhỏ; hoặc linh mục sờ tay vào tai đứa bé là có thể làm cho đứa bé mở tâm hồn ra để đón rước Chúa. Một ví dụ khác là trong lễ Ban Thánh Thể (Eucharist) tín đồ phải tin rằng, một cái bánh nhỏ làm bằng bột, sau khi được linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu Thánh hóa, cái bánh đó biến thành thân thịt đích thực của Chúa Giêsu, ăn vào sẽ được hiệp thông cùng Chúa. Những "bí tích" trong Ca-Tô Giáo đại loại như vậy cả, trong khi giáo hội vẫn dạy tín đồ, và tín đồ cũng tin như vậy, rằng Ca- Tô Giáo là một tôn giáo "Thiên khải" chân thật duy nhất, tuyệt đối không có chút mê tín dị đoan nào, không giống như những tôn giáo thấp kém mê tín dị đoan khác. Giáo hội đã nhồi vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng tất cả những gì giáo hội bày đặt ra và bắt tín đồ phải tin đều là thật, và đó là những "bí tích" hay "nhiệm tích", nghĩa là những tích bí mật và màu nhiệm do Chúa đặt ra, cho nên tín đồ chỉ việc tin, không cần hiểu. Khi trí tuệ nhân loại chưa mở mang thì những cái gọi là "bí tích" đó được tín đồ tin theo, không bàn cãi. Nhưng tiến hóa là một định luật của vũ trụ trong đó có con người, cho nên, với trình độ hiểu biết của con người ngày nay, những niềm tin mù quáng, vô căn cứ, hoang đường, phi lôgic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. vào những "bí tích" trong Ca-Tô Giáo không còn chỗ đứng nữa, ít ra là trong giới có học, trí thức và khoa học, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Trong những xã hội Âu Mỹ, số người đi lễ nhà thờ giảm sút một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ những "bí tích" không còn hấp dẫn đối với những tín đồ có trình độ hiểu biết cao. Hiện tượng nhà thờ vắng khách ở Âu Châu là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Trong khi đó, tại những nước chậm tiến như Phi Châu, Nam Mỹ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và một số ốc đảo ngu dốt ở Việt Nam (từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh) cũng như trong những cộng đồng đông đảo người Việt di cư, trình độ dân trí còn thấp, cho nên tín đồ Ca-Tô vẫn còn đi lễ nhà thờ đông đảo và tin vào những cái gọi là "bí tích" mà Giáo hội dạy các tín đồ là do Chúa đặt ra, nhưng thực ra chỉ là Giáo hội đặt ra để tạo quyền lực tự ban cho giới chăn chiên trong việc kiểm soát và nắm giữ đầu óc tín đồ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dấu hiệu cho thấy các quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ và ngay cả trong những ốc đảo Ca-Tô ở Việt Nam, con người đã bắt đầu thức tỉnh, song song với sự mở mang dân trí trong những quốc gia này.

Trong Ca-Tô Giáo, có 7 "bí tích" chính qua những lễ tiết và nghi thức đượm màu mê tín như: rửa tội, thêm sức, xưng tội và giải tội, ban thánh thể, truyền chức linh mục, hôn phối, và xức dầu. "Bí tích" Truyền Chức Linh Mục đột nhiên biến một người học nghề linh mục trong vài năm thành một người có quyền thay Chúa để thực hiện những phép lạ trong 6 "bí tích" còn lại. Với quyền năng tự tạo này của giới chăn chiên như linh mục, giám mục v..v.. , giáo hội có thể dùng 6 bí tích kia để ngự trị, kiểm soát, và mê hoặc tín đồ từ ngày sinh, bắt đầu bằng bí tích rửa tội, cho đến ngày chết, bằng bí tích xức dầu.

Sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích những bí tích trên, dựa trên tài liệu của những giới chức trong Gia Tô Giáo như giám mục, linh mục v..v.., những vị đã hành nghề chăn dắt tín đồ trong nhiều năm, đã thực sự làm chủ lễ những lễ tiết này nhiều lần, và do đó đã hiểu rõ và thấy rõ sự thực về những bí tích này hơn ai hết.

Trước hết là bí tích "Truyền Chức Linh Mục", vì bí tích này có thể nói là then chốt trong thủ đoạn ngụy biện, tạo ra những thần quyền cho giới lãnh đạo Ca-Tô mà mục đích chính là để nhốt những con cừu nhẹ dạ, cả tin, vào trong khuôn phép của giáo hội.

3.1. Bí Tích Truyền Chức Linh Mục.

Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết về nghi thức Truyền Chức Linh Mục như sau, trang 231:

"Khi phong chức linh mục, đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ. Các vị linh mục dự lễ cùng đặt tay trên đầu họ như vậy. Bấy giờ đức giám mục mới hát kinh tiền tụng để phong chức linh mục. Giám mục lại cho các vị đeo khăn vai quàng qua ngực và mặc áo lễ để chỉ dấu hiệu linh mục. Đoạn xức dầu thánh vào hai bàn tay và trao chén thánh đựng rượu nước, như dấu chỉ từ nay các vị có thể dâng thánh lễ. Đoạn giám mục cử hành thánh lễ cùng với các vị tân linh mục. Sau cùng, giám mục còn đặt tay lần nữa trên đầu các vị tân linh mục mà đọc rằng: "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ".

Trước khi bình luận bí tích này, có lẽ chúng ta cũng nên biết các linh mục đã được đào tạo như thế nào, rồi từ đó chúng ta mới có thể suy ra thực chất những điều sách Giáo Lý Công Giáo viết về bí tích truyền chức linh mục.

Linh Mục Joseph McCabe mô tả về sự đào tạo linh mục vào khoảng giữa thế kỷ 20 trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Ca To⠮hư sau:

Các linh mục được tuyển mộ khi còn rất trẻ tuổi, và thường được tuyển trong giới ít học. Trong mọi quốc gia, hiện nay giáo hội gặp khó khăn trong việc tuyển mộ những người xứng đáng, và do đó phải hạ thấp nhiều tiêu chuẩn về khả năng. Như là một quy luật, được chọn vào làm nghề linh mục là những thanh niên trẻ, đối với họ việc tấn phong linh mục có nghĩa là được thăng lên một địa vị và uy tín mà với những khả năng của họ, họ không thể đạt được ở ngoài đời.

Điều này đặt cái gánh nặng đào tạo họ hầu như hoàn toàn vào trong tay giáo hội, và sở học của họ thường rất nghèo nàn. Rất ít linh mục đọc được những tác phẩm của những tác giả viết bằng tiếng La Tinh (trừ Ceasar), hay là hiểu Horace, Tacitus, hay Juvenal. Về tiếng Hi Lạp, như là một quy luật, họ chỉ có một kiến thức sơ đẳng mà họ thường quên ngay. Về khoa học, lịch sử, và triết lý, theo cái nghĩa hiện đại, như là một quy luật, họ không có một kiến thức nào.

Khoa học được dạy trong một số rất ít các trường huấn luyện Linh mục và cũng chỉ ở trình độ sơ đẳng và trong một thời gian ngắn. Sử học được trình bày trong vài bài về lịch sử Ca- Tô, do các tác giả Ca-Tô viết.

Về khoa học và sử học, tôi không được học một bài nào trong suốt thời gian đào tạo, và, như tôi đã nói, cái "triết học" mà tôi học được chỉ liên hệ đến triết học hiện đại một cách ít ỏi như là sự liên hệ của khoa chiêm tinh học với thiên văn học.

Cái nền giáo dục mà giáo hội ban cho tôi đã được chứng tỏ rõ ràng khi tôi "trở lại đời". Tôi không thể kiếm được một chân dạy học với đồng lương 10 đô la một tuần. Ông Forbes, bạn tôi, sau khi khảo sát kiến thức của tôi, rất tiếc mà bảo tôi rằng, sở học của tôi thật là vô dụng. 3 Linh mục đồng nghiệp của tôi lặng lẽ bỏ giáo hội ra kiếm sống ở ngoài đời. Cả 3 đều thất bại và phải quay trở lại giáo hội. Giáo hội chắc chắn là có nhiều linh mục như vậy."1

Linh Mục James Kavanaugh, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhận Xét về Giáo Hội Lỗi Thời Của Ôngcó kể về sự huấn luyện các linh mục như sau:

Sau Trung học tôi theo học 4 năm cho đến khi tôi được nhận là có đủ khả năng làm Linh mục. Trong học trình của tôi, rất hiếm khi bàn đến những nghi vấn hay quan niệm mà thường là hoặc trắng hoặc đen.

Thí dụ như, trong môn triết học, chúng tôi học qua Berkeley, Hume, và Kant chỉ trong vòng 1 tuần lễ..Chúng tôi phải học thuộc lòng từng mỗi đề luận và định nghĩa và chứng minh rằng "lý trí" chỉ có thể dẫn một người lương thiện đến niềm tin. Chúng tôi là những người chân thật duy nhất vì chúng tôi đã bênh vực bằng "lý trí" tất cả những giáo lý về đạo đức của giáo hội. Giáo hội Ca-Tô chống ly dị và kiểm soát sinh đẻ, chống tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, chống sự giải thoát con người khỏi những cơn đau đớn, chống ngoại tình, tất cả đều là những kết luận hiển nhiên của một "lý trí" không bị che mờ bởi ham muốn và lòng kiêu hãnh. Sự hiện hữu của hàng triệu người "không có lý trí" có vẻ như là không quan trọng đối với giáo hội... Đó là một nền giáo dục không có sự đồng tình, một sự huấn luyện không có sự giúp đỡ. Tôi nghe những gì họ muốn tôi nghe, và nói những gì ban giám đốc mong muốn tôi nói như vậy. Người nào chống đối thì bị gạt ra ngoài. Chỉ có những người phục tùng luật lệ, hay những kẻ ngây thơ, tiêu cực mới tồn tại. Sáng kiến không được khuyến khích trừ phi đi theo đường lối đã được chấp nhận. "Tà đạo" là danh từ để chấm dứt mọi luận cứ, và "Giáo hội dạy rằng" là nghị trình nhỏ hẹp của mọi tranh luận. Tôi không được giáo dục mà được nặn thành. Tôi không được khuyến khích suy nghĩ mà chỉ được huấn luyện để bênh vực giáo hội. Người ta không muốn tôi suy tư mà chỉ muốn tôi học thuộc lòng.

Chúa ơi! Tôi đã trở thành cái gì? Người đòi hỏi tôi dẫn dắt con chiên với sự yếu kém của xác thịt tôi, phục vụ những người đang vật lộn với tội lỗi, và tôi đã trở nên một người cứng rắn và thoải mái trong sự phục vụ chính mình. Tôi không phải là "một đấng Ki Tô khác", (Giáo lý Ca-Tô nhét vào đầu những tín đồ có đầu mà không có óc cái giáo lý giáo hội bịa ra để ngự trị trên đám tín đồ là: "Cha cũng như Chúa". Chẳng thế mà gần đây ở trong nước, trước những lời than phiền của giáo dân về sự bê bối của các Cha thì có ông Giám mục răn rằng: "Các con đừng có nói hành các Cha mà mắc tội với Chúa." (xin đọc bức thư ngỏ của LM Nguyễn Hữu Trọng gửi Giáo Hoàng và Hồng Y Phan Đình Tụng, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2; TCN)) và tôi cũng không hẳn là một con người. Tôi chỉ là một tù nhân, một mẫu mực được tổng hợp, một kẻ bênh vực cho một quá khứ mệt mỏi.

Chúa ơi! Nếu tôi sẽ trở thành một linh mục thì trước hết hãy để cho tôi làm một con người đã. Đừng bắt tôi phải trốn đằng sau cái cổ áo thày tu, chức tước, cái bề ngoài giả dối của tôi. Đừng bắt tôi phải đưa ra những câu trả lời mà chính tôi không còn tin, hoặc bắt tôi phải đúc nặn giáo dân thành những người không có nhân tính và những người đần độn chỉ biết tuân phục. Hãy để cho họ biết đến những nghi vấn do chính miệng tôi nói ra, và hãy để cho họ nói ra những nghi vấn của họ một cách thật thà. Đừng để cho tôi trói buộc họ vào giáo luật và địa ngục, hoặc làm họ sợ hãi với những câu chuyện về cái chết bất ngờ..."2

Linh Mục Emmett McLoughlin mô tả thực chất giáo dục Gia Tô trong việc đào tạo Linh mục như sau, trong cuốn Văn Hóa Mỹ và các Trường Học Ca-Tô:

"Tôi không được học để suy nghĩ. Từ những năm của thời thơ ấu qua thời kỳ thiếu niên bối rối (trong nhà Dòng) cho đến khi thành người lớn, đầu óc tôi bị đúc trong một mô thức trí thức cũng như là được đúc trong bê tông. Sự tiếp cận khoa học của tôi trong 21 năm là một cua về vật lý sơ đẳng. Trong 12 năm, tôi chẳng học được gì về văn học nổi tiếng của hoàn cầu. Những ánh sáng trí thức này được giam chặt trong Danh Sách Những Cuốn Sách Cấm Đọc của Giáo hội.

Nói ngắn gọn - tôi không được giáo dục - tôi chỉ bị tẩy não. Tôi đã đạt đến trình độ khô cứng của sự hiểu biết trí thức xoàng xĩnh. Tôi đã trở nên một người máy, một linh mục với những lễ nghi thiêng liêng không rõ ràng, vô nghĩa ở sự hiệu quả của chúng cũng như là những bài ca của các thầy Pháp Haiti. Tôi là một kỹ thuật viên của giáo hội được huấn luyện để đúc nặn những bộ óc trẻ, dễ uốn nắn..."3

Kiến thức của các giám mục, linh mục cũng được linh mục Trương Bá Cần nhận định như sau trong cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Di Thảo:

"Về Tây học, thì ông (Nguyễn Trường Tộ) quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, Giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông...vì các thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (MEP) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để gởi đến các nước truyền đạo".

Từ những tài liệu trên, viết bởi các linh mục, chúng ta thấy rằng, trình độ kiến thức của các linh mục không có gì đặc biệt, và mục đích đào tạo các linh mục là biến họ thành những cái loa phóng thanh của Tòa Thánh Vatican, chứ không phải để mở mang đầu óc con người, mà trái lại để tẩy não, gò bó đầu óc con người theo một chiều hướng nhất định và do đó, những linh mục sau khi tốt nghiệp cũng giống như những con ngựa bị che mắt, chỉ biết đi theo một hướng nhất định. Cái hướng nhất định này là dùng mọi thủ đoạn để thu nhặt tín đồ, vơ vét của cải thế gian, ngự trị trên đám tín đồ thấp kém, và bảo vệ những tín lý đã lỗi thời của Ca-Tô Giáo qua những luận cứ Thần học mập mờ, ngoài khả năng phán đoán của đa số tín đồ ít học. Vậy, chúng ta có thể tin được rằng, một người học vài năm trong trường Dòng để thành linh mục với một kiến thức thuộc loại một chiều như được mô tả trong các tài liệu trích dẫn ở trên, khi tốt nghiệp là được Chúa ban cho quyền thay Chúa để có thể làm một số những chuyện thuộc loại phù phép trong các bí tích hay không? Mà Chúa ở đâu mà ban quyền, Thánh Linh ở đâu mà linh mục nhận lãnh? Tất cả chỉ là một mớ luận điệu thần học mê tín, huyễn hoặc, hoàn toàn không có một căn bản hay bằng chứng thuyết phục nào, của giáo hội phát minh ra và nhét vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ. Vì bị nhồi sọ từ nhỏ nên các tín đồ đặt tất cả những niềm tin của mình vào những lời có tính cách lừa dối của giới chăn chiên mà không hề nhận ra những sự vô lý và mâu thuẫn cùng cực trong những nghi thức lễ tiết này như sẽ được chứng minh trong phần phân tích sau đây.

Thật vậy, nghi thức đầu tiên trong "bí tích" truyền chức linh mục là "đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế(nghĩa là những người sắp được phong làm linh mục) và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ."

Một câu hỏi được đặt ra là, lời cầu xin của giám mục có thể thành sự thật được không, cái gì chứng tỏ lời cầu xin đó được Chúa Thánh Thần chấp thuận, giả thử thực sự có cái gọi là Chúa Thánh Thần. Nếu giám mục cầu xin Chúa Thánh Thần cái gì cũng được thì bây giờ cả thế giới đã thành tín đồ Ca-Tô hết rồi, bởi vì chúng ta đã biết giám mục là những người mong ước, cầu nguyện, và hăng hái nhất trong việc sử dụng mọi thủ đoạn bất chính để Ca-Tô hóa thế giới hơn ai hết. Chúng ta cũng biết: "Mỗi năm vào tháng Giêng thường lịch, trong nhiều thập niên, các tín đồ Ca-Tô Rô-Ma (nghĩa là gồm giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục và con chiên), đã để ra 8 ngày để cầu nguyện (nghĩa là cầu xin Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần chấp thuận) cho sự thống nhất của giáo hội. Ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 tháng 1, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ "trở lại" giáo hội chân thật duy nhất (nghĩa là Ca-Tô Giáo Rô-Ma)và Chính Thống Giáo Ki-Tô sẽ dẹp tiệm"(Xin đọc cuốn The Documents of Vatican II With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox authorities: Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for church unity..The general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would "return" to the one true church, and the Orthodox schism would end). Những lời cầu xin của cả tập thể Ca-Tô có kết quả gì hay không? Cầu xin làm sao mà ở Nam Mỹ mỗi ngày có tới 8000 tín đồ Ca-Tô bỏ đạo đi theo Tin Lành đến nỗi giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) quá lo sợ trước sự hao hụt tín đồ, không kiềm chế được, phải thốt ra những lời thiếu đạo đức, phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành là những "con chó sói đói mồi"(ravenous wolves) đến cướp đi tín đồ của Ca-Tô giáo? (Newsweek, Feb. 12, 1996). Cầu xin làm sao mà linh mục dòng đô-mi-nic David Rice phải viết trong cuốn Lời Nguyện Bị Tan Vỡ: Những Linh Mục Bỏ Đạo(Shattered vows: Priest Who Leave): "100,000 linh mục Ca-Tô Rô-Ma đã rời bỏ giáo hội trong 20 năm qua - cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn 1 linh mục bỏ ra đi"(100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years - more than one every two hours)? Nếu tin rằng lời giám mục cầu xin Chúa Thánh Thần xuống ngự trong những người sắp được phong linh mục biến thành sự thực thì chẳng lẽ khi linh mục bỏ đạo ra đi thì Chúa Thánh Thần cũng bỏ ra đi theo hay sao? Còn nữa, trong cuốn Xin Đừng Cám Dỗ Chúng Tôi: Linh Mục Ca-Tô và Vấn Đề Cưỡng Bách Tình Dục Các Em Nho(Lead Us Not to Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children), học giả Ca-Tô Jason Berry đã đưa ra kết quả nghiên cứu: "Ở Bắc Mỹ, từ 1984 tới 1992, 400 linh mục Ca-Tô bị tố cáo là cưỡng bách tình dục trẻ em. Cho tới nay, Berry ước tính, giáo hội đã bỏ ra hơn 400 triệu đô-la để giải quyết những vụ trên. Một nguồn nghiên cứu dự phóng là giáo hội sẽ phải tiêu tới 1 tỷ đô-la trước khi thế kỷ này chấm dứt."(In fact, between 1984 and 1992, 400 Catholic priests in North America have been reported for molesting children. To date, Berry estimates, $400 million has been paid by the church to resolve these cases. One source projects that $1 billion may be paid by century’s end.) Vậy nếu tin vào bí tích truyền chức linh mục thì Chúa Thánh Thần đã ngự trong các linh mục có trách nhiệm gì về những hành động vô đạo đức của các linh mục này không? Và khi linh mục vào tù vì những tội này thì Chúa Thánh Thần có theo họ vào tù hay không?

Vài tài liệu nêu trên kể cũng đủ để chứng minh rằng lời cầu xin Chúa Thánh Thần xuống ngự trong người sắp được phong chức linh mục tuyệt đối không có một giá trị cụ thể nào. Tất cả chỉ là những luận điệu thần học bày đặt ra để mê hoặc con nít và đám tín đồ thấp kém ngõ hầu tạo quyền lực hoang đường cho giới linh mục để họ có thể kiểm soát, thống trị con chiên. Những tài liệu này cũng cho thấy câu sau cùng trong nghi thức truyền chức linh mục: "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ"thật là láo lếu, phách lối, lừa bịp và hoang đường. Câu này mạ l#273;ầu óc con người và xúc phạm nặng nề những người không phải là tín đồ Ca-Tô. Như trên tôi đã chứng minh, lời cầu xin của giám mục là vô giá trị, vậy Chúa Thánh Thần ở đâu mà nhận. Và Chúa Thánh Thần trao quyền tha tội và cầm giữ tội cho linh mục như thế nào? Qua vài lời hoang đường thuộc thời bán khai của ông giám mục? Thực chất của bí tích truyền chức linh mục ra sao? Không ai biết rõ hơn linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết:

"Bí tích", lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.

Nó đúng là như vậy trong bí tích "dòng thánh" hay là phong chức linh mục.. Nghi thức (truyền chức linh mục) chỉ là một tập hợp những hành động huyền bí với những lời cầu nguyện cổ lỗ có tính cách rối răm, mê hoặc và lạ lùng đối với khán giả bên ngoài. Người ta cho là nó có hiệu lực đến độ sau đó ông linh mục có thể ra lệnh cho quỷ đi đâu thì đi, tha tội, và biến mẩu bánh thành Chúa Ki-Tô. Đó là điều người láng giềng Ca-Tô của bạn tin thật như vậy. 4

Tại sao một linh mục lại có thể viết như vậy? Bởi vì ông ta là người có đầu óc, là người không thể bán rẻ lương tâm để truyền bá những điều chính mình không tin. Ông ta là một học giả rất nổi tiếng của Mỹ, đã nhận ra những điều hoang đường lừa dối đám tín đồ thấp kém trong các bí tích. Ông ta không còn tin vào hiệu lực của các bí tích, vì thật ra không có gì có thể dựa vào đó mà tin. Rõ ràng là những bí tích đã được bày đặt ra để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, và những quyền lực mà tín đồ Ca-Tô tin rằng nằm trong tay linh mục thật ra chỉ là những ngụy quyền tự tạo. Điều này sẽ được chứng minh rõ ràng trong bí tích đầu tiên mà giới linh mục dùng để nắm giữ đầu óc con người từ khi mới sinh ra. Đó là bí tích "rửa tội" mà tôi sẽ phân tích sau đây.

3.2. Bí Tích Rửa Tội.

Sách Giáo Lý Công Giáo(Katholischer Katechismus) đã nêu ở trên, viết về Nghi Thức Rửa Tội cho con nít như sau, trang 149-151. Chỉ cần đọc nghi thức này chúng ta cũng có thể nhận ra thực chất của "bí tích" này ra sao. Tuy nhiên, tôi xin kèm theo vài nhận xét cá nhân để cho vấn đề sáng tỏ hơn. Nguyễn Khắc Xuyên là Tiến Sĩ Thần Học của học thuật Ca- Tô nên chúng ta có thể tin tưởng bản dịch này là đúng. Phần chữ nghiêng là nghi thức rửa tội, phần chữ thẳng và nhỏ hơn là bình luận của tôi.

A. Nghi thức ngoài cửa nhà thờ:

1. Những câu hỏi đầu tiên:

Linh mục (LM): Con tên gì?

Cha, Người đỡ đầu (NĐĐ): xưng tên thánh đứa trẻ...

LM: Con xin gì cùng giáo hội Chúa?

NĐĐ: Con xin đức tin.

(Đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói, trí tuệ chưa phát triển, chưa có khả năng hiểu biết, được cha mẹ hay người đỡ đầu thay mặt nó, cưỡng bách nó phải xin đức tin (faith) trong khi điều mà nó cần khi trưởng thành là lý trí, là trí tuệ để nhìn sự vật như chúng là như vậy. Đầu óc của đứa trẻ đã bị ô nhiễm ngay từ khi sơ sinh, vì như trên đã nói, đức tin là con đường đi tới mê tín. Chẳng trách là đa số tín đồ Ca-Tô khi lớn lên trở nên cuồng tín vì đầu óc đã bị uốn nắn và điều kiện hóa để tin mà không cần biết, không cần hiểu, vào những điều phi lý ngay từ khi vừa mới chào đời)

LM: Đức tin sinh ích lợi gì cho con?

NĐĐ: Sinh sự sống đời đời.

(Sự sống đời đời trong Ca-Tô Giáo đặt căn bản trên huyền thoại về "tội tổ tông", và tin vào khả năng "cứu rỗi" của Giêsu, sự hiện hữu của một Thiên đường, nơi Chúa ngự. Nhưng trước những khám phá của khoa học, huyền thoại Adam và Eve về tội tổ tông nay đã không còn một giá trị trí thức nào, vì trái đất đã có tuổi ít ra là 4 tỷ rưỡi năm, con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây cả triệu năm, chứ không phải mới được Thần Ki Tô "sáng tạo" ra cách đây khoảng 6000 năm như những lời "mạc khải" không thể sai lầm của Thần được ghi lại trong Thánh Kinh. Và gần đây, Giáo hoàng Gion Pôn Hai đã tuyên bố là không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây. Do đó, sự sống đời đời trên thiên đường, cái bánh vẽ ở trên trời (từ của Linh Mục Ernie Bringas) của Giáo hội đưa ra, nay đã không còn ý nghĩa, dù vẫn còn vô cùng hấp dẫn đối với những tín đồ muốn lên thiên đường với một giá rất rẻ, chỉ cần xin đức tin với một linh mục.)

2. Nghi thức trừ quỷ:

Từ khi có tội tổ tông thì quỷ Sa tăng, có quyền khuấy khuất nhân loại. Bởi vậy, linh mục thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ và truyền cho Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.

(Đây là điều mê tín nhất trong những điều mê tín: rằng Sa Tăng, cũng là một tạo vật của Chúa Cha, có thật và là nguồn gốc của những sự xấu ác, có quyền khuấy khuất nhân loại, và có sẵn trong mọi người từ khi sơ sinh. Đây cũng là tín điều man rợ nhất và xúc phạm nhất đối với những người không theo đạo Ca-Tô. Tín điều này, chỉ có thể có trong đầu óc của những tín đồ Ca-Tô, cho rằng: bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị Sa Tăng ngự trị trong người, nếu không đuổi Satan ra khỏi thân thể đứa bé bằng những nghi thức "rửa tội" hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, thì Satan sẽ còn ở lại với đứa trẻuốt đời. Đông phương cho rằng: "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Trái lại, Ca-Tô Giáo của Tây phương quan niệm "Nhân chi sơ, tính bản ác". Lịch sử đã chứng minh rằng, không thiếu gì người Ca-Tô, những người đã chịu lễ rửa tội, từ Giáo hoàng trở xuống, tệ hại và ác độc hơn những người ngoại đạo. Khi rửa tội thì Sa Tăng đã rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Vậy Chúa Thánh Thần chính là nguồn gốc của những sự xấu ác trong những con người xấu ác khi đã trưởng thành này. Không thiếu gì người ngoại đạo suốt đời không làm điều gì xấu ác, trái với lương tâm. Điều này chứng tỏ rằng, Satan (nếu có) trong những người ngoại đạo, những người chưa rửa tội, còn tốt gấp bội lần Chúa Thánh Thần đã thay thế Satan trong những tín đồ Ca-Tô xấu ác sau khi đã rửa tội.

Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là, trong Thánh Kinh đã viết rõ là Chúa Giê-su đã chiến thắng Satan, vậy Satan còn ở đâu nữa mà đuổi. Thật vậy, Colossians 2: 15: Thượng đế đã tước hết uy quyền thống trị của Satan, công khai phô bày cho mọi người biết Chúa Cứu Thế đã chiến thắng nó tại cây thập tự; và John 12: 31: Đã đến lúc thế gian bị xét xử, và Satan, kẻ thống trị thế gian bị trục xuất. Vậy, Chúa đã chiến thắng Satan rồi, giáo hội lại phục hồi quyền lực của nóﬠcho nó cái quyền khuấy khuất thiên hạ, nhét nó vào trong những đứa trẻ chưa biết gì, và dạy rằng linh mục có khả năng đuổi Satan ra khỏi đứa bé trong cái bí tích gọi là rửa tội. Thật là một sự lừa bịp trắng trợn đối với giới hiểu biết, nhưng lại rất hữu hiệu đối với những người không có đầu óc suy nghĩ, không đọc Thánh Kinh, và không hề thấy sự mâu thuẫn trong những lời giải thích quanh quẩn của giáo hội về vai trò của Satan)

3. Ghi dấu Thánh giá:

Linh mục vẽ dấu thánh giá trên trán và ngực đứa nhỏ.

(Để làm gì và có tác dụng gì? Không thấy giải thích)

4. Nghi thức đặt tay:

Linh mục giơ bàn tay phủ lên đầu đứa nhỏ, chỉ dấu Chúa Ki Tô chinh phục nó.

(Chúa Ki Tô ở trong bàn tay của linh mục? Cùng một lúc ở trên thế gian này có biết bao nhiêu đứa trẻ đang bị cưỡng bách rửa tội. Chúa "quyền phép vô cùng" như Tề Thiên Đại Thánh nên có thể cùng lúc nằm trong bàn tay của vô số linh mục trên khắp thế giới để chinh phục những đứa trẻ sơ sinh chưa biết gì, chưa hiểu gì? Mà chinh phục đứa trẻ sơ sinh để làm gì? Để sau này lớn lên làm tôi tớ hèn mọn của Chúa như Linh mục Trần Lục tự nhận và được khắc trên tấm mộ bia của ông? Các bậc cha mẹ mang con đi rửa tội không muốn cho con mình làm người tự do, có trí tuệ, chỉ muốn con mình được một người Do Thái đã chết cách đây gần 2000 năm chinh phục làm tôi tớ hèn mọn. Thật là tội nghiệp cho những đứa trẻ này.)

5. Ban muối:

Linh mục ban muối cho đứa nhỏ. Muối giữ cho khỏi hư thối, chỉ rằng đức tin gìn giữ khỏi sự tội.

(Đức tin có thực sự gìn giữ khỏi sự tội không? Tội đây tuyệt đối không phải là tội của con người trong đời sống hàng ngày, vì thực tế cho thấy đức tin đâu có gìn giữ tín đồ khỏi tội lỗi đâu? Vậy tội đây là "tội Tổ Tông". Nhưng, như trên đã nói, "tội Tổ Tông" chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái cổ xưa, cho nên lễ tiết "ban muối" trở thành vô nghĩa, đượm màu mê tín của người dân Do Thái bán khai)

6. Lại trừ quỷ:

Linh mục lại truyền cho Satăng lần nữa, phải ra khỏi đứa nhỏ. Ngài vẽ dấu thánh giá trên trán, bởi vì dấu đó là ấn tích của Chúa Ki Tô, đoạn truyền cho Satăng không bao giờ được làm mất dấu ấn tích đó.

(Trong nghi thức trừ quỷ lần đầu, Linh mục đã ra lệnh cho Sa Tăng phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Một là Sa Tăng coi thường lệnh của Linh mục chẳng có uy lực gì, hai là Chúa Thánh Thần đã biến thành Sa Tăng trong thân thể đứa trẻ nên Linh mục lại phải đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ lần nữa. Điều thứ hai này có thể đúng hơn vì khi lớn lên, đứa trẻ vẫn có thể làm ác, dù rằng mọi hành động, suy nghĩ của đứa trẻ sau này đều được Chúa Thánh Thần chỉ đạo. Khó mà có thể đổ tội cho Sa Tăng được nữa. Mặt khác, đứa trẻ chưa biết nghe. Linh mục nói gì nó có hiểu gì đâu, nhiều khi đang nói thì nó ị đùn, tè dầm, hay khóc oe oe. Mà có thật là có Satan trong người đứa bé không? Thật tội nghiệp cho một đứa bé ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, vô tội, bị cái niềm tin quái gở làm ô nhiễm nó. Nếu có Satan thì Satan cũng không ở trong đứa bé. Theo một nghĩa nào đó, chính Satan nằm trong linh mục, người đã tin vào những điều hoang đường của thời bán khai, cưỡng nhét Satan vào đứa bé để có cớ mà đuổi Satan ra, một quyền lực giả dối tự tạo để ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ.)

Rước vào nhà thờ:

LM đặt dải khăn quàng của ngài trên mình đứa nhỏ, rồi đưa vào nhà thờ Chúa, vừa đi vừa đọc: Con hãy vào nhà Chúa để thông phần sự sống đời đời cùng Chúa Ki Tô.

(Lại sống đời đời. Cái bánh vẽ trên trời này kể ra cũng hấp dẫn. Nhà thờ được gọi là nhà Chúa. Nhưng trên thế giới đã có biết bao nhà thờ, kể cả những nhà thờ danh tiếng ở bên Ý, bị bão lụt, xét đánh, động đất v..v.. hủy hoại. Vậy có thật nhà thờ là nhà Chúa không? Hơn nữa, ngoài nhà thờ thì không phải là nhà Chúa tuy rằng Chúa "sáng tạo" ra tất cả. Vậy nhà Chúa trên thế giới chiếm một tỷ lệ là bao nhiêu trên toàn thể diện tích của trái đất? Vả lại, ai đọc câu trên chẳng được, cứ gì phải Linh mục, một người chỉ có nhiệm vụ học thuộc lòng và nhắc lại những điều "giáo hội dạy rằng", bất kể những điều này vô nghĩa tới đâu. Nhưng sống đời đời cùng Chúa Ki Tô ở đâu? Ở trên Thiên đường? Thiên đường ở đâu? Giáo hoàng Gion Pôn Hai nói: Không ở trên các tầng mây, ở trong tâm con người.)

B. Trước giếng rửa tội.

- Mọi người cùng đọc Kinh Tin Kính và Lạy Cha.

(Nội dung Kinh Tin Kính ra sao, chúng ta đã biết. Mọi người lạy Cha nào? Cha trên trời chỉ có một con là Giê-su. Còn Cha trên đời đứng trước mặt mình chỉ là một danh xưng tiếm vị của các linh mục.)

- LM lại còn truyền cho quỷ lần nữa phải dứt bỏ đứa nhỏ; để tâm hồn em bé trở nên Đền thờ Chúa hằng sống ngự.

(Nghĩa là quỷ vẫn còn ở trong đứa nhỏ? Nhưng đã hai lần Linh Mục truyền nó phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần rồi cơ mà. Hai lần trước thất bại, có gì bảo đảm là lần này ông thành công?)

- LM vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc: "Ephêta", nghĩa là: "hãy mở ra" có ý chỉ: hãy mở tâm hồn đón rước Chúa.

(Ông linh mục có vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc "Ephêta" thì đứa nhỏ cũng chẳng hiểu Ephêta là cái quái gì. Bố nó còn chẳng hiểu nữa là nó, vừa mới sinh ra đời, chưa hề học cái ngôn ngữ chết (dead language) là tiếng Latinh, hoặc tiếng Do Thái (Linh mục Joseph McCabe cho biết ông thường đọc Epheta bằng tiếng Do Thái (in Hebrew). Dù ông có đọc bằng tiếng Việt nó cũng chẳng hiểu. Vậy hành động của ông có tác dụng gì đối với nó? Mà thực ra, ông nhét Chúa vào tâm hồn trong trắng của nó chứ nó đâu có tự nguyện mở tâm hồn để đón rước Chúa đâu.)

- LM hỏi: "Con có bỏ Sa tăng không? Có bỏ mọi việc dối trá nó làm không? Người đỡ đầu trả lời thay: Con xin bỏ.

(Ông Linh mục ơi, ông đã truyền cho Sa Tăng phải bỏ đứa trẻ, đi sang phía Tin Lành hay đi đâu đó (xin đọc tài liệu của linh mục Joseph McCabe ở phần sau), nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mấy lần rồi? Satan ở đâu nữa mà ông còn phải hỏi đứa con nít còn khóc oe oe chưa biết nói, chưa hiểu gì, một câu hỏi ngớ ngẩn như vậy? Mà Bố nó trả lời chứ đâu có phải là nó trả lời. Nhỡ nó không muốn bỏ Sa Tăng thì ông làm gì nó? Thực tế ở ngoài đời cho thấy, từ Giáo hoàng trở xuống cho đến tín đồ cùng đinh, trong số này có thể có cả ông nữa, không thiếu gì người khi lớn lên không muốn bỏ Sa Tăng qua những hành động phi luân lý, phi đạo đức của họ.)

- LM lấy dầu thánh xức trên ngực và vai đứa nhỏ chỉ rằng nó sẽ có sức mạnh chống nổi Sa tăng.

(Thật hoang đường. Chính ông còn không đủ sức chống Sa Tăng nằm đầy trong Giáo hội, nhất là trong Vatican, làm sao mà chút "dầu Thánh", cái dầu mà chính ông đã xức khi nhỏ, có tác dụng chống Sa Tăng? Ông có biết trong giáo hội của ông có bao nhiêu Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám mục, Linh mục phạm tội giết người, nghiện rượu, đàng điếm trai gái, cưỡng bách tình dục trẻ em, đồng giống luyến ái, bị bệnh AIDS v...v... không? Mặt khác, ông có biết rằng việc làm của ông vô giá trị hay không? Vì Thánh Kinh đã viết rõ, dầu Thánh chỉ để xức cho người Do Thái, không được xức cho người ngoài, xức cho người ngoài là vô hiệu lực (Exodus 30: 22-33). Thỉnh ông hãy đọc lại Thánh Kinh đi.)

Ở Giếng Rửa Tội:

Ở giếng rửa tội, LM còn bảo người đỡ đầu tuyên xưng đức tin lần nữa.

- LM đổ nước ba lần thành hình thánh giá trên đầu kẻ chịu phép rửa tội, vừa đổ vừa đọc lời rửa tội.

- LM lại xức dầu thánh trên đỉnh đầu đứa nhỏ đã trở nên giáo hữu được dự phần con cái trong gia đình Chúa Kitô.

- LM trao áo trắng cho đứa nhỏ mà nói rằng: Con hãy nhận lấy áo trắng này. Ước gì con sẽ giữ mãi cho tinh truyền, tới ngày ra trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà lĩnh sự sống đời đời.

(Thánh Kinh viết rằng, Chúa sẽ trở lại trần để lập tòa phán xét nhân loại ngay khi vài môn đồ của Chúa còn sống. Sau đó thì Chúa biệt tăm. Đến nay đã 2000 năm, người ta đã tiên đoán ngày Chúa phán xét bao nhiêu lần rồi, và lần nào cũng sai. Lời hứa "lĩnh đời sống đời đời" trước Tòa Chúa rút cục chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm của giới chăn chiên, lừa dối những tín đồ đầu óc thấp kém, cả tin.)

- LM lại trao cho đứa nhỏ cây nến thắp sáng mà bảo:

Con hãy nhận lấy ngọn nến sáng này. Hãy giữ luật Chúa, bảo vệ ân sủng đã nhận khi chịu phép rửa tội. Như vậy, tới ngày Chúa đến ban tiệc cưới đời đời, con sẽ có thể cùng các thánh ra đón rước Người, đi vào triều đình thiên quốc, hưởng phúc đời đời.

Đoạn LM chúc lành bình an cho đứa nhỏ.

(Miễn phê bình)

Bản văn của nghi thức rửa tội đã chứng minh rằng "bí tích" rửa tội vô giá trị vì không có gì chứng tỏ là cái "tội tổ tông" hoang đường đã được rửa sạch, quyền lực của Linh mục chỉ là giả tạo để lừa dối tín đồ vì không có gì bảo đảm là Sa Tăng đã rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần trừ phi chúng ta hiểu rằng Sa Tăng và Chúa Thánh Thần tuy hai mà là một, theo như tinh thần bản văn và những thực tế ở ngoài đời. Thật vậy, sách Giáo Lý Công Giáoviết, trang 153:

"Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."

Như vậy thì ai chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa, ác độc, vô luân v..v.. của một số giáo hoàng, giám mục, linh mục và vô số con chiên sau khi tất cả những người này đã rửa tội và được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn? Đổ tội cho Sa Tăng chăng? Nhưng như vậy thì rõ ràng là cả ba Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần họp lại cũng không chống nổi Sa Tăng, vậy bày đặt ra chuyện "toàn năng" với "cứu rỗi", với "ban cho đời sống đời đời" v...v... làm gì? Có phải chỉ là để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có đầu óc suy luận hay không?

Sau đây chúng ta hãy đọc linh Mục Joseph McCabe viết về lễ rửa tội. Linh mục đã làm lễ này cho tín đồ trong 25 năm. Sau cùng ông đã viết sách trình bày những điều ông nhận xét về Ca-Tô Giáo Rô-Ma. Ông viết rất nhiều, về đủ mọi khía cạnh của Ca-Tô Giáo. Ngoài ra, ông còn viết một bộ Sử Thế Giới, bộ Sử này đã được nhiều đại học Mỹ dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm. Đoạn sau đây là trích từ cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Ca-Tô:

"Bí tích rửa tội là để cho các trẻ sơ sinh...vì một lý do rất nghiêm trọng. Mọi hậu duệ của Adam đều mang cái tội của Adam và phải chịu trừng phạt. Mới đầu người ta tin tưởng rằng, đàn ông, đàn bà, trẻ con nào không được nước rửa tội rửa sạch cái tội tổ tông đó đi thì sẽ bị đầy đọa trong hỏa ngục vĩnh viễn. Niềm tin này thật là quá đáng, ngay cả đối với con người trong thời Trung Cổ, và các nhà Thần học bèn sửa đổi... Ai không rửa tội thì không được lên Thiên đường, Giáo hội bám chặt vào điều này. Nhưng những đứa trẻ ngây thơ vô tội không phải xuống hỏa ngục. Chúng bị đầy vào một nơi u ám, cánh tay hiện đại nối dài của hỏa ngục, và có thể sung sướng ở đây, nhưng chúng không bao giờ được thấy "nhan thánh Chúa" hoặc gặp lại cha mẹ chúng.

Do đó, đứa trẻ được mang vội tới nhà thờ chiếu ngày Chủ Nhật ngay sau khi sanh. Nếu nó bị cảm lạnh và chết thì cha mẹ không được than khóc. Nó đã đi thẳng lên thiên đường, nơi tuyệt đối không có tì vết nào...Tuy nhiên, ngày nay nước rửa tội đã được làm ấm, và rồi cái lễ kỳ quặc bắt đầu..."

Linh mục McCabe tả nghi thức rửa tội như sau, sau vài câu đối thoại khôi hài với người đỡ đầu đứa trẻ:

"Ông (linh mục) nhổ vào đầu ngón tay rồi bôi vội lên miệng và mắt đứa bé và nói "Ephetha" (bằng tiếng Do Thái). Ông ta cho ít muối vào miệng đứa bé; đương nhiên nó vùng vẫy chống lại và khóc lên. Ông ta nghiêm trọng ra lệnh cho bất cứ những con quỷ nào trong nó ra khỏi nó và đi đến - bọn Tin Lành hay bất cứ đâu. Rồi ông đổ ít nước, đã được trừ quỷ và ban phép lành rất kỹ, lên đầu đứa bé (phải hết sức cẩn thận đổ nước lên da đầu chứ không chỉ trên tóc, nếu không đứa bé sẽ không bao giờ được lên thiên đường); và rồi cái án phạt khủng khiếp treo trên đầu nó, vì một nhân vật hoang đường tên là Adam ăn một trái táo hoang đường trong một cái vườn hoang đường dưới triều Vua Khammurabi ở Babylon, đã được ân huệ (của Chúa) hủy bỏ."

Thật khó mà có thể thảo luận bí tích số 1 này một cách nghiêm túc. Nhổ nước bọt và quỷ, dầu thánh và nước thánh, đèn cầy thắp sáng và hộp thu tiền, đã đủ hoang đường rồi, nhưng cái nguyên lý chủ yếu của lễ rửa tội này thật là không thể chịu được. Ngay cả ý tưởng đọa đầy tương đối nhẹ những đứa trẻ không rửa tội (vào một nơi u ám, cánh tay nối dài của hỏa ngục như đã viết ở đoạn trên. TCN), với tất cả sự thích hợp với thời đại mới, cũng quá ngu xuẩn để có thể viết lên thành lời. Ngày nay có những học giả Gia Tô coi chuyện Adam và vườn Eden như là "một huyền thoại thích thú." Tuy vậy, bí tích này vẫn là giáo điều xác định rõ ràng và bắt buộc của giáo hội, rằng đứa trẻ nào sinh ra đời, (trừ Mary - đây chính là nghĩa thực của "thụ thai vô nhiễm") đều phải mang "cái tội của Adam", và phải trải qua những nghi thức kỳ lạ tôi đã mô tả."5

Linh mục McCabe viết những điều trên năm 1942. Ngày nay, có thể một số chi tiết trong những nghi thức rửa tội đã thay đổi, như được viết trong cuốn Giáo Lý Công Giáo.Nhưng tính chất mê tín, hoang đường và phi lý trong những nghi thức rửa tội mà giáo hội vẫn còn duy trì và bắt buộc tín đồ phải tin thì vẫn còn nguyên. Đây chính là điều đáng nói. Ngoài ra, học giả Ca Tô Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn cũng nhận xét về bí tích rửa tội trong Ca-Tô giáo như sau:

"Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Ca-Tô trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục, và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa thành con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...

.. Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ, và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nó, một giáo hội phải dùng đến ảo thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình. Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN). 6

Trước những tài liệu nêu trên của linh mục McCabe và của học giả Ca-Tô Guillemin, và trước bản văn mô tả nghi thức rửa tội trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam mà tôi vừa bình luận ở trên, các tín đồ Ca-Tô Việt Nam ngày nay đứng trước một vấn đề nan giải, vì họ chỉ có thể chấp nhận một trong hai điều sau đây, chứ không thể chấp nhận cùng lúc cả hai. Hai điều này có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có điều này thì không thể có điều kia.

Một là tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội. Vậy thì tất cả những tội lỗi của Ca-Tô Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Ca-Tô. Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự. Những hành động của các tín đồ Gia Tô, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Chúa Thánh Thần. Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Chúa Thánh Thần cho các hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Thánh linh chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm. Nhưng nay giáo hoàng đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ. Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trước đây như thế nào. Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Ca-Tô, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.

Hai là tin rằng tất cả những tội lỗi của giáo hội Ca- Tô đối với nhân loại không phải do Chúa chủ mưu, mà chính là do Sa Tăng khuấy khuất. Điều này đưa đến sự vô hiệu của bí tích rửa tội. Quyền năng đuổi bỏ Sa Tăng của linh mục là quyền giả tạo, vì đã năm lần bảy lượt đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mà sau cùng Chúa Thánh Thần vẫn bị đánh bạt ra khỏi người đứa trẻ. Nói tóm lại, dù trong lễ rửa tội, linh mục đã làm đủ mọi cách, sử dụng mọi quyền phép Chúa ban cho, theo như những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất là để ngự trị đám tín đồ thấp kém, tội tổ tông vẫn không rửa được, Chúa vẫn thua Sa Tăng, đứa trẻ khi lớn lên vẫn không đủ sức chống nổi Sa Tăng, tâm hồn người đã rửa tội vẫn không có Chúa ngự. Những ân sủng mà linh mục thay Chúa ban cho người chịu phép rửa tội chỉ là những bánh vẽ ở trên trời, và lẽ dĩ nhiên, chẳng làm gì có sự sống đời đời, cứu cánh chung cùng của "bí tích" rửa tội, như các ông linh mục thường hứa hẹn khi làm lễ.

Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết,Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ(Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."7

Qua sự phân tích những bí tích truyền chức linh mục và rửa tội ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những điều hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được. Tất cả các bí tích của Ca-Tô Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó. Chúa Thánh Thần đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Chúa Thánh Thần đi đâu là Chúa Thánh Thần phải đi đó. Trong lễ rửa tội, linh mục sai Chúa Thánh Thần xuống ngự trong đứa bé còn đang khóc oe oe, nhưng rồi Chúa Thánh Thần lại bỏ đứa bé đi đâu mất cho nên khi nó lớn lên, trong lễ truyền chức linh mục cho nó, giám mục lại phải sai Chúa Thánh Thần xuống ngự lại trong người nó. Họ nói là cầu xin, nhưng cầu xin cái gì được cái nấy, nghĩa là đấng mà họ cầu xin bắt buộc phải chấp thuận và thi hành lời cầu xin thì đó chẳng qua chỉ là một một hình thức sai khiến. Đặc biệt hơn nữa, giáo hội tuyên bố rằng, trong ngày hạ trần hay hiện xuống, nghĩa là 50 ngày sau ngày Chủ Nhật mà Giê-su sống lại, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ngự và ở lỳ trong giáo hội cho tới ngày nay. Chẳng vậy mà sách Giáo Lý Công Giáoviết, trang 95:

Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó. Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý. Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.

Vậy các "tiến sĩ Thần học" trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng cùng "tòa thánh" vừa mới xưng thú, trong đó có các tội ác của tập thể Ca-Tô, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để thánh hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần "hằng ở cùng giáo hội""soi sáng cho giáo hội"hay "thánh hóa giáo hội". Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường.

Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann đã nhận ra những điều hoang đường về vai trò của Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội cùng hiện diện trong các "bí tích" và viết:

Nhưng Chúa Thánh Thần này không phải là cái Tâm Linh để ngự trong giáo hội hay cá nhân, vì nó muốn lưu chuyển tới đâu thì tới, chứ không phải là tới chỗ mà giáo hội hay bất cứ cá nhân nào muốn nó phải tới. Do đó, chúng ta có thể cho rằng, giáo hội chỉ là một sản phẩm của cái tâm linh của chính mình.8

Tại sao chuyện Chúa Thánh Thần ngự xuống nơi linh mục theo lệnh truyền của giám mục, và nơi con nít, theo lệnh truyền của linh mục, lại là những chuyện chuyện hoang đường? Bởi vì thực tế cho thấy những chuyện này không đúng như chuyện hoang đường về Thánh Linh giáng lâm trong Thánh Kinh. Sách Giáo Lý Công Giáotrích dẫn đoạn sau đây trong Thánh Kinh, Công Vụ Các Sứ Đồ 2: 1-4:

Đến ngày lễ ngũ tuần, các môn đệ Chúa đều họp mặt đông đủ. Thình lình có tiếng động từ trời như luồng gió mạnh thổi vào đầy nhà. Các môn đệ thấy những chiếc lưỡi bằng lửa xuất hiện, đậu trên đầu mỗi người. Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, mỗi người bắt đầu nói một ngoại ngữ do Thánh Linh chỉ bảo.

Thời buổi này, có ai còn có thể tin được chuyện quái gở như vậy không. Thứ nhất, tiếng động từ trời thì chỉ có thể vang tới chứ không thể thổi tới. Vang tới to hay nhỏ là tùy theo cường độ của tiếng động chứ không phải là như luồng gió mạnh thổi vào. Không có gió thì tiếng động vẫn vang tới như thường. Luke (tác giả của sách Công Vụ Các Sứ Đồ) không hiểu gì về khoa học nên mới viết như trên. Thứ nhì, Thánh Kinh, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha hay Chúa Con hay Chúa Thánh Thần cũng vậy vì ba chỉ là một, cho rằng trái đất phẳng dẹt như cái đĩa, không biết đến cả một nửa địa cầu, vậy Chúa Thánh Thần làm sao biết được tiếng nói của các sắc dân ở phía bên kia địa cầu mà chỉ bảo tiếng nói của họ. Thứ ba, trong ngày lễ ngũ tuần, nghĩa là 50 ngày sau khi Giê-su sống lại, thì có bao nhiêu môn đồ họp hành. Tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận là Giê-su không có quá 12 môn đồ. Vậy trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng khác nhau và 12 môn đồ trên, mỗi người phải nói bao nhiêu thứ ngoại ngữ, trong đó có những ngoại ngữ mà chính Thánh Linh cũng không biết đến sự hiện hữu của những ngoại ngữ này. Thật là chuyện hoang đường quá sức tưởng tượng, thế mà vẫn có người tin và cho vào sách Giáo Lý Công Giáo. Nhưng điều đáng nói là dấu hiệu khi Chúa Thánh Thần ngự xuống là dưới dạng các lưỡi lửa trên đầu mỗi người, nếu chúng ta có thể tin được cái chuyện có tính cách mạ l#273;ầu óc con người này. Vậy có ai thấy những lưỡi lửa này hiện trên đầu của những người được tấn phong linh mục trong lễ truyền chức linh mục, hay trên đầu những đứa con nít trong lễ rửa tội chưa? Kết luận? Tất cả chỉ là trò lừa dối của giới chăn chiên ru ngủ những đầu óc không có khả năng suy luận. Tin cũng được, nhưng tới một mức độ nào thôi chứ, cứ tin bướng tin càn bất kể là điều mình tin nó hoang đường, phi lý tới đâu thì thật quả là đáng tội nghiệp.

Trên đây, tôi đã phân tích và trình bày tất cả những sự hoang đường phi lý và mâu thuẫn trong những bí tích truyền chức linh mục và rửa tội. Tất cả những bí tích khác trong Ca-Tô Giáo Rô Ma đại loại đều như vậy cả. Tuy nhiên, để cho vấn đề phân tích các bí tích được đầy đủ, sau đây tôi sẽ bàn qua đến 5 bí tích còn lại. Trước hết là "bí tích" thêm sức.

3.3. Bí Tích Thêm Sức

Sách Giáo Lý Công Giáoviết về bí tích hay nhiệm tích thêm sức, trang 180-183, viện dẫn một đoạn trong Thánh Kinh:

Khi hay tin dân xứ Samari đã đón nhận lời Chúa, thì các tông đồ ở Gia Liêm liền phái Phê-rô và Gioan tới. Các vị này liền xuống xứ Samari và cầu xin cho họ được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi. Khi ấy Phêrô và Gioan đặt tay lên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần (Tông đồ Công vụ 8, 14-17)

rồi mô tả nghi thức làm phép thêm sức như sau:

Lúc bắt đầu cử hành nghi thức, Đức Giám Mục bưóc lên bàn thờ, đoạn quay mặt ra phía các kẻ chịu phép đang quỳ trước bàn thờ. Ngài giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Đoạn Đức Giám Mục đặt tay phải lên đầu mỗi người, và lấy dầu thánh vẽ hình thánh giá trên trán mỗi người mà đọc rằng: "Cha vẽ dấu thánh giá trên trán và xức dầu thánh cứu độ cho con, nhân danh cha và con và thánh thần."..

Khi chịu phép thêm sức, Chúa Kitô ban Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trong tâm hồn ta.

Trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, danh từ "thánh" đã được sử dụng một cách quá ư bừa bãi, bất cứ cái gì cũng có thể mang thuộc tính thánh. Giáo hội chứa đầy tội ác trong suốt 2000 lịch sử cũng được gọi là "hội thánh"; các giáo hoàng sát nhân, trụy lạc, ăn cướp, loạn luân v..v.. cũng được gọi là "đức thánh cha"; một cái hồn ma không ai biết, không ai nhìn thấy v..v.. cũng mang cái tên "chúa thánh thần"; cây thập giá dùng để xử tử hình các phạm nhân một cách man rợ nhất trong lịch sử loài người cũng được gọi là cây "thánh giá"; một số Việt Gian "cõng rắn cắn gà nhà" cũng được phong làm "thánh" Ca-Tô; nước thường, dầu olive hay dầu thơm, bánh làm bằng bột, rượu, sau khi được ông giám mục hay linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh cũng hóa thành "nước thánh, dầu thánh, bánh thánh, rượu thánh" (trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, các ông tuyên uý Ki-Tô mang nước thánh này đi rảy trên các cỗ xe tăng và các khẩu đại bác của Hoa-Kỳ trong nhiệm vụ cao cả giết càng nhiều người Việt càng tốt để vinh danh Chúa, bảo vệ nền văn-minh Ki-Tô); nói tóm lại, bất cứ cái gì có bàn tay, kể cả các bàn tay nhơ bẩn của những kẻ vô đạo đức trong các giới chăn chiên, làm phép là chúng đều mang thuộc tính "thánh" hết. Những chuyện "làm phép này" có khác gì những chuyện phù thủy làm không? Â򹠴hế mà trong lịch sử giáo hội Ca-Tô, giáo hội đã săn lùng, bắt bớ, tra tấn và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà giáo hội gọi là phù thủy, những người bị vu cho là làm những phép lạ không thuộc loại phép lạ của giáo hội. Nhưng mà tại sao các tín đồ có thể tin được những chuyện phi lý huyền hoặc như là "làm phép" trong Ca-Tô giáo? Thật ra, chẳng có gì là khó hiểu. Nghệ thuật lừa dối của giáo hội rất tinh vi. Mới đầu, từ khi mới sinh ra đời, tín đồ đã được các ông linh mục, với sự phụ giúp của các bậc cha mẹ kém hiểu biết, nhồi vào đầu óc cái mặc cảm tội lỗi và hứa hẹn một sự cứu rỗi của Chúa Ki-Tô. Bản chất của sự cứu rỗi này chỉ là một cái "bánh vẽ trên trời", theo như nhận định của linh mục Ernie Bringas, nhưng lại rất hấp dẫn đối với những người đầu óc yếu kém, cần đến một cặp nạng để giúp cho mình lê lết trên cuộc đời. Một khi ăn phải cái bả "cứu rỗi" rồi thì tín đồ không còn có thể suy nghĩ gì khác, tất cả đều phải nghe theo mọi giải thích của giáo hội, bất kể những giải thích này phi lý đến đâu, nếu muốn được lên thiên đường cùng Chúa. Cho nên, khi "giáo hội dạy rằng", Chúa hoặc "đức thánh cha" đã ban cái quyền "làm phép" cho các giám mục, linh mục trong mọi nghi thức thực hành các nhiệm tích, thì tín đồ chỉ có việc nghe theo và bắt buộc phải tin. Không tin thì bị giáo hội khai trừ ra ngoài "hội thánh", nghĩa là giáo hội đã cấm Chúa, không cho phép Chúa được cứu rỗi những người này. Những điều phi lý có tính cách mê tín, trịch thượng, cướp quyền Chúa này vẫn còn nhiều triệu người trên thế giới tin. Tuy nhiên cũng đã có cả triệu người gồm đủ các giới trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma, từ hồng y trở xuống, không còn tin nữa, và họ đã hoặc bỏ đạo, hoặc viết sách vạch trần những sự lừa dối trong nền thần học Ki Tô Giáo. Tuyệt đại đa số những cuốn sách thuộc loại này là do những tác giả và giới lãnh đạo trong Ki-Tô giáo viết chứ không phải do những người "ngoại đạo" viết.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại nhiệm tích Thêm Sức. Tôi xin nhắc để chúng ta cùng nhớ rằng, trong nhiệm tích "Rửa Tội", vị linh mục làm lễ đã năm lần bảy lượt làm phép đuổi Sa-Tăng ra khỏi đứa con nít, nhường chỗ cho đức Chúa Thánh Thần ngự vào, và sách Giáo Lý Công Giáo cũng khẳng định là: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."

Nhưng đoạn mà sách Giáo Lý Công Giáotrích dẫn từ Thánh Kinh ở trên lại cho chúng ta biết vì lý do nào mà tín đồ phải chịu làm lễ Thêm Sức: "Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi."

Điều này chứng tỏ là trong lễ rửa tội, Chúa Thánh Thần chưa tới ngự trong tín đồ. Kết luận? Những chuyện làm phép của giới linh mục trong lễ rửa tội là do giáo hội bày đặt ra để lừa dối đám tín đồ với mục đích chính là tạo những quyền lực thần thánh giả tưởng cho giới chăn chiên. Còn nữa, đoạn mô tả nghi thức làm lễ Thêm Sức viết: Ngài (đức Giám Mục) giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Như vậy là trong tâm hồn của đứa trẻ đã rửa tội không hề có Chúa Thánh Thần nên đến khi mười lăm, mười sáu tuổi, lúc làm lễ Thêm Sức, nó mới được đức Giám Mục cầu xin (nghĩa là sai khiến) đức Chúa Thánh Thần xuống ngự trong tâm hồn nó. Vậy, lễ Rửa Tội hoàn toàn vô ích, và những điều giáo hội dạy về lễ rửa tội là không thực. Nếu lễ Rửa Tội đã là vô ích, thì có gì bảo đảm là lễ Thêm Sức có ích, và có gì bảo đảm là Chúa Thánh Thần chịu nghe theo lời sai khiến của ông giám mục xuống ngự trong tâm hồn đứa trẻ? Không có gì bảo đảm cả, trái lại, đó cũng chỉ là một luận điệu thần học lừa dối những đầu óc thấp kém, vì chúng ta cũng đã biết trong nghi thức truyền chức linh mục, khi mà đứa trẻ, sau khi chịu lễ rửa tội, rồi lễ thêm sức, lớn lên muốn làm linh mục, thì lại có cảnh "đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi người sắp được phong làm linh mục và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ."Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng là trong lễ rửa tội và lễ thêm sức, Chúa Thánh Thần không hề nghe lời sai khiến của ông Giám mục xuống ngự trong những đứa con nít và những đứa trẻ đến tuổi dậy thì. Giả thử chúng ta tin vào cái chuyện hoang đường là có Chúa Thánh Thần thật và Người xuống ngự trong những tín đồ thật, thi hành lệnh "cầu xin" của các ông giám mục hay linh mục, trong những lễ tiết như rửa tội, thêm sức, và truyền chức linh mục, thì những điều tôi vừa phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng sau mỗi lễ tiết, Chúa Thánh Thần lại bỏ các tín đồ đi chơi chỗ khác, thăm người tình cũ là Mary chẳng hạn, đến khi cần thì lại được mấy ông giám mục, linh mục gọi về. Về trong vài phút rồi lại bỏ đi. Cuối cùng, trong người tín đồ cũng chẳng bao giờ có Chúa Thánh Thần ngự cả. Đây là điều hiển nhiên nhất.

Linh mục Joseph McCabe đã nhận ra sự hoang đường trong nhiệm tích Thêm Sức nên đã viết trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Ca-Tô như sau:

Nhiệm tích "Thêm Sức" tiến hành theo cái lý thuyết đáng kính phục là khi đứa trẻ đến, hoặc gần đến, tuổi dậy thì nó cần phải được thêm sức. Có vẻ như là chúng ta kêu ca một cách khiếm nhã, nhưng chúng ta thật lấy làm ngạc nhiên tại sao đấng Toàn Năng lại chỉ ban cái sức này qua trung gian của một ông Giám Mục, và như là một phần của một lễ tiết rất cổ lỗ và hoàn toàn không thể hiểu được - đối với đứa trẻ?.. Lẽ dĩ nhiên, "nhiệm tích" chỉ là một phần của hệ thống nhằm nâng cao giới linh mục, tạo cho họ những sự lợi ích to lớn trên đám tín đồ thông thường.9

Mục đích chính của việc bày đặt ra các nhiệm tích đúng là như vậy. Chẳng qua chỉ để đưa giới chăn chiên lên một địa vị tự phong, thay thánh, thay thần, thay Chúa, rồi dựa vào đó để mà thống trị đám tín đồ thông thường, dùng Chúa, dùng thánh, dùng thần làm cái bung xung để bất cứ trong trường hợp nào cũng có thể đưa Chúa ra làm cái bình phong chống đỡ cho những hành động phi thánh, phi thần, rất thế tục, đượm nhiều màu sắc mê tín của những người có nhiệm vụ "chăn dắt" con chiên.

3.4. Bí Tích "Ban Thánh Thể"

Giáo hội bày đặt ra cái gọi là lễ ban Thánh Thể, nôm na là "ăn thịt và uống máu Chúa", lấy cái bánh tròn nhỏ, làm bằng bột, lấy rượu lễ làm bằng nho, rồi Linh mục đọc vài câu phù phép bằng tiếng La-Tinh để Thánh hóa bánh và rượu đó, gọi chúng là bánh thánh và rượu thánh, nghĩa là chúng đã thực sự biến thể thành thịt và máu Chúa, cho tín đồ ăn và uống và gọi đó là để hiệp thông với Chúa và bảo đảm được Chúa cho sống đời đời khi Chúa trở lại trần để phán xét thế gian. Và các tín đồ đều tin đó là thịt Chúa máu Chúa thật, ăn vào, uống vào sẽ được hòa đồng cùng Chúa, mang Thánh Thể trên người, và chờ ngày lên thiên đường. Đã có lần tôi đích thân thử nghiệm xem Thánh Thể của Chúa Giê-su trong người tôi ra sao. Sau buổi lễ, tôi thản nhiên xếp hàng lên ăn bánh thánh. Theo luật của Ca-Tô Giáo, người ngoại đạo không được phép hiệp thông với Chúa, nhưng ông Cha làm lễ đâu có hỏi tôi là người theo đạo hay không, nên vẫn thản nhiên đặt vào lưỡi tôi chiếc bánh thánh. Theo nguyên tắc, chiếc bánh này là toàn thân của Chúa cho nên tín đồ phải để cho nó tan trong miệng chứ không được nhai vụn ra. Vì tôi là người ngoại đạo nên tôi tự cho phép bất tuân những luật lệ kỳ cục của Giáo hội và thản nhiên nhai chiếc bánh thánh trong miệng xem vị thịt của Chúa ra sao và người tôi có khác gì không. Bánh nhạt nhẽo vô vị và những mảnh vụn tan mau trong miệng. Tôi chợt nghĩ tới một phần chiếc bánh này sẽ bị đào thải qua bộ máy tiêu hóa, nói nôm na là theo đường đại tiện và tiểu tiện, và tôi cho rằng Thánh Thể chẳng bao giờ có thể hoàn toàn hòa đồng trong người tôi. Đó là tôi dùng lý trí để đưa ra một kết luận, dựa vào những điều tôi biết về bộ máy tiêu hóa của con người mà tôi đã học ở những lớp Trung học. Nhưng Linh mục Joseph McCabe lại có cái nhìn khác về lễ ban Thánh Thể vì ông ta đã làm lễ này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ. Trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội La Mã ông viết như sau:

Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Ca-Tô...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thượng đế trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Ca-Tô có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại. Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.

Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng. Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là: một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy. Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thần Ki-Tô trong bí tích ban Thánh Thể. Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thần Ki-Tô ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này. Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Ca-Tô tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.

Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Ca-Tô vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu, cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất. Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì. Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.

Thật là rất thuận tiện. Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể" của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô. Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể".10

Trong đoạn trên, Linh mục Joseph McCabe đã chứng tỏ đức tin Ca-Tô về "bí tích Thánh Thể" là phi lý trí, vì nếu dùng lý trí để suy luận thì không ai còn có thể tin vào những điều hoang đường kỳ quặc như vậy. Cũng vì vậy mà chúng ta thấy trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu"("Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus", p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ Ca-Tô phải mất ba năm mới tỉnh ngộ và bỏ được những niềm tin phi lý sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những chuyện tưởng tượng y như những chuyện thần tiên kể cho trẻ con nghe. (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies)

Học giả Henri Guillemin cho bí tích này là một trò ảo thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:

"Bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN)". (Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)

Bàn về bí tích ban thánh thể, David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland) phát biểu như sau:

Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)

3.5. Bí tích Xưng Tội:

"Giáo hội dạy rằng", bắt đầu từ 7 tuổi, các con chiên phải đi xưng tội và sau đó mỗi năm ít nhất phải đi xưng tội một lần. Ca-Tô Giáo phân biệt tội nhẹ và tội nặng. Tội nhẹ thì không cần phải thú tội. Còn các tội nặng thì bắt buộc phải xưng tội để linh mục tha tội cho, nếu không thì vĩnh viễn bị đọa đầy nơi hỏa ngục. Danh sách các tội liệt vào loại nặng thì rất nhiều, từ những lăng nhăng về tình dục ra ngoài tiêu chuẩn của giáo hội cho tới không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật hay đọc sách báo "chống" Ca-Tô Giáo, nghĩa là những sách báo nói lên sự thực về Ca-Tô Giáo, v..v.. Điều khó hiểu đối với những người ngoại đạo, khi dùng lý trí để suy luận và đặt vấn đề, là một người, sau vài năm học ở trường Dòng ra, được phong chức linh mục, là tự động được Chúa ủy quyền cho thay Chúa để tha tội cho các con chiên, dù rằng thực tế cho thấy, Chúa chẳng có quyền tha tội cho ai, ít ra là đối với hai phần ba dân số thế giới, và trong rất nhiều trường hợp, chính các linh mục cũng phạm tội như, hay còn phạm tội nhiều hơn, các con chiên nữa. Trên nước Mỹ, có hơn 400 linh mục bị đưa ra Tòa xử về tội cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín dồ vị thành niên, giáo hội đã phải bỏ ra hàng tỷ đô la để bồi thường cho các nạn nhân. Trong nhiều trường hợp, linh mục được thuyên chuyển đi một giáo xứ khác và vẫn thản nhiên làm dấu "thánh giá" và nói "Cha tha tội cho con" với những tín đồ đến xưng tội. Không thiếu gì trường hợp "cha tha tội cho con" xong rồi cha đi vào nhà tù nghỉ mát về chính những tội mà cha đã phạm. Chúa nào trao quyền tha tội con chiên cho các linh mục, và quyền này ở đâu mà ra? Đó chẳng qua chỉ là điều Giáo hội tự bày đặt ra, cho rằng Chúa có quyền tha tội rồi tiếm quyền Chúa, để ngự trị trên đám tín đồ kém hiểu biết. Thật vậy, chúng ta hãy đọc Linh mục Joseph McCabe viết về "bí tích" xưng tội này:

Toàn phần cuộc hành lễ "bí tích thống hối", mà nhiều người khác gọi là xưng tội, thật là vô dụng và ngớ ngẩn đối với trẻ con. Bí tích này chỉ để "làm cho chúng thuần đi". Rồi sau đó, ít nhất là mỗi năm một lần, chúng phải quỳ dưới chân của một linh mục để xưng tội, nếu không sẽ bị vĩnh viễn đầy hỏa ngục.

Thật là hiển nhiên, bí tích này cũng như bí tích hôn phối, được tạo ra với mục đích chính là để kiểm soát hoàn toàn con chiên.

Sau vài lời cổ võ, tôi làm dấu chữ thập với tính cách ma thuật, và nhắc lại cái công thức trang nghiêm tha tội: không phải là "Chúa tha tội cho con", mà là "Ta tha tội cho con".

Bí tích thú tội chắc sẽ giúp một số người, nhưng đại để hạ thấp những người khác; nó chỉ là một sự cần thiết đau khổ, vô thưởng vô phạt đối với tuyệt đại đa số. Cái tính chất tai hại của nó là sự ngu đần khó tin được. Nó được chính thức bày đặt ra trong thế kỷ 13, như là một giáo điều bắt buộc bởi các linh mục muốn kiểm soát hoàn toàn Âu Châu, mà tín đồ Ca-Tô tin như là Chúa đặt ra. Cái ý nghĩa chủ yếu của nó - quyền tha tội của một linh mục trẻ tay đã được thoa dầu - thật là thô thiển. Nó chẳng phải là, như một số người ngoại đạo nhiều tình cảm đôi khi tưởng, một phương cách tốt để cổ súy đạo đức.11

Linh Mục Emmett McLoughlin trong cuốn Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô đã viết về bí tích xưng tội trong chương 14 như sau:

Xưng Tội: Bước Đầu Tiên Trong Sự Nô Lệ Hóa Đầu Óc Con Người:

Mặc dù những lời long trọng tuyên bố, cam đoan của Giáo hội Ca-Tô, rằng giáo hội là giáo hội duy nhất do Chúa thành lập, rằng giáo hội là hội thánh, có thể và đích thực tạo sự thánh thiện trong những tín đồ, giáo hội Ca-Tô Rô-Ma trong quá khứ đã thất bại trong việc nâng cao trên đầu ngọn cờ đạo đức. Và trong thời đại này của chúng ta, giáo hội tiếp tục chứa chấp, che dấu nhiều người phạm trọng tội và nhiều kẻ tội lỗi hơn các giáo hội khác, hơn cả đám người không theo tôn giáo nào..

Một sự giải thích có ý nghĩa về phần lớn những sự phạm tội của tín đồ Ca-Tô Rô-Ma nằm ngay trong cấu trúc của đạo Ca-Tô. Qui tắc ứng xử của giáo hội được xây dựng trên những lễ tiết và sự mê tín hơn là trên ý niệm tôn giáo chân thật, đạo đức theo lý trí, tự học, và tự kiểm.

Cái lễ tiết quan trọng nhất để kiểm soát và phục hồi cách ứng xử của tín đồ là lễ xưng tội, còn được gọi là nhiệm tích thống hối. Nó là tột đỉnh của sự mê tín trong cái túi chứa những đồ lừa bịp và bùa phép của giáo hội từ nhiều thế kỷ.

Lễ tiết xưng tội là một sự mê tín mà tự điển Webster đã định nghĩa như sau:

Một thái độ phi lý khốn cùng của đầu óc hướng về siêu nhiên, thiên nhiên hoặc Thần bắt nguồn từ vô minh, từ sự sợ hãi phi lý cái mình không biết hay không hiểu, một sự thận trọng bệnh hoạn, một niềm tin vào ảo thuật hoặc may mắn, vào sự hướng dẫn hoặc dẫn giải về thiên nhiên sai lầm của tôn giáo vô ngộ (unenlightened); ..bất cứ niềm tin, quan niệm, hành động hay sự thực hành nào phát xuất từ một tâm cảnh như trên..một ý tưởng phi lý cố định.. một khái niệm được duy trì mặc dù có những bằng chứng đối ngược.

Thật là bất hạnh cho những tín đồ Ca-Tô sùng tín vì định nghĩa này áp dụng quá đúng cho cái mà chúng ta được dạy là một bí tích được Chúa Ki-Tô thành lập để làm sạch hoàn toàn những linh hồn tội lỗi và khôi phục chúng về "trạng thái được ân huệ".12

Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, không ai biết rõ đạo mình hơn những ngưòi ở trong đạo và nhận ra thực chất của nhiệm tích xưng tội. Linh mục Joseph McCabe và linh mục Emmett McLoughlin là người ở trong giáo hội lâu năm và đã làm lễ xưng tội cho không biết bao nhiêu tín đồ Ca-Tô. Nhận định của họ khó có thể nghi ngờ vì mục đích viết sách của họ là để vạch trần những mê tín dị đoan phi lý trong giáo hội chứ không phải là để phỉ báng đạo Ki-Tô. Lẽ dĩ nhiên, đối với giáo hội thì họ, hoặc bất cứ ai đưa ra những nhận định trái ngược với chủ trương kìm hãm tín đồ trong vòng mê tín của giáo hội đều là những kẻ phản đạo hay rối đạo. Nhưng đối với giới trí thức, họ là những người được kính trọng hơn là các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, và linh mục không còn lương tâm trí thức. Nhiều người thú nhận bỏ giáo hội không có nghĩa là bỏ đạo, mà chỉ bỏ một định chế bất lương (dishonest institution).

Chúng ta cũng nên nhớ, trong những thế kỷ 18, 19, khi mà giáo hội Ca-Tô đồng hành với các thế lực thực dân để đi truyền đạo trong những nước yếu kém bị thực dân xâm chiếm, thì nhiệm tích xưng tội là phương tiện hữu hiệu nhất để các giám mục, linh mục khai thác lòng mê muội của đám tín đồ cùng dân làm công tác tình báo. Chuyện này rõ ràng nhất ở Việt Nam. Lý do chính mà Tôn Thất Thuyết ra đạo luật chống Ca-Tô Giáo năm 1885 là vì "chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo của những cộng đồng Ca-Tô mới thật đáng sợ"(Xin đọc Trần Lục: Thực Chất Con Người và Sự Nghiệpcủa Bùi Kha và Trần Chung Ngọc, trang 121).

3.6. Bí Tích Hôn Phối:

Về hai bí tích sau cùng, bí tích hôn phối và bí tích xức dầu cho người bệnh hay sắp chết, không có gì đáng nói nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng nên đọc vài câu trong sách Giáo Lý Công Giáo về hai bí tích này để rồi nhìn vào thực tế xem nó thế nào. Sách viết, trang 232- 233:

Chúa Ki-Tô, bởi sự chết của Người, đã khiến cho hôn nhân trở nên thánh (đây là thánh hôn chứ không phải là thành hôn. TCN) và là nguồn mạch cách ơn Chúa đã nâng hôn nhân lên hàng các nhiệm tích. Hôn nhân công giáo là hình ảnh cuộc phối hợp đầy ơn giữa Chúa Ki-Tô và bạn Người là giáo hội (Êphêrô 5, 32)..

Trong phép hôn phối Chúa nối kết đôi dự hôn lại thành một cuộc phối hợp thánh và không chia lìa được..

Chúng ta thấy ngay mấy câu trên hoàn toàn vô nghĩa và không đúng với thực tế. Giáo hội dạy rằng Chúa chết là để chuộc tội cho nhân loại. Bây giờ Chúa chết lại khiến cho hôn nhân trở thành thánh. Mai mốt rất có thể là Chúa chết lại khiến cho ly dị trở thành thánh. Thực tế cho thấy, trong các nước Âu Mỹ mà các cuộc hôn nhân phần lớn thuộc loại "Chúa nối kết thành một phối hợp thánh và không chia lìa được"lại chia lìa nhiều nhất. Tỷ lệ những cặp do Chúa phối hợp rồi ly dị cao hơn bất cứ ở đâu trên thế giới, nhất là so với những nước Á Đông, nơi đây hầu như tuyệt đại đa số không biết Chúa là ai, và những cặp thành hôn cũng chẳng cần đến Chúa, vậy mà cuộc hôn nhân của họ vẫn bền vững. Giải thích làm sao đây, hỡi các ông linh mục thường dạy con chiên "hôn phối Ca-Tô là một nhiệm tích"do Chúa đặt ra. Cái gì cũng do Chúa đặt ra nhưng tại sao thực chất lại kém hẳn những thứ không do Chúa đặt ra. Giáo hội Ca-Tô vẫn tự nhận là "vị hôn thê" của Chúa. Suốt 2000 năm nay vị hôn thê này đi lăng nhăng khắp nơi và phạm những tội vô tiền khoáng hậu đối với nhân loại, Chúa muốn ly dị nhưng vị hôn thê không cho phép, thành ra Chúa đành chịu vậy. Vị hôn thê này bảo Chúa ngồi đâu thì Chúa phải ngồi đó, sai Chúa tới đâu thì Chúa cũng phải tới đó, muốn Chúa làm gì Chúa cũng phải làm cái đó. Chẳng thế mà giáo hội bảo Chúa thành lập giáo hội, Chúa cũng phải thành lập, dù rằng trong Thánh Kinh đã viết rõ rằng Chúa không bao giờ có ý định lập giáo hội. Rồi giáo hội bắt Chúa phải trao chức đại diện Chúa cho Phê rô tuy trong Thánh Kinh Chúa đã gọi Phê-rô là Sa-Tăng và Phê-rô đã ba lần chối Chúa, để rồi các giáo hoàng tự nhận là kế thừa Phê-rô, làm đại diện của Chúa trên trần. Bất cứ cái gì, cứ đưa Chúa ra là xong. Giáo hoàng Pius XI, năm 1925, đội vương miện cho Chúa, phong Chúa làm "Vua mọi định chế, mọi luật lệ và mọi xã hội."Điều này tương đương với tự phong mình làm Phó Vương (Vice-roi) vì sau Chúa là đến giáo hoàng, và vì Chúa đã chết nên phó vương, đại diện của Chúa trên trần, đương nhiên nắm hết quyền trong thế gian. Giáo hoàng Pius XII viết năm 1944: "Chúa Ki Tô và đại diện của Ngài(nghĩa là giáo hoàng)cùng với nhau họp làm một"(Le Christ et son vicaire ne forment ensemble qu’une seule tête). Trong gần 2000 năm nay Chúa có nói gì đâu, chỉ toàn là giáo hội nói.

Ai muốn lập gia đình với ai thì lập. Chúa không có việc gì làm khác hay sao, chẳng hạn như tạo chỉ một ngày trên thế giới không có chiến tranh bắn giết lẫn nhau, mà lại đi quan tâm đến việc hai người sắp sửa được ngủ với nhau? Hơn nữa, mỗi ngày, mỗi phút, trên thế giới có biết bao nhiêu tín đồ Ki-Tô lập gia đình, Chúa ở đâu mà đi khắp nơi để mà kết hợp cùng lúc bao nhiêu cặp để cho "thành một sự phối hợp thánh và không thể chia lìa được"? Linh mục Joseph McCabe viết về bí tích hôn phối như sau trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Ca-Tô:

Bí tích "hôn phối" không cần phải thảo luận nhiều. Trong ít nhất là 6 thế kỷ sau sự thành lập của Ki-Tô Giáo, giáo dân cương quyết từ chối không cho linh mục làm phép cưới, và họ tự do thực thi quyền ly dị. Khái niệm về một sự thành lập tính cách thần thánh cho bí tích này là một tác phẩm táo bạo tuyệt diệu. Đó chính là những người như Hildebrand, đã hoàn thành công tác nô lệ hóa quần chúng trong tay linh mục, những vị này sau cùng đã bảo đảm sự kiểm soát hoàn toàn của giáo hội trong vấn đề hôn phối. Vì nó là một bí tích nên loại hôn phối mới này không thể hủy bỏ được. Và vấn đề đạo đức trong những quốc gia mà giáo hội tiếp tục chống sự hủy bỏ những cuộc hôn nhân "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" đã nói lên cái lịch sử của nó. Tất cả vấn đề chỉ là một phần trong quyết tâm của giới linh mục với mục đích thống trị và thu lệ phí. 13

3.7. Bí Tích Xức Dầu:

Sách Giáo Lý Công Giáoviết, trang 224:

Chúa Ki-Tô, là bạn các bệnh nhân, đã đến giúp đỡ ta trong nhiệm tích xức dầu bệnh nhân.

Thánh Giacôbê tông đồ viết: " Nếu ai trong anh em bị đau yếu thì phải lo mời các linh mục trong giáo hội tới, để các ngài xức dầu nhân danh Chúa Ki Tô và cầu nguyện cho bệnh nhân. Kinh nguyện đức tin sẽ cứu thoát bệnh nhân và Chúa sẽ nâng đỡ họ. Nếu họ có tội thì cũng được tha thứ".

Lời thánh Giacôbê tông đồ chứng tỏ ngay từ thời các tông đồ đã có làm phép xức dầu bệnh nhân. Mà các ngài chỉ định làm như vậy là bởi Chúa đã lập phép này.

Đoạn trên rõ ràng là một tác phẩm ngụy tạo của giáo hội, nhét vào thánh kinh không ngoài mục đích tạo thêm quyền lực thần thánh hoang đường cho giới linh mục.

Chúng ta đã biết, thời các tông đồ không làm gì có giáo hội và linh mục. Thời đó, Giê-su chỉ có 12 tông đồ, và tất cả đều bỏ trốn trong ngày Chúa bị đóng đinh trên thập giá vì sợ vạ lây. Vậy giáo hội ở đâu ra, và linh mục ở đâu ra? Hơn nữa, thánh kinh đã viết rõ, Giê-su tin rằng ngày tận thế gần kề, sẽ xảy ra ngay trong thế hệ của ông, vậy chuyện truyền cho Phê-rô lập giáo hội là chuyện giáo hội bịa đặt ra về sau để cho giáo hoàng chiếm ngôi vị kế thừa Phê-rô, nghĩa là kế thừa Chúa.. Cũng vì vậy mà David Voas, giáo sư đại học New Mexico State, đã cho rằng thư của tông đồ James (Giacôbê) là ngụy tạo (The epistle is a forgery). Phân tích câu của Giacôbê ở trên chúng ta thấy rằng đó là niềm tin cổ xưa của người Do Thái, tin rằng bệnh tật là do tội lỗi sinh ra hoặc do quỷ ám, và những lời cầu nguyện không được đáp ứng là vì không đủ đức tin. (It would be dreadful for anyone to think that illness is caused by sin, or that prayers fail for lack of faith).

Tôi nghĩ rằng, ngày nay chẳng có mấy người theo lời "thánh tông đồ" Giacôbê kia. (Tôi không hiểu tại sao sách Giáo lý Công Giáo do tiến sĩ thần học Nguyễn Khắc Xuyên dịch mà lại dịch James là Giacôbê, trong khi những bản kinh thánh bằng tiếng Việt dịch là Gia-Cơ). Khi đau yếu, tôi tin rằng tín đồ đi tới bác-sĩ hay thầy lang để chẩn bệnh chứ chẳng có ai gọi "linh mục trong giáo hội" đến xức "dầu thánh" và cầu nguyện để Chúa làm cho họ khỏi bệnh. Có lẽ chỉ khi sắp chết mới mời linh mục đến xức dầu để được Chúa xá hết tội lỗi và cho lên "thiên đường" sống đời đời cùng Chúa. Niềm tin này vô hại, vì nó không đụng chạm tới ai, trừ phi nó được biểu thị qua hành động bán khai của một số người trong trường hợp liên hệ tới họa sĩ Trần Đại Lộc: thừa khi người nhà đi vắng, kéo đến làm càn và "ban cho" họa sĩ những hai tên "thánh", chẳng biết là thánh loại nào, thánh hoang dâm như David hay thánh Việt gian, Tàu gian v..v.., không cần biết ông ta có muốn hay không.

Trên đây, tôi đã phân tích 7 bí tích trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma, dựa trên những tác phẩm do chính những vị có thẩm quyền trong giáo hội viết. Tôi có thể kết luận làm sao đây, khi mà chúng ta đã biết rõ bản chất của những bí tích này là như thế nào. Thôi thì lại nhường lời cho mấy linh mục và học giả Ca-Tô vậy.

Linh mục Georges Las Vergnas có bàn về các bí tích trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma trong cuốn Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Rô-Ma. Sau đây là một đoạn điển hình:

Điều quan trọng là phải đọc đúng, không được sai lầm. Một linh mục có thể đọc lên công thức thuộc loại bí tích này mà không cần hiểu nó, và ngay cả không cần phải tin nó, nhưng để cho ảo thuật vận hành, ông ta phải làm cái gì mà giáo hội làm. Tuy nhiên, nếu ông ta nói sai một chữ thì bí tích sẽ không có tác dụng gì cả. Theo nguyên tắc, cái tinh thần của câu "Vừng ơi! Hãy mở cửa đi" (Las Vergnas ví những câu làm phép của giới linh mục với câu phù phép trong chuyện "A-li-ba-ba và những tên ăn trộm, ăn cướp." TCN) không hề thay đổi.

Những bí tích không những chỉ vô lý mà còn có tính cách phỉ báng. Rabelais đã chẳng nói: Tôi gọi đó là "nhạo báng Thần".

Tôi còn cho rằng tất cả "lòng mộ đạo" Ca-Tô chỉ là tập hợp những trò lừa bịp và cách thức để biến đổi linh mục thành một tên "lang băm" và tín đồ thành kẻ đần độn.

Linh mục biết rõ sự đần độn của con người là vô tận: họ khai thác điểm này. 14

Học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về những niềm tin trong dân gian cổ xưa, đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùngnhư sau:

Đã có một thời tôi tin vào cái tục lệ sơ khai mà Cicero đã viết trong thế kỷ thứ nhất trước thời đại thông thường (thật lâu trước khi Ki-Tô Giáo thực hành tục lệ này): "Làm sao mà một người có thể đần độn đến độ có thể tưởng tượng được rằng cái mình ăn đúng là Thần?" Điều biện bạch duy nhất của tôi là, đó là trước khi tôi phát triển khả năng suy lý mà ngày nay tôi có. Hơn nữa, tôi không có cách nào để biết rằng (vì nền giáo dục đặc biệt Ca-Tô. TCN) những nhà nhân chủng học và các sử gia đã truy nguyên ra rằng, sự thực hành cái lễ tiết ăn thịt Thần đã là tín ngưỡng của con người trong buổi sơ khai, tin rằng mình có thể có được những uy lực của những vật mà mình ăn.

Sau cùng, tôi đã bị lừa bởi trò bịp trong môn nghĩa ngữ học rất thịnh hành trong bộ môn giả khoa học là siêu hình học. Từ "biến thể" (trong lễ ban thánh thể, cho rằng bánh và rượu sẽ biến thành thịt và máu Chúa do sự phù phép của linh mục. TCN) gây nên sự khá kinh sợ cho những đầu óc chất phác. Khi từ này lại do một người có thẩm quyền như một linh mục, mô tả tại sao bánh và rượu có thể đổi cái "thể" mà không đổi "tính chất" thì rất dễ làm cho người ta tin. Hơn nũa, ai mà chẳng thích trò ảo thuật. Nó chắc chắn là hấp dẫn hơn là đi đào sâu vào triết lý thực nghiệm của David Hume hay sự phân tích sắc xảo của Ludwig Feuerbach. Chính hai người này đã là những người đầu tiên vạch rõ điều hiển nhiên như sau: cho rằng một vật (thể) hiện hữu mà không có thuộc tính (tính chất) thì cũng ngớ ngẩn như là cho rằng ngược lại, nghĩa là có "tính chất" mà không có "thể". (hãy chỉ cho tôi một cái "không có gì (nothing) mà lại dài", hoặc "không có gì mà lại xanh hay cứng). Do đó, không có những vật thể hiện hữu riêng biệt nào có thể "biến thể" một cách có tính cách ảo thuật. (Tác giả viết đoạn này quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu. Vấn đề tác giả muốn nói là: bánh và rượu có những tính chất riêng của nó, thí dụ như bánh thánh thì có vị của bột, và rượu thì có vị ngọt hoặc hơi chát của rượu. Tín đồ ăn bánh và uống rượu chỉ thấy vị (tính chất) của bánh và rượu, chứ không thấy vị của thịt và máu Chúa, cho nên chuyện "biến thể" là chuyện không tưởng. TCN). Một lần nữa, các nhà thần học đã thành công trong việc làm mê mẩn đầu óc con người bằng những từ vô nghĩa. Tất cả những bí tích, giống như những ngày lễ, biểu tượng của Ki Tô Giáo, chỉ là những toan tính đơn giản để thích nghi với những tín ngưỡng dân gian. Đối với những người không có thiên kiến, có đầu óc suy lý, thì chúng ta có tràn ngập những bằng chứng để đi tới kết luận này.15

Sau khi luận về 6 bí tích, trước khi phân tích chi tiết về bí tích xưng tội, linh mục Joseph McCabe đã đưa ra nhận xét châm biếm sau đây, Ibid.:

Đó là 6 trong 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc biệt của tín ngưỡng Ca-Tô, hệ thống tỉ mỉ nhất về ảo thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ. Trong nghi thức thực hành và ý tưởng căn bản trong đó, chúng cũng xa lạ và đối ngược với tất cả vấn đề tâm linh trong thời hiện đại như là thuật biến chế kim loại trong thời Trung Cổ và thuật chiêm tinh. Đây là tập hợp những niềm tin mà tín đồ Ca-Tô thông thường tin rằng một ngày nào đó họ sẽ cải đạo toàn thể Hiệp Chủng quốc (Mỹ). Ở mức độ tinh tế, tín đồ Ca-Tô nói rằng, đây chính là tập hợp những niềm tin mà Thần Ki-Tô quan tâm hết sức để duy trì chúng trong sắc thái tinh khiết của chúng cho nên Ngài bỏ qua những sự khủng khiếp của thời Trung Cổ và tất cả những sự đồi bại của các giáo hoàng và chế độ giáo hoàng.!16

Với những tài liệu nêu trên, tôi thực tình không hiểu tại sao trong thời buổi này mà giới giáo sĩ Ca-Tô vẫn còn dẫn dắt tín đồ trong bóng tối của những điều mê tín vô cùng phi lý, phi lô-gic, phản khoa học v..v.. mà trong thế giới văn minh ngày nay, không một người nào có đầu óc lại có thể tin vào những điều chỉ hợp với một số người trong thời sơ khai. Thật quả là sách lược nhồi sọ và nhốt đầu óc tín đồ vào những ốc đảo tối tăm trí thức của giáo hội Ca-Tô Rô-ma đáng để cho chúng ta thán phục. Thay lời kết cho chương này, có lẽ mấy câu thơ sau đây của nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19 vẫn còn thích hợp:

Ngày nay, người dẫn dắt đàn chiên của Ngài trong bóng tối

Không phải là kẻ chăn chiên, mà là tên đồ tể đó, Chúa ạ!

(Ce qui mène aujourd’hui votre troupeau dans l’ombre

Ce n’est pas le berger, c’est le boucher, Seigneur!)

Victor Hugo, Les Châtiments, liv. 1, 2

--o0o--

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2019(Xem: 4734)
Cố tâm chống phá Phật giáo là phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ hội cho kẻ xấu thừa nước đục thả câu, ảnh hưởng đến niềm tin của Quốc dân và cộng đồng Phật giáo trong và ngoài nước. Hiện nay, dư luận vô cùng hoang mang cho tiến sĩ Dương Ngọc Dũng: Không biết có phải Ông nhận sự chỉ đạo của ai đó cố tâm muốn đánh phá Phật giáo chăng? Hay là có ý đồ chia rẻ tình đoàn kết Dân tộc, hạ bệ niềm tin Phật tử Việt Nam?. Hay là đất nước chúng ta hiện sống trong thời loạn văn hoá?. .Chẳng có gì đau xót hơn, khi phần đông người dân cả nước đều tôn kính Đạo Phật,
10/11/2019(Xem: 8694)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
23/10/2019(Xem: 4969)
Mấy ngày qua, kể từ khi xuất hiện bài viết 'Đi tu mà có 300 tỷ là trái Luật Phật giáo, không biện luận được'đăng trên báo Zing ngày 12/10/2019 của nhà báo Hoài Thanh phỏng vấn ông TS. Dương Ngọc Dũng[i] xoay quanh câu chuyện nhà sư Thanh Toàn đã gây nhiều chú ý của dư luận thời gian qua. Tôi cũng như bao nhiêu tăng ni và Phật tử, vốn ít khi muốn xen vào chuyện thị phi của báo giới, thế nhưng nếu như ai cũng im lặng, để cho cái sai trái trở nên chiếm ưu thế thì đó hẳn là điều có lỗi với lương tâm
26/09/2019(Xem: 14793)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
03/09/2019(Xem: 5403)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốnvà quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đềchính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu.
22/08/2019(Xem: 5142)
Rác là các chất, các vật do con người trong quá trình sống, sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất thải ra. Rác được chia làm 3 loại: rác hữu cơ; rác vô cơ; rác tái chế. Trung bình mỗinăm, mỗi người Việt Nam thẩy vào môi trường khoảng 400kg rác. Trong 400kg rác đó chia nhỏ ra làm 6 loại:rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp; rác thải xây dựng; rác thải công nghiệp; rác thải y tế, rác thải văn phòng. Sáu loại rác này được giới chuyên môn chia làm 2 nhóm: rác thải vô hại, rác thải độc hại và có cách xử lý rác thải khác nhau.
15/06/2019(Xem: 7439)
“Độ ta không độ nàng ” là một ca khúc Trung Quốc viết cho một cốt truyện hư cấu bằng một tập phim hoạt hình thức rẻ tiền của các nhà làm phim giải trí Trung Quốc. Đây là một sản phẩm viết theo trí tưởng tượng cũng như hư cấu cốt truyện theo từng nhân vật không giống ai của Trung Quốc. Theo bài viết của Như Ý Baomoi.com tác giả viết: “ Độ ta không độ nàng là ca khúc được trích dẫn từ một bộ phim hoạt hình của Trung Quốc. Nội dung bài hát kể về câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu tăng
28/05/2019(Xem: 5652)
Trong lá thư tháng Năm 2019 của Viện Nghiên cứu Phật học (Institut d' Études Bouddhiques) tại Pháp, ngoài các mục thường lệ về nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy, giới thiệu sách báo mới, trong phần tin tức còn có một bài liên quan đến tình trạng Phật giáo tại Trung quốc: "Lá bài Phật giáo tại Trung quốc" (Chine: l' enjeu du Bouddhisme). Dưới đây là phần lược dịch và nếu cần tra cứu bản gốc của tài liệu này thì xin quý độc giả ghé vào trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học:
23/05/2019(Xem: 4448)
Hiện nay, bề mặt nổi, thực sự PG phát triển về cơ sở vật chất lẫn lượng số tu sĩ, nhưng đó không phải là điều đáng mừng khi mà nội lực PG, những tu sĩ nặng về học hàm, học vị, kiến thức và quyền lực, quyền lợi hơn là chuyên tu. Thậm chí đưa đến nhiều tai tiếng không cần thiết như thời gian qua. Một vài cơ sở tự viện có tầm vóc là điều cần thiết, nhưng không cần thiết có quá nhiều chùa mọc lên không mang vẻ nghệ thuật, không toát lên sinh khí Thiền vị đang chen chúc chìm sâu giữa các cao ốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]