Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếc Thương Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu

05/09/201206:06(Xem: 1841)
Tiếc Thương Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu

TIẾC THƯƠNG
CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
Trần Văn Khê

Mặc dầu biết rằng Hòa thượng Minh Châu sức rất yếu, tuổi rất cao, bịnh rất nặng không còn sinh hoạt được như xưa, thì việc Thầy viên tịch là lẽ thường của sanh tử. Nhưng khi nghe tin Thầy từ nay đã vĩnh viễn ra đi, không còn có thể đến thăm Thầy tại thiền viện Vạn Hạnh nữa, tôi cảm thấy nhói tim mà không cầm được giọt lệ.

Trong giây phút xúc động bồi hồi, tâm trí đưa tôi quay ngược dòng thời gian trở về thời quá khứ, lúc tôi mới bắt đầu gặp và biết đến Thầy năm 1965 tại Valras Plage (Pháp quốc). Tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe báo tin Thầy Minh Châu – một vị cao tăng của nước Việt Nam đặc biệt đến gặp tôi tại Valras vì có việc rất cần, muốn tìm tôi để cùng thảo luận…

Trong lúc đang bận rộn rất nhiều việc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp và Hội đồng quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO, công việc lại không có liên quan đến những Phật sự Phật giáo, bản thân tôi cũng không phải là Phật tử, cho nên tôi không hiểu có việc gì quan trọng mà một vị Thầy lớn như Thầy Minh Châu lại tìm đến tận nước Pháp xa xôi này. Khi gặp mặt, Thầy Minh Châu cho tôi biết rằng Thầy sắp lập một viện đại học Vạn Hạnh, mà trong đó Thầy định sẽ có một khoa về Việt Nam học (chuyên dạy về văn hóa Việt Nam) song song với việc giảng dạy Phật học cho hàng tăng ni, Phật tử. Thầy muốn mời tôi về cộng tác với Thầy và đảm nhiệm việc giảng dạy Âm nhạc truyền thống tại viện này. Tôi rất cảm động khi nhớ lại hình ảnh Thầy Minh Châu không hề quản ngại gian khổ, lặn lội đường xa hàng ngàn cây số, bay từ Việt Nam sang Paris, rồi từ Paris phải đổi 2 lần xe lửa đến Valras Plage để tìm một người cộng sự mà Thầy nghĩ là đắc lực, ngỏ lời mời tôi về dạy học tại Việt Nam. Tôi rất kính phục việc làm của Thầy Minh Châu, không những lo nghĩ cho việc giáo dục – đào tạo về Phật học mà còn lo nghĩ về vấn đề văn hóa dân tộc, muốn tinh thần dân tộc luôn luôn song hành cùng đạo pháp. Tuy nhiên, trong thời điểm đó, từ việc nghiên cứu âm nhạc đến việc giao dịch quốc tế trong lãnh vực âm nhạc của tôi đang tiến triển rất tốt, và một khi công việc của tôi được giới chuyên môn nhìn nhận, thì tôi sẽ có cơ hội để góp tiếng nói của mình giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam một cách hữu hiệu, đồng thời có thể góp phần làm cho thế giới hiểu được giá trị văn hóa Việt Nam. Thầy Minh Châu nghe vậy rất thông cảm với ý định của tôi.

Tuy vẫn tiếp tục ở bên Pháp, nhưng năm 1967, khi Nhà xuất bản Labergerie muốn thực hiện một Bách Khoa Từ Điển về “Âm nhạc tôn giáo trên thế giới”, trong nước ta lại đang thời kỳ chiến tranh nên không có một chuyên gia nào đồng ý gởi một bài về âm nhạc tôn giáo tại Việt Nam, thì tôi được ban biên tập khẩn khoản yêu cầu tôi viết một bài về âm nhạc Phật giáo để Việt Nam có thể góp mặt với các quốc gia khác trong từ điển. Ngoài sự giúp đỡ trực tiếp của hai Thầy Thích Nhứt Hạnh và Thích Thiện Châu đang có mặt tại Paris, còn có sự giúp đỡ từ phía Việt Nam của Thầy Thích Minh Châu khi Thầy yêu cầu Ban nghiên cứu Đại học Vạn Hạnh gởi cho tôi những tư liệu về nghi lễ Phật giáo.

Đến năm 1974, khi có dịp ghé lại đất nước Việt Nam trong lúc đi dự hội nghị bên Úc châu, tôi đã được Thầy Minh Châu mời thuyết trình về “Âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam” tại Đại học Vạn Hạnh, cùng với sự tham dự của các vị tu sĩ, nhân sĩ trí thức và báo giới Saigon lúc bấy giờ. Lần đó, tôi được đích thân Thầy Minh Châu trao tặng món quà kỷ niệm và mời tôi cùng uống trà đàm đạo sau buổi diễn thuyết.

thichminhchau-0107thichminhchau-0106thichminhchau-0105thichminhchau-0104thichminhchau-0103thichminhchau-0102

Những hình ảnh kỷ niệm buổi nói chuyện nhạc truyền thống

tại Viện đại học Vạn Hạnh 1974 với sự chủ trì của Hòa thượng Thích Minh Châu

(Ảnh tư liệu Trần Văn Khê)

Trong câu chuyện trà đàm với Thầy Minh Châu, tôi mới bắt đầu biết thêm về quá trình tu tập của Thầy, từ lúc Thầy sang Ấn Độ du học và đỗ bằng Tiến sĩ Phật học về kinh tạng Pali, cùng ý định của Thầy phiên dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt những bộ kinh tạng Phật giáo có giá trị cao.

thichminhchau-0108thichminhchau-0109

Trà đàm với Thầy Minh Châu (ảnh tư liệu Trần Văn Khê)

Trong những lần đi dự hội nghị quốc tế về Phật học, có lẽ Thầy thường nhắc tới tôi như một người bạn thân nên khi sang Mông Cổ với tư cách Trưởng đoàn Hội đồng quốc tế âm nhạc, sau khi tiếp tôi thì viện trưởng viện nghiên cứu Phật học tại Ulan Bato có nhờ tôi chuyển giao tới Thầy Minh Châu lời thăm hỏi nồng hậu mà nói rằng: “Tôi biết rằng Giáo sư là một người bạn thân của Hòa Thượng Thích Minh Châu nên tôi nhờ Giáo sư chuyển lời hỏi thăm của tôi đến Hòa Thượng”.

Sau khi nước nhà thống nhứt, mỗi năm tôi đi điền dã về nước đều có đến thăm Thầy Minh Châu để nói qua kết quả tôi đã thâu thập được trong mỗi việc làm của mình. Thầy Minh Châu rất quan tâm. Đến khi tôi ngỏ ý muốn dựng lại một nghi lễ cúng ngọ đúng theo phong cách Phật giáo miền Trung thì Thầy Minh Châu sẵn sàng liên hệ một dàn nhạc biết biểu diễn Đại Nhạc, Tiểu Nhạc theo phong cách cung đình Huế và đích thân Thầy Minh Châu chủ lễ. Thầy đã phái Thầy Tịnh Quang giải thích cho tôi tường tận mỗi bài tán, tụng được dùng trong nghi lễ và tôi được phép ghi âm ghi hình tất cả thời cúng ngọ. Nhờ vậy mà tôi hiểu rõ chi tiết nội dung và ý nghĩa của thời cúng. Sau buổi làm việc, tôi được mời thọ trai với Thầy Minh Châu tại chùa. Thầy Tịnh Quang tiếp tôi đến chiều để trả lời cho tôi về những điều tôi muốn biết trong nghi lễ Phật giáo.

Đến năm 1997, trong khóa đào tạo tăng – ni sinh lần IV của đại học Vạn Hạnh, với sự đề nghị của Ni sư Thích nữ Trí Hải, Thầy Minh Châu tổ chức một buổi giảng đặc biệt của tôi về “Những nét đặc thù trong cách tán tụng theo nghi lễ Phật giáo miền Trung” cho tất cả tăng ni trong đại học cùng tham gia. Có rất nhiều chư tăng ni, khách mời từ các chùa khác tới. Chính Thầy Minh Châu chủ trì buổi giảng và giới thiệu tôi một cách rất nồng hậu.

Khi Hòa Thượng Thích Thiện Siêu đến dưỡng bịnh tại Vạn Hạnh, tôi xin phép Thầy Minh Châu được vào hậu liêu để gặp Hòa Thượng thì Thầy Minh Châu cùng đi theo tôi để nói chuyện với Thầy Thiện Siêu. Cử chỉ của Thầy làm cho tôi rất xúc động vì mỗi khi tôi có dịp đến thiền viện, Thầy không bỏ qua một cơ hội nào để gặp tôi.

Khi Hòa Thượng Thích Thiện Châu viên tịch, có một buổi lễ truy niệm Hòa Thượng được tổ chức tại Đại học Vạn Hạnh, tôi có đến dự nhưng lúc đó tôi từ Pháp về nên đến chùa mà vẫn mặc Âu phục. Trong chánh điện có bàn thờ để chính giữa với di ảnh của Thầy Thiện Châu. Bên mặt, chư Hòa Thượng đều vận y phục chỉnh tề. Phía bên trái, mấy hàng ghế dành cho đại diện chánh quyền và quan khách mặc Âu phục. Khi dự lễ, tôi ngồi vào hàng ghế dành cho những người khách mặc Âu phục, thì Thầy Minh Châu liền cử một vị thị giả đến mời tôi sang bên hàng ghế dành cho chư Tăng để ngồi kế bên Thầy. Tôi hơi ngại vì mình không phải là một tu sĩ Phật giáo, cũng không mặc y phục theo nghi lễ như quý Thầy, nhưng Thầy Minh Châu đã nói rằng: “Cái áo không quan trọng. Giáo sư là bạn thân của Thầy Thiện Châu, lại là bạn thân của tôi, nên chỗ ngồi của Giáo sư phải là ở bên cạnh tôi”.Tôi vô cùng xúc động vì nhận thấy Hòa Thượng Minh Châu đối xử với tôi hết sức đặc biệt và nồng hậu…

Và gần đây nhứt, vào ngày 20.10.2011, tại Thiền Viện Vạn Hạnh, nhân dịp khánh tuế lần thứ 94 của Hòa Thượng Thích Minh Châu, tôi được mời tham dự buổi chiếu ra mắt bộ phim “Sen Vàng Ngát Hương” nói về cuộc đời của Thầy. Nhưng không ngờ rằng, lần đến Vạn Hạnh năm ngoái là lần mà Thầy và tôi không gặp nhau, do sức khỏe quá kém. Và đến nay thì vĩnh viễn không còn gặp nữa…

Hôm nay nhớ lại những sự kiện đã qua, tôi không chỉ tiếc thương một vị cao tăng có đóng góp rất lớn cho Phật giáo Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam mà còn nhớ thương một người bạn tuy không thường gặp nhau nhưng luôn quý trọng và hiểu nhau như những người tri âm tri kỷ.

Trần Văn Khê kính bái biệt.

Bình Thạnh, đêm mưa tháng Bảy Vu Lan năm Nhâm Thìn

01.09.2012

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2023(Xem: 2835)
CÁO PHÓ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con Gái, Chị, Mẹ của chúng con, chúng tôi là: Phật tử: ĐẶNG DIỄM THƯ Pháp danh: DIỆU HẢO Sinh ngày: 27/06/1979 (Kỷ Mùi) tại Rạch Giá, Kiên Giang Vãng sanh lúc 8am 13/06/2023, nhằm ngày 26/4/Quý Mão) tại Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng dương: 45 tuổi Chương Trình Tang Lễ: Tổ chức theo nghi thức Phật Giáo tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức, 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060. Lễ nhập liệm, Phát tang & thăm viếng: 6pm, Thứ Hai, 26/06/2023, sau đó bè bạn thân quyến thăm viếng đến 9pm. Lễ Động Quan & Hỏa Táng: 10am,Thứ Ba, 27/06/2023; 11am Linh Cữu Phật tử sẽ được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Fawkner, sau cùng gia đình thỉnh Linh ảnh & bát nhang về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. Tang Lễ được sự chứng minh & chủ trì: HT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyê
04/05/2023(Xem: 2184)
Hương linh Phật tử: TRẦN THỊ BÊ Pháp danh: BẢO HIẾU Sinh ngày: 4/9/1962 (Nhâm Dần) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc: 5:35am Thứ Năm 4/5/2023, nhằm ngày Rằm tháng 3 âm lịch Quý Mão tại Melbourne, Úc Châu Hưởng thọ: 62 tuổi Chương Trình Tang Lễ: Lễ nhập liệm, Phát tang: 04pm, Thứ Ba, 09/05/2023 tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức (105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060), sau đó bè bạn thân quyến thăm viếng đến 09pm. Lễ Động Quan & Hỏa Táng: 10am, Thứ Tư, 10/05/2023 sau đó Linh Cữu của Phật tử sẽ được đưa đi hỏa táng tại Crick Chapel, nghĩa trang Fawkner (từ 11 đến 12 giờ trưa) , sau cùng gia đình thỉnh Linh ảnh & bát nhang về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. Tang Lễ được sự chứng minh & chủ trì: HT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, ĐĐ Thích Đăng Từ cùng sự trợ niệm của Ban Hộ Niệm của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Liên lạc với Tang Quyến : Ms Bé: 0426 141 449; Ms Mina: 0404 062 230 Liên lạc: Allison Monkshouse Funeral Director: Ms Mai Lâm: 0413
27/03/2023(Xem: 1928)
Điện Thư Phân Ưu Tu Viện Quảng Đức vừa nhận được tin buồn Thân Phụ của Anh Chị Nguyễn Thanh Quang, Lê Kim Thanh, là: Lão Cư Sĩ NGUYỄN VĂN GẨM Pháp danh: MINH CHIẾU Vừa mãn phần ngày 25/3/2023 (mùng 4/2/Quý Mão) tại Melbourne, Úc Châu Hưởng đại thọ: 98 tuổi Thay mặt Đạo Tràng Tu Viện/ Trang Nhà Quảng Đức, xin chân thành phân ưu: Anh Chị Quang Minh Nguyễn Thanh Quang, Tâm Huệ Lê Kim Thanh Tâm cùng tang gia hiếu quyến. Thành kính nguyện cầu Hương Linh: Lão Cư Sĩ Minh Chiếu Nguyễn Văn Gẩm Vãng Sanh Cực Lạc Quốc
06/11/2022(Xem: 3000)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Chồng, Cha, Ông của chúng con, chúng tôi là: Phật tử: TRẦN VĂN TÂN Pháp danh: HUỆ THUYỀN Sinh ngày: 1952 (Nhâm Thìn) tại Mỹ Thọ Vãng sanh lúc 8pm ngày 05/11/2022 nhằm ngày 12/10/Nhâm Dần tại tư gia vùng Pascoe Vale, tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi Hưởng thọ: 71 tuổi. Chương Trình Tang Lễ: Tổ chức theo nghi thức Phật Giáo tại Vãng Sanh Đường Tu Viện Quảng Đức Address: 105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Tel: 9357 3544 Lễ nhập liệm, Phát tang & Hỏa táng: 10am-11am, Thứ Tư 09/11/2022 tại Joyce Chapel, Nghĩa Trang Fawkner (1187 Sydney Rd, Hadfield VIC 3060), sau cùng gia đình thỉnh Linh ảnh & bát nhang về làm lễ An Sàng và cúng thất tuần tại Tu Viện Quảng Đức. Tang Lễ được sự chứng minh & chủ trì của HT. Thích Tâm Phương, TT. Thích Nguyên Tạng, ĐĐ Thích Đăng Từ cùng sự trợ niệm của Ban Hộ Niệm của Tu Việ
04/06/2022(Xem: 2504)
Thành kính nguyện cầu Chơn Linh : NI CÔ THÍCH NỮ LIÊN THIỆN Pháp danh: Ngọc Lành, thế danh: Nguyễn Thị Nữ Sinh ngày 22/03/1923 (Ất Sửu) Viên tịch ngày 29/03/ 2022 (29/4/Nhâm Dần) tại Sydney, Úc Châu Mãn phần ngày 22/5/2021 tại Melbourne, Úc Châu Thọ thế: 98 tuổi. VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC
02/05/2022(Xem: 6284)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
14/07/2020(Xem: 15141)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được ai tin: Hòa Thượng Thích Phước Sơn (1937-2020) vừa thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/Canh Tý , Chủ Nhật ngày 07 tháng 6 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Hòa Thượng Thích Phước Sơn là một bậc cao tăng thạc đức, một nhà Phật học lỗi lạc, một dịch giả, tác giả nổi tiếng, một giáo thọ sư của nhiều thế hệ tăng ni Việt Nam. Chúng con thành kính nguyện cầu Hòa Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức Cựu học tăng tại Vạn Hạnh (khóa 3) TK. Thích Nguyên Tạng
18/04/2020(Xem: 4668)
Hòa thượng U Pannya Jota Mahathera, một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo hàng đầu ở Bangladesh, người sáng lập ngôi già lam Dhātu Jadi đã trút hơi thở cuối cùng và an nhiên viên tịch tại một bệnh viện tư nhân ở thành phố Hayogram vào sáng hôm thứ Sáu, ngày 10/4/2020. Hưởng thọ 65 tuổi.
02/01/2020(Xem: 7674)
Tưởng niệm 32 năm ngày mất của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ (1987-2019), mồng 6 tháng Chạp âm lịch, năm nay nhằm ngày 31 tháng 12 cuối cùng của năm 2019... Cha hiền của tôi đó, một thiện nam Phật tử, pháp danh Tâm Phát. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, đa năng với thơ-văn-nhạc-họa, nhưng rất khiêm cung, hoạt động lặng lẽ vào các thập niên 40-50-60 của thế kỷ trước, và luôn hoan hỷ chịu làm cái bóng mờ nhạt đứng thấp thoáng sau lưng người bạn đời thi sĩ, là Me tôi, cho đến những ngày cuối của cuộc đời...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com