- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Bậc Thầy của Trời Người .
( Bài pháp thoại chủ yếu tán dương Phật Bảo dựa vào nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của H T Thích Trí Thủ)
Bài pháp thoại trong mùa đại dịch COVID do Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng livestream ngày 24/6/ 2020 .
Từ lâu tôi thường được các Sư Nam Tông chỉ dạy nên niệm Ân Đức Tam Bảo là điều quan trọng nhất cho người Phật tử nhất là vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối tối để nếu có lỡ ra đi bất chợt thì sẽ nhờ tư lương này sẽ được luân hồi trong cõi tốt .
Nên khi nghe lại bài pháp thoại này tôi chợt nhận ra giữa các tông phái chỉ có Tam Bảo là ba viên Ngọc quý mà bất cứ học giả, hành giả dù có căn cơ nào cũng xuất phát chung một niềm tin tuyệt đối (tịnh tín)
Hôm nay bài pháp thoại được Giảng Sư trích trong nghi thức thứ hai như sau :
XƯỚNG: 2 – Chư Phật đại thánh tôn
Giác pháp vô bất tận
Thiên nhân chi đạo sư
Thị cố ngã quy y.
HÒA: Đệ tử chúng đẳng quy y Phật phước đức trí tuệ lưỡng túc thế tôn, thệ ngã đẳng sanh sanh vĩnh bất quy y thiên thần quỷ vật. (1 lạy)
Như vậy Đức Phật được tôn quý hơn cả trong hai giới trời và người Vì Người thường có khả năng đưa ra pháp vị những giáo nghĩa mầu nhiệm của một bậc Như Lai và một khi đã quy y với Tam Bảo ta sẽ không bao giờ nương tựa vào thiên thần quỷ vật nào của Tà phái ngoại đạo
Và sau đó Giảng Sư giới thiệu đến chúng đệ tử rằng chính Hòa thượng Thích Trí Thủ khi thọ trì tụng kinh Pháp Hoa đã có lời nguyện như sau:
"Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".
Phải chăng Giảng Sư muốn khuyên hàng Phật tử chúng ta khi trì tụng kinh Pháp Hoa cũng nên noi gương Hòa thượng phát nguyện ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, để cho việc đọc tụngbiên chép thọ trì kinh Pháp Hoa được viên mãn lợi ích hơn .
Với ký ức dạt dào khi nhớ đến Y Chỉ Sư của Thầy là HT Thích Đức Nhuận (1924-2002 ) mà Thầy đã về làm đệ tử khi Ôn Đức Nhuận sau 8 năm 1985-1993 bị bắt giam vì tội danh chống cách mạng Ôn đã về tĩnh tu tại chùa Giác Minh / Saigon quận 3 đường Trương Minh Giảng,
Giảng Sư đã khuyên chúng ta nên đảnh lễ Đức Ngài HT Thích Trí Thủ thật vắn tắt nhưng hết sức cung kính như lời dạy của Ôn Thích Đức Nhuận .
Nhất tâm đảnh lễ MA HA TỶ KHEO BỒ TÁT GIỚI thượng Trí hạ Thủ
… và cũng nhân đó tán dương và tri ân những người đệ tử phụ giúp vào việc ghi lại những bộ sách hiếm từng phát hành trong nội bộ nay đã được đánh máy lại và online trên trang nhà như quyển Phật Học Tinh Hoa và Đạo Phật và dòng Sử Việt .
Chúng ta cũng thật xúc động khi nghe TT Giảng Sư ngâm lời thơ xưng tán Phật Bảo của HT Thích Nhất Hạnh :
Phật Bảo sáng vô cùng
Đã từng vô lượng kiếp thành công
Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông
Sáng rực đỉnh Linh Phong
Trên trán phóng hào quang rực rỡ
Chiếu soi sáu nẻo hôn mông
Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng
Tiếp nối Pháp chính tông
Xin quy y thường trú PHẬT ĐÀ GIA
Thượng Toạ Giảng Sư cũng nhắc lại cách Lễ Phật của bài trước “Thân Tâm cung kính lễ “ để báo đáp trọn vẹn ân Đức Phật Bảo đồng thời tán dương chương trình làm việc một ngày của Đức Thế Tôn trong suốt 45 năm trường sau khi Thành Đạo đúng như những điều đã được HT Narada ghi lại trong “Đưc Phật và Phật Pháp “ như sau :
“Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, ngoại trừ những lúc cần phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có quy củ và mực thước. Đời sống bên trong là hành thiền, tĩnh tâm và chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài tự giác ngộ, rồi tận lực cố gắng giác ngộ người khác, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi phiền lụy của đời sống.
Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm giai đoạn:
1. Buổi sáng.
2. Buổi trưa.
3. Canh đầu.
4. Canh giữa.
5. Canh cuối.
1. Buổi Sáng:
Thường ngày, lúc còn tản sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần để Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hỗ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng một đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Thông thường, chính Ngài tự ý đi đến những người hư hèn, ô nhiễm, như tên cướp sát nhân hung tợn Angulimala và quỷ Dạ Xoa bạo tàn, ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Anathapindika (Cấp Cô Độc) và những bậc thiện trí như Sariputta (Xá Lợi Phất) và Moggallana (Mục Kiền Liên) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.
Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật – người mà các bậc vua chúa đều tôn sùng, kính nể và khấu đầu đảnh lễ mỗi khi đến trước mặt – đi trì bình khất thực trên các nẻo đường, khi thì một mình, lúc thì với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà, không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỷ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi trì bình trong thành Vesali.
Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ khưu hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ quy y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới, và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần Ngài để xin đề mục hành thiền thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban hành lễ xuất gia.
2. Buổi Trưa và Buổi Chiều
Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn quan sát thế gian, nhất là các vị tỳ khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các vị đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần được hỗ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.
Buổi chiều
Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một giờ. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảm hoàn toàn khác nhau, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhắm vào tri thức hơn là tình cảm.
3. Canh Đầu:
Từ sáu giờ đến mười giờ đêm là khoảng thời gian Đức Phật dành riêng để các vị tỳ khưu được tự do thỉnh cầu Ngài rọi sáng những hoài nghi của mình, hỏi về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin đề mục hành thiền, và lắng nghe thuyết giảng.
4. Canh Giữa:
Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đến hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong kinh sách có một đoạn, thường được nhắc đi lặp lại như sau: “Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên”. Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi lại trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm).
5. Canh Cuối:
Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần.
Trong phần đầu, từ hai đến ba giờ, Đức Phật đi kinh hành (cankamana).
Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt.
Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karunasamapatti), và rải tâm Từ đến khắp nơi, làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh.
Sau đó, Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và mở lòng bi mẫn, tự ý đến với họ để đem lại sự hỗ trợ cần thiết.
Người nghe sẽ thật thú vị khi Giảng Sư giải thích cách nằm nghiêng về phía bên phải của Đức Phật rất khoa học vì nó giúp cho không ác mộng và không bị thao thức trằn trọc mất ngủ.
Với kinh nghiệm gần gũi quý Chư Tôn Đức , Giảng Sư đã nhắc lại Trưởng Lão H T Thích Huyền Tôn đã bị mẫn tìm trong Đại Tạng Kinh để làm câu tâm chú Lăng Nghiêm bằng tiếng Phạn tròng vào cổ mang trước khi ngủ hoặc để trong gối nằm “ NAM MÔ TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA “ , người viết cũng được chị bạn thỉnh giùm một bản . Kính tri ân Đại Lão Hoà Thượng Tăng Giáo Chủ Thích Huyền Tôn .
Cũng trong thời khoá canh giữa của đêm, Giảng Sư dẫn chứng về nghĩa chuẩn Thiên Nhân Sư ( Bậc Thầy của Trời người) qua bài kinh Phước Đức hay còn gọi
Kinh Điềm Lành Lớn, hay Kinh Hạnh Phúc. Kinh này thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata) của Tiểu Bộ Kinh.
Cũng theo HT Narada thì bài kinh nổi tiếng nầy, thường được trì tụng trong các nước Phật Giáo, là một bài tóm tắt minh bạch và đầy đủ các điều luân lý của đạo Phật, cho cá nhân và xã hội.
Ba mươi tám điều phước đức trong bài đó là một hướng dẫn thiết yếu cho đường đời. Bắt đầu là “lánh xa kẻ xấu ác” vốn căn bản cho các tiến bộ luân lý và tâm linh, những điều Phước Đức đưa đến thành tựu một tâm ý vô tham, vô úy an nhiên. Hành trì theo các lời dạy trong bài kệ là một con đường chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia, và nhân loại.
Nhưng tôi thích nhất khi được biết 31 cõi mà từ phàm đến Thánh phải được trải qua trong Tam Giới ( Dục Giới - Sắc Giới - Vô sắc giới ) nên đã mầy mò ghi lại thêm để cùng các bạn tìm hiểu kính mời các bạn cùng xem cho vui thôi …
1- Duc giới gồm có 11 cõi : 5 cõi khổ trong dục giới và 6cõi thiện dục giới như sau :
1. Địa Ngục: Cõi này chỉ có mọi sự thống khổ chứ không có sự an vui, nơi mà các chúng sinh Tự Trừng Phạt do các Ác Nghiệp đã tạo. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định. 1 ngày của địa ngục bằng 2700 năm ở nhân gian chúng ta
2. Ngạ Quỹ : Chúng không phải là ma quỹ vô hình, chúng có sắc thân nhưng mắt người không thể thấy được. Chúng không có cảnh giới riêng và luôn luôn bị đói khát. Chúng sống ở nhiều nơi khác nhau, nhà dân, rừng núi, hang động hay các chỗ nhớp nhúa. . .1 ngày ở cỡi ngạ quỷ bằng 1 tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ họ , đoản mạng cũng phải mất ngàn tuổi
3. Súc Sanh : Các sinh vật đi ngang, bò đi, không đi thẳng như người, còn gọi là Bàng sanh, gần như là tất cả sinh vật bình thường trừ con người. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.
4. A-Tu-La: nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không chói sáng. Những chúng sanh này rất hung dữ, hay gây gổ. Loại A-Tu-La sanh ở đây không giống với loại A-Tu-La chư thiên chuyên gây chiến với chư thiên và sống ở cõi Tam Thập Tam Thiên. Cõi khổ có tuổi thọ không nhất định.
5. Cõi người : những người có tâm cao thượng, do đó phải hiểu rằng được làm người là rất khó, tất cả mọi đứa trẻ bình thường được sinh ra đều là những thiên thần, chính cuộc sống và những người xung quanh biến chúng thành quái dị, con người là cái gì đó rất thiêng liêng và cao quý.
—-6 tầng trời cõi dục
6. Tứ Thiên Vương : đây là cõi thấp nhất trong các cõi chư thiên. Tuổi thọ 9.000.000 tuổi người. Dưới nó còn có các chư thần thấp hơn như sơn thần, thổ địa, thánh mẫu . . . (thường 1 ngày của họ bằng 50 của chứng ta) thọ mạng 500 tuổi
7. Tam Thập Tam Thiên : Đế Thích cư ngụ ở đây. Sở dĩ gọi như vậy vì theo tích truyện có 33 vị dưới sự hướng dẩn của Đế Thích đã làm những việc thiện và được tục sinh tại đây. Tuổi thọ 36.000.000 tuổi người.
8. Dạ Ma Thiên (Yāma): Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Nơi đây mọi đau khổ đều được trừ diệt. Tuổi thọ 144.000.000 tuổi người.
9. Đâu Suất Đà Thiên (Tusita): những vị sống sung sướng. Theo tục truyền, vị Bồ Tác tương lai (Di Lặc) đang sống tại đây và chờ cơ hội thuận tiện để tái sinh làm người và thành Phật. Tuổi thọ 576.000.000 tuổi người.
10. Hóa Lạc Thiên (Nimmānarati): những vị sống hoan lạc trong những lâu đài tự tạo ra. Tuổi thọ 2.304.000.000 tuổi người.
11. Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranimmitavasavatti): những vị đem dưới quyền của mình các vật do các vị khác đã hóa hiện. Tuổi thọ 9.216.000.000 tuổi người.
2- Sắc Giới gồm 16 cõi:
Cõi Sơ Thiền Sắc Giới có:
Phạm Chúng Thiên . đây là cảnh giới thấp nhất. Những vị sanh ra ở đây là đồ chúng của Đại Phạm Thiên (Mahābrahmā). Tuổi thọ 1/3 Trụ Kiếp.
Phạm Phụ Thiên. những vị sanh ra ở đây sẽ là phụ tá cho Đại Phạm Thiên. Tuổi thọ 1/2 Trụ Kiếp.
Đại Phạm Thiên : các vị sanh ở đây có hình thái đẹp, hưởng nhiều hạnh phúc và sông lâu hơn các vị sinh trong 2 cảnh trời trên. Tuổi thọ 1 Trụ Kiếp.
Cõi Nhị Thiền Sắc Giới có :
Thiểu Quang Thiên .Tuổi thọ 2 Đại Kiếp.
Vô Lượng Quang Thiên . Tuổi thọ 4 Đại Kiếp.
Quang Âm Thiên Tuổi thọ 8 Đại Kiếp.
Cõi Tam Thiền Sắc Giới :
Thiểu Tịnh Thiên . Tuổi thọ 16 Đại Kiếp.
Vô Lượng Tịnh Thiên. Tuổi thọ 32 Đại Kiếp.
Biến Tịnh Thiên . Tuổi thọ 64 Đại Kiếp.
Cõi Tứ Thiền Sắc Giới có:
Quảng Quả Thiên. Tuổi thọ 500 đại kiếp.
Vô Tưởng Thiên . Tuổi thọ 500 đại kiếp.
Vô Phiền Thiên . Tuổi thọ 1.000 đại kiếp, nhóm cõi Phước Sanh Thiên.
Vô Nhiệt Thiên . Tuổi thọ 2.000 đại kiếp, nhóm cõi Phước Sanh Thiên.
Thiện Hiện Thiên . Tuổi thọ 4.000 đại kiếp, nhóm cõi Phước Sanh Thiên.
Thiện Kiến Thiên. Tuổi thọ 8.000 đại kiếp, nhóm cõi Phước Sanh Thiên.
Sắc Cứu Kính Thiên Tuổi thọ 16.000 đại kiếp, nhóm cõi Phước Sanh Thiên.
3- Vô Sắc Giới gồm 4 cõi.
Không Vô Biên Xứ Thiên . Tuổi thọ 20.000 đại kiếp.
Thức Vô Biên Xứ Thiên . Tuổi thọ 40.000 đại kiếp.
Vô Hữu Xứ Thiên . Tuổi thọ 60.000 đại kiếp.
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. Tuổi thọ 84.000 đại kiếp
Lời kết :
Kính đa tạ Giảng Sư đã cho con và đại chúng những tài liệu hữu ích về Đấng cha lành mà chúng con thường xưng tán
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa.
Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn
Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh
Làm lành, lánh dữ lợi quần sanh (3 lần).
Hoặc
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3)
Cuối cùng kính dâng Thầy vài vần thơ vụng về tri ân đến Thầy, vị Giảng Sư Uyên bác đã ban pháp nhủ cho hàng hậu học với những trải nghiệm thật viên mãn trên đường hoằng pháp .
Trân kính,
Mời thính chúng cùng nhau nghe pháp thoại
Do Giảng Sư tuyển chọn trong nghi thức …kính dâng
108 lời kính lạy Chư Phật, tôn Pháp, hiền thánh Tăng
Nhưng chứa đựng …
84 ngàn pháp môn trong Tam Tạng kinh điển
Chắp búp tay sen ngưỡng kính nguyện
Theo gương Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Giảng Sư
Khi thọ trì kinh cần tận dụng chút suy tư
Nhất là kinh Pháp Hoa ,
….. Bậc Thầy trời người đã khai tri kiến ,
Rằng …
"Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".
Kính đảnh lễ Giảng Sư …bài pháp thoại chứa đầy nội điển !!!!
Nam Mô kính xin quy y Phật phước đức trí tuệ lưỡng túc thế tôn, thệ ngã đẳng sanh sanh vĩnh bất quy y thiên thần quỷ vật.
Huệ Hương kính trình pháp
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
Gửi ý kiến của bạn