- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
“Thanh Tịnh Tu Đa La “
Một Bài Pháp Thoại Tuyệt Vời và Súc Tích thích hợp mọi thời mọi lúc cho mọi học giả được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng thuyết giảng vào ngày 23/6/2020 trong mùa đại dịch Covid.
Thật là một niềm hỷ lạc trào dâng trong tôi khi nghe đi nghe lại 2, 3 lần bài pháp thoại ‘”Thanh Tịnh Tu Đa La “mà Giảng Sư đã trích từ Kệ thứ 3 trong Nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ đã được livestream vào sáng 25/6/2020 trong mùa Đại dich .
Tôi rất mừng vì nay được nghe lại sau hơn một năm được đại duyên học pháp thoại online với một danh tăng đã từng tham dự tại Miến Điện trong những lần đại hội Phật Giáo và đã tiếp xúc với các vị Tam Tạng Pháp Sư (Tipitaka Masters) giúp tôi đã nhớ lại những lần viếng thăm các đại trưởng lão Hòa Thượng của Miến Điện trong dịp hành hương Miến Điện với TT Thích Tâm Thành vào đầu năm 2019, thế cho nên những gì TT Giảng Sư nhắc lại trong kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 6 chính xác như những gì mắt thấy tai nghe và càng cho tôi thêm phần ngưỡng mộ sự uyên bác của Giảng Sư.
Gần đây trên diễn đàn tin tức Phật giáo, rất đau buồn khi nghe tin chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar dù đã cam kết bảo vệ Phật Giáo nhưng họ đã phá hủy hơn 30 cơ sở tự viện trong vùng chủ yếu là Phật Giáo mà phần đông theo truyền thống Theravada nhưng chúng ta có thể làm gì?
Kính xin trở lại bài pháp thoại tuyệt vời chứa đựng nhiều ý nghĩa về Thanh Tịnh Tu Đa la với câu kệ thứ 3 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo như sau :
Nhất thiết thường trú
Thanh Tịnh Tu Đa La
Năng trù Thân Tâm tịnh
Thị cố ngã quy y
Đệ Tử Chúng đẳng Quy Y Pháp Ly Dục Thanh Tịnh Ngã đẳng sanh sanh,vĩnh bất quy y ngoại đạo tà giáo .
Giảng Sư giới thiệu đề tựa cho pháp thoại chính yếu nồng cốt trong 4 chữ Thanh tịnh Tu Đa La vì TU ĐA LA được dich từ chữ Sankcrit là Sutra và chữ Pali là Sutta có nghĩa là Kinh Điển (lời Phật day ) và toàn bộ câu kệ thứ 3 này được dịch nghĩa như sau:”Tất cả Pháp thương trú đều phát xuất từ kinh điển ( Lời Phật day ) và Thanh Tịnh vì có công năng chữa lành những phiền não khổ đau từ thân và tâm. Cho nên chúng con xin quay về nương tựa”.
Vì thế để ca ngợi Pháp Bảo HT Thích Nhất Hạnh đã xưng tán như sau:
Pháp bảo đẹp vô cùng
Lời vàng do chính Phật tuyên dương
Chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương
Pháp mầu nhiệm tỏ tường
Ghi chép rõ ràng thành ba Tạng
Lưu truyền hậu thế mười phương
Chúng con nay thấy được con đường
Nguyện hết sức tuyên dương
Xin quy y thường trú Đạt ma gia”.
Riêng các tự viện thì các Hòa Thượng thường xưng tán Pháp Bảo theo chư Tổ lưu truyền :
Khể thủ năng bạt sanh tử hiểm
Phổ kiệt ưu não tham si hải
Phá bỉ trần lao tội nghiệp sơn
Ngã kim quy lễ diệu Pháp bảo”
dich Việt
Pháp bảo vi diệu diệt phiền não
Phá trừ tội chướng như núi cao
Đưa chúng sinh thoát biển sinh tử
Chúng con đảnh lễ xin qui y
Phải nói là bài pháp thoại quá súc tích vì hội chúng sẽ được nghe về 5 nghĩa của chữ KINH đó là ( Xuất sanh—Hiển thị ---Tuyền dũng ---Thằng mặc và Kiết man )
Hẳn ai đã từng nghe pháp thoại Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thường các giảng sư đã giải thích 5 nghĩa của chữ Kinh này nhưng có lẽ với những thí dụ mà Giảng Sư lồng trong định nghĩa như chữ Tuyền là Suối khi nhắc đến Suối Tiên một thắng cảnh của đất Trầm Hương Nha Trang (quê nhà của Giảng Sư) đã làm người nghe thêm phần thú vị hoặc khi giải thích về chữ Kiết Man là những tràng hoa được tuyển chọn từ những loài hoa quý để dâng lên những bậc quyền quý khi xuất hiện, khiến ta hãnh diện khi nhớ lại đã một lần được choàng vào cổ khi vừa đến phi trường Dehli trong chuyến hành hương Tứ Động Tâm / Ấn Độ năm nào...
Cũng như khi nhắc đến kinh điển là phải nhắc đến 12 bộ kinh hay còn gọi là phần giáo mà Đức Thế Tôn thuyết giảng cho tăng sĩ và cư sĩ tại gia phù hợp khế lý khế cơ như sau:
Trường hàm, trùng tụng , kinh cô khởi
Thí dụ, nhân duyên, dữ tự thuyết
Bản sanh bản sự, Vị tằng hữu
Phương Quảng luận nghi cập khí biệt
Qua 12 bộ kinh này cho thấy chúng sinh đa bịnh nên Đạo Phật có đến 84 ngàn pháp môn để chữa bịnh phiền não của thân và tâm, và với trí tuệ siêu tuyệt của Đức Thế Tôn, Ngài đã tùy lúc dùng văn vần, văn xuôi, kệ cú và thí dụ tuyệt vời qua đủ dạng kinh .
Như người viết đã trình bày ở trên, với trí tuệ mẫn tiệp Giảng Sư đã ghi lại hình ảnh sống động của sáu lần kiết tập kinh điển mà chi tiết thật sâu sắc, chúng ta sẽ nhớ lại hình ảnh Ngài A Nan hối hận vì chưa chứng được A la Hán để rồi thổn thức, mệt mỏi để nghiêng mình nằm nghỉ rồi hoắc nhiên đại ngộ .... hoăc hình ảnh Ngài Ưu ba Ly khi được Đức Phật cho quy y trước 7 Vị Vương Tử mà Ngài đã cắt tóc theo hầu nhiều năm
“Đa văn chúng trung xưng đệ nhất
Chứng đạo thân ly tứ oai nghi
Kiết tập Như Lai chánh pháp tạng
Vĩnh tác nhơn thiên độ thế sư”.
Việt dịch
“Nghe nhiều nhớ kĩ nhất tăng đoàn
Chứng đạo tự như bốn oai nghi
Kết tập Tạng Kinh không thiếu sót
Vĩnh viễn làm Thầy độ nhân thiên
Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đệ Nhất Đa Văn Khải Giáo A Nan Tôn Giả
Đắc độ thân tiền thất vương tử
Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông
Hoằng dương Lục Giáo Tỳ Ni tạng
Vĩnh viễn nhân thiên độ thế sư
Nhất Tâm đảnh lễ Nam Mô Đệ Nhất Trì Giới Ưu Ba Ly Tôn Giả
Sau đây là chi tiết và thời gian của 6 lần Kiết tập
1/Kết tập kính điển lần thứ nhất: Sau khi Phật Nhập Diệt, Ngài Đại Ca Diếp kết tập Kinh điển lần thứ nhất dự định tại thành Tỳ xá Ly (nơi Ngài Duy Ma Cật thị hiện ) vì do lồ phát biểu vô trách nhiệm của Thầy Bạt Nan Đà với 499 vị A la Hán và phải chờ Ngài A Nan chứng đắc vào hôm sau để đủ túc số 500
Vừa khi chứng đắc Ngài A Nan đề nghi nơi kiết tập quá nhỏ nên dời về Thành Vương Xá Nước Ma Kiệt Đà và thỉnh Ngài Ưu Ba Ly trùng tuyên giới luật trước
Đặc biệt kỳ kiết tập này chư vị đã đọc 80 lần luật của Ngài Ưu Ba Ly vừa trùng tuyên gọi là Bát Thập Luật Tụng và Với Tạng Kinh mà Ngài A Nan trùng tuyên thì dùng chữ Như Thị Ngã Văn
2/Kết tập kính điển lần thứ nhì vào khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt do trưỡng lão Da Xá làm chủ trì có700 vị La Hán tham dự tại thành Tỳ Xá Ly.
3/Kết tập lần thứ ba 218 năm sau Phật nhập diệt, do Vua A Dục bảo trợ cúng dường tứ sự và do Trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaputta - Tissa) chủ tọa và 1000 vị A La Hán tham dự tụng thuộc lòng Luật và Kinh
4/Kết tập lần thứ tư 400 năm sau Phật nhập diệt, có 500 vị La Hán, được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La, (kế Tân,nay gọi là Kashmir thuộc miền Tây Bắc Ấn Độ.) do Vua Ca Ni Sắc Ca bảo trợ . Vị chủ tọa cuộc kết tập này là: Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) với sự trợ thủ của Hiếp Tôn Giả, vào lúc này đã có kinh Phật dược viết trên lá bối lần đầu tiên
5/Kết tập lần thứ năm vào năm 1781 tức là sau 2015 năm Phật nhập diệt, Kết tập tại thủ đô Mandalay, Miến Điện có 2400 Tăng Sĩ đức độ tham dự; sau kỳ kiết tập, chính phủ Miến cho khắc 729 phiến đá những lời kinh cốt lõi
6/Kết tập lần thứ sáuđược tổ chức tại Miến Điện vào năm 1954- 1956 tức là sau 2500 năm Phật vào Niết Bàn kéo dài trong vòng hai năm. Sở dĩ phải tổ chức hai lần sau cùng tại Miến Điện là vì Ấn Độ đã bị Hồi giáo tấn công và phá hũy
Miến Điện hiện nay được xem là chiếc nôi của kho tàng Pháp Bảo vì vẫn còn gìn giữ truyền thống cho thi, đọc tụng thuộc lòng Tam Tạng kinh điển mỗi 5 năm và hiện nay có tất cả 11 vị Thánh Tăng được trao danh hiệu là Tipitaka Masters,( Tam Tạng Pháp Sư,) những vị này phải thuộc lòng Kinh, Luật và Luận hơn 70 ngàn chữ .
Tu viên Quảng Đức có thắng duyên được đón tiếp một vị Thánh Tăng thứ 6 trong số 11 vị . Ngài đến tham dự và tụng 1 thời kinh trong lễ bế mạc tuần lễ chiêm bái Phật Ngọc vào tháng 12 năm 2009 và sau đó ngày hôm sau Tu viện đã cúng dường Ngài buổi ngọ trai
Để kết thúc bài giảng tuyệt vời Giảng Sư đã ôn nhắc lại bài kệ di chúc tuyệt vời trong kho tàng kinh điển của Tổ Phước Hậu ( Vị Tăng Cang cuối cùng của Triều đại nhà Nguyễn đã được Vua Bảo Đại sắc phong ) với giọng ngâm thật truyền cảm.
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại chừng quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ
Giảng Sư đã nhấn mạnh đến chữ NHƯ nếu hiểu theo nghĩa Như Lai thì có hai nghĩa chính:
1- Về sự ...đó là Đức thế Tôn vị Thầy bổn sư của mình, nếu không có Ngài thì cuộc đời này khó biết đến sự Diệt khổ
2- Về Lý ...nhớ đến Ông Phật của chính mình( Phật Tánh, Chân Như). Trên đầu luôn khắc ghi Chánh Niệm và Tỉnh Giác
Hơn thế nữa chữ NHƯ còn có nghĩa là Như Thị nghĩa là nhìn vạn pháp như chúng đang là (như thị tướng, tánh, nhân, duyên, quả, ....bổn mạc cứu cánh ) để đừng đem quan điểm, quan niệm của mình mà nhìn đối tượng.
Lời kết:
Kính xin tán thán bài pháp thoại quá tuyêt vời đã được Giảng sư khai triển trong 5 chữ Thanh Tịnh Tu Đa La mà giờ giảng đã quá hơn 90 phút
Kính xin chúc mừng đến những ai được nghe bài pháp thoại này trong mùa đại dich và đã có niềm vui giải thoát từ dạo đó...
Kính dâng đến Giảng sư lời tri ân qua những dòng thơ vụng về và kính chúc Ngài pháp thể khinh an và trên đường hoằng pháp luôn là ruộng phước điền cho những người hữu duyên được nghe pháp thoại từ Thầy.
Kính trân trọng,
Niềm hỷ lạc dâng tràn sau bài pháp thoại
Chỉ năm chữ thôi...THANH TỊNH TU ĐA LA
Kiến thức về Pháp Bảo ...mở rộng tầm xa
Thánh A Nan đa văn và 6 lần kiết tập
Kính đa tạ Giảng Sư ...nguồn nội điển xuất nhập
Quảng bác biện tài ...khó gặp thời nay
Thiện xảo khả năng ...giới đức phơi bày
Pháp nhủ thấm vào từng tâm linh mạng mạch...
Ngưỡng phục Giảng Sư ...
.....đã tuyển chọn Nghi Thức được biên soạn!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Ma Ha Tỷ Khưu Bồ tát Giới Thượng Trí hạ Thủ
Huệ Hương
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng