Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ về các vị Thiền Sư qua bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trên Google Meet

15/01/202119:44(Xem: 13096)
Cảm nghĩ về các vị Thiền Sư qua bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trên Google Meet

TT Thich Nguyen Tang_3 vi thien su


CẢM NGHĨ VỀ CÁC VỊ THIỀN SƯ

 

       Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III.

      Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại qua hệ thống Google Meet online với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài:

 

- THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản)

- THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam)

- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)

 

      Thầy đã cho tôi hiểu sâu hơn lịch sử ra đời của THIỀN, đồng nghĩa với những gian khó vô cùng trong việc tu hành, truyền bá và sáng lập THIỀN TÔNG, xuất phát từ tình yêu thương vô bờ của quý Ngài muốn chúng sinh giảm bớt đau khổ của đời trần tục, muốn họ có lối suy nghĩ cao thượng hơn, sống cuộc đời thanh bạch không hề vọng tưởng, giảm những tham sân si của tam nghiệp, để người và người được sống trong hạnh phúc yêu thương, thế giới không có chiến tranh gây nhiều đau khổ cho nhân loại.

 

      Càng nghe về tiểu sử và cuộc đời hành thiền đầy gian nan trắc trở của các Thiền Sư, trong lòng tôi càng vô cùng cảm phục lòng TỪ BI của các Ngài, đồng thời ngọn lửa YÊU THƯƠNG như hừng hực bừng cháy trong tôi khi nghĩ về các em Đoàn sinh GĐPT. Mà hiện nay thế giới đang phải sống chung với con coronavirus thật nguy hiểm, nó đã chia cách xã hội, chia cách sự gần gũi các thành viên trong một gia đình ruột thịt huống chi gia đình Lam của chúng tôi. Thoắt đã tròn một năm, huynh trưởng và đoàn sinh chỉ thấy mặt nhau trên ZOOM, nhưng không đầy đủ số lượng như khi sinh hoạt thực tế tại chùa, nhất là các em Oanh vũ quá nhỏ để sử dụng internet học online, hơn nữa lứa tuổi này rất hiếu động không thể ngồi yên mà nghe giảng bài, dù chúng tôi hạn chế giờ học chỉ trong vòng 1:30' mà thôi. Là một huynh trưởng nỗi lo lắng ngày hôm nay làm sao thực hiện sứ mệnh của mình trong thời hiện tại. Tôi lo sợ các em từ đó dễ sinh ra giải đãi.

Ôi, thật khó khăn!!!

Nhưng suy nghĩ lại, nếu sau khi mình đã ra hết sức để phục vụ mà không được kết quả khả quan thì âu đó cũng là VẠN SỰ TÙY DUYÊN.

 

       Trình độ giáo lý Phật pháp của tôi chỉ ở Bậc Định do BHD GĐPT/ÂC tổ chức tu học liên tục ba năm và đã hoàn mãn cách đây hơn năm. Hôm nay được nghe youtube Thầy giảng cho các vị Huynh trưởng thâm niên hải ngoại. Song tôi cảm thấy rất thích thú, vì bài giảng của Thầy không những đã khai sáng tâm cho các Huynh trưởng, mà ngay chính tôi đã hiểu sâu hơn, thấm thía hơn về HIỂU và THƯƠNG. Muốn cho người hạnh phúc thì phải hành TỪ BI và tự mình cũng vậy. Đó là nhu cầu thiết yếu cho đời sống của chúng ta. Muốn vậy hãy quay trở về tự quán tâm mình trong phương pháp Thiền. Mặc dầu, hàng ngày và trong sinh hoạt GĐPT tôi cũng từng dạy các em thực tập ngồi Thiền, mà quý Tăng Thân làng Mai đã chỉ dạy  khi các vị về chùa vào dịp Tết Trung Thu hàng năm, nhưng suy nghĩ của tôi chỉ hạn hẹp là cho tâm thân các em và mình bớt động, chứ không ở một ý nghĩ cao cả như các Ngài.

 

Những câu nói để đời của các Thiền Sư:

 

Thiền sư Suzuki:

“Khi bạn tiếp tục thực hành ngồi thiền tuần này qua tuần khác, năm này sang năm khác, kinh nghiệm của bạn sẽ trở nên càng sâu thẳm, và kinh nghiệm của bạn sẽ bao trùm mọi sự bạn làm trong đời sống hàng ngày. Điều quan trọng nhất là quên mọi ý niệm có được, mọi ý niệm nhị nguyên. Nói cách khác chỉ thực hành ngồi thiền trong một tư thế nhất định. Chớ nghĩ đến điều gì. Chỉ ở yên trên đệm thiền của bạn mà không mong mỏi điều gì. Bấy giờ cuối cùng bạn sẽ lấy lại bản tánh chân thật của chính bạn. Nghĩa là, bản tánh chân thật của bạn lấy lại chính nó”.

Sư Ông Thích Nhất Hạnh:

“Quay lại và chăm sóc bản thân. Cơ thể bạn cần bạn, cảm xúc của bạn cần bạn, nhận thức của bạn cần bạn. Đau khổ của bạn cần bạn thừa nhận nó. Hãy về nhà và ở đó vì tất cả những điều này” - Thích Nhất Hạnh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14:

 “Mọi người đều có quyền được hạnh phúc nhưng không ai có quyền phá hủy hạnh phúc của người khác. Mục tiêu tồn tại không bao giờ có thể là làm cho bất cứ ai đau khổ” - Đạt Lai Lạt Ma.

 

        Với tôi những câu nói này như kim chỉ nam trong cuộc sống của mình, tuy kiến thức Phật học và khả năng còn nhiều hạn chế, nhưng với tư cách một Bồ Tát tại gia, một huynh Trưởng GĐPT tôi xin nguyện khắc ghi và đem Đạo đến với lứa tuổi trẻ, để khi lớn lên các em không những có TÀI mà còn có ĐỨC, là những công dân tốt phục vụ cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Và nhất là sẽ trở thành những Bồ-Tát hóa thân giúp cuộc đời ngày càng tươi sáng, đẹp đẽ và hạnh phúc hơn lên, giúp cho nền khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến đồng hành với đạo đức, để đem lại cuộc sống hòa bình cho nhân thế.

 

      Vô cùng tri ơn TT Thích Nguyên Tạng, đã vì chúng con mà bỏ rất nhiều thời gian trong bài giảng, đến nỗi giọng Thầy đã khàn mà vẫn dạy liên tục trong 3h với vẻ mặt tươi vui, hoan hỷ, đã lôi cuốn người nghe cảm thấy thích thú khi được hiểu sâu sắc hơn, tỉ mỉ hơn về tiểu sử, đời hành đạo của từng vị Thiền Sư đến từ các nước Nhật - Việt Nam - Tây Tạng đã cất công khai sáng, hoằng bá  THIỀN TÔNG ngày càng phát triển ở các nước phương Tây chỉ với hai chữ TỪ BI, và dạy con người hãy luôn sống tỉnh thức, biết quán niệm từng giây phút để trở về với chính mình. Có như vậy thì mới không còn vọng niệm để tiến đến Giác Ngộ Giải Thoát.

 

      Con xin thành kính cảm niệm công đức của Thầy. Xin cầu chúc Thầy luôn an thường mọi thời để đem Phật pháp hoằng truyền khắp nơi.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

Strasbourg le 14.01.2021

Htr. Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2012(Xem: 14074)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
06/06/2012(Xem: 15031)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 10846)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11428)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 24524)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
08/08/2011(Xem: 15760)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
06/08/2011(Xem: 16975)
Audio: Tăng Chi Bộ Kinh Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
08/07/2011(Xem: 14874)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
16/06/2011(Xem: 25873)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]