Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202210:58(Xem: 10048)
36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)



Đại ý Niết Bàn Kinh.

Bài pháp thoại giải thích kệ 36 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 28/7/2020 giữa mùa đại dịch COVID.
Kính bạch Giảng Sư,
Nhờ nghe bài pháp thoại về Cốt tủy kinh Bát Nhã và Diệu nghĩa Pháp Hoa kinh nên hôm nay nghe tiếp bài pháp thoại này, con rất tâm đắc khi Giảng Sư cho rằng Kinh Đại Bát Niết Bàn đứng một vị trí quan trọng, có thể nói là duy nhất, trong kho tàng kinh điển vì Kinh chứa đựng một cách cô đọng những điểm căn bản chính yếu của giáo lý đạo Phật.

Và đúng là điều bất ngờ khi được biết Kinh Niết Bàn ít được tụng niệm tại các chùa (và dường như Tu Viện Quảng Đức cũng không có).
Quả thật là một điều rất vi diệu khi TT Giảng Sư đã tuyển chọn nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ nhờ vậy chúng đệ tử mới có thiện duyên nghe được nội dung trọn vẹn những phẩm tinh yếu nhất của Kinh để mà áp dụng tu tập hành trì. Kính đa tạ và tri ân TT Giảng Sư,
Và đây là kệ 36 :
Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Sanh diệt dĩ diệt
Tịch diệt vi lạc.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Đại Niết bàn kinh hội thượng vô lượng thánh hiền. (1 lạy)
Các pháp hữu vi là vô thường,
Là các pháp có sinh có diệt,
Khi sự sinh diệt đã tiêu trừ,
Cảnh tịch diệt niết bàn hiện tiền.
HÒA: Một lòng kính lạy vô lượng Thánh Hiền trên pháp hội Phật nói Kinh Đại Bát Niết Bàn. (1 lạy)



Giảng Sư đã nhắc đến lời của Đai Sư Trí Khải khi nói đến thời gian thuyết giảng bộ kinh này là tám năm sau cùng chung với Kinh Pháp Hoa trong suốt 45 năm quảng bá giáo pháp của Đức Phật.

Với lời mở đầu được đọc trong phẩm Tự, GS đã minh chứng Kinh Đại Bát Niết Bàn (lời nói sau cùng của Đức Phật) chỉ thuyết trước khi Đức Phật viên tịch một ngày một đêm nhưng Ngài đã giải đáp đủ mọi thắc mắc của chúng sinh hơn thế nữa lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch rõ ràng.

Cũng nên nhắc lại trước đó ba tháng khi Đức Phật và một tăng đoàn đến thành Vesali (Tỳ xá ly) thì có một cuộc động đất nhẹ và Đức Phật đã giải thích về 8 nguyên do đưa đến động đất đó là (1-Tứ đại không thích hợp gió lộng, nước động, đất nương vào nước nên cũng động theo — 2- Khi có một tu sĩ đắc thần thông hoặc một chư thiên muốn ra uy —3-Khi Bồ Tát nhập thai mẹ —4-Khi Bồ Tát ra đời —-5- Khi Bồ Tát thành tựu Chánh Đẳng Giác —-6- Khi Đức Phật chuyển pháp luân —7- Khi Đức Phật quyết định nhập Niết Bàn —8- Khi Đức Phật vào Niết Bàn)

Và đại chúng đã chấn động tâm can vì biết Thế Tôn đã khởi lên ý định nhập Niết Bàn và vì vậy Ngài loạn báo chỉ trong ba tháng nữa ….
Và vì Thế Tôn đã già yếu nên đoàn đã đi chuyển về Kushinagar (Câu Thi Na) cách thành khoảng 450 dặm tuy Ngài không tuyên bố là sẽ nhập Niết Bàn tại đâu …có thể trở về quê hương Ca Tỳ La Vệ chăng vì trên đường hướng về Câu Thi Na có ngã rẽ nhưng cũng có thể Ngài đã quá mệt mỏi lắm rồi suốt quảng đường dài Ngài đã dừng chân hơn 20 lần, thế cho nên điểm tới vẫn là thành phố Câu thi na vào đúng ngày rằm tháng hai .


Kinh Đại Niết Bàn do 3 tác giả phiên dịch (HT Thích Trí Tịnh - Cư sĩ Đoàn Trung Còn Và Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến nhuận văn vài in lại sau đó còn viết thêm một bài giới thiệu Tổng Quan Kinh Đại Niết Bàn.

Với hai quyển của Bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn đó HT Thích Trí Tịnh dịch thi toàn bộ
Kinh dày 1500 trang gồm tất cả 29 phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29 như sau:
01- Phẩm Tự
02. Phẩm Thuần Đà
03. Phẩm Ai Thán
04. Phẩm Trường Thọ
05. Phẩm Kim Cang Thân
06. Phẩm Danh Tự Công Đức
07. Phẩm Tứ Tướng
08. Phẩm Tứ Y
09. Phẩm Tà Chánh
10. Phẩm Tứ Đế
11. Phẩm Tứ Đảo
12. Phẩm Như Lai Tánh
13. Phẩm Văn Tự
14. Phẩm Điếu Dụ
15. Phẩm Nguyệt Dụ
16. Phẩm Bồ Tát
17. Phẩm Đại Chúng Vấn
18. Phẩm Hiện Bịnh
19. Phẩm Thánh Hạnh
20. Phẩm Phạm Hạnh
21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
25. Phẩm Kiều Trần Như
26. Phẩm Di Giáo
27. Phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên
28. Phẩm Trà Tỳ
29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi


Thật là một sự kinh ngạc khi thính chúng được GS đọc thuộc lòng 29 tên các phẩm và đã giải thích một cách sơ lược những phẩm ngắn gọn như phẩm Thuần Đà, Trường thọ , Danh Tự công đức tuy nhiên vẫn đủ ý chính mà Dức Thế Tôn muốn truyền trao thí dụ “Những ai có thiện duyên đọc được toàn bộ 2 quyển kinh trọn vẹn một lần cũng đủ Phước báu thác sanh vào cõi giới an lành thật ra khi đọc xong là ta đã có khái niệm Đức Phật đang dạy ta và ta chỉ cần áp dụng là sẽ giải thoát” hoặc những ai đã hành hương đến được Tứ động Tâm là có Phước đủ đi vãng sanh rồi …nhưng có ai biết đâu khi đến đó rồi ta sẽ có tín tâm và sẽ tu tập theo giáo pháp Ngài.

Cũng như thính chúng sẽ biết Đức Phật có kim cang thân bất hoại vĩnh viễn bất tử nên việc nhập Niết Bàn chỉ là thị hiện.


Nhưng điều tôi đã học hỏi được nhiều nhất và thích thú nhất trong bài pháp thoại hôm nay chính là phẩm Phạm Hạnh thứ 20 và Phẩm Anh Nhi Hạnh thứ 21 đã được Giảng Sư cho rằng quan trọng nhất đối với những học giả còn yếu như chúng đệ tử trong đạo tràng của GS.

Tôi lắng nghe và đã ghi chép rất cẩn thận về 7 yếu tố  mà một người tu phạm hạnh cần có:

1- Biết Pháp ( là biết 12 phần giáo: Trường hàng- Trùng tụng -Thọ ký- Cô khởi- Tự thuyết- Nhân duyên- Thí dụ- Bản sinh- Bản sự- Phương quảng- Vị tằng hữu- Luận nghị) và biết tất Cả giáo lý mà Đức Phật đã thuyết giảng trong suốt 45 năm như Tứ Diệu Đế và Giáo lý Duyên khởi.
2-Biết Nghĩa: Nếu Bồ Tát ở nơi tất cả văn tự ngữ ngôn biết rộng những ý nghĩa thời gọi là biết nghĩa.
3-Biết giờ Bồ Tát khéo biết trong những giờ như vậy có thể tu tịch tịnh, trong những giờ như vậy có thể tu tinh tấn, trong những giờ như vậy có thể tu xả định, trong những giờ như vậy có thể cúng dường Phật, trong những giờ như vậy có thể cúng dường Sư trưởng, trong những giờ như vậy có thể tu hạnh bố thí, trì giới nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật. Như trên đây gọi là biết giờ.
4- Biết tri túc Bồ Tát biết đủ đối với những việc dưới đây :Uống ăn, y phục, thuốc men, đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói, nín. Như trên đây gọi là tri túc.
5- Biết mình ị Bồ Tát nầy tự biết rằng ta có đức tin như vậy, có giới như vậy, có đa văn như vậy, có xả như vậy, có huệ như vậy, có đi đến như vậy, có chánh niệm như vậy, có hạnh lành như vậy, hỏi như vậy, đáp như vậy, như trên đây gọi là biết mình.
6-Biết người: Bồ Tát nầy biết những người đây là hàng Sát Đế Lợi, là hàng Bà La Môn, là hàng Cư Sĩ, là hàng Sa Môn. Nên ở trong chúng nầy đi đến như vậy, ngồi đứng như vậy, thuyết pháp như vậy, hỏi đáp như vậy. Như trên đây gọi là biết người.
7- Biết tôn biết ty: Bồ Tát Ma Ha Tát thế nào gọi là biết người bực tôn bực ty ? Người có hai hạng : Một là có tín tâm, hai là chẳng có tín tâm.
Bồ Tát phải biết người có tín tâm thời là người lành, người chẳng có tín tâm thời chẳng gọi là người lành.


Người có tín tâm lại có hai hạng: Một là người thường đến chùa chiền, hai là người chẳng đến chùa, Bồ Tát phải biết người đến chùa là lành, người chẳng đến chùa thời chẳng gọi là lành.
Người đến chùa lại có hai hạng : Một là lễ bái, hai là chẳng lễ bái, Bồ Tát phải biết người lễ bái là lành, người chẳng lễ bái thời chẳng gọi là lành.
Người lễ bái lại có hai hạng : Một là nghe pháp, hai là chẳng nghe pháp.


****Con rất tâm đắc chỗ biết nghe pháp nầy mà Giảng Sư đã chỉ rõ như sau:
Bồ Tát phải biết người nghe pháp là lành, người chẳng nghe pháp thời chẳng gọi là lành.
Người nghe pháp lại có hai hạng : Một là hết lòng lóng nghe, hai là chẳng hết lòng. Bồ Tát phải biết người hết lòng nghe thời gọi là lành, người chẳng hết lòng nghe thời chẳng gọi là lành.


Hết lòng nghe pháp lại có hai hạng : Một là suy gẫm ý nghĩa, hai là chẳng suy gẫm ý nghĩa. Bồ Tát phải biết người gẫm nghĩa là lành, người chẳng gẫm nghĩa thời chẳng gọi là lành.


Người gẫm nghĩa lại có hai hạng : Một là đúng như lời nói thật hành, hai là chẳng thật hành đúng như lời nói. Người thật hành gọi là lành, người chẳng thật hành thời chẳng gọi là lành.


Thật hành đúng như lời nói lại có hai hạng : Một là cầu quả Thanh Văn chẳng có thể lợi ích an lạc tất cả chúng sanh khổ não, hai là hồi hướng Đại thừa vô thượng, lợi ích mọi người làm cho đặng an lạc. Bồ Tát phải biết lợi ích mọi người làm cho đặng an lạc là điều lành vô thượng.
Và đây là ngời dạy mà trọn đời người tu phạm hạnh sẽ không quên

Nầy Thiện nam tử ! Như trong các châu báu, như ý bảo châu tốt đẹp hơn tất cả. Như trong các mùi vị, chất cam lồ là hơn hết. Bồ Tát nầy ở nơi trong hàng trời người là bực hơn tất cả không gì ví dụ được.

Như trên đây gọi là bực Đại Bồ Tát trụ nơi kinh Đại Thừa Đại Niết Bàn an trụ nơi bảy pháp lành. Bồ Tát trụ nơi bảy pháp lành nầy thời đặng đầy đủ phạm hạnh.
Nầy Thiện nam tử ! Lại có phạm hạnh gọi là từ, bi, hỷ, xả.


Riêng phẩm 21 Giảng Sư đã đó trong kinh và giải thích rằng chúng ta nên luôn luôn giữ tâm hồn trong trắng hồn nhiên như em bé còn nằm trong nôi thì phiền não nhiễm ô sẽ không bao giờ đến Và phẩm 29 cuối cùng về việc chia 8 phần xá lợi cho 8 tiểu quốc đã được Giảng Sư đọc lại trong kinh .
Thật là một bài pháp thoại quá súc tích và tuyệt vời. Kính tri ân Giảng Sư đã giới thiệu những phẩm tinh tuý nhất và tóm gọn đại ý đầy đủ cho người sơ cơ cho chúng đệ tử có cơ hội đọc lại toàn bộ một lần nữa sẽ đủ tư lương về cõi giới an lành như lời phó chúc của Đức Phật.

Lời kết:

Kính bạch Giảng Sư,
Từ khi đi hành hương Tứ Động Tâm / Nepal - Ấn Độ năm 2009 về không hiểu sao mọi việc tu học với con đều thượng thượng duyên và kinh sách gì con muốn thỉnh để tiện việc nghiên cứu và tu học đều có được một cách bất ngờ và hai quyển kinh Đại Bát Niết Bàn 1 và 2 do Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Tịnh dịch, cũng xảy ra thật vi diệu vì chính TT Thích Phước Thái trao tặng cho con qua lời giới thiệu của một đạo hữu bạn thân nhân dịp tham dự buổi thọ bát tại đạo tràng Chùa Quang Minh vào cuối năm 2010.

Sau đó năm 2012, HT Thích Từ Thông đã thuyết giảng trên 50 dĩa Mp3 về kinh này nhưng vì quá dài và thời gian quá eo hẹp của con nên con không thể nghe pháp thoại đến hết vì còn khoảng thêm vài chục MP3 nữa.

Sau đó con có đọc qua bài Tổng quan về kinh Đại Niết Bàn dài 100 trang của Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, con cũng ghi chép và đọc vài lần nhưng không chú ý đến phẩm Phạm Hạnh và Anh Nhi Hạnh như hôm nay được nghe pháp thoại “ ĐẠI Ý NIẾT BÀN KINH “.

Kính đa tạ Thầy với bài pháp quá tuyệt vời, kính xin phép Giảng Sư cho con được trích đoạn Anh Nhi Hạnh vào đây để làm phần tu tập trên đường Đạo cùng các bạn hữu.

Kính chúc Giảng Sư pháp thể khinh an và Phật sự viên thành.
Kính trân trọng,

° Về công hạnh, đức Như Lai không khởi dậy các tướng của pháp; không trụ yên, không vướng mắc nơi hết thảy các pháp; tuy thị hiện có đến đi nhưng thật không hề có sự dao động, thường trụ yên nơi Đại Niết-bàn; tuy vì hết thảy chúng sanh mà diễn thuyết các pháp nhưng thật không có chỗ thuyết giảng. Đứa trẻ thơ cũng có những điểm tương tợ như vậy, vì còn là trẻ thơ nên không khởi dậy, không trụ yên, không đến không đi, không nói năng thuyết giảng. Vì thế nên nói rằng công hạnh của Như Lai tương tợ như đứa trẻ thơ. Hơn nữa, đứa trẻ thơ chưa hề bị trói buộc bởi những khái niệm và tên gọi, đức Như Lai thì vượt ra khỏi sự trói buộc của khái niệm và tên gọi nên nói là tựa như trẻ thơ.


° Về sự giáo hóa, đối với đức Như Lai thì tất cả chúng sanh đều như những đứa trẻ thơ cần phải dẫn dắt, dỗ dành. Khi cần dỗ dành, dẫn dụ trẻ thơ, cha mẹ luôn phải dùng đến những món đồ chơi không có giá trị thật, như lá vàng, búp bê, ngựa gỗ... Như Lai giáo hóa chúng sanh cũng vậy, để dẫn dụ chúng sanh quay về với Chánh pháp cũng thường dùng đến những giáo pháp quyền thừa không rốt ráo chân thật, như dạy rằng sanh lên các cõi trời được hưởng khoái lạc, rằng có các quả vị giải thoát trong Hai thừa... Nhưng thật ra thì các cõi trời cũng là xoay vòng trong sanh tử, nào có gì khoái lạc? Chỉ có một quả vị giải thoát rốt ráo là quả Phật, không thật có những quả vị trong Hai thừa...


Kính đa tạ Giảng Sư,
Bài pháp thoại giúp vững mạnh tịnh tín
Nguyện bỏ các loạn tướng, Anh Nhi hạnh trở về
Lắng nghe lời giảng dạy cốt tủy …phá mê
Sẽ hoan hỷ an lạc, khi biết nghe pháp!


Như thật tu tập tiến trình đến ..Giải thoát,
Suy nghiệm về Sự, lý viên dung cách nhiệm mầu
Gội rửa cấu uế trong tâm, tập khí đã lâu
Kính đa tạ …Phẩm Phẩm hạnh thành tựu công đức!


Lợi ích nghe pháp thoại …gần gũi thiện tri thức
Chiêm nghiệm được chỗ đứng mình thật rõ ràng
Áp dụng Từ, Bi , Hỷ, Xả
…..thấy được Tứ tướng Niết Bàn
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, chân thường luôn hằng hữu,
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Huệ Hương kính trình pháp




***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2021(Xem: 16730)
Đức Phật Ca Diếp 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Kính bạch Sư Phụ, Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 21 về Đức Phật Ca Diếp trong nghi thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ của Đức Phật Ca Diếp để lại cho đời như sau: Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Ca Diếp Phật.
22/01/2021(Xem: 13132)
Đức Phật Câu Lưu Tôn 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 10/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 19 ĐỨC PHẬT CÂU LƯU TÔN Thí như phong thái hoa Bất hoại sắc dữ hương Đản thủ kỳ vị khứ Tỳ kheo nhập tụ nhiên Bất vi lệ tha sự Bất quán tác bất tác Đản tự quán thân hành Nhược chánh nhược bất chánh. Nhất tâm đảnh lễ Câu Lưu Tôn Phật. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
21/01/2021(Xem: 11997)
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm 09/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ thứ 18 ĐỨC PHẬT TỲ XÁ PHÙ Bất báng diệc bất tật Đương phụng hành ư giới Ẩm thực tri chỉ túc Thường lạc tại không nhàn Tâm định lạc tinh tấn Thị danh chư Phật giáo. *** Không chê cũng không ghét Nên vâng giữ giới luật Ăn uống vừa biết đủ, Lấy nhàn tịnh làm vui, Tâm định tĩnh, tinh tấn, Đó là lời Phật dạy. Nhất tâm đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 11677)
Đức Phật Thi Khí 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 08/07/2020 (18/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 17: ĐỨC PHẬT THI KHÍ Thí như minh nhãn nhơn Năng tị hiểm ác đạo Thế hữu thống minh nhơn Năng viễn ly chư ác. Nhất tâm đảnh lễ Thi Khí Phật. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
20/01/2021(Xem: 13253)
Kinh Vô Lượng Thọ (Giọng tụng: TT Thích Trí Thoát)
20/01/2021(Xem: 15824)
Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Giọng niệm: HT. Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 16322)
Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Giọng tụng: HT Thích Minh Tâm)
20/01/2021(Xem: 15551)
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có Ai thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Đồng sanh nước Cực-lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
20/01/2021(Xem: 15080)
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức - HT. Thích Minh Tâm Trì Tụng! Chí Tâm Đảnh lễ và tri ân Hoà Thượng Ân Sư Thích Minh Tâm🙏 Kinh Dược sư dạy: "Nếu có bốn chúng: Bật-sô, Bật-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai giữ tám phần trai giới, hoặc trong ba tháng hoặc đủ một năm để làm thiện căn, nguyện sanh thế giới Cực Lạc phương Tây, cầu nghe chánh pháp Phật Vô Lượng Quang, nhưng chưa quyết định. Nếu nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị đại Bồ-tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát, Bảo Đàm Hoa Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Di Lặc Bồ-tát, đứng ở trên không chỉ đường tiếp dẫn. Người tu tự nhiên thấy mình hóa sanh trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp, ở cõi An Lạc”. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT🙏 Nguyện đem công đức này Trang nghiêm Phật Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ tam đồ Nếu có kẻ thấy nghe Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]