Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế.🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷

08/05/202115:50(Xem: 16179)
Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế.🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷





Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, ngài không có rõ năm sanh và năm mất.

Ngài là Tổ thứ 63 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), thuộc đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiển Phái Lâm Tế.

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 231 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.

Thiền sư Thiên Kỳ Bản Thụy họ Giang, người Chung Lăng, Giang Tây, đến tham yết tổ Bảo Phong.
Một hôm, tổ Bảo Phong hỏi: “ông từ đâu đến”.
Ngài thưa: “bạch Hoà Thượng, con từ Tứ Xuyên đến”.
Bỗng nhiên tổ Bảo Phong chống nạnh sừng sộ:
-Tứ Xuyên lại có kẻ thế này ư?
-Không  có
-Sao lại không?
-Đây chẳng phải cảnh giới con!
-Vậy cảnh giới của ông thế nào?
-Chư Phật còn không biết, thì ai dám gượng lập danh?
-Ông đúng là kẻ chấp không!
-Quyết không sống trong hang quỷ!
-Chín mươi sáu loại ngoại đạo ở Tây Thiên, ông là số một đấy!

Sư Bản Thụy phất tay áo bỏ đi. Tổ Bảo Thụy trao bài kệ phó pháp:
   Tế Sơn đánh hét vẽ coi khinh
   Tha thiết từ đây sẽ mặc tình
   Trí thánh tình phàm đều tọa đoạn
   Đàm hoa rộ nở một cành xinh.

Sư Phụ giải thích lời đối đáp rất dữ dội, không ngăn ngại giữa Sư Bổn Thụy và sư phụ Bảo Phong:

-người tỉnh Tứ Xuyên tánh tình rất thẳng thắn, mảnh liệt. Ngài Bổn Thụy đã ngộ nên không thối tâm khi nghe Sư Phụ sừng sộ.

-ngài Bổn Thụy trả lời câu hỏi của sư phụ “cảnh giới của ông như thế nào?”.   “Chư Phật còn không biết, thì ai dám lập danh”.
Sư Phụ giải thích, Phật tâm chứng đắc là quả vị của thiền định, người có chứng đắc tự biết, như uống nước nóng lạnh như thế nào là tự người uống nước biết.

-Sư Phụ Bảo Phong nói: “ông đúng là kẻ chấp không!”.  Đức Thế Tôn có câu: “thà chấp có như núi Tu Di, còn hơn chấp không như hạt cải”.
Ngài Bản Thụy đáp: “quyết không sống trong hang quỷ”. Hang quỷ là cảnh giới ngoan không của ngoại đạo.
Tổ Bảo Phong bảo: “ông là số một trong 96 loại ngoại đạo ở Tây Thiên”.
Ngài Bản Thụy phủi tay ra đi. Tổ Bảo Phong trao bài kệ phó pháp cho Bổn Thụy:
         Tế Sơn đánh hét vẽ coi khinh
         Tha giết từ đây sẽ mặc tình
        Trí thánh tình phàm đều tọa đoạn
         Đàm hoa rộ nở một cành xinh.
Sư Phụ giải thích, cuộc pháp chiến giữa sư phụ Bảo Phong và đệ tử Bổn Thụy có cùng tiếng nói chung.

Sư Phụ giải thích “Lục Sư ngoại đạo”, chủ trương đạo lý chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn...

1. Phú-Lan-Na-Ca-Diếp: Ông chủ trương thuyết ngẫu nhiên, không tin luật nhân-quả, -Không-kiến-ngoại-đạo.

2. Lộ Già Da : chủ trương thuyết Cực-đoan-duy-vật-luận, cho rằng con người do đất, nước, gió, lửa hòa hợp mà thành, chết rồi là hoại diệt, thân tứ đại lại trả về chất tứ đại. Thuận-thế-ngoại-đạo.
3. Mạt-Già-Lê-Câu-Xá-Lê : chủ trương thuyết Cực-đoan-định-mạng-luận, cũng gọi là Tự-nhiên-luận hay Túc-mạng-luận. Tà-mạng-ngoại-đạo.

4. Ca-La-Cưu-Đà-Ca-Chiên-Diên: chủ trương thuyết Cực-đoan-thường-kiến-luận, phản đối thuyết Đoạn-kiến của Thuận-thế-ngoại-đạo. Thường-kiến-ngoại-đạo.

5. San-Xà-Dạ-Tỳ-La-Lê-Tử: chủ trương thuyết Vô-cầu, sở hành hằng ngày là tu tập thiền định. Theo ông, đạo quả giải thoát không cần tìm cầu, cứ để trải qua nhiều kiếp luân chuyển, tự nhiên sẽ đến kỳ sự khổ dứt trừ. Thí dụ như cái trục cất nước, khi quay hết dây thì gàu nước tự ra khỏi giếng. Ngụy-biện-ngoại-đạo.

6. Ni-Kiền-Đà-Nhã-Đề-Tử (Kỳ Na Giáo): chủ trương không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, giữ tịnh hạnh và không tham cầu. Đồ chúng xuất-gia của ông phần nhiều đều lõa thể, lấy tro bôi trát cùng mình, sống một cách cơ cực. PG gọi phái nầy là Vô-tâm-ngoại-đạo.

6 vị sư ngoại đạo này, mỗi vị có 15 đệ tử, cộng chung là 96 người, nên gọi là 96 96 thứ đạo giáo đã có mặt ở Ấn độ khoảng trước và sau đức Phật ra đời. Chư Tổ Sư PG có đúc kết 2 câu về 96 giáo phái này:

 “Cửu thập lục gia tà trí huệ
Bách thiên vạn kiếp thọ luân hồi”.

Có nghĩa là:

Chín sáu tà sư mê chánh trí

Trăm ngàn muôn kiếp chịu luân hồi


Sư Phụ giải thích câu: thà chấp có như núi Tu Di, còn hơn là chấp không như hạt cải”.
Chấp có như núi Tu Di, là chấp ngã quá nặng, quan trọng hoá sự việc.
Trong kinh Đức Phật có nói, hạt cơm của đàn na tín thí nặng như núi Tu Di.

Đức Phật nhắc người tu phải trân trọng của cúng dường. Sư Phụ kể câu chuyện, ngài A Nan khi giặt y của Đức Phật, gió nhiều, ngài lấy cục đá chân lên y vẫn bị gió thổi. Đức Phật dạy ngài A Nan lấy một hạt cơm trong bình bát để lên y, y nằm yên.
Đức Phật giải thích hạt cơm nặng như núi Tu Di, khi nhận của cúng dường thì phải lo tu, nếu không thì kiếp sau mang lông đội sừng trả nợ.


Chấp không như hạt cải, là chấp không có mọi thứ trên đời, không thiện, không ác, không phước, không đức, không có đời sau, không tin bất kỳ thứ gì, nên sống bất cần, nếu gặp trở ngại trong đời, dễ buông xuôi, bế tắt, tự cô lập, dẫn đến trầm cảm, tâm thần… Cụ Nguyễn Công Trứ, nhà thơ, một vị quan của 4 đời vua triều Nguyễn, có câu thơ, biểu tỏ sự chấp không:

“Kiếp sau xin chớ làm người 
 Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”

Ngược lại, Sư ông Nhất Hạnh dịch bài sám Quy Mạng đoạn sau, nhấn mạnh niềm an lạc, tìm cầu giải thoát  kiếp sau nếu như đời này chư liễu ngộ:

"
Kiếp sau xin được làm người,

Sinh ra gặp pháp sống đời chân tu
Dắt dìu nhờ bậc minh sư,
Nương vào chính tín hạnh từ xuất gia.
Sáu căn ba nghiệp thuần hòa,
Không vương tục lụy theo đà thế nhân.
Một lòng tấn đạo nghiêm thân,
Giữ gìn phạm hạnh nghiệp trần lánh xa".


Sư Phụ khuyên nên lập nguyện cho kiếp sau. Chấp có, chấp không chỉ trong vòng đối đãi. Chấp có như là phương tiện, không là cứu cánh, tạm mượn phương tiện để tu đạt đến giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Chiếc áo không làm nên Thầy tu, nhưng Thầy tu không thể thiếu chiếc áo.
Có là tạm có, không là không phiền não.
Quyết không ở trong hang quỷ là ngoan không, không chấp không.
Tổ Bảo Phong phó chúc cho ngài Bổn Thụy “Đàm hoa nở rộ một cành xinh “
Cuối bài giảng Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Thiên Kỳ Bổn Thụy của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.
Sư Phụ giải thích nghĩa:
-chữ “Xứ diệt” là cảnh giới giải thoát,
-câu “tâm không tiếng sắt đồng” là tâm vắng lặng không còn phiền não, câu “ có có lại không không” giống như ánh trăng dưới đáy nước, như câu thơ “có không bóng nguyệt lòng sông, ai hay có có không không là gì”.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp về sự ngộ đạo của Thiển Sư Thiên Kỳ Bổn Thụy rất dũng mảnh không thối tâm, dám đối đáp với sư phụ Bảo Phong đang sừng sộ, và ngài đã được sư phụ Bảo Phong phó pháp: “Đàm hoa nở rộ một cành xinh” rất nhẹ nhàng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     

233_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Ky Ban Thuy-1

 

Kiên quyết TRÁNH HANG QUỶ
( Chấp Không) liền được kệ phó chúc nối pháp! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ thứ 26 của Thiền phái Lâm Tế : Ngài Thiên Kỳ Bản Thụy . Kính ngưỡng phục Thầy quá đa đoan với Phật Sự và tiểu sử hành trạng lại quá ít , thế mà bài pháp thoại (Một giờ đồng hồ ) lại quá súc tích với nhiều dẫn dụ khiến chúng đệ tử tìm ra lối vào Cửa Không , nhưng vẫn sử dụng phương tiện Chấp Có mà không Chấp Ngã để dần bước đến Giác Ngộ , Giải Thoát tránh luân hồi ... Kính đảnh lễ và kính chúc Sức khỏe Thầy, HH




Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, 
Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng 
và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. 


Quê quán Tứ Xuyên, đề tài pháp chiến (1) 
Tỏ rạng nghiệp lớn anh hùng cứu cánh đã về tay 
Quyết không sống trong hang quỷ  dù chỉ một ngày 
“Đàm hoa rộ nở ...  Huyền ký và phó chúc ! (2) 

Kính đa tạ Giảng Sư : 
Tích sử thật ít nhưng đề tài Có, Không ... cao vút ! 
Ngay đến Chư Phật , bất khả thuyết bốn vấn đề (3) 
Chấp Có, nhà Thiền phương tiện .. khi mê 
Tuyệt đối Chấp Không ... Tà sư ngoại đạo (4) 

Và ngưỡng phục Giảng sư ....
Dẫn dụ Đời Đạo nhiều mẫu chuyện tuyệt hảo ! 
Ngài A Nan  hạt gạo trong bình bát lúc giặt y(5) 
Khuất Nguyên say, tỉnh -  đục, trong không hoà nhịp  ... tử ly !(6) 
Thiền Sư Từ Đạo Hạnh ...bài kệ cốt tủy Kinh Đại Bát Nhã ( 7)

 Tán thán công hạnh  Ngài Bản Thụy, quá vĩ đại, cao cả! (8) 
Mượn chữ gầm đối chát bày tỏ " Thấy Tánh "...đã xong ! 
Nối pháp  tiếp theo có Ngài Vô Văn - Minh Thông 
Tổ Hai Sáu, Tông Lâm Tế bèn an nhiên thị tịch 
Nam Mô Thiên Kỳ Bản Thụy Thiền Sư tác đại chứng minh ! 



Huệ Hương 
Melbourne 8/5/2021 




(1) Ngài họ Giang, tự Thiên Kỳ quê ở Chung Lăng thuộc Tứ Xuyên 

Ngài đến tham học với Tổ 25 Bảo Phong Mình Tuyên , 

Một hôm TS Bảo Phong hỏi : Ông từ đâu đến ? 

Đáp : Con từ Tứ Xuyên đến .

Bổng dưng Ngài Bảo Phong chống nạnh và sừng sộ “ Tứ Xuyên có kẻ như thế này ư? 

Đáp: Bạch Ngài không có .

TS Bảo Phong : Sao lại là không? 

Đáp : Đó không phải là cảnh giới của con .

Hỏi: Vậy cảnh giới của con là thế nào ?

Đáp một cách dõng dạc : CHƯ PHẬT CÒN KHÔNG BIẾT AI DÁM GƯỢNG LẬP DANH .

TS Bảo Phong : Ông đúng là kẻ chấp Không .

Đáp: Con quyết không sống trong hang quỷ !

TS Bảo Phong : 96 ngoại đạo ở Tây Thiên Ông là số một ! 

Ngài Bản Thụy không tranh luận nữa và đứng dậy phất áo ra đi 

Liền đó Sư Phụ ấn chứng và truyền kệ nối pháp 

(2)

 “Tế Sơn đánh hét vẻ coi khinh 

Tha, giết từ đây sẽ mặc tình 

Trí  Thánh, tình Phàm đều tỏ đoạn 

Đàm hoa rộ nở một cành xinh”

(3) Thế nào là bốn?

Phật Tâm- Phật giới của các đức Phật (pi. buddhavisaya), này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Thiền giới của người ngồi Thiền (pi. jhāna-visaya), này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ.

Quả dị thục của nghiệp (pi. kamma-visaya), này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ.

Thế giới Tâm-  Tâm tư thế giới (pi. lokacintā), này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

TĂNG CHI BỘ KINH, Chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được

(4) 

96 Tà sư ngoại đạo xuất phát từ sáu Trưởng lão ngoại đạo (Lục Sự ngoại đạo) 

  1. San-xà-da Tì-la-chi-tử (zh. 珊闍耶毘羅胝子, pi. sañjaya-velaṭṭhiputta): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi;
  2. A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la (zh. 阿耆多翅舍欽婆羅, pi. ajita-kesakambarin): chủ trương duy vật luận;
  3. Mạt-già-lê Câu-xá-lê (zh. 末伽梨拘舍梨, pi. makkhali-gosāla): chủ trương thuyết định mệnh;
  4. Phú-lan-na Ca-diếp (zh. 富蘭那迦葉, pi. purāṇa-kassapa): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy không quý trọng đạo đức;
  5. Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên (zh. 迦羅鳩馱迦旃延, pi. pakudha-kaccāyana): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản;
  6. Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (zh. 尼乾陀若提子, pi. nigaṇṭha-nātaputta): người sáng lập Kì-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.

(theo kinh Tạp A-hàm quyển 43, kinh Tiễn mao thuộc Trung A-hàm quyển 57).

(5) “Thời Đức Phật còn tại thế, trong hàng đệ tử Ngài có nhóm lục quần Tỷ-kheo thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dường. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ-kheo này, nhân dịp họ đang đứng trên bờ sông. Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan đem y của Ngài ra sông giặt. Nhưng kỳ lạ thay, khi Tôn giả bỏ chiếc y xuống nước thì nó cứ nổi lên mãi không thấm nước. Tôn giả tìm đủ mọi cách để nhận chiếc y xuống nước, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng chiếc y vẫn cứ nổi lên. Thấy lạ, Tôn giả liền bạch Phật nguyên do. Ngài dạy: “Con hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên thử xem sao!”. Tôn giả vâng lời Phật dạy liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát, bỏ lên chiếc y thì bỗng nhiên chiếc y từ từ thấm nước chìm xuống nước. Nhóm lục quần Tỳ-kheo đứng nhìn sự việc vô cùng kinh ngạc trước hiện tượng lạ lùng này, liền bạch hỏi Phật. Ngài đáp: “Này các Tỳ-kheo! Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dường nặng như núi Tu Di. Nếu các ông thọ nhận của tín thí cúng dường mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ”. Từ đó về sau, sáu vị Tỳ-kheo này không còn khen chê thức ăn ngon dở”.

Do đó, chư vị Tổ sư thường cảnh tỉnh hàng hậu học xuất gia:

Hạt gạo của thí chủ

Nặng như núi Tu Di

Đời nay không liễu đạo

Mang lông đội sừng trả.

( 6)

Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:

- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.

Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”

Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai  nghe chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ nên có tích truyện bánh trôi nước vào mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ )

(7) Thiền Sư Từ Đạo Hạnh nay còn được thờ tại Chùa Thầy và Chùa Thiên Phúc tại Hà Nội / Bắc VN 

(Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất tướng không
Hữu không nhu thủy nguyệt
Vật trước thị không không)

Có thì có tự  mảy mai 

Không  thì tất cả (thế gian) này đều không

Có không bóng nguyệt lòng sông 

Ai hay Có Có, Không Không là gì ? 

(8) 

Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong

Khởi tranh có có lại không không

Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ

Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông

Việc làm quân tử từ nay hết

Anh hùng nghiệp cả sớm thành công

Từ xưa tông chỉ chưa từng biết

Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng.

(Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)

 





***
thieu lam tu
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 11777)
Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni (Thập Chú)
26/07/2013(Xem: 19797)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 10833)
Niệm Phật
18/07/2013(Xem: 11748)
Trong Kinh A Hàm có ghi nhận rằng vào mùa An Cư thứ 7 (năm 583 trước TL) Đức Phật Thích Ca vận thần thông đến cung trời Đao Lợi để giảng pháp độ mẫu thân, chính vì thế mà Đức Phật đã vắng mặt tại Ấn Độ ba tháng, không gặp được Phật trong một thời gian dài như thế, nên Vua Ưu Điền (Udayana) trị vì kinh đô Kosambi, thương nhớ buồn khổ mà sinh bệnh. Các quan đại thần triệu tập các điêu khắc gia lừng danh đương thời, dùng gỗ chiên đàn ở núi Ngưu-đầu khắc một pho tượng thật giống như Phật, cao năm thước, dâng lên đức vua. Vua nhìn thấy pho tượng Phật, tưởng như gặp lại Phật, liền đảnh lễ chiêm bái, lập tức đức vua liền khỏi bệnh.
17/07/2013(Xem: 10813)
Thời Đường có một vị cao tăng được gọi là Ngộ Đạt Quốc sư. Trước khi nổi tiếng và được phong làm quốc sư, có một lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, vì thế những người khác đều lo mà tránh cho xa, chỉ có Ngộ Đạt quốc sư, thường thương xót mà chăm sóc cho ông ta, bệnh tình của nhà sư ấy cũng dần dần được khá lên. Sau này vào lúc chia tay, nhà sư ấy cảm kích và nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn, thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn mà tìm tôi. Trên núi đó có hai cây tùng mọc liền nhau làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở.”
11/07/2013(Xem: 8962)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua. Vậy Cơm Hương Tích là loại cơm như thế nào ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]