Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Ngài thuộc đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế.🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

17/03/202104:58(Xem: 17663)
Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Ngài thuộc đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế.🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️


 


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Từ Minh Sở Viên (986-1039), Ngài thuộc đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài họ Lý quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Khi chưa xuất ngài làm thư sinh, học văn chương. Đến năm 22 tuổi ngài phát tâm xuất gia ở Ẩn Tỉnh Tự ở Tương Sơn (thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay) được Mẹ ngài ủng hộ và khuyên con trai nên đi du phương tìm thầy học đạo. Nghe danh ở Phần Dương có Thiền sư Thiện Chiêu là một vị thiện tri thức bậc nhất, Ngài bất chấp mọi khó khăn trong thời chiến tìm đến Thầy học đạo. Thiền Sư Phần Dương thấy ngài liền thầm nhận cho nhập chúng.

Ngài ở đây hai năm hầu thầy, làm công quả nhưng chưa được nhập thất, mỗi lần Ngài vào tịnh thất thưa hỏi Phật pháp đều bị Sư phụ chửi mắng thậm tệ bằng những lời thô tục của thế gian. Một hôm ngài tự than rằng “Từ ngày đến đây tu học đã trải qua hai năm rồi mà không được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thế tục trần lao, năm tháng qua nhanh, việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuất gia." Sư phụ Phần Dương Thiện Chiêu nhìn thẳng vào mặt ngài và mắng: "Đây là ác tri thức, sao người dám bán đứng ta", rồi cầm gậy đuổi đánh. Ngài kêu la cầu cứu, Sư phụ Phần Dương liền bịt miệng ngài lại. Ngài bỗng nhiên đại ngộ và nói: "Mới biết đạo Lâm Tế vượt khỏi thường tình”. Và ngài ở lại hầu hạ Sư phụ Phần Dương bảy năm.

Sư phụ giải thích: Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu là thiền sư chuyên dùng thuốc đắng (lời thô tục, đánh đập) làm phương pháp giáo hóa, khai thị cho đệ tử, nếu đệ tử không vượt qua được thử thách cam go này sẽ mất lợi lớn.

Sau 7 năm hầu Thầy, Ngài được Thái thú Nghi Xuân là Huỳnh Tông Đán cung thỉnh về trụ trì Chùa Nam Nguyên. Sau khi trụ trì, Ngài thăng tòa dạy chúng: “ Tất cả chư Phật và pháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này ra”. Ngài dựng đứng cây gậy và nói: “Cái này là cây gậy của Nam Nguyên, cái gì là kinh ?”. Nói xong ngài xuống toà về phương trượng.

Sư Phụ giải thích, tất cả kinh do Đức Phật nói trong 45 năm đều hợp khế lý và khế cơ. Khế lý, nội dung của lời Đức Phật đặt trên nền tảng trung đạo, không dính vào sự đối đãi, dù mặt trời có tắt, mặt trăng có rơi, lời Phật dạy vẫn luôn là chân lý. Khế cơ, lời Phật dạy hợp từng căn cơ của tất cả chúng sanh bất cứ ở đâu, trời người địa ngục đều có thể tu tập đến giải thoát và giác ngộ, xuyên suốt vượt không gian và thời gian.

Kinh Phật dung chứa năm nghĩa:
1- xuất sinh, từ kinh Phật lưu xuất ra tất cả công đức thiện pháp nhiệm mầu. Sư Phụ nêu ra, ngài Lục Tổ Huệ Năng chỉ nghe 8 chữ vàng cứu khổ trong kinh Kim Cang:“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà cứu đời khổ lụy của Ngài.
2- Tuyền dũng: kinh như dòng suối chảy mạnh, làm trôi hết tất cả phiền não trong tâm.
3- Hiển thị: kinh làm rõ bày hết tất cả chân lý, pháp môn giúp chúng sanh tu tập để giải thoát.
4- Thằng mặc: kinh Phật là dây mực, thước đo, là tiêu chuẩn để ta nương vào mà tu, mà đo đạt lộ trình tu của mình để mà thăng hoa trên nẻo đạo.
5- Kiết man: kinh thu kết, thấu nhiếp tất cả pháp môn thiền, tịnh, mật, để chúng sanh nương vào đó mà tu tập để giác ngộ.

Sư phụ giải thích thêm: Thiền Sư Từ Minh chỉ vào cây gậy và bảo “Tất cả chư Phật và pháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này ra”, là trực chỉ cho chúng đệ tử nhìn thấy cậy gây ngay đó là nhận ra cái thấy của mình trong giờ phút hiện tại đó, là nhận ra “tất cả tam tạng”, nếu không nhận ra tánh thấy ngay đó thì đời mình vẫn luôn trầm luân đau khổ.

Về sau, Ngài về trụ trì Chùa Thạch Sương, ngài thượng đường khai thị: “Hương Nghiêm ngộ thế ấy là rõ ràng ngộ Như Lai thiền, Tổ sư thiền còn chưa thấy được. Hãy nói Tổ sư thiền có cái gì đặc biệt? Nếu nhằm trong lời nói mà nhận thì lừa bịp người sau. “.

Sư Phụ giải thích về Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền, tuy hai mà một, tuy một mà hai, tùy theo căn cơ, hoàn cảnh và trình độ của hành giả.
Như Lai thiền: hành giả phải qua quá trình tiệm tu mà đốn ngộ.
Tổ Sư thiền: là hành giả đốn ngộ do tiệm tu.

Như Lai thiền do Đức Phật giảng dạy trong suốt 45 năm theo tuần tự, người đệ tử phải tu tập “5 thiền chi”: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm, để đoạn trừ “5 triền cái”: tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, hoài nghi, đó là năm chướng ngại che mờ tâm trí, đưa đến luân hồi sanh tử.

Hoàn tất 5 thiền chi, hành giả sẽ chứng:
Sơ Thiền: không còn tham dục và ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất với trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
Nhị Thiền: diệt tầm tứ với trạng thái hỷ lạc do định sanh, chứng thiền thứ hai.
Tam Thiền: ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, xả niệm lạc thú, chứng và trú tầng thiền thứ 3.
Tứ Thiền: xả lạc khổ, diệt hỷ ưu, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng và trú thiền thứ tư.

Sư phụ cũng giải thích rõ: cùng lúc đạt tứ thiền, hành giả lần lượt chứng 4 quả vị Thanh Văn:
1/ Tu Đà Hoàn: hành giả phá trừ 3 kiết sử: Thân kiến, giới cấm thủ và hoài nghi (hành giả còn tái sanh 7 lần, thất lai)
2/Tư Đà Hàm: hành giả đã loại trừ: làm nhẹ dần 2 kiết sử: Dục và Sân hận (hành giả còn tái sanh 1 lần, nhất lai)
3/A Na Hàm: hành giả tận diệt sạch sẽ 5 hạ phần kiết sử: Thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi, tham dục và sân hận (hành giả không còn tái sanh nữa, bất lai)
4/ A La Hán: hành giả tiếp tục đoạn tận 5 thượng phần kiết sử còn lại: sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh, chứng quả A La Hán, đây là quả vị Thánh Thanh Văn, cao siêu cuối cùng, hành giả đã đạt được sự giải thoát giác ngộ viên mãn, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được tự tại như ý. Một vị chứng quả A La Hán sẽ có đầy đủ Tam Minh và Lục Thông, tuy nhiên, do phước duyên mỗi vị khác nhau, mức độ về Thần Thông có thể khác nhau.


Tổ Sư thiền, chư tổ Sư không dạy dài dòng, trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật. Tức tâm tức Phật, ngay tâm này là Phật, nhận ra Phật ngay tâm mình là Phật, là giải thoát.

Vào niên hiệu Bảo Nguyên, quan đại thần đô uý Lý Công, biết trước giờ chết, cho thỉnh ngài Từ Minh đến để từ biệt ra đi.
Sư hỏi: “thế nào là Phật tánh xưa nay”.
Quan đại thần đáp: “hôm nay nóng như hôm qua”.
Quan Lý công hỏi lại Sư: “một năm sắp đi như thế nào?”.
Sư bảo: “xưa nay không ngăn ngại, tuỳ chỗ mặc nhiên tròn”. Sư Phụ giải thích là tuỳ nơi để thọ sanh, giáo hoá.
Quan Lý công, giờ phút chót, vẽ hình tròn và làm bài thơ tặng Sư.
Quan Lý công vui vẻ thị tịch.

Vua Tống Nhân Tông cho lính hộ tống đưa Sư trở về. Thuyền đi giữa đường, Sư bảo thị giả: “ta vừa bịnh phong”. Thị giả nhìn thấy Sư bị méo mặt qua một bên. Thị giả nói: “tại sao lúc bình thường, Sư phụ quở Phật mắng tổ mà hôm nay lại bệnh như thế này ?”

Sư bảo: “đừng có lo, ta sẽ vì ngươi mà sửa lại ngay”, nói xong, Sư lấy tay sửa miệng lại ngay ngắn và nói: “từ nay về sau chẳng nhọc đến ngươi”.

Sư phụ giải thích: Sư là vị đã chứng ngộ, có thần thông, thị hiện thân bệnh để cảnh tỉnh chúng sanh.

Một năm sau, vào ngày mùng 5 tháng giêng năm 1041, Sư tắm gội, ngồi kiết già rồi từ biệt an nhiên thị tịch. Sư thọ thế 54 năm, 32 tuổi hạ.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về cốt tủy lời dạy của thiền sư Từ Minh Sở Viên về Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền, quả thật Phật pháp bất tư nghì, con nguyện phát tâm cầu học ngay từ hôm nay để lần theo bước chân của quý Ngài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 

 

213_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tu Minh





Sư Tử Lông vàng Tây Hà -Chỗ không Phật làm Phật !

(Chỗ chỗ đều Từ Thị - Cửa cửa thấy Thiện Tài )

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Từ Minh Sở Viên . Kính tri ân Thầy với những yếu chỉ để đạt được tứ thiền ...nhưng hiện giờ sơ thiền vẫn chưa dẫm chân vào được Thầy ạ, căn cơ quá thấp chưa hội chỉ biết tu Phước nhiều và giữ giới hầu có đủ thuận duyên kiếm chút Tuệ may ra có Định ...Kính chúc Thầy pháp thể khinh an ...Con, kính, HH 


Thư sinh, hai hai tuổi xuất gia cầu Đạo !

Bất chấp chướng ngại, giặc giả đến Phần Dương, 

Bị quở đánh “ Ác Tri thức” ....hai năm chẳng tỏ tường. 

Chợt ngộ đạo ...được bịt miệng khi kêu cứu !



“Đạo Lâm Tế vượt thường tình” ...nguyện trú, thủ !

Bảy năm dưới trướng được khuyến khích du hoá phương Nam, 

Dương Đại Niên , Lý Đô Uý kết bạn giao thâm 

Sư Tử Lông Vàng Tây Hà .... uy danh thật đúng ! 



Nhớ lời Sư Phụ, tìm Thiền Sư Hiểu Thông... thủ chúng 

Ba năm tại Đông Sơn, về đến Nam Nguyên

Giáo hoá thượng đường... "Phật ...Nước chảy cao nguyên ! 

Người trong cảnh " Theo dòng người chẳng đoái " .



“Nghe danh không bằng thấy mặt"  lộ bày khí khái !

Cao phong ...Sư  Ông Thần Đảnh vẫn  giật mình, 

“ Tịnh thất ngã “ đệ tử không bình tĩnh hoảng kinh 

Từ đấy tại Đạo Ngô, Thạch Sương, yếu chỉ kinh .... gậy ! 

An thân lập mạng triển khai Tam Huyền để ....THẤY

 "Gậy nằm ngang, khêu động cả càn khôn đại địa. 

Úp bát xuống, che đậy hà sa thế giới. "



Kính đa tạ Giảng Sư ...ý nghĩa chữ Kinh 

Tuyền dũng, Thằng mặc, Hiển  thị , Yết ma, Xuất  sinh, 

Còn chỉ rõ làm thế nào vào Lạc, Hỷ ...Định, 

Bài pháp thoại quá tuyệt vời ..tự  mình thanh tịnh 



"Chỗ chỗ đều Từ Thị.-Cửa cửa gặp Thiện Tài "

Chỗ không Phật làm Phật ...kiến tánh vui thay ! 

Sanh tử bình thường như khoác vào áo mới. 

Kính đảnh lễ Thiền Sư Từ Minh Sở Viên ... tạo niềm phấn khởi ! 



Đốn ngộ, tiệm tu  do bởi căn cơ 

Đích đến cứu cánh chẳng tột ...đến bao giờ ? 

Thuốc nhiều bịnh lắm, lưới dày cá đặc! 



Huệ Hương 

Melbourne 16/3/2021 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 3837)
Bộc lưu là ngôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn: làm sao vượt khỏi bộc lưu? Lúc đó đức Phật đang ở tại vườn Anàthapindika, tu viện Jetavana ...
29/03/2013(Xem: 15360)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Saigon Radio 890 AM Dallas TX (Quang Hưng & Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn TT Nguyên Tạng)
29/03/2013(Xem: 17256)
Chủ đề: Đại Trí - Đại Hạnh Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng giảng tại Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma, USA
09/01/2013(Xem: 4096)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học. Nhưng Thế Tôn năm xưa còn tại thế, đối với người tu khổ hạnh, chữ hạnh này đọc thanh thứ tư, đọc là “hêng”, đó là động từ, tức là đặc biệt tán thán tu khổ hạnh. Vậy có mâu thuẫn với những gì Phật nói không? Xin thưa với quý vị là không mâu thuẫn.
09/01/2013(Xem: 4229)
Chào chư vị đồng tu! Hôm nay chúng ta xem tiếp thượng bối vãng sanh, một đoạn ở trong chú giải. Cư sĩ hoàng lão dẫn mấy câu ở trong tịnh độ luận: “Vị Bồ đề tâm, tức nguyện thành Phật độ sanh, nhiếp thủ chúng sanh, vãng sanh tịnh độ chi tâm, thử tâm sơ khán tự giảo tiền tâm, dị ư phát khởi. Thực diệt bất nhiên, cái dĩ tịnh thổ vãng sanh pháp môn. Thực vi nan tín chi pháp, tín tâm vị sanh, hà năng phát tâm”.
17/11/2012(Xem: 14588)
Kinh Chánh Pháp Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
17/11/2012(Xem: 12390)
Kinh Duy Ma Cật do Bác Sĩ Minh Quang giảng
16/11/2012(Xem: 13270)
Phật Học Phổ Thông - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 14206)
Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
16/11/2012(Xem: 14547)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Da - do Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]