Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

22/01/202109:44(Xem: 9969)
Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 20 về Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài.

Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ lời dạy của Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni để lại cho đời:

Tâm mạc tác phóng dật

Thánh pháp đương cần học

Như thị xã ái sầu

Tâm định nhập niết bàn.

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.

Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt:

 

Tâm ý không buông lung,

Siêng tu học Chánh Pháp,

Trừ bỏ hết ái nhiễm,

Tâm định là niết bàn.

Một lòng kính lạy đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni. 

 


Sư Phụ giải thích: Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Koṇāgamana Buddha) là Đức Phật thứ hai trong số năm vị Phật của hiền kiếp, và là vị Phật thứ 5 trong số Bảy vị Phật quá khứ:

1/Phật Tỳ Bà Thi
2/Phật Thi Khí
3/Phật Tỳ Xá Phù
4/ Phật Câu Lưu Tôn.
5/ Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
6/ Phật Ca Diếp
7/ Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thân từ giòng dõi Bà La Môn, họ Kassapa. Phụ thân là Đại Đức (Yannadatta), Mẫu thân là Thiện Thắng (Uttarã). Vua trị vì thời đó có tên là Thanh Tịnh (Sobha). Kinh thành của vua Thanh Tịnh là Sobhavatĩ. Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni thành đạo dưới Ưu Đàm ((Ficus racemosa, udumbara). Hai đệ tử nổi tiếng của Ngài là Đại Đức Thư Bàn Na (Bhiyyosa) và Đại Đức Uất Đa Lâu (Uttara); đệ tử thị giả của Ngài là Đại Đức An Hòa (Sotthija).

 

Kinh Đại Bổn, A Hàm chép rằng vào thời đại giáo hóa của Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni là lúc tuổi thọ của loài người là 30.000 năm. Sau khi thành Phật, ngài thuyết bài pháp đầu tiên của mình cho một hội chúng gồm 30.000 tỷ kheo đắc quả.

Sư phụ có kể, Vua A Dục (Asoka) từng thăm viếng Gotihawa, Nepal và cho dựng trụ đá đánh dấu nơi đản sinh của Đức Phật Câu Lưu Tôn và Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni trong quần thể kiến trúc của thành Ca Tỳ La Vệ ở Devadaha và Ramagrama của Nepal ngày nay.

Vào ngày 30/11/2016, phái đoàn hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ do Sư phụ làm trưởng đoàn, đã đến chiêm bái nơi 2 Phật tích này, dù hiện tại 2 nơi này chỉ là phế tích nằm giữa cánh đồng lúa, phái đoàn rất xúc động khi lội qua bờ ruộng để đến chiếm bái nơi đây, trụ đá vua A Dục đã ngã xuống và bên cạnh phế tích Phật Giáo Nhật Bản có xây dựng 1 pho tượng Phật để gìn giữ 2 địa điểm Phật tích này, đó là:

- Kudan, là nơi đản sanh của Đức Phật Câu Lưu Tôn, Vị Phật hàng thứ 4 trong 7 vị Phật quá khứ. Và người ta cũng tin rằng sau khi Đức

 -Niglihawa, nơi kỷ niệm Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni đản sanh, là vị Phật thứ 5 trong 7 vị  Phật quá khứ.

 

Sư Phụ giải thích cốt tủy của bài kệ của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, rằng hành giả muốn thoát ly sanh tử luân hồi, đơn giản là áp dụng nguyên tắc này:
-tâm ý không buông lung.
-luôn siêng học giáo pháp.
-xã bỏ tham ái thì chấm dứt vòng sanh tử luân hồi.

Giữ tâm, đem tâm về một mối, tâm ý không buông lung là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là tâm không còn phiền não, tâm không phiền não là niết bàn hiện tiền xuất hiện ngay tại đây và bây giờ.

 

Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni ở thế kỷ xa xưa, lời Ngài giá trị thích ứng cho mọi thời, mọi quốc độ:
Tâm nhiểm ô thì khổ đi liền theo,
Tâm định thì niết bàn hiện tiền.

 

Kính bạch Sư Phụ, chúng con có phước duyên lớn, trong mùa cách ly vì đại dịch được Sư Phụ mỗi ngày đều cho mưa pháp về những vị Phật từ xa xưa trên nhiều ngàn năm, hương vị pháp Phật nhiệm mầu vẫn tồn tại lưu truyền qua từng thế hệ Phật cùng một vị là giải thoát đưa chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

 




20_TT Thich Nguyen Tang_Cau Na Ham Mau Ni





Tâm Định Đạt Niết Bàn !

Con kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni. Kính đa tạ Thầy đã đọc những lời dạy trong Qui Sơn cảnh sách khiến con tự nhủ thầm " Đừng để tâm buông lung phóng dật mà từ nay hãy tinh chuyên và cần mẫn siêng học Thánh Pháp nhất là Tứ Diệu Đế và Thập nhị nhân duyên . Kính tri ân Thầy và kính chúc Thầy được dồi dào sức khỏe , HH



Nghe  Pháp thoại về Phật Câu Na Hàm Mâu Ni 

Bao nhiêu tin tức thế gian ....chẳng muốn tìm suy 

Cốt tủy pháp ngữ khai thị:: Cần siêng học Pháp !

Ba thời sáu tiếng ...chú tâm lắng nghe ghi 

 

Nghe Thầy  đọc  lại Quy Sơn Cảnh  Sách ....suy ngẫm kỹ 

Ngọc Minh Châu ẩn tàng ( tự tánh Niết Bàn) ...chưa. tìm ra 

Tâm buông lung nhiều mối ... vọng tưởng chạy thật xa 

Đừng để đa đoan .. trọng xứ thiên trụy !!

Bài pháp thoại cho người hữu duyên đạt ý

Hạnh phúc thay ...vào thời đại Phật Giáo chấn hưng

Di sản Phật học Phổ thông cấp bậc 12 ...dừng 

Người liễu nghĩa, thực hành thoát vòng sinh tử !

Theo .....Phật Câu Na Hàm Mâu Ni tiểu sử

Cha Đại Đức , Mẹ Thiện Thắng họ Ca Diếp dòng Bà La Môn

Pháp hội đầu tiên... chứng quả ba vạn ... hơn 

Thư Bàn Na , Uất Đa Láu đệ tử thần túc 

Nhập  Vô dư Y Niết Bàn tuổi ba vạn đúng lúc 

Con Đạo Sư, thị giả An Hoà nơi Thanh Tịnh thành 

Dứt sạch ô nhiễm thân ngũ uẩn chẳng còn mang 

Tâm định vì vắng lặng não phiền vọng tưởng 

Tri ân Giảng Sư ... có phải chúng đệ tử được hân thưởng ? 

Khi Thầy kể về ba vị Thánh Tăng Việt Nam ***

Một đời hoằng pháp cho đến sức lực hư .. tàn 

Vẫn mỉm cười vì sứ mệnh truyền trao hoàn hảo ! 

Đa tạ Giảng Sư những lời dạy bảo 

Thực ra  cõi Cực Lạc ... tuy xa mà gần 

Lại còn chỉ rõ Niết Bàn ... trang thái của Tâm 

Và phân loại bốn thứ cuối cùng là ... Vô trụ xứ! 

Biển pháp  mênh mông ... 

Đại Tạng Kinh 60 năm toàn giờ học không hết chữ !!

Nam Mô Hiện Tại Hiền kiếp Đệ Nhị Thế Tôn Câu Na Hàm Mâu Ni 



Huệ Hương 


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2012(Xem: 6626)
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cươnglĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thườngniệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành.
01/04/2012(Xem: 5717)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
16/03/2012(Xem: 4166)
Xin xem kinh văn: “Do thành như thị chư thiện căn cố, sở sanh chi xứ, vô lượng bảo tạng, tự nhiên phát ứng”. Trước tiên chúng ta hãy học đoạn kinh văn này: “Như thị chư thiện căn”, đây là kinh văn ở phía trước đã nói, chỉ việc đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, các loại thiện căn. Thiện căn là năng cảm, cảm ắt có ứng, đây là đạo lý của cảm ứng đạo giao vậy. Người thế gian, bất kể là xưa hay nay, trong hay ngoài, không ai mà không mong cầu quả báo thù thắng. Tại sao cái quả báo này cầu không được vậy?
15/03/2012(Xem: 5886)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
15/03/2012(Xem: 6647)
Giới thiệu về bộ Lương Hoàng Sám Pháp Chủ giảng: Thích Nguyên Tạng *** Mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
11/01/2012(Xem: 24571)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/12/2011(Xem: 3504)
Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được đến đây tham dự buổi hội luận về vai trò hoằng pháp của người cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại. Như quý vị biết đạo Phật đã từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái.
08/08/2011(Xem: 15832)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
06/08/2011(Xem: 17022)
Audio: Tăng Chi Bộ Kinh Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
08/07/2011(Xem: 14913)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]