Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ khi nghe pháp thoại về Kinh Bát Đại Nhân Giác do TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng

12/01/202105:00(Xem: 12653)
Vài cảm nghĩ khi nghe pháp thoại về Kinh Bát Đại Nhân Giác do TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng

118_TT Thich Nguyen Tang_Kinh Bat Dai Nhan Giac


Vài cảm nghĩ khi nghe pháp thoại về Kinh Bát Đại Nhân Giác               
do TT Thích Nguyên Tạng thuyết giảng 
(  khoá học online cho Huynh trưởng & Đoàn Sinh Gia đình Phật tử Úc Đại  Lợi )


Vừa khi nghe thông báo trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức về buổi giảng của TT Thích Nguyên Tạng về Kinh Bát Đại Nhân Giác cho quý Huynh trưởng & Đoàn Sinh Gia đình Phật tử Úc Đại  Lợi, tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996  ...

Phải nói là việc học Đạo của tôi  rất là ....chủ quan, thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ...

Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe Thầy giảng hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!

Nào mời các bạn cùng theo tôi xuyên suốt buổi pháp thoại tuyệt vời này nhé ... Và nếu có dịp nghe lại mời các bạn kiểm soát giùm mình còn thiếu sót điều chi mà bổ túc ... hầu chúng ta có một tư liệu hữu ích cho đời tu học bạn nhé ! 

Vì đây là một bộ kinh gồm 8 điều đã được đúc kết trong những bài kính cô đặc từ lời giảng của Đức Thế Tôn 

Phải đợi nghe hết đến cuối giờ tôi mới ghi chép lại tóm tắt 8 điều đó là :

1- Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp theo Tứ Niệm Xứ 

· Thứ nhất: Giác ngộ thế gian vô thường, đất nước nguy khốn, bốn đại khổ không, năm ấm không ngã, thảy đều sinh diệt, hư dối không thật, tâm là gốc tội, thân thể biến hoại. Quán sát như vậy dần lìa sinh tử


2- Thiểu Dục 

· Thứ hai: Giác ngộ tham dục gốc khổ dẫn vào sanh tử, thiểu dục vô vi thân tâm tự tại. 


3- Tri Túc
 

· Thứ ba: Giác ngộ lòng tham không đáy, càng có càng cầu, càng thêm tội ác. Bồ tát ngược lại, ít muốn biết đủ, vui đạo quên nghèo, bồi đắp trí tuệ. 


4- Tinh Tấn 

· Thứ tư: Giác ngộ, lười biếng trụy lạc điều đáng tủi hổ, luôn luôn tinh tấn phá trừ phiền não, hàng phục tứ ma chống khỏi địa ngục giam hãm. 


5- Trí Tuệ
 

· Thứ năm: Giác ngộ, ngu si là đầu mối của sanh tử, Bồ tát chăm lo học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí huệ sớm đuợc biện tài, giáo hóa chúng sinh là niềm vui lớn. 


6- Bố Thí 

· Thứ sáu:Giác ngộ, nghèo khổ sinh hận tạo thêm duyên dữ, Bồ tát không oán không ghét người ác, oán thân bình đẳng


7- Yểm Ly ( Ly sanh Hỷ ) 

· Thứ bảy: Giác ngộ, dục là nguồn họa, còn ở thế gian, tâm không đắm dục, tâm chí hướng về chí hạnh xuất gia giữ hạnh thanh bạch, cầu hạnh thanh tịnh thương khắp mọi loài. 

8- Đại Từ Bi ( Phát Bồ Đề Tâm ) 

· Thứ tám: Giác ngộ, lửa sinh lửa tử, ngày đêm thiêu đốt, biển khổ không bờ, phát tâm độ sinh, thay hết chúng sinh, chịu vô lượng khổ khiến đều an vui. 

Đấy chỉ là tóm tắt lại để dễ nhớ  thôi ...còn bây giờ xin phép cho mình tường thuật lại những gì đã nghe và đã thu băng vào tâm thức bạn nhé ...

Gần sáu tháng qua , tôi đã quen và rất thích thú khi nghe pháp thoại của Thầy vì biết rằng Thầy sẽ lồng vào những kinh nghiệm của Thầy hoặc qua các tin tức trong và ngoài nước hay từ những mẫu chuyện của Túc Sanh truyện và Cao Tăng truyện ....có lẽ đây là một năng khiếu tuyệt vời của Thầy ...? Nhạo thuyết vô ngại chăng? 



Thật thế hôm nay Thầy đã kể về tiểu sử của tác giả  Đại Sư An Thế Cao người Ba Tư đã đến Việt Nam hoằng pháp vào khoảng 1070 Tây Lịch 

Bản tính tôi rất thích nghe chuyện thần thông và được biết Đại Sư đã tu chứng và có thể nhìn thấy lại những kiếp xa xưa tái sinh trong luân hồi sinh tử và mẫu chuyện người bạn thân có tánh sân si nhưng thích bố thí mới được trở  thành Thần Miếu dưới lốt con rắn mãng xà nhưng được cúng dường nhung lụa gấm vóc mà sau này khi được khai thị và giải nghiệp đã giúp Đại Sư xây chùa Đông Tự ở Quảng Châu ...

Hơn nữa quyển kinh này lại là tổng hợp tư tưởng của Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa vì nếu tôi nhớ không lầm trong bài pháp thoại về Mười Đại Đệ Tử của Phật khi thuyết giảng về Tôn giả A Na Luật Thiên Nhãn Đệ Nhất,  Thầy có nhắc đến kinh này 

Và khi bàn về ngũ dục thế gian ( TÀI- SẮC -DANH -THỰC - THUỲ ) Thầy đã ngâm bốn câu thơ mà tôi rất thích vì đã đước xem qua trong Ân Nghĩa Sinh Thành do Tu Viện Quảng Đức ấn tống trong mùa Vu Lan báo hiếu 2005 

Sá gì trong một danh xưng

Thế mà thiên hạ kẻ mừng người đau
Hoa hồng dù gọi thế nào
Thì hương vị vẫn ngọt ngào xưa nay

What’s in a name? that which we call a rose
By any other name would smell as sweet
(W. Shakespeare: Romeo and Juliet do GS Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức dịch)

Cũng như những thí dụ mà nay tôi mới biết đến cấp bực  của các huynh trưởng như  các cấp TẬP- TÍN-TẤN- DŨNG.

Kế tiếp khi giảng về Tinh Tấn, Thầy đã tận tình chỉ dạy về  3 loại tinh tấn và tứ chánh cần như sau 

1/Phi giáp tinh tấn: người tu phải mặc áo giáp tinh tấn để xông pha vào trận mạc, chiến đấu với ác pháp, tận diệt vô minh

2/Nhiếp thiện pháp tinh tấn: không những tận diệt ác pháp mà hành giả phải siêng năng làm tất cả những thiện pháp có thể

3/Lợi lạc hữu tình tinh tấn: hành giả phát đại bi tâm, bồ đề tâm vào đời để cứu khổ độ sanh, giúp họ an lạc và giải thoát

và giảng giải chi tiết 4 điều cần làm ngay bây giờ đến suốt đời sống này:

1/đoạn trừ điều ác đã phát sinh

2/ ngăn ngừa không cho những điều này phát khởi 

3/khởi tâm làm những điều thiện lành 

4/ đã làm những điều lành nên tiếp tục phát triển 


Thầy giải thích và minh họa 2 chữ tinh tấn, miệt mài mới có kết quả bằng 2 câu thơ dân gian của VN chúng ta, tôi rất thích thú vì ý nghĩa quá hay:

"Ví như nồi gạo mới vo

Bắt lên nhắc xuống ...bao giờ mới chín cơm"

Còn phải kể thêm về kiến hoặc và Tư hoặc mà mộtj người sơ cơ như tôi nay đã hiểu dễ dàng  này nhé, Thầy gọi Kiến hoặc là mù về cái Thấy của mình ....cái thấy  sai ấy bao gồm ( thân kiến, Biên kiến, Ác kiến, Tà kiến, Giới cấm thủ) và Tư hoặc là những tư tưởng nghĩ suy sai lầm tạo nên do căn bản phiền não ( tham sân si, mạn, nghi ....) 

Tôi phải lễ dài dòng như thế vì theo thiển ý tôi .....bài pháp thoại càng đi sâu vào lòng người thì phải một chút bình dân vui nhộn với những câu ca dao như :

Tâm như chong chóng giữa trời 

Phật thì niệm một , mười thì niệm ma

...........Khi giải thích về 4 loại Ma ( Phiền não ma- Thiên Ma, Tử Ma, Ngũ ấm ma) , 



Lời kết 

Kính đa ta và tri ân  TT Thích Nguyên Tạng đã đem lại lợi ích cho chúng đệ tử khi được livestream trên Facebook của Trang nhà Quảng Đức vì một người đã nghe được pháp thoại sẽ có năm điều lợi ích như sau :

1- Nghe những điều chưa được nghe

2- Phá tan những hoài nghi 

3- Làm tăng trưởng tín tâm

4- Làm cho tri kiến mình đi vào chánh kiến 

5- Tăng trưởng trí tuệ và là suối nguồn an lạc

Kính chúc Thầy pháp thể khinh an và nguyện sẽ thực thi được điều Thầy muốn truyền trao là GIÁO HOÁ NHẤT THIẾT CHÚNG SINH bằng cách phát đại bi tâm và tứ hoằng thệ nguyện mà Chúng sinh phải hiểu rộng thêm đó là những tham, sân, si, tật đố, ganh tỵ, giận hờn để cuối cùng chặt đứt hết mọi nhiễm ô đạt tới niềm vui lớn là ra khỏi vòng sinh tử luân hồi ! 

Kính đảnh lễ Thầy và kính xin tán dương công đức vô lượng của Thầy đã ban pháp nhủ hôm nay ! 



Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát 

Huệ Hương 







***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2012(Xem: 6626)
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cươnglĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thườngniệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành.
01/04/2012(Xem: 5719)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
16/03/2012(Xem: 4167)
Xin xem kinh văn: “Do thành như thị chư thiện căn cố, sở sanh chi xứ, vô lượng bảo tạng, tự nhiên phát ứng”. Trước tiên chúng ta hãy học đoạn kinh văn này: “Như thị chư thiện căn”, đây là kinh văn ở phía trước đã nói, chỉ việc đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, các loại thiện căn. Thiện căn là năng cảm, cảm ắt có ứng, đây là đạo lý của cảm ứng đạo giao vậy. Người thế gian, bất kể là xưa hay nay, trong hay ngoài, không ai mà không mong cầu quả báo thù thắng. Tại sao cái quả báo này cầu không được vậy?
15/03/2012(Xem: 5886)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
15/03/2012(Xem: 6648)
Giới thiệu về bộ Lương Hoàng Sám Pháp Chủ giảng: Thích Nguyên Tạng *** Mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
11/01/2012(Xem: 24575)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/12/2011(Xem: 3504)
Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được đến đây tham dự buổi hội luận về vai trò hoằng pháp của người cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại. Như quý vị biết đạo Phật đã từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái.
08/08/2011(Xem: 15840)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
06/08/2011(Xem: 17040)
Audio: Tăng Chi Bộ Kinh Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
08/07/2011(Xem: 14916)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]