Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn Giả A Na Luật, Thiên Nhãn Đệ Nhất (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

11/01/202108:39(Xem: 13071)
Tôn Giả A Na Luật, Thiên Nhãn Đệ Nhất (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về vị đệ tử thứ 7 trong 10 vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn, Tôn giả A Na Luật, là vị đệ nhất thiên nhãn.

Ngài A Na Luật xuất thân dòng dõi Sát đế lợi, em chú bác với Đức Phật Thích Ca.

Ngài A Na Luật xuất gia cùng với sáu vị vương tử, và cùng thời với Ngài Ưu Ba Ly, là một thợ hớt tóc cho bảy vị vương tử nầy.

Ngài A Na Luật có tướng đẹp, phong cách lịch lãm, hát hay và đàn giỏi.

Ngài A Na Luật khi chứng quả A La Hán, Ngài quán soi những kiếp quá khứ của Ngài từng là vua trời Đế Thích, rất giỏi âm nhạc.
Ngài có 15 kiếp ở cõi trời, 7 kiếp ở cõi người, một kiếp làm thú.

Ngài A Na Luật, một hôm đi khất thực qua một làng, Ngài bị lạc đường, trời tối, Ngài vào một nhà bên đường xin nghỉ một đêm.
Nhà nầy chỉ có một cô gái ở nhà. Cô gái đem lòng thương Ngài, không cho Ngài ra. Ngài ngồi thiền nhập định. Cô gái nhìn thấy Ngài nhập định có dung nghi như một thiên thần. Cô phát tâm cung kính và xin Ngài cho quy y.

Ngài A Na Luật có bệnh ngủ mê và ngủ nhiều, ngay cả lúc Đức Phật đang thuyết pháp. Một hôm Phật kêu Ngài ra giữa đại chúng, và quở trách tội mê ngủ của Ngài. Sau đó Ngài phát tâm không ngủ nữa, bằng cách không nhắm mắt. Sau bảy ngày mắt Ngài bị sưng, bị đau và mù luôn, không thấy đường nữa.

Đức Phật hay tin, đến thăm Ngài, an ủi Ngài, và dạy cho Ngài phương pháp quán chiếu thiền tứ niệm xứ. Sau một thời gian tinh tấn tu tập, Ngài chứng thiên nhãn thông, thấy xa hằng vạn dặm, và thấy suốt các kiếp của mình và của tất cả chúng sanh. Ngài được tôn vinh là Đệ Nhất thiên nhãn.

Kính Bạch Sư Phụ, bệnh ngủ mê của Ngài, và nhất là được Đức Phật quở trách là một thắng duyên cho Ngài, Đức Phật quở trách và đồng thời hộ độ cho Ngài. Đức Phật không bao giờ bỏ quên đệ tử. Con cảm động khi Sư phụ kể chuyện Đức Thế Tôn đã ân cần an ủi tự tay vá y dùm cho đệ tử A Na Luật khi ngài bị mù mắt, chính nghĩa cử này đã giúp cho ngài A Na Luật có đủ sức mạnh nội tâm để tu tập để để chứng thiên nhãn thông.

Ngài A Na Luật bạch Phật Ngài thấy chúng sanh trôi lăn trong biển khổ, Ngài muốn tìm phương cách giúp chúng sanh không còn chìm trong khổ sanh tử luân hồi. Đức Phật dạy tu tập tám điều trong cuộc sống để đạt đến giác ngộ. Đó là kinh Bát đại nhân giác.

1- thế gian luôn vô thường. Tâm là nguồn ác, Thân là rừng tội.
Phải thấy rõ nguyên nhân nầy và tu sửa.
2- đa dục là khổ, phải biết thiểu dục tri túc thì thân tâm mới an lạc.
3- tâm không bao giờ biết đủ.
4- giải đãi thì đưa đến trụy lạc, là ngục tù tăm tối của thân tâm.
5- phát tâm học hỏi chánh pháp để tăng trưởng suối nguồn trí tuệ tự tâm và được an lạc giải thoát.
6- bần cùng sanh oán hận, đối trị bằng tâm bố thí thì sẽ có hiện thân Ngài Ca Diếp hộ độ, Ngài mua cái nghèo và bán lại cho cái giàu.
7- ngủ dục đưa đến lỗi lầm, nên phát tâm xuất gia cho hiện thời hay những kiếp về sau, biểt tri túc về ăn, mặc...để đạt tới giải thoát sanh tử.
8- phát Bồ Đề Tâm, nguyện cho tất cả chúng sanh biết quay về chánh giác.

Kính bạch Sư Phụ, con rất xúc động vui sướng khi nghe tám điều Đức Phật dạy cho Ngài A Na Luật cần thực hành thì sẽ không còn trầm luân. Tu một điều giác ngộ thì được giảm một nỗi khổ niềm đau của bản thân, con đường dẫn đến cực lạc trong tầm tay của chúng sanh, cần thật tâm muốn đoạn khổ.

Ngài A Na Luật, và Ngài A Nan được ân phúc ở hầu bên Phật trong giờ phút cuối cùng trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho một bài pháp kỳ diệu về Ngài A Na Luật, từ bệnh mê ngủ bị Đức Phật quở trách, Ngài chống mắt lên nhất định không ngủ nữa đến nỗi phải bị đui mù, nhưng ngài không chịu thua, đúng như người xưa nói "cùng tắc biến, biến tắc thông", trong lúc bị mù tối nhhưng Ngài đã tinh tấn tận lực tu tập và để rồi cuối cùng ngài đã chứng đắc thiên nhãn thông đệ nhất. Quá tuyệt vời, tu là cội phúc, là suối nguồn an lạc miên viễn.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada).



71-2_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia A Na Luat


“Tám điều giác ngộ bậc đại nhân”
 Đức Thế  Tôn thuyết giảng (do lời thỉnh cầu của Tôn giả  A Na Luật) 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tôn giả A Na Luật ( Đệ Nhất Thiên Nhãn)
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã giảng rất kỹ về 8 điều giác ngộ dù bài pháp thoại
có rất nhiều chi tiết thật tuyệt vời rồi ...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH






Sống giữa nhung lụa, nhạc trời ....theo Túc sanh truyện 
Một trong bảy vương tử phát tâm xuất gia 
Khi Đức Thế Tôn về thăm lại Vua Cha 
Được ngợi khen ....vượt thắng cám dỗ  nữ sắc !


Nghiệp  chướng Thuỳ miên,  hôn trầm lại vướng mắc 
Khi nghe pháp ... cơn mê ngủ ...chìm sâu dần 
Bị quở trách trước đại chúng hỗ thẹn ...quyết tâm 
“ Sẽ không ngăn ngại Thánh Đạo “ .. từ đây thôi nhắm mắt ! 


Đôi mắt sưng phù sau bảy ngày giữ thệ miên mật
Cuối cùng... dù vương giả  thanh lịch phải chịu mù 
Chấp nhận thực tại ... không than trách chỉ TU 
Thế Tôn dạy nên  vào định Thiền Quán 


Do túc duyên nhiều thiện pháp ...trổ quả viên mãn ! 
Nhãn căn đã đắc chứng  được thần thông 
Hiện ra trước mắt cảnh vạn dặm muốn ...trông 
Thấy suốt đời sống nhiều kiếp trong luân hồi sinh tử ! 


Mười lần Đế Thích, bảy lần Vua, sáu người.,  một thú ! 
Khi khất thực,  thương chúng sinh khổ nạn dễ duôi
Thỉnh nguyện Thế Tôn ...pháp môn tế độ cho đời 
Từ đấy... mới có kinh   BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC ! 


Được tán dương trước Tăng đoàn “Thiên nhãn đệ nhất “
Nhân pháp thoại này ... Giảng Sư khuyên chớ chấp... lầm ! 
Lời Lục Tổ  và Nhật Hoàng Sơ Tổ Trúc Lâm 
Còn ...đắm nhiễm, não phiền, cẩn thận về chữ ...Ngủ  ! 


Kính xin ghi chép lại ...mời tư duy kệ cú : 
“Cư Trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Đói thì ăn mệt ngủ liền 
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền “


Và Lục Tổ Huệ Năng có dạy :
“Tăng ái bất quan tâm
Trường thân lưỡng cước ngoạ”


"Thương ghét không để lòng
Nằm thẳng chân mà ngủ".



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 


Huệ Hương 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2011(Xem: 26090)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Giọng niệm: HT Thích Hạnh Hòa, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng www.quangduc.com
13/06/2011(Xem: 11031)
Audio: Thiền Tập, bài giảng của TT Tâm Thành
23/04/2011(Xem: 4208)
Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
01/04/2011(Xem: 3846)
Mấy ngày trước, có một đồng tu đến kể với tôi rằng ông gặp một câu hỏi khó như sau: “Các vị là người học Phật, vậy chân thật có Phật hay không? Anh đã bao giờ thấy Phật chưa?” Ông không thể trả lời, liền trở về hiệp hội hỏi tôi, để về sau nếu gặp câu hỏi này thì nên trả lời như thế nào? Tôi nói với ông ấy, giả như về sau lại có người hỏi như thế thì ông nên nói với họ: “Thật có Phật, tôi đã thấy qua rất nhiều”. Họ sẽ hỏi ở đâu.
24/02/2011(Xem: 25796)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng - HT Thích Chơn Thiện giảng
24/02/2011(Xem: 7904)
Sự ra đời đạo Tin lành Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu la Máctin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ... Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới : đạo Tin Lành.
22/02/2011(Xem: 4117)
I. GIỚI THIỆU: Kỳ-na giáo (Jainism) là một trong những tôn giáo phi Phệ-đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà. Kỳ-na giáo phát triển như một phong trào chống lại chủ trương tế lễ của Bà-la-môn giáo và tính thẩm quyền của Phệ-đà.
18/02/2011(Xem: 5350)
Bà La Môn là phiên âm của từ Brahman, sau nầy biến cải thành đạo Hindu, một tôn giáo chính của Ấn độ ngày nay, nên ngày nay gọi là Ấn Độ giáo. Đặc biệt Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo là một tôn giáo không có giáo chủ.
08/02/2011(Xem: 3763)
Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinhI, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v..., nếu người nào hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.
05/01/2011(Xem: 13162)
Lễ Thù Ân Giọng tụng: HT Thích Quảng Bình (HT Thích Quảng Bình lễ Thù Ân tại Tu Viện Quảng Đức ngày 5/11/2011)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]