Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cửu Tổ Ấn Độ Phật Đà Mật Đa 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

23/12/202019:39(Xem: 12808)
Cửu Tổ Ấn Độ Phật Đà Mật Đa 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻
Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ hôm nay chúng con được học bài thứ 126 về Cửu Tổ Phật Đà Mật Đa. Cửu Tổ ra đời cuối thế kỷ thứ 4 sau Đức Phật nhập Niết Bàn. Từ lúc sanh ra Ngài nằm trên giường suốt 50 năm không đi, không nói.

Trên đường đi hoằng pháp, Bát tổ Phật Đà Nan Đề thấy có một nóc nhà có phát hào quang chiếu sáng. Bát tổ biết nhà này có thánh Nhơn sẽ thay ta hoằng pháp.

Ngài vào nhà hỏi và được biết trong nhà có một vị đã 50 tuổi nằm suốt trên giường. Bát Tổ quán  soi thấy biết Phật Đà Mật Đa có phát nguyện từ nhiều kiếp trước là sẽ sanh vào gia đình không bị cha mẹ ràng buộc. Ngài Phật Đà Mật Đa khi nghe Bát Tổ hỏi thăm đột nhiên ngồi dậy chấp tay đảnh lễ và đọc bài kệ :
Cha mẹ là chí thân không thể sánh
Chư Phật là Chơn Tâm là Tột Đạo không thể nghĩ bàn.

Ngài Bát tổ Phật Đà Nan Đề liền cho Phật Đà Mật Đa xuất gia rồi truyền bài kệ ấn chứng là Cửu Tổ:

Tâm Phật như hư không
Trùm khắp pháp giới
Thanh tịnh thường hằng trong chúng sanh

Trên đường đi hoằng pháp, Cửu Tổ Phật Đà Mật Đa có ý muốn độ cho một vị vua đạo Bà La Môn. Ngài cầm một cây phướng đến gặp vua và muốn đem hiểu biết của mình trình lên vua. Sau khi được nghe pháp, vua rất kính phục và xin quy y thọ giới.

Ngài Cửu Tổ tiếp tục đến Trung Ấn để giáo hoá, Ngài gặp một gia đình tỷ phú có một thanh niên sanh ra đã ở trong thai mẹ 50 năm tên là Nan Sanh
( Hiếp Tôn Giả ). Cha của cậu cho biết là thẩy tướng nói cậu sẽ gặp một vị Bồ Tát hoá độ. Ngài Cửu Tổ nhận Nan Sanh xuất gia và cho bài kệ truyền thừa :
Chơn lý vốn không tên
Nhơn tên bày chơn lý
Nhận được pháp chân thật
Chẳng chơn cũng chẳng ngụy.

Sư phụ giải thích pháp chân thật không có đối đãi, chỉ là giả danh hiển bày chân lý.

Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn Sư Phụ đã dày công biên soạn giáo án và ban truyền những pháp thoại về chư vị Tổ truyền thừa giáo pháp giải thoát giác ngộ của Đức Thế Tôn giúp chúng con hàng Phật tử được nhiều lợi lạc trên đường tu đến bờ giác.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada).   

09-TT Thich Nguyen Tang_To Phat Da Mat Da
Muốn Tâm đồng hư không, chớ chấp nhị biên ! 
Kính dâng Thầy bài thơ khi nghe pháp thoại về Cửu Tổ Phật Đà Mật Đa .
Kính tri ân và đa tạ Thầy đã giảng rõ về Hư không cho
chúng đệ tử cũng hư sự tai hại của khẩu, thiệt .Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Nhờ Bát  Tổ  biết nhân duyên đời trước !
Phật Đà Mật Đa con ta có túc duyên 
Từng khấn nguyên phụ tử chẳng can khuyên
Sẽ xuất gia khi gặp minh  sư trí sáng !


Từ lúc được Thầy trao  Chánh pháp nhãn tạng :
Hư không chẳng trong ngoài,
Tâm pháp cũng như thế
Nếu hiểu rõ hư không,
Là đạt lý chơn như
Nghĩ thầm làm sao pháp được truyền đăng?
Tại cung đình tranh luận pháp chiến giáo  nhân 
Quy phục tất cả vì biện tài toàn hảo ! 


Vua trực nhận Thánh tăng đảnh lễ quy y Tam Bảo 
Vào Trung Ấn gặp đệ tử nối pháp Nan Sanh 
Sáu chục năm trong thai mẹ an lành 
Tướng  phi phàm nên gặp được Bồ Tát cứu độ !


Kính đa tạ Giảng Sư giúp con trực  ngộ :
“NHƯ LAI VÔ SỞ TÙNG LAI “ Phật tánh như nhiên 
“Đạo không tịch “ khéo giữ hộ trì rỗng lặng uyên nguyên 
Chớ nên ...
thiệt động thị phi sanh, khẩu khai thần  khí tán !


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 11787)
Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni (Thập Chú)
26/07/2013(Xem: 19923)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 10869)
Niệm Phật
18/07/2013(Xem: 11850)
Trong Kinh A Hàm có ghi nhận rằng vào mùa An Cư thứ 7 (năm 583 trước TL) Đức Phật Thích Ca vận thần thông đến cung trời Đao Lợi để giảng pháp độ mẫu thân, chính vì thế mà Đức Phật đã vắng mặt tại Ấn Độ ba tháng, không gặp được Phật trong một thời gian dài như thế, nên Vua Ưu Điền (Udayana) trị vì kinh đô Kosambi, thương nhớ buồn khổ mà sinh bệnh. Các quan đại thần triệu tập các điêu khắc gia lừng danh đương thời, dùng gỗ chiên đàn ở núi Ngưu-đầu khắc một pho tượng thật giống như Phật, cao năm thước, dâng lên đức vua. Vua nhìn thấy pho tượng Phật, tưởng như gặp lại Phật, liền đảnh lễ chiêm bái, lập tức đức vua liền khỏi bệnh.
17/07/2013(Xem: 10844)
Thời Đường có một vị cao tăng được gọi là Ngộ Đạt Quốc sư. Trước khi nổi tiếng và được phong làm quốc sư, có một lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, vì thế những người khác đều lo mà tránh cho xa, chỉ có Ngộ Đạt quốc sư, thường thương xót mà chăm sóc cho ông ta, bệnh tình của nhà sư ấy cũng dần dần được khá lên. Sau này vào lúc chia tay, nhà sư ấy cảm kích và nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn, thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn mà tìm tôi. Trên núi đó có hai cây tùng mọc liền nhau làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở.”
11/07/2013(Xem: 9038)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua. Vậy Cơm Hương Tích là loại cơm như thế nào ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]