Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

120. Đệ Tam Tổ Thương Na Hòa Tu

17/12/202015:42(Xem: 14427)
120. Đệ Tam Tổ Thương Na Hòa Tu





Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ hôm nay chúng con được học bài thứ 119 về Tam Tổ Thương Na Hoà Tu, ngài là đệ tử truyền thừa của nhị tổ A Nan.

Ngài Thương Na Hòa Tu có ngũ thần thông nhờ theo học vị tiên trên núi, nhưng khi gặp nhị tổ A Nan, Tổ giáo hóa, nhận làm đệ tử, tu hành, đắc quả A La Hán, được thêm Lậu tận thông, nhân tố quyết định trừ diệt vô minh phiền não để chận đứng vòng luân hồi sanh tử và cuối cùng được Tổ A Nan ấn chứng trở rhành tam tổ Phật giáo Ấn Độ.

Tam Tổ Thương Na Hoà Tu, một hôm đến viếng trú xứ của Ngài Ưu Ba Cúc Đa, có 500 đệ tử, Ngài Ưu Ba Cúc Đa lúc đó vắng mặt, 500 đệ tử thấy ông già lên pháp toà, có ý khinh thường. Ngài nhập vào chánh định rồi phương tiện hiển thị thần thông rót sửa từ hư không chảy xuống, 500 đệ tử khiếp hồn, liền sụp xuống lạy tạ sám hối vì tội khinh mạn, xem thường.

Ngài Tam Tổ dạy muốn có định, hành giả phải :
- phát Đại Bi Tâm,
- an trú trong thể tánh thanh tịnh, bất sanh bất diệt.

Người trừ tâm khinh mạn sẽ chóng đắc quả A La Hán.


Sau đó Ngài tam tổ bay lên hư không dùng lửa tam muội tự thiêu thân, để lại xá lợi rất nhiều .

Sư Phụ giải thích, theo Kinh Lăng Nghiêm có nêu ra 5 loại kiêu mạn:
1- ngã mạn : tự cho mình hơn người khác.
2- tà mạn : tự cho mình là đúng
3- quá mạn : tự cho mình là giỏi hơn.
4- mạn quá mạn : tự cho mình giỏi hơn nhiều .
5- tăng thượng mạn: tự cho mình là tu giỏi hơn người


Tính kiêu mạn làm mất phẩm chất của tự chính mình trong mọi hoàn cảnh.
Tính khiêm cung làm tăng nhân cách phẩm hạnh của chính mình trong mọi tình huống xử thế .


Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn SP ban cho bài giảng về sự trừ tâm Kiêu Mạn là đắc quả A La Hán


Bạch Sư Phụ, trong suốt thời gian cách ly vì đại dịch Covid, ròng rã hơn 3 tháng, Sư phụ không bỏ lỡ cơ hội, đã hết lòng trao truyền Chánh pháp giúp cho hàng Phật tử chúng con liễu tri yếu nghĩa của :
- 48 đại nguyện của Đức A Di Đà
- nghi thức đảnh lễ Tam Bảo
- nghi thức hành trì công phu, cúng quá đường...
- lịch sử của 10 vị Đại đệ tử của Đức Thế Tôn.

Qua hơn 3 tháng, chúng con có khá đủ kiến thức về giáo lý căn bản của Phật pháp, về nghi thức cúng lễ ở thiền môn, sẽ cảm thấy hoan hỷ khi về chùa có trong túi của mình đầy hoa quả pháp Phật.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư phụ.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).





03_TT Thich Nguyen Tang_To Thuong Na Hoa Tu


Nhữ trừ khinh mạn ý, 

 Tất đắc A La Hán! 



Kính dâng Thầy bài thơ về pháp thoại về Tổ Thương Na Hoà Tu.
Kính đa tạ lời chỉ dạy tường tận của Thầy với 27 cách kiêu mạn chi chít
trong đời sống hằng ngày của một phàm phu.
Kính nguyện sẽ sửa đổi từng bước một . Kính tri ân Thầy, HH



Phương tiện dạy bảo đồ  chúng khinh mạn của đệ tử ! 

Khi thủ tọa ....pháp toà Ưu Ba Cúc Đa 

Trên không trung ... dòng sửa trắng, thơm tự chảy ra 

Thi triển thần thông .. nhập Định đệ tử vẫn không hội !!



Kính ngạc tán thán Sư  Phụ ... con khó với ! 

Giảng giải rằng xưa nay ... chênh lệch là thường 

Càng cao hơn bậc ...  Định không thể suy lường 

Thậm thâm vi diệu  ...đây điều mình triết ! 

Kệ bốn câu dành cho người hiểu biết :

Thông đạt phi bỉ thử 

Chí thánh vô trường, đoạn 

Nhữ  trừ khinh mạn ý ! 

Tất đắc A La Hán 

An trú Đại Bi Tâm học pháp bất sanh bất diệt ! 

Chánh pháp Nhãn Tạng trao đến Ngài Ưu Ba Cúc Đa, 

Phật tánh bình đẳng ... xuất thân Thủ Đà La 

Và ...Tổ thứ ba, 

dùng Hỏa quang tam muội trên hư không thị tịch ! 

Kính đa tạ Giảng Sư ... dạy thêm điều hữu ích ! 

Mạn, căn bản phiền não trong mười kiết sử phải trừ ...

Còn chúng sinh lúc nào cũng phải suy tư, 

Cống cao ngã mạn được sinh ra do Chấp Ngã! 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Máu Ni Phật 

Huệ Hương 







youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2012(Xem: 6647)
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cươnglĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thườngniệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành.
01/04/2012(Xem: 5747)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp.
16/03/2012(Xem: 4183)
Xin xem kinh văn: “Do thành như thị chư thiện căn cố, sở sanh chi xứ, vô lượng bảo tạng, tự nhiên phát ứng”. Trước tiên chúng ta hãy học đoạn kinh văn này: “Như thị chư thiện căn”, đây là kinh văn ở phía trước đã nói, chỉ việc đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, các loại thiện căn. Thiện căn là năng cảm, cảm ắt có ứng, đây là đạo lý của cảm ứng đạo giao vậy. Người thế gian, bất kể là xưa hay nay, trong hay ngoài, không ai mà không mong cầu quả báo thù thắng. Tại sao cái quả báo này cầu không được vậy?
15/03/2012(Xem: 5916)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
15/03/2012(Xem: 6715)
Giới thiệu về bộ Lương Hoàng Sám Pháp Chủ giảng: Thích Nguyên Tạng *** Mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
11/01/2012(Xem: 24709)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/12/2011(Xem: 3532)
Thật là một vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi hôm nay được đến đây tham dự buổi hội luận về vai trò hoằng pháp của người cư sĩ Phật Giáo tại hải ngoại. Như quý vị biết đạo Phật đã từng gắn bó với dân tộc, đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được xem là quốc giáo. Đến thời nhà Hậu Lê rồi nhà Nguyễn, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến khi người Pháp mang quân xâm chiếm nước ta, đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái.
08/08/2011(Xem: 15911)
Kinh Devadaha (Trung Bộ Kinh) Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
06/08/2011(Xem: 17102)
Audio: Tăng Chi Bộ Kinh Việt dịch: HT Thích Minh Châu Giảng giải: HT Thích Chơn Thiện
08/07/2011(Xem: 14987)
Một lòng mỏi mệt không nài, Cầu về Cực Lạc ngồi đài liên hoa. Cha lành vốn thiệt Di Đà, Soi hào quang tịnh chói lòa thân con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]