Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Nương Tựa

04/01/201909:29(Xem: 14978)
36. Nương Tựa

Nương Tựa

(giọng đọc Tăng Thanh Hà)

 

Nương tựa nhau để luôn ý thức tôn trọng và cần nhau chính là cấu trúc đẹp đẽ nhất của vũ trụ.

 

 

 

Tế bào cần cơ thể

 

Chưa bao giờ người ta cảm thấy cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt và lạc lõng như bây giờ. Có lẽ vì con người ngày càng đánh mất dần sự liên hệ mật thiết với những cá thể khác. Kinh tế phát triển, sự hưởng thụ tăng nhanh, đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể sống an ổn vững vàng bằng chính tài năng và bản lĩnh của họ mà chẳng cần ai cả. Họ luôn giới hạn những mối quan hệ "không thực tế", không dám đặt niềm tin vào bất cứ ai vì họ cho rằng ai cũng có thể là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm. Những người trẻ thì luôn muốn thoát ly gia đình. Họ tin rằng đó là cơ hội để tiến thân và cũng để thỏa mãn khát vọng được sống tự do mà không còn phải bị giám sát, kìm kẹp hay khiển trách. Rồi khi họ bị lôi cuốn vào sự đam mê tình cảm hay vật chất, thì ý niệm về mái ấm gia đình hay tình làng nghĩa xóm không còn đánh động nổi vào trí não họ nữa. Thậm chí, nhiều người trẻ còn dám tuyên bố rằng: "Trong từ điển của tôi không có hai tiếng làng quê", "Thoát khỏi gia đình như thoát khỏi lao ngục vậy". Và kể từ ấy họ sống như kẻ không có quê nhà.

 

Những lần họ về lại quê hương thường là những lúc họ rơi vào tình cảnh bế tắc mà không thể tự đương đầu hay giải quyết. Nhưng như thế là họ vẫn còn tin tưởng vào tình thương hay giá trị bình yên của gia đình và những người thân, trong khi nhiều bạn trẻ khác vì tự ái và sĩ diện nên không muốn công khai sự thất bại của mình. Họ thà cắn răng chịu đựng, hoặc chấp nhận buông thả vào đam mê trụy lạc để mong lãng quên tất cả, chứ nhất định không cầu viện với gia đình. Số bạn trẻ khác tuy đang sống trong gia đình nhưng lúc nào cũng chợt ẩn chợt hiện như bóng ma. Họ chẳng hề hay biết những gì đang xảy ra trong gia đình. Họ cũng chẳng cần quan tâm ai, chẳng có trách nhiệm với ai, cũng chẳng bao giờ chia sẻ những khó khăn của mình với ai. Họ có thế giới riêng của họ. Trò chơi điện tử, điện thoại và internet chính là nơi mà họ cho là thế giới phù hợp của họ. Ở nơi đó họ thấy thoải mái hơn, tự tin hơn, và thậm chí là "sống thật" hơn ngoài cuộc sống.

 

Cách đây chỉ chừng vài thập niên thôi, người ta còn sống rất gắn bó và chan hòa với nhau. Những bậc ông bà, cha mẹ luôn dành nhiều thời giờ để uốn nắn dạy dỗ con cháu mình nên người. Họ ý thức rằng con cháu chính là sự tiếp nối của mình và cũng là tương lai của xã hội. Bổn phận con cháu thì luôn luôn yêu kính và hết lòng học hỏi kinh nghiệm của những bậc đi trước, từ việc rèn luyện tác phong, lễ nghi, đến trau dồi nghệ thuật đối nhân xử thế. Gia đình chính là trường đời đầu tiên của họ. Nếu họ sống chan hòa và hạnh phúc được với những thành viên trong gia đình là họ có thể sống dễ dàng ở bất cứ nơi đâu. Chính vì được "cắm rễ" trên nền tảng tinh thần vững chắc như thế, nên sau này dù phải lập nghiệp ở phương xa thì họ vẫn luôn ý thức là mình đang sống cho gia đình, dòng họ, xóm làng và cả quê hương mình. Tuy phải đối đầu với muôn vàn khó khăn hay cám dỗ, nhưng họ luôn tự dặn lòng không được ngã xuống. Vì như thế niềm tin của tất cả những người thân cũng sẽ sụp đổ theo. Cho nên, điểm nương tựa cũng chính là nơi họ tôn thờ, giúp họ luôn có ý thức trân quý giữ gìn và cố gắng hoàn thiện bản thân cho xứng đáng.

 

Xóm làng cũng là chiếc nôi để giúp người trẻ trưởng thành. Khi họ có những khó khăn với gia đình mà không thể giãi bày, thì họ có thể chạy sang nhà chú Tư hay bác Sáu bên cạnh để trút cạn nỗi lòng. Và rồi họ cũng nhận được những lời khuyên nhủ chân tình để trở về nhường nhịn và làm lành với gia đình. Những người lớn luôn xem tất cả những người trẻ trong thôn xóm là con cháu của mình. Khi thấy người trẻ nào phạm sai lầm, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều thời giờ, thậm chí pha một bình trà hay chuẩn bị một bữa cơm thân mật để mời chúng đến dùng rồi lựa lời nhắc nhở. Nếu sự khuyên nhủ bất thành thì họ lại chịu khó đến gặp trực tiếp người lớn trong gia đình để cùng bàn bạc và tìm cách giải quyết. Gặp khi gia cảnh nào có chuyện chẳng may, họ còn dám bỏ cả ngày làm việc để hăng hái phụ giúp. Có khi họ gác lại những buổi tiệc vui chơi riêng tư để cùng ta san sẻ khó khăn. Nhờ vậy mà con người thời ấy ít khi rơi vào trầm cảm, tâm thần hay tìm đến cái chết vì bế tắc như bây giờ. Cho nên, làm gì thì làm chứ ta không bao giờ dám để tai tiếng cho gia đình và xóm làng. Ta đã ý thức được rằng ta chính là tế bào, còn gia đình và xóm làng chính là cơ thể. Tế bào bắt buộc phải nương tựa chặt chẽ vào cơ thể. Nếu không, tế bào sẽ chết.


Đừng một mình ra khơi

 

Nương tựa là nguyên tắc bắt buộc của cuộc sống. Vì sự thật trong trời đất này không có cái gì có thể tồn tại riêng biệt cả. Nhờ lúc nào cũng có người luôn quan sát, nên ta sẽ cẩn trọng và cố gắng hoàn thiện mình hơn. Trong gia đình gọi đó là "con mắt gia đình", ngoài cộng đồng gọi đó là "con mắt cộng đồng". Con mắt ấy luôn kịp thời giúp ta phát hiện ra những vụng về yếu kém hay những khó khăn mà bản thân ta không nhìn thấy. Ngoài ra, những va chạm tuy đem tới cảm xúc hơi khó chịu ban đầu, nhưng đó là cơ hội để ta rèn luyện khả năng chịu đựng, khả năng ứng phó, hiểu thấu ngõ ngách tâm lý của mình và người khác. Huống chi, mỗi người đều có những cái hay cái đẹp, ai cũng có thể trở thành đối tượng để ta học hỏi. Nhất là được sống chung với những người từng trải, họ chính là quyển từ điển sống động mà ta vừa có thể học tập vừa thực hành theo dễ dàng. Điều quan trọng hơn nữa là nhờ sống trong tập thể mà ta luôn có cảm hứng phấn đấu, vì thói quen tùy hứng và tật lười biếng dễ khiến ta thay đổi lập trường và bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá. Giá trị lớn nhất của đời sống nương tựa chính là cơ hội giúp ta thấy rõ nguyên tắc tương tác giữa các cá thể, để ta bớt đề cao cái tôi của mình và làm lớn dậy hạt giống vị tha.

 

Nhà thiền thường hay nhắc câu: "Hổ ly sơn hổ bại; tăng ly chúng tăng tàn". Một con cọp khi tách rời khỏi núi rừng vốn là địa thế quen thuộc của nó thì thế nào cũng bại trận. Dù có khi đối thủ của nó chỉ là loài chồn hoang, nhưng nhờ sức mạnh đoàn kết thì lũ chồn hoang ấy vẫn có thể hạ gục được nó - "Mãnh hổ nan địch quần hồ". Một nhà tu nếu rời khỏi đoàn thể tu hành vốn là nơi có nhiều năng lực tinh tiến và hòa hợp bảo hộ thì cũng sẽ dễ dàng bị sa vào cạm bẫy hấp dẫn của cuộc đời, rồi đánh mất sự thanh tịnh trong tâm hồn. Bởi sự xâm nhiễm này diễn ra êm ái và tinh tế trong từng giây phút, nếu không có sự quan sát của "con mắt tăng thân" thì khó mà phát hiện ra được.

 

Tất nhiên, lời răn dạy dành cho số đông bao giờ cũng có tính tương đối, bởi cái gì cũng có ngoại lệ. Trong thực tế vẫn có những vị có sự tỉnh thức và tự chủ cao độ, thì dù sống ngoài đoàn thể cũng không có gì làm thay đổi được phẩm chất của họ. Sở dĩ họ phải sống xa đoàn thể là vì họ muốn thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình, chứ không phải vì họ muốn đi tìm sự phóng túng tự do cho bản thân. Tuy vậy, bao giờ họ cũng tâm niệm rằng mình đang sống giữa đoàn thể, nên từ nếp ăn tới nếp nghĩ của họ đều phản ánh tinh thần của đoàn thể. Cho nên, lối sống "tự lập" chỉ đúng khi ta muốn tự phấn đấu vươn lên mà không thích dựa dẫm vào người khác. Dù ta đã dựng nên cơ nghiệp, nhưng ta vẫn nhớ rằng mình chưa bao giờ ngừng sự tiếp nhận tình thương và niềm tin từ những người thân. Nương tựa nhau để luôn có ý thức tôn trọng và cần nhau là cấu trúc đẹp đẽ nhất của vũ trụ.

 

Loài thiên nga luôn cùng bầy đàn của mình bay theo hình chữ V trong những chuyến di cư về phương Nam tránh giá rét và tìm kiếm thức ăn. Với đội hình như thế, nhịp vỗ cánh của con bay trước sẽ giúp cho con bay sau tiết kiệm được 70% sức lực so với khi chỉ bay một mình. Trên thực tế chưa bao giờ có con thiên nga nào dám một mình bay từ phương Bắc về phương Nam, vì đoạn đường có khi dài tới hàng chục nghìn dặm. Điều rất đáng chú ý là khi con đầu đàn đã thấm mệt thì nó lập tức lùi lại để con bay kế thay vào vị trí của mình. Chúng không bao giờ độc tài lãnh đạo. Điều đặc biệt hơn nữa là khi có một con thiên nga bất ngờ bị kiệt sức hay trúng thương, nó sẽ được hai con mạnh khỏe khác ở lại yểm trợ và cả đàn sẽ giảm tốc độ đến mức tối thiểu để chờ chúng đuổi theo. Chúng không bao giờ bỏ qua việc nâng đỡ đồng loại của mình.

 

Khi nhìn bầy thiên nga luôn gắn bó bên nhau, có thể ta sẽ rơi nước mắt. Vì ta luôn tự cho mình là văn minh, nhưng lại tôn sùng chủ nghĩa cá nhân để phục vụ cho sự ích kỷ nhỏ nhoi của mình. Ta không muốn ai đụng tới ta và ta cũng chẳng buồn quan tâm đến nỗi khổ của kẻ khác. Ngay với những người thân trong gia đình mà ta còn sống rất ơ hờ, thì đừng nói chi đến hai chữ "đồng loại" lớn lao kia. Mà có gì là lớn lao đâu. Nếu ta không thương được đồng loại của mình, không nâng đỡ được dân tộc của mình, không chia sớt được nỗi khổ niềm đau với quê hương mình thì ta lấy tư cách gì để đứng vững giữa trời đất này kia chứ? Sống mà chỉ biết đến bản thân thôi thì đâu có ý nghĩa gì để sống.

 

Vậy nên, ta hãy cố gắng vượt qua những cái nhìn hạn hẹp mà siết chặt tay nhau, để cùng giương lên những cánh buồm to lớn cho con thuyền đời lướt nhanh tới phía trước. Đừng ỷ vào tài năng hay sự may mắn rồi tự ban cho mình một vị trí quá lớn khiến ta trở nên khó hòa nhập với mọi người xung quanh. Không nhất thiết trở thành thuyền trưởng thì ta mới có thể tham dự cuộc hành trình vượt đại dương để đến bờ hạnh phúc. Mỗi thủy thủ chỉ cần tự biết trách nhiệm của mình và sẵn sàng hoán vị với nhau khi cần thiết. Nhờ đó ta kịp thời lấy lại phong độ để ứng phó với những đợt sóng vô tình phía trước. Hãy đi bên nhau để có cơ hội va chạm, để làm tan vỡ những thành trì cố chấp, để tập nhường nhịn và hòa điệu với nhau. Đó là những yếu tố quan trọng làm nên bản lĩnh và thành công của con người.

 

Ta hãy sống đời sống của một con người có hiểu biết và thương yêu. Hãy chấp nhận nhau như những con thiên nga luôn chấp nhận đồng loại của mình. Đừng vì nhu cầu hưởng thụ quá lớn, đừng vì cái tôi hẹp hòi bé nhỏ mà lúc nào ta cũng dựng lên trong lòng ngục thất của sự nghi ngờ, lo lắng và sợ hãi để ứng phó với nhau. Nếu ta còn có thể đi chung đường với nhau, còn nhìn nhau tận mặt, còn sẵn sàng lên tiếng nhờ nhau hay hết lòng nâng đỡ nhau, là ta vẫn còn giữ được phẩm chất của một sinh linh mầu nhiệm. Không có phẩm chất ấy thì ta không thể nào hạnh phúc. Vì hạnh phúc chỉ thật sự có được khi ta biết sẻ chia.

 

 

Đi như một bầy chim

Vượt vùng trời băng giá

Đừng một mình ra khơi

Biển đời nhiều sóng cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2021(Xem: 14379)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 15449)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 13741)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
14/01/2021(Xem: 15095)
TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN, ĐỆ NHẤT THẦN THÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Tư, 26/08/2020 (08/07/Canh Tý) Đìu hiu gió bóng chiều rơi theo lá thu Có đàn chim bay vẩn vơ. Chuông chùa xa đưa thuyền mơ Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần tan Nhớ mẹ xót xa tâm hồn. Bóng mẹ biết bây giờ đâu? Đây nơi âm cung, gió đưa tiếng sầu tê lòng Đây nơi ôi nơi, mẹ ta đã đền tội thế Diêm Vương Diêm Vương, hãy cho thân này phúc mọn Cơm đây cơm đây, mẹ ơi hãy thổi đi mẹ Nhưng than ôi cơm hóa than, lạy Phật ngài ban ơn lành Mục Kiền Liên! Gió mang ánh vàng tưới rọi âm cung Mục Kiền Liên! Cánh sen trắng trong dịu thỏa bao lòng Mục Kiền Liên! Cúi đội ơn Ngài cứu độ vong nhân Mục Kiền Liên! Chúng con cố nguyện noi từng bước vàn Ôi Mục Kiền Liên! (Bài hát của Đỗ Kim Bảng) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) giải thích nghi thức hành trì, pháp môn tu tập h
13/01/2021(Xem: 14610)
TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN, ĐỆ NHẤT LUẬN NGHỊ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/08/2020 (11/07/Canh Tý) Ai là vua trong các vị vua? Ai là thánh trong các bậc thánh? Thế nào là người ngu? Thế nào là bậc trí? Làm sao để lìa phiền não? Làm sao để đạt được Niết Bàn? Ai là kẻ chìm trong biển sanh tử? Ai là người tiêu dao tự tại noi cõi nước giải thoát? Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
12/01/2021(Xem: 14616)
Thật ngạc nhiên vào cuối giờ pháp thoại sau những gián đoạn về phụ diễn và câu hỏi cho đề tài "Phật đang ở đâu " được chấm dứt ...thì bài thơ " Tôi đi tìm Phật" mới được TT Thích Nguyên Tạng đọc ....có lẽ bài thơ quá dài ? Hoặc là Thầy muốn cho các học viên hãy nhớ lại những điều Thầy đã chỉ ra xuyên suốt trong hơn một tiếng đồng hồ về Ông Phật của chúng ta ....đó là chỉ có Phật của lòng mình mà những câu thơ cuối trong bài thơ Tôi đi tìm Phật của HT Giới Đức ( Bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đã muốn nhắn nhủ lại cho hàng hậu học với kinh nghiệm bao năm làm Trưởng Tử Như Lai nhân ngày lễ Vesak 2017 !
12/01/2021(Xem: 18412)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
12/01/2021(Xem: 13126)
Vừa khi nghe thông báo trên Viber ĐGĐQĐ tôi đã vội vàng tìm lục lại trong tủ sách quyển kinh Bát Đại Nhân Giác do H T Thích Thanh Từ giảng giải và xuất bản từ 1996 ... Phải nói là việc học Đạo của tôi rất là ....chủ quan , thường cho rằng một quyển kinh mình đã đọc mấy lần rồi thì đã biết đại ý nên từ đó cứ bỏ qua nhiều năm ... có nghe giảng sư nào nhắc lại cũng không lưu ý lắm mà chỉ cố đi tìm những gì xa vút cao vời ... Nhưng lần này vì phong tỏa cấm cung ... tánh tò mò ... tôi đã chăm chú nghe hết 1h 45 m mà không xê dịch để rồi hít hà kết luận hay quá !!!
11/01/2021(Xem: 13494)
TÔN GIẢ A NA LUẬT, ĐỆ NHẤT THIÊN NHÃN (Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 31/08/2020 (13/07/Canh Tý) “Tôi sanh ra trong hoàng cung ánh sáng, Vương tộc Thích Ca, giòng họ của tôi. Anuruddha là tên, cuộc sống vui cười, Giữa nhung lụa và nhạc đời hầu hạ...”. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Nậu Lâu Đà (A Na Luật) Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
10/01/2021(Xem: 13407)
25. Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 27/09/2020 (11/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý . Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý . Nam Mô Đệ Nhị Thập Ngũ Tổ Bà-Xá-Tư-Đa Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]