CHÚNGSANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ
Pháp Sư Tịnh Không
Tứ hoằng thệ nguyện
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ.Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cươnglĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thườngniệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành. Chỉ có bốn câu dễ nhớnhưng người học Phật lại luôn xem thường, miệng niệm hằng ngày, biến thành câucửa miệng tầm thường nhưng không hề tư duy ý nghĩa của nó, cũng không hề nghĩmình phải làm thế nào cho đúng. Sai lầm này là do chúng ta, không phải Phật BồTát.
Câu thứ nhất của tứ hoằngthệ nguyện dạy phát tâm. Chúng ta học Phật đã phát tâm chưa? Mấy mươi nămchúng tôi đi qua rất nhiều vùng và nhiều nước, gặp không biết bao nhiêu bạnđồng tu, nhưng người phát tâm chân chính quả thật hiếm thấy. Một vạn người,không có được một người phát tâm. Họ đều biết niệm “chúng sanh vô biện thệnguyện độ” nhưng trên thực tế lại không có tâm độ chúng sanh, khởi tâm độngniệm vẫn vì chính bản thân mình. Hay nói cách khác, vẫn là tự tư tự lợi, khônghề nghĩ đến chúng sanh. Ngày nào cũng niệm câu này, nhưng đó chỉ là niệm suông.
Nếu lấy “tứ hoằng thệ nguyện” làmtiêu chuẩn suy xét, chúng ta sẽ thấy rõ ràng chư Phật Bồ tát, các tổ sư đại đứckhởi tâm động niệm đều vì chúng sinh tận hư không, khắp pháp giới. Chúng tamuốn phát nguyện độ chúng sinh ở một phương, nguyện này rất nhỏ. Độ chúng sinhở giới hạn một khu vực mình đang sống, thậm chí hành tinh mình đang tồn tại,tâm lượng đó vẫn nhỏ hẹp, trong khi thái hư không là vô lượng vô biên. Mới độchúng sanh trên một quả đất thì có đáng gì so với lời Phật dạy “chúng sanh vôbiên thệ nguyện độ”.
Độ như thế nào?
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới,chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiệnđại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ. Chúng ta có baogiờ thật sự phát tâm quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội? Người học Phậtphải dựa vào lương tâm để tự chất vấn điều này. Được mấy người đã từng phát tâmquan tâm? không cần bàn đến việc quan tâm tận hư không khắp pháp giới, mà chỉcần quan tâm thế giới này, quan tâm đến một quốc gia, một vùng, một thành phố? Cóđược mấy người khởi tâm động niệm quan tâm đến xã hội, quan tâm người khác? Nếukhông phát tâm như vậy, người đó là phàm phu, chưa học Phật, còn mê không giác,và dĩ nhiên chưa giác ngộ.
Người giác ngộ, mỗi niệm đều vìchúng sinh, vì xã hội, trong khi người mê thường nghĩ cho bản thân. Người xuấtgia nếu mỗi niệm đều vì chùa nhỏ của mình thì cũng không khác gì người tại giachỉ nghĩ cho bản thân, gia đình mình. Tâm trạng như vậy mà học Phật, tu vôlượng kiếp vẫn là phàm phu, vẫn đi trong sáu nẻo luân hồi, không ra khỏi bacõi.
Tu hành như thế nào?
Muốn tu hành công phu tiến bộ, muốn cóthể giảm bớt vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cổ đức đã dạy: “nhiệm vụ tuhành, phát nguyện là đầu”. Việc trước tiên là phải phát nguyện, phát tâm, vàhọc Phật. Chư Phật Bồ Tát mỗi niệm vì tất cả chúng sinh hư không pháp giới,không phải chỉ vì một cõi nước của Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ pháttâm vì thế giới Ta Bà. Chúng ta học Phật cũng cần phải bắt đầu học từ chỗ này,thì công phu sẽ tiến bộ.
Lão cư sĩ Lý BĩnhNam thường dạy bảo chúng ta phải “chuyển tâm”. “Chuyển tâm” là thay đổiquan niệm, thay đổi cách nghĩ, cách nhìn. Một số người sẽ hoang mang, chẳng lẽtừ nay về sau không nghĩ đến bản thân mà chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến xãhội, vậy có hoàn toàn nên không? Ngạn ngữ rằng: “người không vì mình, trời truđất diệt”, vậy người không vì bản thân thì có lỗi gì?
Vì sao đức Phật nhất định không chophép chúng ta vì mình? Kinh Bát Nhã nói “thực tướng các pháp”, nếu dùng ngônngữ hiện đại thì “thực tướng các pháp” là chân tướng của vũ trụ nhân sinh,người thông thường gọi là chân lý. Đức Phật căn cứ vào chân lý chân tướng sựthật mà nói, chúng ta chắc chắn có thể tin, có thể tiếp nhận. Vậy chân tướngcủa sự thật là gì? sáu đường không thật, mười pháp giới cũng không thật. Trongkinh Kim Cang có câu: “những thứ có hình tướng đều là hư dối”, lại nói: “tất cảpháp hữu vi, như mộng huyễn, bèo bọt”. Vậy cái gì là pháp hữu vi? Quyển BáchPháp Minh Môn Luận có giải thích rất rõ về “nhất thiết hữu vi pháp”.
Bồ Tát Thiên Thân đạitừ đại bi lấy 660 pháp trong Du Già Sư Địa Luận do Bồ Tát Di Lặc thuyết.Bồ tát Thiên Thân đem tất cả vạn pháp vũ trụ nhân sinh quy nạp thành 660 loại, thuận tiện giảng giải, giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên, người mới họcPhật sẽ tiếp nhận một cách khó khăn. Cho nên bồ tát đem 660 pháp quy nạp tiếpthành một trăm loại, gọi là bách pháp. Một trăm loại này khi triển khai chínhlà tất cả pháp vũ trụ, là vạn pháp. Nói cách khác, tuy là một trăm loại nhưngtrên thực tế là vô lượng vô biên. Trong một trăm loại lại chia thành năm loạilớn
-
- Thứ nhất là “tâm pháp”, chúng ta thường nói tám tâmvương.
- Thứ hai là “tâm sở pháp”, nói tác dụng tâm lý.
- Thứ ba là “sắc pháp”, chỉ vật chất.
- Thứ tư là “tâm bất tương ưng hành pháp”, nếu dùng cáchnói hiện đại thì đó là khái niệm trừu tượng, tuy giả nhưng có những sựtướng không thể không thừa nhận.
- Thứ năm là “vô vi pháp”
Bốn loại đầu gồm tổng cộng 94 pháp, đềugọi “pháp hữu vi”. Ý nghĩa “hữu vi” là có sinh có diệt mà nhà Phật dạy là khôngthật, giả dối. Cái thật là không sinh không diệt. Sáu cõi luân hồi có sinh códiệt; mười pháp giới gồm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật cũng có sinh códiệt. Phật có sinh có diệt, cũng không phải là thật. Nên nhớ Phật này là Phậtcủa mười pháp giới. Vậy chỗ nào mới là không sinh không diệt? Đó chính là “nhấtchân pháp giới”. Vậy “nhất chân pháp giới” ở đâu?
Kinh Hoa Nghiêm chỉ cho chúng ta thế giớiHoa Tạng của Phật Tỳ Lô Giá Na là “nhất chân pháp giới”. Phật lại bảo, “thếgiới Tây Phương Cực Lạc cũng là nhất chân pháp giới”. Kinh Vô Lượng Thọ, kinhDi Đà cũng nói, người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, ai ai cũng đều thọ vôlượng, không có sinh diệt. Chúng ta vãng sanh đến Tây Phương cực lạc, khôngphải từ nhỏ dần dần trưởng thành người lớn. Nếu từ nhỏ dần dần lớn lên, đó làcó sinh có diệt. Người thế giới Tây phương là hóa thân, thân hình không khácvới Phật A Di Đà, cao lớn, trang nghiêm như nhau. Thế giới đó rất kỳ lạ, đó làkhông sinh không diệt, là nhất chân pháp giới.
Thế giới này của chúng talà hư dối. Đã giả thì phải vứt bỏ, phải buông bỏ nó.Vứt bỏ và buông bỏ không phải trên việc làm mà bỏ ở trong tâm. Trong tâmdứt khoát không dính mắc, tức là không phân biệt, không nắm giữ, được đại tựtại trong tất cả pháp. “Nhìn thấu” đối với những chân tướng sự thật này, sángtỏ thật sự, hiểu rõ thật sự, sau đó y chánh trang nghiêm mười pháp giới. Cầnnhớ kỹ, trong mười pháp giới bao gồm lục đạo luân hồi y chánh trang nghiêm, sựlý nhân quả đều phải sáng tỏ, đều hiểu rõ.
“Buông xả” là không còn phân biệt, cũngkhông nắm giữ. Vào được cảnh giới này thì chính bản thân chúng ta được đại tựtại. Thân thể tuy ở trong thế gian nhưng có thể hằng thuận chúng sinh, tùy hỷcông đức, tùy duyên du hý thần thông, sống đời sống của Phật Bồ Tát, không còn đờisống của phàm phu. Đời sống phàm phu rất khổ não trong khi đời sống của Phật BồTát tự tại, vui vẻ dường nào. Nhà Phật thường nói: “Phá mê khai ngộ, lìa khổđược vui”. Tất cả khổ đều do không hiểu rõ chân tướng sự thật, không biết nhânquả, chỗ phát sinh ra những sự lý này. Khi đã thông suốt thì tự tại vô cùng,khổ não được nhổ sạch đến tận gốc rễ. Những lời này tuy nói rất dễ, nghe cũngrất rõ nhưng hầu như chưa ai trong chúng ta thực hiện được. Vì nếu lĩnh hộitriệt để thì đâu có chuyện không nhìn thấu. Kinh Phật mô tả, thời ấy Thế Tônthuyết pháp, trong hàng đệ tử của ngài thậm chí chưa nghe xong một bộ kinh đãcó người khai ngộ, có người chứng quả. Chúng tôi giảng ở đây mấy phút như vậy,nếu ai đó nghe hiểu sẽ liền khai ngộ, và khi thật sự đã buông xả, thì liềnchứng quả. Pháp hội này so với Phật Thích Ca Mâu Ni ngày ấy không có gì khác.Nghe giảng rồi vẫn chưa làm được, điều đó chứng tỏ chúng ta còn chưa hiểu, chonên cần phải nghe nhiều. Chúng tôi thường nhắc nhở các bạn đồng tu, nếu muốnthành tựu đích thực ngay trong đời này, thì phải biết một bí quyết, đó là: “Mộtmôn thâm nhập, huân tu lâu dài”. Việc học, đáng sợ nhất là học quá nhiều, quátạp, khi ấy muốn thành tựu cũng khó hy vọng.
Dựa vào cương lĩnh Giới Định Tuệ,chuyên trì danh hiệu Phật
Đức Phật dạy bảo chúng ta tu hành có bacương lĩnh lớn, đó là tam học Giới, Định, Tuệ. Do giới được định. Giới làphương pháp, thủ pháp, tuân thủ phương pháp của Phật mà tu, gọi là giữ giới,trì giới. Tuân thủ phương pháp tu học thì sẽ dễ dàng được định. Định lâu sẽkhai trí tuệ. Thử nghĩ, tu một pháp môn dễ dàng được định hay tu thật nhiềupháp môn dễ được định? Nhiều bạn đồng tu dụng công rất nhiều, rất nỗ lực hànhthời khóa sớm tối, tụng rất nhiều bộ kinh, thuộc nhiều chú, và biết bao nghithức quy tắc khác, nói chung bận bịu tíu tít trong hai giờ như không thể nàobận hơn được. Tu hành như vậy mấy mươi năm, thành thật mà nói, vẫn không bằngngười niệm một câu A Di Đà Phật miên mật chỉ trong vài tháng. Chuyên tâm niệmmột câu A Di Đà Phật, không nghi ngờ, không xen tạp, không gián đoạn, chỉ cầnba tháng là tâm tự tại mát mẻ. Còn hơn người mỗi ngày niệm mấy mươi bộ kinhchú, niệm tất cả các danh hiệu chư Phật Bồ Tát suốt mấy mươi năm, nhưng tâm vẫnloạn động như thường.
Chúng tôi đã khuyên nhiều vị đồng tuniệm một vị Phật A Di Đà, họ không dám tiếp nhận vì băn khoăn rằng: “Tôi niệmbiết bao nhiêu Phật Bồ Tát trong nhiều năm, bây giờ không niệm các ngài, cácngài sẽ trách”. Như vậy họ sợ đắc tội. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nghĩnhư vậy là chúng ta dùng tâm phàm phu mà đo lường Phật Bồ Tát, cho rằng Phật BồTát không khác gì so với chúng ta. Chúng ta không niệm các ngài, các ngài sẽtrách, chúng ta sẽ đắc tội với các ngài! Nếu tâm lượng của Phật Bồ Tát như vậy,các ngài sao có thể thành Phật? Nghĩ như vậy là xem thường Phật Bồ Tát. Chínhtâm đó mới tạo tội nghiệp, là đại bất kính đối với Phật Bồ Tát.
Thậm chí không cần nói đến Phật, Bồ Tátmà chỉ cần nói đến các A La Hán vốn đã kiến tư phiền não đoạn. Dù chúng ta làmnhục hay sát hại A La Hán, A La Hán cũng tuyệt đối không giận, mà vẫn cứ yêuquí chúng ta, như vậy mới gọi là A La Hán. Nếu sân giận thì đó là yêu ma quỉquái. Phật Bồ Tát, A La Hán tuyệt đối không giận nếu chúng sanh đắc tội với cácngài. Do đó cho rằng, trước đây niệm nhiều danh hiệu Phật Bồ Tát, bây giờ khôngniệm nữa, Phật Bồ Tát sẽ quở trách, giáng họa. Nghĩ vậy có khác nào xem Phật BồTát là yêu ma quỉ quái. Thử nói xem tội chúng ta cỡ nào? Có tu hành công phulàm sao tiến bộ được?
Học Phật việc trước tiên phải rõ lý, làmsáng tỏ chân tướng sự thật. Chư Phật Bồ Tát đều khuyên niệm Phật A Di Đà. PhậtThích Ca Mâu Ni trong kinh Vô Lượng Thọ xưng tán Phật A Di Đà là “ánh sáng tộtcùng, vua của chư Phật”. Thế Tôn khen như vậy là thay mặt cho mười phương bađời, tất cả chư Phật Như Lai khen ngợi. Không phải chỉ một mình ngài khen ngợimà tất cả chư Phật Như Lai, tất cả Bồ Tát, đều khuyên chúng ta niệm Phật A DiĐà. Cho nên niệm Phật A Di Đà, thì tất cả chư Phật Như Lai đều hoan hỷ, tất cảBồ Tát đều tán thán, vỗ tay chúc mừng. Chân tướng sự thật là như vậy, đáng tiếcnhiều người không hiểu thấu!
Cho nên, một pháp mônthì dễ dàng được định, định có thể khai huệ,huệ có thể trừ phiền não, việc tu học mới có thể thànhtựu. Sự thù thắng của pháp môn Tịnh Độ không có bất kỳ pháp môn nào sánh bằng.Thế Tôn dạy trong rất nhiều kinh điển, phàm phu từ lúc mới phát tâm tu hành mãiđến thành Phật, cần bao nhiêu thời gian? Ai cũng biết là ba đại A Tăng kỳ kiếp,nhưng người chân thật nghe hiểu được không nhiều. Ba đại A tăng kỳ kiếp bắt đầutính từ lúc nào? Tính từ khi mới phát tâm. Ngày nay chúng ta tu hành có tínhkhông? Không tính! Vì chúng ta chưa phát tâm, khởi tâm động niệm vẫn là tự tưtự lợi, chưa phát tâm. Phát tâm là phát tâm Bồ Đề! Khi tâm Bồ Đề vừa phát làđạt quả vị viên giáo sơ trụ Bồ Tát.
A La Hán, Bích Chi Phật còn chưaphát tâm Bồ Đề. Quyền giáo Bồ Tát, bốn giáo của tông Thiên Thai dạy chúng ta,Phật của Tạng giáo, Phật Bồ Tát của thông giáo còn chưa phát tâm Bồ Đề. Vậy tâmBồ đề đích thực được phát bởi hạng người nào? Đó là viên giáo sơ trụ Bồ Tát.Phát tâm Bồ Đề mới vượt qua mười pháp giới, đến pháp giới nhất chân. Từ đó chothấy, ba đại A Tăng Kỳ kiếp chỉ viên giáo sơ trụ Bồ Tát là đối tượng chính. Họsơ phát tâm, cho nên sơ trụ gọi là phát tâm trụ. Đọc kinh Hoa Nghiêm phải nênđọc đến phát tâm trụ. Bồ Tát sơ trụ đến quả vị Phật, tổng cộng bốn mươi hai cấpbậc, qua ba đại A Tăng Kỳ Kiếp mới có thể hoàn thành. Điều này đức Phật nói rấtrõ ràng.
- A tăng Kỳ Kiếp thứ nhất là hoàn thành ba mươi cấp bậc:thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, còn gọi là Tam hiền.
- A tăng kỳ kiếp thứ hai là tu bảy cấp bậc: từ sơ địa đếnthất địa.
- A tăng kỳ kiếp thứ ba là tu ba cấp bậc: Bát địa,Cửu địa, Thập địa
Tu hành chứng quả không dễ dàng. Những gìchúng ta đã tu ngày nay không tính. Nếu tính từ phàm phu trong lục đạo, mườipháp giới thì thời gian tu hành tổng cộng là vô lượng kiếp như kinh Hoa Nghiêmđã nói, làm sao có thể nói chỉ cần ba A tăng kỳ kiếp? cho dù tu vô lượng vôbiên pháp môn cũng không ngoại lệ. Hiểu rõ hết những điều này, chúng ta mớinhận thấy sự thù thắng của Tịnh Độ, mới biết mình trong đời này gặp được phápmôn Tịnh Độ là rất hy hữu, quí báu vô cùng.
Pháp môn Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh Độ mang theo nghiệp vãngsinh. Chúng ta trong thế gian có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp,muốn vượt qua sáu đường, vượt qua mười pháp giới, cũng không nên gấp gápmà có thể mang theo cả nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyêntâm niệm Phật A Di Đà. Được sự gia trì theo bổn nguyện của Ngài, chúng ta cóthể vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc là nơi phàm thánh đồng cư,hạ hạ phẩm vãng sanh, không những nhờ sự gia trì của Phật lực mà còn nhờ “Mườihai kiếp hoa khai kiến Phật” của chúng ta.
Quán Kinh nói “Mười hai kiếp hoakhai kiến Phật”, hoa khai kiến Phật là quả vị Viên Sơ Trụ, tức quả vị của pháttâm Bồ Đề. Chỉ cần mười hai kiếp là tâm Bồ Đề của chúng ta đã phát. Nếu khôngđến thế giới Tây Phương Cực Lạc mà ở thế giới này, chúng ta vô lượng kiếp, tâmBồ Đề không thể phát được. Đến chỗ ngài mười hai kiếp là có thể phát tâm Bồ Đề.Sự chênh lệch quá lớn nếu đưa ra so sánh, đó là chưa kể sự gia trì của Phậtlực. Tu hành trong môi trường Tây phương cực lạc hiệu quả thù thắng như vậy, từvô lượng kiếp rút ngắn còn mười hai kiếp. Nhưng trên thực tế không có người nàovãng sanh mà không được uy thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Khi cóPhật lực gia trì, không cần mười hai kiếp. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc,chúng ta liền làm Phật, tướng mạo dung nhan như Phật. Nguyện thứ bốn mươi támnói rất rõ, mười phương thế giới chúng sinh đến Tây Phương cực lạc đều là sắcthân Tử Ma vàng ròng, thể chất cơ thể giống như Phật A Di Đà; người vãng sanhvề Tây Phương Cực lạc có tướng mạo hoàn toàn giống như Phật A Di Đà, khôngthành Phật, tướng mạo chúng ta làm sao có thể giống như Ngài được? Đức Phật ADi Đà đã phát nguyện thứ bốn mươi tám, nếu có một nguyện chưa thực hiện thìngài không thể thành Phật.
Thế Tôn dạy chúng ta, Phật A Di Đàthành Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc đã mười kiếp.Nói cách khác, đại nguyện mà ngài đã phát, mỗi nguyện đều đã hiện thực. Chúngta niệm Phật tu học Tịnh Độ, phải lấy nguyện thứ bốn mươi tám của Phật A Di Đàlàm căn bản. Nếu tương ứng với bản nguyện, chúng ta nhất định phải tin. Cònkhông tương ứng với bản nguyện, chúng ta có thể không tin. Xem thật kỹ kinh VôLượng Thọ từ đầu đến cuối, sẽ phát hiện mỗi câu mỗi chữ đều không rời bốn mươitám nguyện. Hay nói cách khác, kinh Vô Lượng Thọ là thuyết minh bốn mươi támnguyện. Chúng ta có thể tin được vì đây là pháp môn hy hữu khó gặp nên thực tậpđến không nghi ngờ, không xen tạp.
Thế gian tu hành sợ nhất là xen tạp,quyển Tây Phương Xác Chỉ, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói, ngài dạy người tuhành kiêng kỵ nhất là xen tạp. Tụng kinh xen tạp, niệm chú xen tạp. Nếu tu TịnhĐộ, khóa tụng mỗi ngày đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, rồi đọc kinh QuánVô Lượng Thọ,… như vậy là xen tạp. Thực tế chỉ cần một loại là đủ. Kinh điểncủa Tịnh Độ còn không nên xen tạp, huống hồ những kinh điển khác càng thêm hưviệc. Tụng kinh Kim Cang còn muốn tụng thêm kinh Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền HạnhNguyện, đọc chú Lăng Nghiêm, niệm Đại Bi Thập Tiểu Chú, v.v… xen tạp nhiều nhưvậy, phỏng đến khi nào mới được thành tựu?
Nhiều ý kiến cho rằng, đây làkhóa tụng gốc của tổ sư đặt ra. Không sai. Khoá tụng gốc của tổ sư đặt, nhưngcó phải tổ sư đặt cho chúng ta không? Tổ sư không đặt cho chúng ta mà đặt chongười khác. Cũng giống như thầy thuốc kê toa, toa thuốc của người khác, chúngta bị bệnh, liệu có dám uống toa của bệnh nhân khác không? Tổ sư là người củathời đại nào? trong bối cảnh nào? Các ngài đặt ra khóa tụng này, chúng ta phảihiểu được. Pháp là thuốc trị bệnh chúng sinh, chúng ta phải xem kỹ càng phươngpháp này có hợp với khế cơ không? có thể trị được bệnh của mình không? Và bệnhcủa mình là gì?. Bệnh chúng ta là vọng tưởng, tạp niệm, phiền não. Nếu phươngpháp này có thật hiệu quả, phiền não dứt sạch, trí tuệ khai mở thì cứ giữ khóatụng gốc. Còn tụng niệm nhiều năm mà phiền não mỗi ngày tăng trưởng, trí tuệkhông mở, không được giác ngộ, giống như bị bệnh lâu năm, uống thuốc không hiệuquả thì phải xem xét lại phương pháp tu học của mình. Hãy thử quan sát thật tỉmỉ, một bà cụ chỉ niệm thật thà chân thành một câu A Di Đà Phật, liên tục trongkhoảng năm năm, bà cụ đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biết được giờ chết, lạikhông bị bệnh, đó là hiệu quả thật. Chúng ta niệm nhiều năm nhưng vẫn kém xahọ.
Người ta sinh tử tự tại, cònchúng ta có cầm chắc đối với chuyện sinh tử không? Hiện tại vẫn chưa chắc chắn.Điều này cho thấy phương pháp nhiều người trong chúng ta đã tu học không cóhiệu quả, vẫn không giác ngộ. Cho nên khoá tụng càng đơn giản càng tốt, càngđơn giản mới là pháp môn chân thật, pháp môn vi diệu. Kinh điển, chỉ một bộ làđủ, chỉ một bộ có thể thành Phật. Càng nhiều bộ chỉ e gây chướng ngại cho vãngsanh, điều này không thể không biết. Thỉnh thoảng chúng ta xem một chút thìđược, có thể giúp đỡ bản thân đoạn trừ nghi hoặc. Còn việc tu chính của mìnhdứt khoát chỉ là một bộ kinh, một pháp môn, quyết không xen tạp, không giánđoạn, thì công phu mới được đắc lực, mới có hiệu quả, hơn nữa hiệu quả vô cùngrõ rệt, tự mình biết, không cần phải hỏi người khác. Khi vọng niệm ít, tâm phânbiệt giảm, chấp trước cũng nhạt đi, đây mới đúng là tu hành tiến bộ, tâm địachúng ta trở nên tương đối bình tĩnh, tương đối ung dung, cũng tương đối có trítuệ. Trước đây với người, với việc, với vật, cứ lộn xộn rối tung, bây giờ dầndần rõ ràng, không mơ hồ như trước, đó là dấu hiệu của tiến bộ. Trước đây đọckinh không hiểu ý nghĩa, thấy người ta chú giải, thì luôn cho ý người ta giảisai, hiểu sai, bây giờ đọc kinh hiểu ý nghĩa, đọc chú giải của đại đức xưa cũnghiểu được ý của họ, đó là hiện tượng của sự tiến bộ. Trước đây nhìn người khôngbiết phân biệt người tốt người xấu, bây giờ dần dần phân biệt được. Trước đâytiếp xúc những sự việc tốt, hoặc giả không tốt, không thấy được, qua mấy năm,nhân quả của những sự việc này liền được tỏ bày, có thể nhìn ra, đây đều làhiệu quả hiện tiền tu học của chúng ta. Cho nên, tu học Phật pháp hiệu quả vôcùng.
Pháp sư: TỊNH KHÔNG
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Giảng tại Viện Giáo Dục thị xã Đài Đông,tháng 02 - 1998