Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cầu An Theo Tinh Thần Kinh Phước Đức

08/02/201103:19(Xem: 3374)
Cầu An Theo Tinh Thần Kinh Phước Đức
CẦU AN THEO TINH THẦN KINH PHƯỚC ĐỨC
Quảng Tánh

Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinhI, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là Kinh Điềm Lành Lớn (Kinh Đại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v..., nếu người nào hữu duyên được đọc tụng và hành trì theo kinh Phước Đức thì chắc chắn sẽ gặt hái được phước báo vạn sự cát tường như ý.

tanhthuong

Đức Phật thuyết pháp cho các gia chủ

Bản kinh Phước Đứcngắn gọn, súc tích, nghĩa lý rõ ràng có thể đưa vào kinh Nhật tụng để mọi người đọc tụng mỗi ngày. Duyên khởi để Thế Tôn ban pháp thoại này phát xuất từ lời thỉnh cầu của một vị Trời mong muốn biết và thực hành gieo trồng phước đức nhằm xây dựng đời sống an lành. Chư thiên là loài được xem là có phước đức hơn hết so với các loài trong lục đạo mà còn thỉnh ý Thế Tôn nói về phước đức để kiện toàn phước báo cho tự thân, huống gì loài người, và nhất là Phật tử chúng ta.

***

Lánh xa kẻ xấu ác

Được thân cận người hiền

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhất.

Theo Thế Tôn, phước đức lớn nhất, trước tiên là phát huy tuệ giác, thành tựu chánh kiến. Một trong những biểu hiện của chánh tri kiến là thấy rõ thiện và ác cùng với gốc rễ của nó (Kinh Chánh Tri Kiến,Trung Bộ I). Thấy rõ điều ác và người ác để tránh xa, đồng thời thấy rõ điều thiện và người hiền để thân gần, tôn kính các cá nhân đức hạnh, bậc mô phạm về đạo đức trong xã hội… chính là những nhân tố cực kỳ quan trọng để thành tựu phước đức. Đặc biệt, sự "tôn kính bậc đáng kính" vô cùng cần thiết cho việc thành tựu phước đức của cá nhân và cả quốc gia, xã hội. Bậc đáng kính là người có tài đức, bậc hiền tài, là nguyên khí của quốc gia. Thiếu trân quý, không trọng dụng hiền tài hoặc đặt để không đúng người, đúng việc, làm lãng phí tài và đức là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho phước đức của quốc gia suy giảm.

Sống trong môi trường tốt

Được tạo tác nhân lành

Được đi trên đường chánh

Là phước đức lớn nhất.

Mỗi người đều có quyền lựa chọn môi trường sống và làm việc cho chính mình. Tất nhiên, thực tế thì ít khi toàn diện, được cái này thì mất cái kia, song điều cần tỉnh giác ở đây là những thuận lợi về phương diện vật chất không phải lúc nào cũng cần thiết để cho chúng ta nhắm mắt và sẵn sàng đánh đổi. Cần bình tâm để nhận diện rằng được sống, làm việc, học tập và phụng sự trong môi trường lành mạnh sẽ tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách cao thượng. Nhờ sống trong môi trường đạo đức và trí tuệ, xung quanh hầu hết là người tốt nên ta dần trở nên chín chắn, hiền thiện và an lành hơn.

Có học, có nghề hay

Biết hành trì giới luật

Biết nói lời ái ngữ

Là phước đức lớn nhất.

Kinh nghiệm của tiền nhân cho thấy "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Có chuyên môn cao ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều hữu dụng, mang lại lợi ích thiết thực cho tự thân, gia đình và xã hội. Có tài năng nhưng phải được đạo đức định hướng và dẫn dắt thì mới xứng hiền tài. Tài mà không hiền thì vẫn vô phước vô phần, đôi khi trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu họ cậy tài để làm ác. Mặt khác, người có tài thì không nên tự cao, quát nạt, giấu nghề mà ngược lại, luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, dìu dắt và đào tạo thế hệ kế thừa với tất cả lòng thành, khiêm tốn và yêu thương. Được như vậy, xã hội ngày càng trở nên hoàn thiện, đất nước ngày càng phát triển ổn định hơn. Do đó mỗi chúng ta, nhất là các bạn trẻ phải lập chí học hành để có một nghề nghiệp chân chính, có trình độ chuyên môn và thu nhập cao, phục vụ nhiều hơn cho cộng đồng. Đó chính là một trong những phương diện của phước đức.

Được cung phụng mẹ cha

Yêu thương gia đình mình

Được hành nghề thích hợp

Là phước đức lớn nhất.

Những ai từng vì cuộc mưu sinh mà phải xa cha mẹ và người thân, sống nhờ nương nơi đất khách quê người, nhất là phải làm công việc nghịch tay trái nghề, mới thấm thía về sự thiếu phước. Ấy vậy mà có khá nhiều người đang nắm giữ phước đức trong tay nhưng lại không tự biết, thậm chí còn rúng rẫy xem thường khi đang có một công việc yêu thích ở gần nhà cùng với cha mẹ và những người thân. Cho nên, khi còn duyên lành sống với cha mẹ, anh em trong gia đình thì phải hiếu thuận hết lòng, có việc làm thích hợp (dù thu nhập không cao) cũng nên tận tâm vì đó là những chất liệu hình thành nên nguồn vui sống. Chính niềm hòa hiếu an vui của chúng ta, điều mà không thể đem các giá trị khác như danh tiếng, giàu sang để có thể hoán đổi, nên mới gọi là phước đức lớn nhất.

Sống ngay thẳng, bố thí,

Giúp quyến thuộc, thân bằng

Hành xử không tì vết

Là phước đức lớn nhất.

Một người làm ăn lương thiện, tạo dựng cơ nghiệp từ bàn tay và khối óc của chính mình chính là phước đức lớn nhất. Càng phước đức hơn khi cuộc sống của bản thân đã tạm ổn, người ấy biết phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ người thân và sẻ chia với mọi người xung quanh, nhất là những người đang thực sự thiếu thốn. Sống trung thực, ngay thẳng, nhìn về quá khứ không có bất cứ điều gì phải dằn vặt, bận lòng. Tâm hồn trong sáng, hành xử đúng với ta mà cũng phải với người cùng với niềm kính trọng, yêu thương là nền tảng của bình an. Thiết lập được bình an là thành tựu phước đức.

Tránh không làm điều ác

Không say sưa nghiện ngập

Tinh cần làm việc lành

Là phước đức lớn nhất.

Phước đức hình thành và tăng trưởng nhanh nhất khi chúng ta biết siêng năng làm các điều lành. Một người khi phát nguyện làm các điều lành thì đồng nghĩa với không làm các điều ác. Điều lành luôn mang các thuộc tính có lợi ích cho mình và người, tạo ra hiệu ứng an lành trong hiện tại và tương lai. Một điều rất thú vị ở đây là để tạo phước đức cho bản thân bằng cách làm các hạnh lành thì tuyệt nhiên không dính vào say và nghiện. Vì không nhiều người chú ý đến khía cạnh này nên chủ quan không cảnh giác rồi đánh mất mình khi lỡ sa vào say và nghiện. Nói cách khác, say sưa và nghiện ngập là hai yếu tố quan trọng khiến tổn giảm phước đức nhanh chóng. Do vậy, muốn tạo dựng và giữ gìn phước đức của bản thân thì hãy luôn tỉnh táo, làm chủ được mình.

Biết khiêm cung lễ độ

Tri túc và biết ơn

Không bỏ dịp học đạo

Là phước đức lớn nhất.

Thành tựu phước đức rất khó, nhưng khi có chút phước rồi mà người hưởng phước biết khiêm cung, lễ độ với mọi người đồng thời luôn biết vừa đủ và tri ân lại càng khó hơn. Cái sự đời "giàu đổi bạn, sang đổi vợ" xưa nay không phải là chuyện hiếm. Có phước mà không biết gìn giữ và vun bồi nên chắc chắn sau một thời gian phước đức sẽ suy giảm. Với những người khi đã có cái ăn, cái mặc và chỗ ở rồi thì điều quan trọng không phải là cố gắng làm cho vinh thân phì gia thêm để thụ hưởng mà chính là vấn đề tu dưỡng phát huy đạo đức, an tịnh và thăng hoa tâm hồn. Những ai làm được như vậy thì phước đức ngày càng tăng thêm.

Biết kiên trì, phục thiện

Thân cận giới xuất gia

Dự pháp đàm học hỏi

Là phước đức lớn nhất.

Đi chùa, làm việc thiện, đi nghe pháp thoại, học đạo, tham thiền v.v… chính là những việc làm cao thượng, mang lại phước đức to lớn. Có nhiều vấn đề mà tiền bạc không mua được, danh vọng không đánh đổi được và uy quyền không lung lạc được… và chỉ có học đạo, tham thiền mới có thể giải quyết rốt ráo, mang lại niềm an ổn cho con người. Xưa kia thái tử Siddhartha và sau là vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên rừng tu đạo chính là đi tìm sự an tâm. Khi tâm đã an thì muôn sự đều bình an. Và chỉ có chuyên tâm học đạo mới có thể thành tựu phước đức to lớn này.

Sống tinh cần, tỉnh thức

Học chân lý nhiệm mầu

Thực chứng được Niết-bàn

Là phước đức lớn nhất.

Trong quá trình hướng nội, thanh lọc thân tâm thì chứng đạt Niết-bàn là phước đức lớn nhất. Sự siêng năng chuyên cần tu tập, duy trì sự tỉnh thức thường trực là những nhân tố quan trọng để thành tựu đạo quả. Niết-bàn là sự giải thoát khỏi tất cả những ràng buộc phiền não, là ánh sáng phá tan u ám của bóng tối si mê, là sự chấm dứt khổ đau luân hồi sanh tử. "Việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống" rồi, hành giả thong dong tự tại làm đẹp cho đời.

Chung đụng trong nhân gian

Tâm không hề lay chuyển

Phiền não hết, an nhiên,

Là phước đức lớn nhất.

Với tâm giải thoát tự tại, hành giả an nhiên bất động trước vô vàn biến động, tự tại vào ra trong sanh tử để cứu độ chúng sanh, làm đẹp cuộc đời như sở hành của vị Bồ-tát, đây không chỉ là phước đức cho một người mà tất cả cộng đồng, nhân loại.

***

Thật rõ ràng, xuyên suốt nội dung bản kinh Thế Tôn dạy về "làm" phước mà không hề có chuyện "xin" phước. Nên trong đạo Phật có chủ trương cầu nguyện mà tuyệt không có cầu xin. Vì Phật không trực tiếp ban phước cho ta an lành mà chỉ dạy phương cách rồi chúng ta phải tự thực tập, hành trì để tạo ra phước đức và được bình an.

Mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức tự thân, được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân miệng ý theo hướng thiện lành. Do đó, bình an và phước đức có thể tạo dựng ngay bây giờ và ở đây. l

Quảng Tánh
(Nguồn: Báo Giác Ngộ, Xuân Tân Mão-2001)

(CÙNG TÁC GỈA)

Kinh sách liên quan:
KINH PHƯỚC ĐỨC- Thích Nhất Hạnh dịch Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 17283)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9513)
Tôn Giả La Hầu La, Đệ Nhất Mật Hạnh 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu 04/09/2020 (17/07/Canh Tý) Chiên đàn hải ngạn Lư nhiệt danh hương Da Du tử mẫu lưỡng vô ương Hỏa nội đắc thanh lương Chí tâm kim tương Nhất chú biến thập phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả Hương chiên đàn hải ngạn Lò đốt ngát mùi thơm Mẹ con bà Da Du An toàn không tai ương Trong lửa cháy hừng hực Nghe mát mẻ dị thường Nay đem lòng chí thành Một nén thấu mười phương Nam mô Mật Hạnh Đệ Nhất La Hầu La Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
18/01/2021(Xem: 10607)
TÔN GIẢ PHÚ LÂU NA, ĐỆ NHẤT THUYẾT PHÁP 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm, 27/08/2020 (09/07/Canh Tý) Như Lai thọ ký tác Pháp Minh Tùy cơ thuyết pháp nhi hóa độ Bất từ lao quyện nhập tam đồ Luận tạng xưng dương giải Phật ngôn Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả Như Lai thọ ký làm Phổ Minh Tùy cơ thuyết pháp hay hóa độ Không hề mệt nhọc vào ba cõi Luận tạng ngợi khen giải lời Phật Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Phú Lâu Na Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
16/01/2021(Xem: 9844)
TÔN GIẢ ƯU BA LY, ĐỆ NHẤT TRÌ GIỚI 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 01/09/2020 (14/07/Canh Tý) Đắc độ thân tiền thất vương tử Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông Hoằng dương luật giáo Tỳ Ni Tạng Phật pháp do tư trụ thế long. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả Được độ trước bảy vị vương tử Pháp hội Lăng Nghiêm chứng viên thông Chuyên hành trì hoằng dương Giới Luật Khiến cho Phật pháp trụ ở đời Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Ly Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
16/01/2021(Xem: 11600)
Bốn Cách Buông Bỏ (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 11908)
Tại sao tử tế với nhau khó đến thế? (Bài giảng của Thiền Sư Ajahn Brahm từ Perth, Tây Úc)
16/01/2021(Xem: 9050)
TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ, ĐỆ NHẤT GIẢI KHÔNG 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Sáu, 28/08/2020 (10/07/Canh Tý) Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai. Nếu do sắc thấy ta, Do âm thanh cầu ta, Người ấy hành đạo tà, Không thể thấy Như Lai. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
16/01/2021(Xem: 9967)
Ước vọng được nghe live trực tuyến với bài Pháp: "Đức Phật đang ở đâu?" của Thầy Nguyên Tạng đã trở thành vô vọng với chúng tôi, những Phật tử ở vùng Âu Châu. Khi Thầy gửi cái mail chỉ dẫn đường link để vào nghe Pháp thoại thật chi tiết với giờ giấc địa phương thật khác biệt và lời nhắn nhủ mời hai chị Nhật Hưng và Hoa Lan vào xem livestream nhé! Chúng tôi tự nhìn nhau qua máy nghẹn ngào, không nhanh nhẩu trả lời như mọi khi: "Dạ, chúng con sẽ...". Tại sao chúng tôi không chịu "Y giáo phụng hành"? Cứ có mặt thả một cái like và chắp tay chào Thầy là ai nấy đều vui cả! Đằng này!!! ... Vì mỗi tối khi chúng tôi hát bài "0 giờ rồi hãy ngủ đi thôi!", thì chúng tôi ngủ say như... như gì cũng được (kiêng tiếng này)! Do đó vào lúc 1 giờ 30 giờ Melbourne Úc Châu, Thầy nhìn màn hình tìm Phật tử Âu Châu lúc ấy là 3 giờ 30 sáng, chỉ thấy một người đại diện là chị Diệu Âm bên Hòa Lan, còn Diệu Như bên Thụy Sĩ hay Thiện Giới bên Đức quốc còn đang nằm ngáy vô tư, thực hiện lời Phật dạy "Đói
15/01/2021(Xem: 11088)
“Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật. Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối. Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.
15/01/2021(Xem: 9773)
Thật là một nhân duyên thù thắng khi tôi được nghe quý Hòa Thượng, Thượng Tọa giảng pháp trên kênh youtube của Trang Nhà Quảng Đức/Úc châu trong chương trình hoằng pháp online Liên Âu lần thứ III. Và ngày 12/01/2021, tôi được nghe bài thuyết giảng của Thượng Tọa Giảng sư Thích Nguyên Tạng cho các Huynh trưởng lớp Bậc Lực, Gia đình Phật tử Việt Nam Hải Ngoại, với chủ đề về ba vị Thiền Sư nổi tiếng bậc nhất trên thế giới, đã đem Phật Giáo vào đời đến gần các nước phương Tây qua phương pháp THIỀN và HÀNH THIỀN. Đó là các Ngài: - THIỀN SƯ D.T. SUZUKI (Nhật Bản) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH (Việt Nam) - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 (Tây Tạng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567