Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Lâm Bảo Huấn

23/04/201318:11(Xem: 9712)
Thiền Lâm Bảo Huấn

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xuất bản năm 1996

THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Dịch giả : HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

thienlambaohuan_htthanhkiem

Lời nói đầu

Giáo pháp của Phật Đà được ghi chép trong Tam tạng là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Ta thường gọi là Tam tạng Thánh giáo. Giáo điển của Phật giáo ngoài ba phần nói trên, còn có một phần được ghi chép những lời nói và việc làm có tính cách siêu việt của các Cổ nhân được tập trung lại gọi là phần Ngữ lục.

Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế, đều là những kỷ cương yếu lĩnh về cách trụ trì, hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng. Mỗi ý tưởng mỗi câu văn đều là những khuôn vàng thước ngọc để kẻ hậu học noi theo, đều là những tấm gương chói lọi sáng ngời để soi chung cho hậu thế. Thế nên những người nột tử có chí hướng kế vãng khai lai, truyền thừa Tổ nghiệp đều phải học hỏi và bắt chước.

Viên Ngộ Thiền sư bảo Phật Giám rằng: “Sư ông chùa Bạch Vân, mỗi khi hành động cất nhắc một việc gì, cũng đều khảo xét những hành động của cổ nhân xưa. Sư ông thường nói: “Sự việc mà chẳng khảo xét của tiền nhân thì bảo đó là chẳng đúng phép”. Ta chỉ vì ghi nhiều được lời nói và đức hạnh của cổ nhân mà đạt thành được chí khí. Nhưng chẳng phải chẳng những chỉ hiếu cổ, mà lại bỏ cái hay của người đời nay chẳng đủ để bắt chước. Tiên sư thường nói: “Sư ông vì chấp cổ, nên chẳng biết thay đổi theo thời”. Sư ông nói: “Thay đổi thói cũ, biến đổi đạo thường, chính là mối đại họa của người đời nay”. Đó là điều mà ta trọn chẳng làm vậy”.

Như vậy, chỗ bắt chước cổ nhân, có nghĩa là bắt chước cái hay cái đẹp của cổ nhân để tạo thành cái hay cái đẹp cho đương thế, để mong sao cho Tổ đình hưng thịnh, cho Phật pháp xương minh. Đó chính là cái hoài bão chung của những người con Phật.

Sách Thiền Lâm Bảo Huấn này được lưu truyền tại Việt Nam có ba bản khác nhau. Bản thứ nhất được khắc từ năm Mậu Thân, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ sáu đời Lê, và được tàng trữ tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long thành. Bản thứ hai được khắc ở năm Quý Sửu, và được tàng trữ tại chùa Xuân Áng huyện Lương Tài. Hai bản này duy có phần chính văn, không có phần chú thích. Bản thứ ba được khắc ở năm Mậu Ngọ, năm Tự Đức thứ 11, và được tàng trữ tại chùa Linh Thiền núi Long Đội tỉnh Hà Nam. Bản này có phần âm nghĩa và chú thích của Vân Thê Kiến Sư.

Ba bản trên đây đều bằng Hán văn, và đã được lưu truyền tại Việt Nam trải qua nhiều thời đại. Nhưng trong thời đại nào sách Bảo Huấn này vẫn được coi là bộ sách giáo khoa của Phật giáo. Vì lẽ, trong bất cứ một hội Hạ hay một trường Phật học nào, cũng đều thấy có chương trình học hay giảng Thiền Lâm Bảo Huấn.

Phần nguyên bản của sách Thiền Lâm Bảo Huấn này thì y cứ vào chính bản trong “Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh” tập thứ 48, từ trang 1016 - 1040. Phần chú thích thì y cứ vào bản chú thích của Vân Thê Kiến Sư Trung Hoa, và bản Nhật dịch Thiền Lâm Bảo Huấn tập thứ 4 trong “Quốc Dịch Thiền Tông Tùng Thư” của Nhật Bản.

Trong những phần phiên âm, dịch nghĩa và chú thích trong sách Thiền Lâm Bảo Huấn này chắc không thể tránh sao khỏi được chỗ khuyết điểm sai lầm, nếu các bậc cao minh độc giả nhận thấy có những chỗ sai lầm đó xin vui lòng phủ chính, để sẽ được sửa lại hoàn hảo ở lần tái bản sau.

Phật Lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973

Dịch giả cẩn chí

Sa môn Thích Thanh Kiểm.

Bài tựa Thiền Lâm Bảo Huấn.

Sách Bảo Huấn do hai ngài Diệu Hỷ(1)và Trúc Am(2)cùng soạn tập trong một am cỏ, khi ở chùa Vân Môn đất Giang Tây. Khoảng niên hiệu Thuần Hy(3), tôi tới chùa Vân Cư, may mắn được tặng cuốn sách này ở một vị Lão Tăng Tố Am. Rất tiếc sách này đã lâu năm, nên bị mối mọt làm rách nát, đầu sách và cuối sách không còn chu toàn. Sau đó những lời lẽ trong sách này lại thấy được ghi chép trong các Ngữ lục và Truyền ký nên tôi mới thu thập lại trong khoảng mười năm trời, được tất cả là hơn 50 thiên. Tiếp đó, tôi lại trích thêm phần Di ngữ của các ngài Dương Kỳ, Hoàng Long(4), rồi đến Ngữ lục của các lão Tăng như Phật Chiếu(5)và Giản Đường(6), rồi tự mình lại tiết giảm, tu chỉnh, chia loại mà hợp thành 300 thiên. Trong các thiên này vì chỗ lựa chọn được có trước sau mà xếp đặt ở trước ở sau, chứ không theo chỗ lần lượt xưa và nay. Đại để chỉ khiến cho người học loại bỏ được thế lực, quyền lợi, nhân ngã, để đạt tới đạo đức nhân nghĩa mà thôi. Lời văn và ý nghĩa của sách này thì dồi dào bình dị, không có những vết tích mông lung, mơ hồ, dối trá, thực đúng là cái đầu mối để giúp người vào đạo. Vì vậy, nên tôi cho đem khắc vào gỗ để lưu truyền được sâu rộng. Tất sẽ có những kẻ sĩ đồng chí nếu một khi thấy được việc làm này mà để tâm tuỳ hỷ, thì tôi dầu chết già nơi hang núi chăng nữa, nhưng cái chí nguyện của tôi cũng đã viên mãn rồi vậy.

Sa Môn Tịnh Thiện đất Đông Ngô viết.


(1)Diệu Hỷ. Tức Đại Tuệ Phổ Chiếu Lâm Thiền Sư, pháp tự của Phật Quả Khắc Cần Thiền Sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc.

(2)Trúc Am. Long Tường Trúc Am Sĩ Khuê Thiền Sư, pháp tự của Phật Nhãn Thanh Viên Thiền Sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc.

(3)Thuần Hy. Niên hiệu Thuần Hy đời vua Tống Hiếu Tôn.

(4)Hoàng Long. Hoàng Long Tuệ Nam, pháp tự của Thạch Sương Sở Viên Thiền Sư, đời thứ 11 phái Nam Nhạc.

(5)Phật Chiếu . Đức Quang Phật Chiếu Chuyết Am Thiền Sư, ở chùa Dục Vương thuộc Minh Châu, pháp tự của Tông Cảo Đại Tuệ Thiền Sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc.

(6)Giản Đường. Giản Đường Hành Cơ Thiền Sư, ở chùa Quốc Thanh, pháp tự của Hộ Quốc Cảnh Nguyên Thiền Sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc.

---o0o---

Vi tính và trình bày: Thích Đức Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2013(Xem: 13198)
Hạnh phúc & khổ đau
26/07/2013(Xem: 11818)
Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni (Thập Chú)
26/07/2013(Xem: 20094)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 10922)
Niệm Phật
18/07/2013(Xem: 12005)
Trong Kinh A Hàm có ghi nhận rằng vào mùa An Cư thứ 7 (năm 583 trước TL) Đức Phật Thích Ca vận thần thông đến cung trời Đao Lợi để giảng pháp độ mẫu thân, chính vì thế mà Đức Phật đã vắng mặt tại Ấn Độ ba tháng, không gặp được Phật trong một thời gian dài như thế, nên Vua Ưu Điền (Udayana) trị vì kinh đô Kosambi, thương nhớ buồn khổ mà sinh bệnh. Các quan đại thần triệu tập các điêu khắc gia lừng danh đương thời, dùng gỗ chiên đàn ở núi Ngưu-đầu khắc một pho tượng thật giống như Phật, cao năm thước, dâng lên đức vua. Vua nhìn thấy pho tượng Phật, tưởng như gặp lại Phật, liền đảnh lễ chiêm bái, lập tức đức vua liền khỏi bệnh.
17/07/2013(Xem: 10896)
Thời Đường có một vị cao tăng được gọi là Ngộ Đạt Quốc sư. Trước khi nổi tiếng và được phong làm quốc sư, có một lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, vì thế những người khác đều lo mà tránh cho xa, chỉ có Ngộ Đạt quốc sư, thường thương xót mà chăm sóc cho ông ta, bệnh tình của nhà sư ấy cũng dần dần được khá lên. Sau này vào lúc chia tay, nhà sư ấy cảm kích và nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn, thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn mà tìm tôi. Trên núi đó có hai cây tùng mọc liền nhau làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở.”
11/07/2013(Xem: 9183)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua. Vậy Cơm Hương Tích là loại cơm như thế nào ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]