Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn “Đới nghiệp vãng sanh!” Chẳng phải chúng ta đang ở Tịnh độ nhân gian rồi ?

08/09/202406:39(Xem: 1103)
Tản Mạn “Đới nghiệp vãng sanh!” Chẳng phải chúng ta đang ở Tịnh độ nhân gian rồi ?
su co tinh nghiep

Tản Mạn “Đới nghiệp vãng sanh!”
 Chẳng phải chúng ta đang ở Tịnh độ nhân gian rồi ?

(Vài điều học được sau buổi pháp đàm với GS Sư Cô Thích Nữ Tịnh Nghiệp vào tối 5/9/2024 trên Zoom trực tuyến của ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu )

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Kính bạch Sư Cô Thích Nữ Tịnh Nghiệp, kính xin cho con được mạn phép tóm tắt các ý chính trong buổi pháp đàm qua những câu hỏi của MC Minh Đạo dù không theo thứ tự câu hỏi nhưng con hy vọng sẽ chuyển đạt được phần nào buổi pháp đàm một cách chính xác đến nhiều  thân hữu về vấn đề ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH .

Bạn thường tranh cãi luận bàn pháp môn Tịnh Độ

Có thể  “ Đới nghiệp vãng sanh “ đến cõi Tây Phương?

Ý nghĩa sâu sắc định vị cảnh Thiên đường

Thế thì chúng mình đang ở đâu nhỉ ?

Có phải “ Tịnh độ Trần gian” nên ít khổ sầu nhiều hoan hỷ !

Bạn ơi, mình vừa tham dự pháp đàm về chủ đề này !

Nhờ chăm chú lắng nghe, nay chia sẻ những điều hay

Mời cùng suy ngẫm chi tiết lời giảng dạy !

Rằng khi giảm dần nghiệp lực, càng tự do thoải mái

Nhu cầu phương tiện ăn mặc chẳng cần lo

Công năng tu tập hằng ngày chính... thước đo

Làm sao hoàn thiện tâm thức để  vãng sanh nơi đó

Hạ, trung, thượng phẩm hoa sen tuỳ vào trí tuệ có !

( thơ Huệ Hương)

 

 

Nào cùng tham dự buổi pháp đàm trực tuyến !

Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là về cõi Tây phương cực lạc mang theo tất cả nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.

Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).

Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.

--Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh.

--Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh

--Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh

Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:

-Những người khi còn tại thế biết tu tập, công năng tu tập cao, đạo lực mạnh, luôn giữ được tâm bình cho đến phút lâm chung thì họ sẽ được rước về Cực Lạc, trụ ở một quả vị tương xứng với công năng tu tập của họ.

-Những người không biết tu tập, chưa từng tu tập hoặc tu tập rất ít, do một duyên may mà được về Cực Lạc, thì những người này đương nhiên sẽ được an trụ ở Hạ phẩm hạ sanh. Dù ở một quả vị cao hay quả vị thấp, nhất là quả vị Hạ phẩm hạ sanh, người đến từ cõi Ta Bà vẫn luôn luôn tiếp tục làm tiêu mòn nghiệp chướng của mình, chớ không phải về Cực Lạc để ngồi chơi, hưởng nhàn.

Như vậy rằng, điều vô cùng quan trọng chính  là trình độ tu tập một người khi còn tại thế, nó sẽ ảnh hưởng rất là lớn lao đến sự đới nghiệp một người khi còn tại thế,

Nhưng chúng sanh đừng vội nghĩ rằng: tôi tha hồ làm chuyện quấy trá, miễn sao giờ phút lâm chung tôi có dạ chân thành, ăn năn sám hối là tôi được rước về Cực Lạc. Không phải như vậy đâu!

Việc người đã từng làm chuyện sái quấy rất nhiều, nhưng ở phút cuối của cuộc đời, vào giây phút đối diện với cái chết đã tỏ dạ ăn năn, sám hối và lòng tha thiết muốn được về Cực Lạc thì Cực Lạc sẽ nhận ra ngay được người đó có đúng dạ chân thành hay không.

Cho nên, lòng chân thành ở vào phút lâm chung vô cùng là quan trọng, không thể nào có sự giả dối xen vào trong đó được. Chỉ khi nào vào giờ cận tử nhận rõ  điều mình sai trái và hiểu được con đường mình bắt buộc phải đi, phải sửa đổi cái tánh của mình thì khi đó sẽ có sự rung động và sự rung động đó là một sự rung động từ ở tâm chân thật.

Ngoài ra trong lúc còn tại thế, tuỳ theo công năng tu tập của người đó và có sự phát nguyện của người đó là được vãng sanh về Cực Lạc, thì người đó mới có thể được rước về Cực Lạc. Nếu người đó biết tu tập nhưng không phát nguyện về Cực Lạc thì cũng vẫn không thể về Cực Lạc được.

 Cho nên lời phát nguyện vô cùng quan trọng và trước mỗi thời khóa tu, đều phải long trọng lặp lại lời phát nguyện thì như vậy mới có thể chắc chắn được một sự tiếp rước về Cực Lạc.

Đới nghiệp vãng sanh với Hạ Phẩm Hạ Sanh, công năng tu tập khi còn tại thế có thể chưa hội đủ  trí tuệ sáng đúng mực nên ở cấp bậc này phải tận lực, tận tâm để học hỏi và nhất là phải tận cường rất nhiều để ngăn cản tất cả những chướng duyên ào ạt đến như thác lũ.

Các chướng duyên này chính là những nghiệp lực được mang theo về Cực Lạc chưa được gột rửa bớt đi, chúng ồ ạt kéo tới, nếu không tận cường thì không thể nào chiến đấu lại với bản thân mình.

Thường khi còn ở cõi Ta Bà, nếu đã dốc lòng tu tập, có được chút trí huệ phát sáng thì việc ngăn chận nghiệp lực sẽ không có một chút khó khăn nào cả. Vì thật ra chúng sanh đã quen cõi Ta Bà, hằng ngày phải đối diện với cảnh huống này, đau lòng kia, những sự việc này xảy ra, những sự việc kia xảy tới, việc đối phó của chúng sanh cũng sẽ rất uyển chuyển và biết cách nương theo những sự khó khăn để mà đạt được kết quả.

Trái lại nơi cõi Cực Lạc, tất cả những sinh hoạt có tính cách đấu tranh đều bị ngưng đọng, thành ra tâm của Thánh Chúng là một tâm thuần, một khối thuần trong vắt, không gợn bất kỳ một lục dục thất tình nào cả, cho nên rất khó lòng chống lại các chướng duyên xảy đến.

 Chỉ khi nào một nghiệp lực hiện ra dưới hình thức của một ảo giác, lúc đó Thánh Chúng mới cảm nhận được sự chao động của Tâm. Tuy nhiên việc chống chọi lại nghiệp lực đó, việc làm cho tâm không còn chao động nữa rất là khó khăn đối với Thánh Chúng, do ở thiếu trí huệ khai mở

Do vậyThánh Chúng ở Cực Lạc phải làm việc gấp đôi gấp ba so với chúng sanh ở cõi Ta Bà trong việc chống chọi lại với nghiệp lực của mình.

Cần nhớ trí huệ là một điều kiện ắt có và đủ để giúp cho cả chúng sanh lẫn Thánh Chúng làm tiêu đi nghiệp lực của mình. Chúng sanh ở cõi Ta Bà dốc lòng tu tập để có trí huệ phát sáng, khi về được Cực Lạc, trí huệ đó vẫn không mất đi tính chất của nó, vẫn tiếp tục giúp Thánh Chúng tu tập, thâm nhập lời pháp, giúp cho Thánh Chúng tư duy pháp, gột rửa vô minh, làm tan nghiệp lực và nhất là giúp cho Thánh Chúng chuyển từ quả vị này sang quả vị kia được dễ dàng và màu sắc của hoa sen cũng được thay đổi theo từng quả vị.

Thánh Chúng đới nghiệp vãng sanh ở Hạ Phẩm Hạ Sanh, ngồi trong thai sen đóng kín chưa được dự phần cùng các Thánh Chúng ở quả vị cao hơn để mang hoa cúng dường mười phương Chư Phật. Các Thánh Chúng này phải tu tập qua các lời pháp để làm sao cho tan bớt lần đi các nghiệp lực mà mình đã mang theo về Cực Lạc. Nghiệp lực càng tiêu, Thánh Chúng càng nhẹ hơn trong thai sen cho đến khi hoa sen nở, Thánh Chúng mới thật sự góp phần.

Như vậy được về Cực Lạc là do TÍN, HẠNH, NGUYỆN rất cần công năng tu tập của mình.

Dù chỉ là hạ sanh hạ phẩm nhưng vẫn có  tư cách khác biệt, đó là tư cách của kẻ đã thoát vòng sanh tử luân hồi, sống an nhiên tự tại để trau dồi bản thân mình.

Tuy nhiên, căn cơ cội nguồn  của Thánh Chúng lúc ấy vẫn là một chúng sanh của cõi Ta Bà, với tất cả lục dục, thất tình, với tất cả những nghiệp lực vây quanh. Nếu chúng sanh nào có một công năng tu tập cao thì ngay từ khi còn sống, còn hiện diện ở cõi Ta Bà, chúng sanh đó đã có thể tháo gỡ một phần nào những xiềng xích, gông cùm của nghiệp lực. Công năng tu tập cao giúp cho chúng sanh đó có một trí huệ  và khi về đến Cực Lạc, trí huệ đó càng được  sử dụng ngay để giúp cho sự tiếp hội những lời pháp, những sự chỉ dẫn của các Bồ Tát Cực Lạc.nhanh hơn và sự gột rửa vô minh, tháo gỡ nghiệp lực cũng sẽ dễ dàng,càng ngày càng nhẹ nhàng hơn trên hoa sen và sự nhẹ nhàng này làm đà cho sự nhảy vọt từ quả vị này sang quả vị khác một cách nhanh chóng và màu sắc của hoa sen cũng thay đổi.

Có thể nói những người đi về Cực Lạc, thực sự ra, hầu hết đều là đới nghiệp vãng sanh, nhưng người đã bỏ ra công sức để tu tập một cách chân chính, thì việc họ mang theo nghiệp để đi về Cực Lạc thì nhẹ nhàng hơn là một người chưa từng biết tu tập, chỉ được một tâm thành và một lòng thành tâm sám hối, ăn năn ở vào phút lâm chung.

Nói tóm lại người biết tu tập thì sẽ được nhẹ nhàng hơn người đó sẽ được một quả vị cao hơn. Nhưng, họ vẫn còn mang theo nghiệp và tất cả cũng vẫn là phải ngồi trong thai sen mà sửa lần, sửa lần tâm tánh của mình, và phải đối phó với tất cả những nhiệp chướng mà mình đã mang theo. Có điều rằng, đối với người có tu tập thì việc đối phó những nghiệp chướng sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn là với một người chưa từng tu tập.

Vì vậy, tu ở cõi Ta Bà, nếu dốc lòng hết sức thì kết quả sẽ vô cùng tốt đẹp hơn là tu ở cõi Cực Lạc, rút ngắn thời gian trong thai sen và sẽ được thảnh thơi hơn so với những người không biết tu tập, đợi lên đến Cực Lạc mới bắt đầu tu tập thì phải gặp nhiều khó khăn hơn.

Điều quan trọng là phải sửa được những tánh xấu của mình, vì chính những tánh xấu mới chiêu cảm lấy nghiệp lực, mới mời gọi nghiệp lực tới. Cho nên, muốn một phẩm vị cao nơi Cực Lạc, thì ngay từ cõi Ta Bà phải biết tu tập, bỏ thời gian để tu tập, để đào luyện bản thân của mình trước, sẽ đỡ mất thì giờ nơi Cực Lạc, ngồi lâu trong thai sen và các Bồ Tát của Cực Lạc sẽ phải làm việc rất nhiều để giúp đỡ cho mình.

Cho nên các bậc cao tăng thường dạy: “Việc tu tập không đem lại điều bất lợi cho một chúng sanh nào cả, mà luôn luôn giúp cho chúng sanh đó được nâng cao tư cách của con người, từ vật chất cho đến tinh thần, từ Đời cho đến Đạo.

Thí dụ minh chứng cho thấy người tu tập sẽ ít bệnh hoạn hơn, thể xác được khỏe mạnh hơn,Như vậy việc tu tập lúc còn sống rất quan trọng- Tu tập là để cho trí huệ khai  sáng, vì một khi trí huệ sáng thì mình có đủ sức để nhận ra được điều nên làm, điều không nên làm, và nhận chân ra được đâu là nghiệp lành và đâu là nghiệp dữ.

Nhờ có trí huệ mà mình mới hiểu rõ được cách đối phó với nghiệp lực, (đến từ tam độc Tham, Sân, Si, qua Thân Khẩu Ý )và giúp mình tu tam tịnh nghiệp  để xoay chiều nghiệp lực. Với một tâm trí luôn luôn biết giữ cho mình giới luật nghiêm minh, tránh những tư tưởng không tốt, tránh những hành động không nên, tránh những lời nói không thuận ý. Tâm trí và thân xác có sự hòa hợp với nhau làm cho chúng sanh đó cảm thấy luôn được nhẹ nhàng, không gút mắt, sống thanh thản và bình an.

Nhờ có sự tu tập mà tư cách của chúng sanh sẽ ngời sáng trong cách cư xử, giao tế. Rồi một mai khi bỏ thân xác này, được về cõi Cực Lạc, tất cả những điều tốt đẹp mà mình đã tạo nên trong suốt quãng đời tu tập ở cõi Ta Bà, sẽ giúp cho mình một quả vị cao chứ không phải ở một quả vị thấp, khiến cho sự chờ đợi để hoa sen nở ra, được rút ngắn lại rất nhiều.

Hơn thế nữa đới nghiệp vãng sanh chỉ dùng cho những giây phút lâm chung và là điều ao ước duy nhất của người sắp sửa qua đời mà điều đòi hỏi để được  nhất tâm bất loạn vào phút lâm chung, đó phải ở trạng thái yên bình.

Một khi  thân tứ đại bắt đầu xuất ra khỏi thân xác của người sắp lìa đời thường gây nên những điều rất là khó chịu, đôi khi đi đến sự đau đớn. Giữ được tâm thanh tịnh ở vào phút đó phải là một người rất là đặc biệt;

Muốn giữ được nhất tâm bất loạn, tâm vẫn sáng suốt để trì danh hiệu Phật, điều này không phải chúng sanh nào cũng làm được. Nói tóm lại là phải có một duyên may, duyên may đó dính liền với Cực Lạc, cho nên giờ phút cuối, tâm vẫn không động, trí vẫn sáng suốt. Tuy nhiên, số này cũng vẫn còn rất ít, kể cả người tu tập hàng ngày, giờ phút lâm chung cũng khó giữ tâm bất loạn.

 

Lời kết

Cực Lạc giúp cho chúng sanh cõi Ta Bà dứt vòng sanh tử, thoát kiếp luân hồi, tránh cảnh trầm luân với nghiệp lực quấn quanh như những vòng dây xích, không ngừng phá tác.

 Cực Lạc giúp cho chúng sanh cõi Ta Bà sống đời an nhiên tự tại, mùa xuân sẽ bất tận ở Cực Lạc, niềm vui phơi phới sẽ luôn tràn đầy không chấm dứt. Việc tu tập có hoàn tất được ở cõi Ta Bà thì ở cõi Cực Lạc mới thể hiện được một cách rộng rãi và hoàn hảo cái ý nghĩa của hai chữ “TỰ TẠI.”.

.Kính cảm tạ Sư Cô Giảng Sư đã cho thính chúng một buổi pháp đàm thật tuyệt vời .Kính chúc Sư Cô được phước trí nhị nghiêm, thân tâm thường lạc

Kính cảm ơn MC Minh Đạo đã có những câu hỏi gợi ý thật khéo để thính chúng trong đạo tràng có thể tiếp nhận về chủ đề ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH một cách rõ ràng hơn

Buổi pháp đàm “Đới nghiệp vãng sanh” thật lợi ích

Giúp người thực hành niệm Phật biết chăm lo

Còn tánh xấu quá nhiều khó lòng qua ranh giới đến bờ

Mọi sai lầm cần sám hối không nên che giấu

Tín, hạnh, nguyện là sự thực hành tối hậu

Vào  hoa sen hạ phẩm hạ sanh do công năng tu tập làm nền

Do vậy cần  sử dụng thời gian ở Ta Bà để thực sự tiến lên

Giãm tối đa nghiệp chướng....mới

tương ưng Đức Phật A Di Đà bổn nguyện !

Thoát vòng sanh tử luân hồi, oan gia trái chủ không còn hiện diện!

Kính tán dương Giảng Sư  thật uyên bác hùng biện

Giúp bạn đồng học giải tỏa vấn vương

Không còn tự mãn dù đang sống thiên đường

Không ai biết được ngày nào nghiệp báo đến cả!

Đúng là “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Úc Châu, cuối đông 7/9/2024

Phật tử Huệ Hương

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2021(Xem: 19822)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
18/05/2021(Xem: 12778)
Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 235 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 18/05/2021 (07/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lâm Tế môn phong thích dụng thiền Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng Hương Thủy biển sâu sóng võ triền Diện mục tỏ rồi ra là thế Bản lai gìn giữ chớ mù điên Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigo
17/05/2021(Xem: 10645)
Sám Khánh Đản do HT. Thích Minh Tâm trì tụng
16/05/2021(Xem: 16561)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 234 của TT Nguyên Tạng từ chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ 6.45am, Thứ Ba, 15/05/2021 (04/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch V
13/05/2021(Xem: 16673)
Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 233 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 13/05/2021 (02/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người quyết công phu phải tập thiền Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên Cột tâm một chỗ tâm càng sáng Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa Uống nước hay rằng lạnh xung thiên Như Lai chẳng đến không đi lại Lũ chột rờ voi chấp triền miên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
11/05/2021(Xem: 18453)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1480-1543) Tổ thứ 64 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 31 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 27 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 232 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 11/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cảm thọ khổ vui vốn bởi tâm Cớ sao vọng chấp hướng xa tầm Vô minh chướng ngại gương tròn sáng Hữu lậu đọa sa bọt sóng ngàn Mê ngộ thị phi đều chấp ngã Niết bàn sanh tử bởi sai lầm Thạch hương miếu dụ chân diện mục Tánh giác muôn đời vẫn thậm thâm. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1850-1543) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Sa
08/05/2021(Xem: 16392)
Chủ đề: Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 231 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 08/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong Khởi tranh có có lại không không Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông Việc làm quân tử từ nay hết Anh hùng nghiệp cả sớm thành công Từ xưa tông chỉ chưa từng biết Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vi
06/05/2021(Xem: 17591)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 14965)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
29/04/2021(Xem: 19238)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]