Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

79. Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diêu, Tổ thứ 55, đời thứ 18 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:08(Xem: 16467)
79. Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diêu, Tổ thứ 55, đời thứ 18 Thiền Phái Lâm Tế

 225_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Nguyen Dieu





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Cao Phong Nguyên Diệu (1238-1295), ngài thuộc đời thứ 22 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 18 của Thiền Phái Lâm Tế.

 

Sư nguyên họ Từ, đạo hiệu là Cao Phong, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch năm Mậu Tuất 1238, nhằm niên hiệu Gia Hy thứ 2, đời vua Tống Lý Tông triều Nam Tống, nguyên quán huyện Ngô Giang, phủ Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay).

 

Năm 15 tuổi, Sư phát tâm xuất gia, đến năm 17 tuổi thọ Cụ túc (được đặc cách trước 3 năm), khi tròn 18 tuổi theo học với Đại sư Pháp Trụ ở chùa Mật Ấn về giáo pháp Thiên Thai và ngộ được ý chỉ.

 

Sư phụ giải thích: khởi đầu hành trình tu tập, Ngài có duyên với giáo pháp Thiên Thai do đại  sư Trí Khải (538-597) sáng lập trên núi Thiên Thai,  tông này dựa vào tư tưởng kinh Pháp Hoa làm tông, phát xuất từ tổ sư Long Thọ ở Ấn Độ.

Tông Thiên Thai nêu 3 chân lý:

1/ Không: mọi pháp không có tự tánh, thật thể nhất định
2/ Giả: tuy thế, mọi pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;
3/Trung: tổng hợp hai chân lý đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.

Tiếp đó, Ngài Cao Phong đến cầu pháp với Hòa thượng Đoạn Kiều Diệu Luân, dạy tham cứu "Sanh từ đâu đến, chết trở về đâu?" Ý phân hai đường, tâm không quy nhất.

Sau cùng ngài yết kiến Thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm, dạy khán chữ Không. Lại dạy mỗi ngày đến trình một lần, như người đi đường mỗi ngày cần thấy công trình, nhân thấy nói mới có thứ tự. Rốt sau đến ngài không hỏi chỗ công phu. Ngài tham thiền quán tưởng trong thời gian rất lâu nhưng không đạt rốt ráo.

Một hôm ngài vào phương trượng đường, thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm hỏi: “ai cùng ông kéo tử thi đến đây”.

Tiếng chưa dứt, ngài liền đi ra. Sau đến Kính Sơn, vừa vào thiền đường, tôi như trong mộng chợt nhớ câu "Muôn pháp về một, một về chỗ nào?" Từ đây nghi tình phát hiện, không còn phân biệt đông tây nam bắc. Ngày thứ sáu ở đây, theo chúng lên gác tụng kinh, vừa ngước đầu nhìn lên chợt thấy bài Chơn Tán của TS Ngũ Tổ Pháp Diễn, hai câu sau:

Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày,
Gắng công suy xét nguyên lai là gì.

 Sau đó ngài đến Cảnh Sơn tiếp tục tu tập. Vừa vào thiền đường, tự nhiên như trong mộng, ngài nhớ câu “muôn pháp về một, một về chỗ nào”, từ đây nghi tình phát hiện không còn phân biệt đông tây nam Bắc, ngài theo chúng lên gác tụng kinh.


Kính mời xem tiếp





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2016(Xem: 19879)
Kinh Vô Lượng Nghĩa, do HT Thích Chơn Thiện giảng
01/10/2016(Xem: 5505)
Pháp Thoại của Hòa Thượng Thích Đức Chơn
26/07/2016(Xem: 22552)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
02/12/2015(Xem: 23902)
Audio: Hạnh Nguyện Phổ Hiền Chủ giảng: ĐĐ Nguyên Tạng - ĐĐ Tâm Minh
22/05/2015(Xem: 43636)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
01/02/2014(Xem: 23467)
Audio: Tứ Thánh Lục Phàm, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Đức Viên
19/12/2013(Xem: 17087)
Audio: Luân Hồi và Tái Sinh qua Kinh Na Tiên Tỳ Kheo Bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Phật Ân, Minnesota, USA Ngày 28-3-2009
11/12/2013(Xem: 23550)
Audio: Chân hạnh phúc, bài giảng của Thầy Nhttp://quangduc.com/a51712/audio-chan-hanh-phucguyên Tạng
06/12/2013(Xem: 22536)
"Tịnh Độ ở đâu " bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng tại Thiền Viện Minh Quang trong Khóa An Cư Kiết Đông, tối 1-7-2013
20/10/2013(Xem: 16836)
Tập sách nhỏ này được ấn hành lần đầu tại Sài gòn vào tháng 10/2000 do một đệ tử góp nhặt các bài ngắn đã in trên báo trước đó, rồi sách lại được tái bản tại Úc vào tháng 2/2001 để cung ứng cho sự học hỏi của Phật tử tại đây. Và nay nó được Ðạo hữu Phillip Phạm và một số bạn bè của anh tại Tiểu bang California lấy xuống từ trang nhà của Quảng Ðức (www.quangduc.com) để in lại cho quý Phật tử đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]