Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 5507)
Chương 6: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương VI

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Niềm tin sâu

Chúng ta là những người tu học theo pháp môn Tịnh Độ. Đối với thế giới Cực Lạc ở Tây phương, không những chỉ có niềm tin mà cần phải tin cho thật sâu. Đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A-di-đà và pháp trì danh hiệu Phật, có được niềm tin sâu sẽ vãng sanh không nghi. Dù cho bất kỳ sự càn trở phỉ báng nào, đều không dao động đến tín tâm, cầu sinh Tịnh Độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có niềm tin sâu.

2. Nguyện cấp thiết

Chúng ta đã tin sâu lòng đại từ đại bi không bờ bến của đức Phật A-di-đà. Chúng ta nên phát nguyện cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Không chỉ là nguyện thôi, mà phải nguyện cấp thiết. Trong tâm phải hết lòng thiết thực chán chia lìa cái khổ vô cùng của thế giới Ta-bà, vui mừng cầu cái vui vô cùng của thế giới Cực Lạc. Lập nên nguyện rộng lớn, chắc chắn cầu sinh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Dù cho bất cứ tiếng tăm và lợi dưỡng nào, hoặc bệnh khổ hành hạ đều không thể thay đổi tâm nguyện cầu sinh Tịnh độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có nguyện tha thiết.

3. Ra sức thực hành

Dẫu sự việc có thành công hay không, điều quan trọng hơn hết là phải nỗ lực thực hành, cũng chính là phải đem hết niềm tin sâu và nguyện tha thiết thể hiện ra bằng hành động thực tế trong sinh hoạt hàng ngày. Bằng không tất cả đều là lý luận suông, trọn không có lợi ích gì. Điều thực tiễn trong sinh hoạt chính là hành theo tám chữ "chân thật niệm Phật, lấy giới làm thầy”.

4. Tự hỏi lương tâm

Nếu hiện tại đức Phật A-di-đà hiện thân trước mặt chúng ta, mở rộng cánh cửa của thế giới Cực Lạc ở phương Tây để tiếp dẫn chúng ta đi về với ngài, ngay tại đây, người có nguyện đi ít lại càng ít. Đây là do người tu học pháp môn Tịnh độ có niềm tin nhưng không được sâu, có nguyện nhưng nguyện không tha thiết, có thực hành nhưng thực hành không đủ sức, y như cứ quyến luyến cõi Ta-bà. Đối với danh lợi thế tục, tình duyên con cái nhiều thứ ràng buộc. Vẫn còn nhiều duyên không buông xuống. Mọi người tự hỏi lương tâm mình. Đối với thế giới Cực Lạc, ba món tư lương “Tín, Nguyện và Hạnh” của các bạn đầy đủ được bao nhiêu? Đối với danh lợi trần duyên của thế giới Ta-bà, bạn đã buông bỏ được bao nhiêu?

5. Phát tâm bồ-đề

Không quản niệm Phật, trì chú hay tụng kinh, hoặc làm bất cứ việc công đức gì, chúng ta nhất định phát phát tâm Bồ-đề chính là tâm lượng rộng lớn, cần hồi hướng đến tất cả chúng sinh trong pháp giới. Nhân chánh là vô tư, vô ngã, công đức tự nhiên rộng lớn khắp hư không. Được lợi ích tự nhiên không nghĩ bàn. Nếu chỉ hạn hẹp nơi mình và gia đình mình là sự phát tâm nhỏ hẹp, công đức sẽ có hạn, chỗ được lợi ích tự nhiên đã giảm bớt đi rất nhiều.

6. Cần thiết ghi nhớ “tám chữ”

Vào thời mạt pháp, tà ma ngoại đạo đầy dẫy lẫy lừng, nên người học Phật cần ghi nhớ tám chữ “Chân thật niệm Phật lấy giới làm thầy” mới không đến lỗi đi lầm đường lạc lối mà không tự biết. Khổ sở nhất là nỗ lực một đời nhưng cuối cùng không thu được gì. Cô phụ nhân duyên thù thắng đời nay được gặp và nghe thụ trì Phật pháp.

7. Thành thật niệm Phật

Chân thật niệm Phật chính là thành thật đem một câu A-di-đà Phật làm “bồn mạng nguyên thần” của chính mình. Cần phải rành mạch, rõ ràng, miên mật, khít khao mà trì niệm. Tuyệt đối không vì bất cứ phương pháp huyền diệu, thần kỳ nào hay bất cứ người có danh vọng học vấn làm cho dao động.

8. Lấy giới làm thầy

Lấy giới làm thầy chính là luôn nhớ quán chiếu lại chính mình. Kiểm khảo lời nói, hành động và cử chỉ, luôn cả những khởi tâm động niệm có hay không trái với giới luật của phật. Phải tuỳ thời, tuỳ chỗ sám hối lỗi lầm, luôn luôn tu sửa hành vi sai quấy của chính mình.

9. Giới chính mình không phải giới người khác.

Người học Phật phải nhớ rằng, giới là để răn nhắc cho mình. Dùng giới luật để sửa đổi các thứ tham sân si không đúng của chính mình, không phải lấy giới để răn dạy người khác hay để phê bình người khác phạm giới, hoặc chỉ trích họ không đúng như pháp. Áp dụng giới luật để sửa đổi hành vi sai quấy của mình, để ngày càng gần với Thành đạo. Nếu đem giới luật để dạy hay chỉ trích người khác, trong vô hình đã tạo thêm khẩu nghiệp, tăng trưởng ngã mạn. Đối với sự tu hành mình không có thêm lợi ích, lại còn tạo thành nhiều thứ chướng ngại.

10. Tấm gương soi

Đem hết tâm lực dồn vào việc niệm Phật trì giới của chúng ta. Phải thấy tất cả mọi người đều là Bồ-tát thị hiện, là tấm gương sáng soi rọi lại và nhắc nhở chúng ta. Gặp điều thiện nên như thế mà làm, gặp điều ác phải cẩn thận, không phạm lại lỗi lầm trước. Người có duyên chúng ta dùng tâm hổ thẹn sám hối, cùng với họ kiểm thảo lẫn nhau. Bằng không phải khiêm tốn âm thầm hổ thẹn cho mình yếu kém, là phàm phu. Tuy có nỗ lực tu nhưng công phu chưa mạnh, nên phải khẩn cầu đức Phật A-di-đà từ bi tiếp dẫn mình vãng sanh cõi nước Cực Lạc. Sau khi thành tựu rồi phát nguyện trở lại Ta-bà rộng độ chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 3955)
Touching piano--Meditation-Healing-Relaxation-Alone-Vent
13/11/2010(Xem: 6585)
Lời bài hát: Từ Đàm Quê Hương Tôi Tác giả: Nguyên Thông Ca Sĩ Trình Bày: Quang Lê Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn. Quê hương tôi là đây sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay với đời Ôi thân yêu bóng Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà Tay trong tay quyết vì loài người lầm than. Bóng ai từng đêm đêm về còn nhớ thuở nào đây Câu thề cùng ước nguyện cứu đời Tiếng ai chiều nay u hoài trầm lắng vọng về Theo câu thề nguyện hiến mình cho đời. Ai đi qua miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân Lắng nghe về đây hồn ai u hoài Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng Ai hy sinh cứu đời phũ phàng Từ Đàm ơi.
20/10/2010(Xem: 2664)
Phật thất là phương pháp tu hành [mà hành giả] đặt ra kỳ hạn để cầu chứng, nghĩa là đặt mục tiêu phải thành công, trong 7 ngày này phải đạt được ‘nhất tâm bất loạn’ nói trong kinh A Di Đà. Công phu đến ‘nhất tâm bất loạn’ thường được chia ra ba hạng: thượng, trung, hạ. Công phu mức thượng gọi là ‘Lý nhất tâm bất loạn’ có cùng một cảnh giới với mức ‘Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật’ trong Tông Môn. Kế đó là ‘Sự nhất tâm bất loạn’: đoạn dứt kiến tư phiền não, công phu này tương đương với bậc Tiểu thừa A La Hán. Mức thấp nhất gọi là ‘Công phu thành phiến’ (thành khối). Rất ít người có thể đạt được công phu mức thượng và mức trung, nhưng ‘công phu thành phiến’ đích thật là ai cũng có thể đạt được.
04/09/2010(Xem: 18708)
Album nhạc: Ánh Trăng Phật Pháp của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương
04/09/2010(Xem: 15497)
Album nhạc: Bình Minh Tỉnh Thức của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương
28/08/2010(Xem: 16062)
Album nhạc Niềm Tin Tam Bảo của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương
28/08/2010(Xem: 7547)
Trầm hương đốt xông ngát mười phương Nguyện nguyện kính Đức Nghiêm Từ vô lượng Cầu cầu xin chứng tâm thành chúng con Vầng vầng khói kết mây lành cúng dường Đạo nhiệm mầu đã lan truyền nơi cùng nơi Nhờ chân lý chúng sanh đều thoát luân hồi Đồng quý kinh quỳ dưới đài sen Dâng hoa thơm tinh khiết màu thắm tươi cành Đài quang minh sáng huy hoàng trang nghiêm Ơn mười phương đều ngự hào quang an lành Nhìn đạo uyển chuyển soi khắp cùng quần sanh Phật Đạo đồng cùng nhau tu tinh tấn mau viên thành Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
04/08/2010(Xem: 4229)
KHÓC THẦY Thôi rồi thầy đã ra đi Nghìn trùng xa cách đầy mi đoạn trường Tượng về hoa lạc cố hương Một phương cố quốc còn vương dấu hài Nghìn sau còn một chút này Gởi hương gió thoảng những ngày cưu mang Con quì lạy khắp ba ngàn Thầy đi còn để ngày vang bóng chiều. Thích Đức Thắng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567