Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Ân chúng sanh

06/08/201100:22(Xem: 3704)
09. Ân chúng sanh

HAI CHỮ MẸ CHA
Chân Hiền Tâm
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2007

ÂN CHÚNG SANH

Này thiện nam tử! Từ vô thủy kiếp đến nay, tất cả chúng sanh luân chuyển trong 5 đường,[09] trải qua trăm ngàn kiếp, nhiều đời làm cha mẹ của nhau. Vì làm cha mẹ của nhau nên tất cả người nam đều là từ phụ, tất cả người nữ đều là bi mẫu. Trong những đời trước đã có đại ân, không khác với ân cha mẹ hiện đời.

Đây là Phật giải thích để hiểu vì sao đối với tất cả mọi loài, từ con người cho đến con vật đều có ân với mình. CHÚNG SANH là chỉ cho tất cả mọi loài, ngoại trừ Phật. Vì Phật là một chúng sanh đã thành Phật, nên không gọi chúng sanh nữa mà gọi là Phật. Vì từ VÔ THỦY KIẾP đến nay, là từ cái thuở xa xưa ngút ngàn cho tới bây giờ, mình đã không biết bao lần thay thân đổi dạng. Có khi làm trời, có khi làm người, có khi làm trâu, làm mèo v.v… Trong quá trình làm người và súc vật, muốn có thân đều phải có mẹ cha. Không có công sinh thành thì có công dưỡng dục. Tuy có những bậc cha mẹ ân nghĩa không tròn, bỏ mặt con thơ. Nhưng một khi đã gọi là TỪ PHỤ và BI MẪU, thì dù là một con vật, tình cảm của nó dành cho con không khác con người.

Con mèo nhà tôi, không biết từ đâu tới, nhưng mỗi lần sinh con, nó đều chui tọt vào kho đựng đồ. Thấy bóng mình, nó liền nhe răng. Một lần, nó đeo cứng hai chân đức ông nhà tôi bằng mười cái vuốt và cả bộ răng, chỉ vì anh lần vào kho dọn đồ.

Đói bao nhiêu, nó vẫn cho con bú. Hai đứa con càng lớn càng rúc dữ. Nó càng phờ phạc tan thương. Nhìn cái vẻ ẩn nhẫn chịu đựng của nó, mình thấy tình thương nó dành cho con không khác con người. Cơm cũng nhường, thịt cũng chia. Mèo hoang, một năm sinh mấy lượt, mình kham không nổi. Chúng lớn, mình bắt cho người ta. Nhưng nó quên, thì đến giờ cơm nó gọi. Nó nhớ, nửa đêm rảo quanh, rồi lần vào kho tìm kiếm. Tiếng kêu nghe não nuột …

Hai con mèo đó, mang cho hay ở lại, nó cũng không biết gì đến ân nghĩa của mẹ mà đền đáp. Đói mà không thích ăn thì rúc vào bú. Bú đến mèo mẹ phát bệnh cũng cứ bú. Lớn chút nữa, vì miếng ăn có khi lại chiến đấu với cả mẹ mình. Nên Phật nói: Ân xưa như thế còn chưa đáp được, có khi nhân nơi vọng nghiệp mà sinh nghịch thuận, do vì chấp trước mà thành oán thù.Nghiệp không phải là thứ có thật. Phải gieo nhân mới có quả, không gieo nhân thì không có quả, nên gọi là VỌNG. Nghiệp đó có thể chuyển đổi, nên gọi là VỌNG NGHIỆP. Như con mèo thì vọng nghiệp là chỉ cho cái nghiệp mèo. Vì gây tạo cái nhân ác ôn nên mới đầu thai làm mèo. Vì bị nghiệp mèo chi phối, nên ngu si tối tăm không biết mẹ mình hy sinh, lo lắng, cực nhọc thế nào, chỉ nghĩ đến miếng ăn của riêng mình. Cũng vì cái nghiệp ngu si đó mà có khi gây ra những việc không đúng. Tranh dành, đánh nhau với mẹ. Nếu mèo mẹ cũng ngu si như mèo con, không biết buông xả như tình mẹ của con người, trở lại oán thù, thì như đây nói “Do chấp trước mà thành oán”. Đó là chỉ ngay kiếp này mà biện. Song nhân quả không phải chỉ có trong một đời mà nối tiếp vô cùng vô tận. Nếu mình không tỉnh giác chấm dứt thì nỗi oán hận cũng vô cùng.

Vì sao? Vì vô minh che chướng túc trụ trí minh, nên không rõ đời trước từng là cha mẹ, để báo ân làm lợi ích cho nhau. Không làm lợi ích, gọi là bất hiếu. Vì nhân duyên đó, mọi loài chúng sanh trong tất cả thời đều có đại ân thật khó đền đáp. Việc như thế gọi là ân chúng sanh.

Hỏi VÌ SAO là để giải thích phần trên.

TÚC TRỤ TRÍ MINH, là chỉ cho túc mạng minh, là cái trí có thể nhờ đó mà ta thấy được các đời trước của mình và người. Người thường tình, vì bị vô minh che ám, không sử dụng được cái trí đó, nên không thể thấy quá khứ của mình. Không thấy được có khi người làm mình bực trong hiện tại lại là cha mình trong kiếp trước, có khi người làm mình khổ trong hiện đời, lại là vợ mình trong những kiếp trước v.v… Mình không thấy được tiền kiếp nên với người làm mình ghét thì mình bực, người làm mình khổ thì mình oán. Từ cái ghét và oán đó mà xảy ra bao chuyện tranh tàn.

ÂN CHÚNG SANH Phật biện trên đây là dựa vào nhân duyên cha mẹ mà biện. Đó là một trong các duyên khiến mình phải mang ân chúng sanh. Còn rất nhiều duyên khác để thấy ÂN CHÚNG SANH rất lớn. Như một việc nhỏ là viết sách đây. Thứ gì thuộc kinh nghiệm bản thân, từ việc đời cho đến việc đạo, mình chỉ cần ngồi viết là được. Nhưng đụng đến kinh kệ, điển tích v.v… thì phải nương nhờ vào rất nhiều người. Khắp năm châu thế giới cũng nên. Cần có tự điển để tra. Cần đĩa vi tính, máy vi tính, người cho tiền in, người bán dùm sách v.v… Phải nhờ không biết công sức của bao người, mới có một cuốn sách. Có sách rồi, lại cảm cái ân những ai đã đọc nó, có một chút hứng thú về nó, để mình có chút công hạnh với đời. Chưa kể chư vị còn đem photo, biếu dùm mình. Có nhiều thứ ân mà mình không hề thấy, không hề biết.

Nếu thuộc kinh nghiệm bản thân, thì ngay cả những người mình nghĩ làm khổ mình, cũng trở thành người ân của mình. Bởi không có các vị đó, bài viết của mình không có giá trị, để người đồng cảnh cảm thông với mình. Thành nhìn tới nhìn lui, đâu cũng thấy ân với nghĩa. Đó chỉ là một chuyện rất nhỏ trong đời sống hiện tại. Còn biết bao cái ân khác, ân thầy cô, anh chị, bạn bè, hàng xóm v.v… không phải chỉ trong kiếp này mà trong vô số kiếp trước cho đến thời vi lai. Vì thế, Phật nói chúng sanh có ân với mình, phải biết báo ân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2017(Xem: 14961)
ENLIGHTENMENT OF THE BUDDHA Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan SONGLIST 01 Enlightenment (Buddha) 02 The Senses (Williams/McLachlan) 03 What is the Meaning of Life? (Williams/McLachlan) 04 The Four Signs (Williams) 05 What is the Meaning of Life? Reprise (Williams/McLachlan) 06 Farewell (Williams) 07 The Middle Path (Williams) 08 Sujata’s Song (Williams) 09 The Struggle (Williams) 10 The Enlightenment/The Teaching (Williams) 11 The Senses Reprise (Williams/McLachlan)
22/04/2017(Xem: 9836)
Nhạc phẩm "HƯƠNG ĐỨC HẠNH" - FRAGRANCE OF THE VIRTUOUS. Nhạc: BS Tâm Đức Ca sĩ: Hương Lan - Bảo Yến - Gani Tamir (tiếng Anh)
13/02/2017(Xem: 6528)
Lyrics THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA (Lưu thủy hành vân)Thương kiếp người triền miên trong khổ đau.Dù sống trong cung vàng,Hay như lây lất cảnh cơ hàn lang thang.Nào ai tránh khổ đau bao trùm. (Vô vọng cổ câu 1) Trời ơi ! bốn cửa thành đều có sanh, bịnh, tử, bốn cửa thành đều có người than khóc kêu la.Tất Đạt Đa nầy không sao có thể ngồi yên trong cung điện xa hoa nhìn trần gian đang bị đắm chìm trong đau khổ vô cùng. Lòng ta như chỉ rối tơ vò.Nếu không can đảm cắt giây luyến ái,Thì làm sao ta cứu được thế nhân.Đường xuất gia là một con đường không trở lại,Thì nợ duyên nầy đành lỗi đạo với công nương.Thôi ta đành một bước ra đi,Hẹn ngày tái ngộ là ngày tìm ra chân lý. (Câu 2 )Xa Nặc ơi! hãy đem con Kiền Trắc Để cùng nhau vượt suối băng ngàn Ta trả lại cân đai Thái Tử Cũng như nhung gấm trong cung vàng Ta khuyên Xa Nặc hãy quay trở lại,Bịn rịn làm chi lúc chia tay Hiện tại nầy Tất Đạt Đa chối bỏ,Vì nó chỉ là bọt biển phù du Nếu có chăng là một Chân Như Vừa ló dạng trong sâu kín của tâm
13/11/2016(Xem: 6806)
Bông Hồng Cho Mẹ - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc - Ca sĩ Thu Vàng - Bông Hồng Cho Mẹ Bài thơ nhỏ của mình viết ngày Giỗ Mẹ đầu tiên năm 2012, cũng là ngày Vu Lan, chỉ có 4 câu ngắn ngủn: Con cài bông hoa trắng Dành cho Mẹ đóa hồng Mẹ nhớ gài lên ngực Ngoại chờ bên kia sông… (ĐHN) chẳng ngờ được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc với một âm điệu đầy xúc cảm và ca sĩ Diệu Hiền đã trình bày dạo nọ. Nay ca sĩ Thu Vàng cũng vừa thực hiện xong clip bài hát này, xin được chia sẻ nơi đây cùng bè bạn thân quen. Thu Vàng hát thật lạ! Thử nghe xem. Câu “Mẹ nhớ gài lên ngực” hình như cô đã khóc, tiếng hát bỗng run và rung… ! Nhà thơ Đỗ Trung Quân hôm nghe Thu Vàng hát ở Đường Sách cũng kêu lên với tôi: ”Em thấy rợn người. Nhất định em sẽ vẽ, sẽ vẽ…” Thân mến, Đỗ Hồng Ngọc.
22/09/2016(Xem: 19611)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
16/08/2016(Xem: 7511)
Clip: Mùa Thu Tình Mẹ - Thơ: Huyền Lan - Phổ nhạc: Nguyên Phương - Trình Bày: Bảo Yến
26/07/2016(Xem: 13831)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
14/05/2016(Xem: 4599)
Lời Ru Mẹ Việt Nam (Vĩnh Điện, thơ Tuệ Nga) Quỳnh Lan
04/05/2016(Xem: 5134)
Nhạc phẩm Mẹ Ơi, thơ của Thi Sĩ Vũ Mạnh Hùng, nhạc của Huỳnh Thu Vân, do Ca Sĩ Mã Tuyết Nga trình bày
21/12/2015(Xem: 4118)
Nhạc phẩm TÌNH CHA - Nhạc & lời Đức Quảng 1979 - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ Quốc Thắng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]