Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện về người mẹ vĩ đại

02/08/201113:56(Xem: 3611)
Câu chuyện về người mẹ vĩ đại
Me
CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI

Như Nguyện dịch

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò tráng suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hển từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp vải lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để rịêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào”? Người phụ trách đùng đùng nói: “một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẽ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “thật là người mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng… đừng… nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à ,thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễng học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ… mẹ của con…” trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

Như Nguyện dịch

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2015(Xem: 5002)
Nhạc phẩm NGÀN DẶM BIỆT LY - Thơ: Trần Huy Sao - Nhạc Võ Tá Hân - Ca sĩ Xuân Phú
16/11/2015(Xem: 7119)
Album nhạc: Dưới Đài Sen Tiếng hát của Ca Sĩ Tâm Như Hòa âm: GB Studio Thu âm: GB Studio Nhóm Bè: Thanh Lan Photo: Thái Nhân 1. Tâm Như Hoài Vọng Mẹ. (nhạc của Vũ Đức Hạnh) 2. Chùa Tôi. (nhạc của Chúc Linh) 3. Bài thơ dâng Cha (nhạc của Võ Tá Hân) 4. Niềm thương nỗi nhớ (nhạc của Vũ Đức Hạnh) 5. Chấp tay niệm Phật (nhạc của Quý Luân) 6. Mẹ hiền Quán Thế Âm (nhạc của Võ Tá Hân) 7. Dưới Đài Sen (nhạc của Quý Luân) 8. Khánh Xuân Di Lặc (nhạc của Quý Luân) 9. Bồng Hồng cài áo (nhạc của Phạm Thế Mỹ) 10. Thành Tâm Sám Hối (nhạc của Hàn Châu) 11. Chúng mình cùng ăn chay (nhạc của Hàn Châu) 12. Giọt nước mắt của Mẹ (nhạc của Nguyễn Quốc Việt)
24/05/2015(Xem: 10328)
Album Tiếng Chuông Chùa 1. Lời Giới Thiệu - Thanh Thúy 2. Phật Giáo Việt Nam - Nhiều Ca Sĩ 3. Hương Từ Lan Xa - Hà Thanh, Mai Hương 4. Mục Kiền Liên - Thanh Thúy 5. Em Đến Chùa - Lệ Thu 6. Trầm Hương Đốt - Hà Thanh 7. Sám Hối - Thanh Mỹ 8. Kính Mến Thầy - Sơn Ca 9. Bài Phật Đản - Tuấn Anh 10. Tâm Sự Những Người Cài Hoa Trắng - Mai Hương 11. Về Dưới Phật Đài - Trường Thanh 12. Trái Tim Bồ Tát - Thanh Thúy 13. Từ Đàm Quê Hương Tôi - Mỹ Thể 14. Bông Hồng Cài Áo - Thanh Châu 15. Thăm Lại Chùa Xưa - Hà Thành
22/05/2015(Xem: 43319)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
27/04/2015(Xem: 11219)
BÀI CA NHỚ NƯỚC ( ThơTuệ Nga, nhạc Vĩnh Điện) Ngọc Quy
27/04/2015(Xem: 11341)
TÁN PHẬT DƯỢC SƯ - Trường Ca Kinh Dược Sư - Võ Tá Hân phổ nhạc
27/04/2015(Xem: 11994)
NGUYỆN CẦU AN LÀNH - Trường Ca Kinh Dược Sư - Võ Tá Hân phổ nhạc - Hợp ca Nhóm Cadillac
21/01/2015(Xem: 10807)
NO CHARGE Melba Montgomery Writer: HARLAN HOWARD Recitation: My little boy came into the kitchen this evenin' While I was fixin' supper And he handed me a piece of paper he'd been writin' on And after wipin' my hands on my apron I read it - and this is what it said: For mowin' the yard - five dollars And for makin' my own bed this week - one dollar And for goin' to the store - fifty cents An' playin' with little brother, while you went shoppin' - twenty-five cents Takin' out the trash - one dollar Gettin' a good report card - five dollars And for rakin' the yard - two dollars Total owed - fourteen seventy-five. Well, I looked at 'im standin' there expectantly And a thousand mem'ries flashed through my mind So I picked up the pen, turnin' the paper over, This is what I wrote: For nine months I carried you Growin' inside me - NO CHARGE For the nights I've sat up with you, Doctored you, prayed for you - NO CHARGE For the time and the tears. And the cost through the years, there's NO CHARG
09/12/2014(Xem: 12691)
Mừng Xuân Di Lặc - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tuệ Kiên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]