Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thảo thơm rằm tháng bảy

31/07/201113:08(Xem: 3260)
Thảo thơm rằm tháng bảy
muc-kien-lien

Tuỳ bút của Phan Trang Hy

THẢO THƠM RẰM THÁNG BẢY

Lâu rồi ý niệm của câu tục ngữ Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không vẫn cứ in sâu trong lòng tôi. Tôi vẫn còn nhớ lúc cuộc sống khốn khó, tôi đã từng nghĩ, ừ thì mình có thì mình có mâm lễ, còn không thì năm ba cây hương cũng được. Rồi cũng qua chuyện cúng kiến, lễ bái.

Thế nhưng, trong tôi mãi vọng lên điệu kinh cầu về Rằm tháng Bảy. Đây là mùa báo hiếu của các Phật tử, của những người con đối với mẹ cha. Mục Kiền Liên là hiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát, cứu vớt linh hồn mẹ. Trong tôi cầu mong đạo hiếu của Mục Kiền Liên soi rọi tâm hồn mình để ứng xử với cha mẹ, tiên tổ, với những tiền nhân sao cho phải.

Tôi cũng được biết thêm cách hiểu khác như là tâm niệm của nhân gian về Rằm tháng Bảy. Đó là dịp xá tội vong nhân. Không cần biết người đã mất là ai, là kẻ thế nào, chỉ biết đó là hồn oan của những người đã mất, những hồn tìm sự an bình trong sự cầu an của người trần thế. Tôi cũng từng nghe bà nội tôi kể chuyện cúng cô hồn Rằm tháng Bảy là cúng các hồn không nơi nương tựa, cúng hồn đói cái ăn - cái ăn bởi kinh bởi kệ. Người đã chết, dù có tội, ít ra đến Rằm tháng Bảy cũng được xá tội, mong được bình an nơi cõi phúc. Trước mắt tôi là những hồn ma vất vưởng xếp thành hàng. Họ đi, đi âm thầm, mong được xá tội. Trong tôi hiện lên những hình ảnh của những hồn trong “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du. Có thể họ là những kẻ đâm thuê chém mướn, cũng có thể họ là kẻ cướp vợ đoạt chồng kẻ khác, có khi họ dối dưới lừa trên, cũng có khi họ là kẻ có chức có quyền cướp đất cướp ruộng của dân. Cũng có khi, họ là kẻ tranh chức đoạt quyền, cũng có khi là kẻ buôn thần bán thánh... Nói chung, các hồn ma đều mong được ân xá. Trong tiếng cầu nguyện của người đang sống, trong trầm hương của Rằm tháng Bảy, tôi thấy các hồn ma như được hồi tâm. Họ thực sự ăn năn hối lỗi. Tôi như thấy các hồn đang nguyện xin được xá tội. Duy không thấy được hồn của những kẻ bán nước cầu vinh. Tôi chẳng thấy hồn của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ở đâu. Nghe đâu bọn chúng đang chịu hình phạt ở hoả ngục, phải “khóc lóc nghiến răng đời đời” (Kinh Thánh). Thảm thay! Tội nghiệp thay!

Bất chợt trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những con người thực ở cõi đời, họ cũng thiếu ăn, thiếu gạo, thiếu muối trong những ngày giáp hạt, trong những lúc bão lũ, thiên tai... Này đây là hình ảnh còm xương của bao trẻ, bao dân lành miền núi thèm hơi muối, chút cơm. Này đây là những bàn tay giơ ra đón nhận gói mì tôm, chai nước. Này đây là cái chết oan khiên khi qua con suối, bờ nương... Họ làm gì nên tội mà phải đói khổ ở cõi trần? Họ làm gì nên tội mà phải chịu thay cho tôi, cho bạn?

Cũng về Rằm tháng Bảy, tôi quên làm sao được những lời của thầy tôi nói về thời cuộc, khi tôi học lớp 8 năm học 1969 - 1970 ở trường Đông Giang, rằng Rằm tháng Bảy là lễ giỗ những người chết trận. Lúc đó tôi lơ mơ hiểu rằng đã là người chết trận là phải được người đời sau làm lễ tưởng nhớ ghi ơn sự hy sinh của họ. Tôi nhớ lại lời kể của thầy, rằng, nước ta có thời bị chia cắt làm hai, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Nhưng binh lính tử trận của cả hai bên đều được đời sau hương khói. Tôi nghe lời thầy, rằng như thế mới hợp đạo làm người. Rằng tiền nhân có lúc bất đồng ý kiến, có lúc gây gổ, đánh nhau vì quyền lợi nào đó, nhưng suy cho cùng, để dân phụng thờ tưởng nhớ, phải là người có công với dân tộc. Ai vì dân tộc đều được phụng thờ. Quân Trịnh, quân Nguyễn vì ai mà một thời đổ máu? Vì ai mà hy sinh? Vì ai mà chút xương tàn không tìm thấy? Hồn của các chiến sĩ hai bên có khác gì nhau trong và sau trận chiến? Hồn của họ có khác gì nhau trong ý niệm của thời gian, trong sự phán xét của người cùng thời, của hậu thế?

Tôi bâng khuâng, như thấy trước mắt mình hồn của những chiến sĩ hai bên thuở nào cùng lặng im nghe lời khấn niệm của người đang sống, của kẻ cầm quyền, của người theo đạo này, tôn giáo nọ đang mong linh hồn của họ được siêu thoát. Các hồn như đang trò chuyện cùng nhau. Không có oán thù, không có tị hiềm, khích bác. Chỉ có sự hoà hợp của những hồn chiến sĩ năm nào. Chỉ có sự nguyện cầu cho đất nước an lạc.

Bao nén hương lòng thắp trong Rằm tháng Bảy. Khói hương vẽ đường đi cho những hồn về nơi cực lạc. Khói hương mang lòng thành đến người đã khuất. Khói hương Rằm tháng Bảy thảo thơm hồn con dân Việt như là tấm lòng nguyện cầu an lạc đến cả thế gian.

Tháng 7, năm Canh Dần ( tháng 8-2010)

Phan Trang Hy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2016(Xem: 10396)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
14/05/2016(Xem: 4241)
Lời Ru Mẹ Việt Nam (Vĩnh Điện, thơ Tuệ Nga) Quỳnh Lan
04/05/2016(Xem: 4843)
Nhạc phẩm Mẹ Ơi, thơ của Thi Sĩ Vũ Mạnh Hùng, nhạc của Huỳnh Thu Vân, do Ca Sĩ Mã Tuyết Nga trình bày
21/12/2015(Xem: 3797)
Nhạc phẩm TÌNH CHA - Nhạc & lời Đức Quảng 1979 - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ Quốc Thắng
18/12/2015(Xem: 4604)
Nhạc phẩm NGÀN DẶM BIỆT LY - Thơ: Trần Huy Sao - Nhạc Võ Tá Hân - Ca sĩ Xuân Phú
16/11/2015(Xem: 6688)
Album nhạc: Dưới Đài Sen Tiếng hát của Ca Sĩ Tâm Như Hòa âm: GB Studio Thu âm: GB Studio Nhóm Bè: Thanh Lan Photo: Thái Nhân 1. Tâm Như Hoài Vọng Mẹ. (nhạc của Vũ Đức Hạnh) 2. Chùa Tôi. (nhạc của Chúc Linh) 3. Bài thơ dâng Cha (nhạc của Võ Tá Hân) 4. Niềm thương nỗi nhớ (nhạc của Vũ Đức Hạnh) 5. Chấp tay niệm Phật (nhạc của Quý Luân) 6. Mẹ hiền Quán Thế Âm (nhạc của Võ Tá Hân) 7. Dưới Đài Sen (nhạc của Quý Luân) 8. Khánh Xuân Di Lặc (nhạc của Quý Luân) 9. Bồng Hồng cài áo (nhạc của Phạm Thế Mỹ) 10. Thành Tâm Sám Hối (nhạc của Hàn Châu) 11. Chúng mình cùng ăn chay (nhạc của Hàn Châu) 12. Giọt nước mắt của Mẹ (nhạc của Nguyễn Quốc Việt)
24/05/2015(Xem: 9449)
Album Tiếng Chuông Chùa 1. Lời Giới Thiệu - Thanh Thúy 2. Phật Giáo Việt Nam - Nhiều Ca Sĩ 3. Hương Từ Lan Xa - Hà Thanh, Mai Hương 4. Mục Kiền Liên - Thanh Thúy 5. Em Đến Chùa - Lệ Thu 6. Trầm Hương Đốt - Hà Thanh 7. Sám Hối - Thanh Mỹ 8. Kính Mến Thầy - Sơn Ca 9. Bài Phật Đản - Tuấn Anh 10. Tâm Sự Những Người Cài Hoa Trắng - Mai Hương 11. Về Dưới Phật Đài - Trường Thanh 12. Trái Tim Bồ Tát - Thanh Thúy 13. Từ Đàm Quê Hương Tôi - Mỹ Thể 14. Bông Hồng Cài Áo - Thanh Châu 15. Thăm Lại Chùa Xưa - Hà Thành
22/05/2015(Xem: 38775)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
27/04/2015(Xem: 10158)
BÀI CA NHỚ NƯỚC ( ThơTuệ Nga, nhạc Vĩnh Điện) Ngọc Quy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567