Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Vu Lan báo hiếu sẽ là ngày tình thương nhân loại

27/06/201104:13(Xem: 3151)
Ngày Vu Lan báo hiếu sẽ là ngày tình thương nhân loại

NGÀY VU LAN BÁO HIẾU

SẼ LÀ NGÀY TÌNH THƯƠNG NHÂN LOẠI
Tâm Hoà

Vu lan nữa lại về!

Cứ vào những ngày của tháng bảy này cảm giác bồi hồi trong tôi lại dâng trào mãnh liệt hơn bao giờ hết. Bồi hồi không phải như ngày nào chuẩn bị cắp sách đến trường, được gặp lại bạn bè, thầy cô giáo cũ hay là được làm quen thêm nhiều bạn mới. Mà từ nhiều năm nay cảm giác bồi hồi ấy vẫn sống mãi trong tôi, nó là niềm vui và cũng là nỗi niềm trăn trở về một cái gì đó to lớn, cao đẹp, nhưng cũng giản đơn và bình bị. Và nay, xin chia sẻ những nỗi niềm ấy cùng những suy tư của cá nhân tôi nhân mùa Vu lan Báo hiếu.

Tôi không rõ ngày Vu lan Báo hiếu có tự bao giờ. Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ. Và khi thấy mọi người cài hoa lên ngực áo, những đóa hoa màu hồng đỏ thắm và những đóa hoa màu trắng trinh nguyên, đượm chút nao lòng, buồn tủi. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi! sao có người được cài hoa đỏ và có người được cài hoa trắng, vậy con cài cả hai bông được không mẹ? Mẹ tôi nở nụ cười hiền hòa bảo với tôi rằng: “Hoa màu trắng là đã mất cha mất mẹ, còn hoa màu đỏ là còn cha còn mẹ đó con ạ?”

Và thời gian cứ thế trôi qua những ký ức đó, hình ảnh những bông hoa và cả những giọt nước mắt lăn dài trên má của bao người mà tôi đã được thấy vẫn theo tôi cho đến tận bây giờ.

Bây giờ lễ Vu lan cũng không khác gì so với trước, có chăng là hiện đại hơn, náo nhiệt hơn, nhưng phần lễ chính và nghi thức cài hoa hồng thì lúc nào cũng sâu lắng và tha thiết.

Song song với những nghi thức mang tính truyền thống, có nhiều Tự viện còn tổ chức phát gạo chẩn bần cho những người nghèo khó, đồng thời có nhiều nơi cũng tổ chức trai đàn kỳ siêu bạt độ chẩn tế cô hồn, mà ý nghĩa của nó gói gọn trong 4 chữ “Âm Siêu Dương Thới”, với ước nguyện cho thế gian này người sống được nhiều phúc lạc, còn kẻ đã quá vãng thì sớm được siêu sinh về cõi an lành.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội ngày nay, cuộc sống con người phần đông bị vật chất hóa, ý thức trách nhiệm về chữ Hiếu chỉ còn là khái niệm. Vì lẽ đó mà cần phải có một đại lễ Vu lan đúng với chức năng và ý nghĩa của nó. Vậy như thế nào là một lễ Vu lan đúng và đầy đủ ý nghĩa, phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại? Trong bài viết này, với ý kiến cá nhân, tôi không dám lạm bàn chuyên sâu về một lễ Vu lan đúng nghĩa. Song, ở đây tôi xin trình bày với nội dung là khơi dậy trong tự thân mỗi con người tình thương nhân loại thông qua ngày lễ Vu lan. Vì theo tôi, lễ Vu lan không nên chỉ gò bó trong các tự viện, tịnh xá. Ngoài nghi thức truyền thống như tụng kinh, cầu siêu bạt độ, thuyết giảng giáo lý, hoặc cứu trợ từ thiện, v.v... nên chăng thông qua ngày lễ Vu lan này chúng ta hãy cùng nhau chung sức xây dựng thế giới hòa bình bằng chính tình thương trong nội tâm mỗi chúng ta, đồng thời hãy nâng ngày lễ Vu lan hàng năm thành Ngày Tình Thương Nhân Loại?

Nói vậy không có nghĩa là con người ngày nay không có tình thương, nhưng tình thương của con người bây giờ khác xa so với tình thương của xã hội ngày trước. Chúng ta thử nhìn lại xem, tại địa phương nơi chúng ta ở cách đây khoảng 10 năm về trước cuộc sống có thể nói là không khá giả giàu có như bây giờ, nhưng tình thương giữa con người với con người trong cùng một làng xã rất thắm thiết.

Như xóm tôi ở trước đây, mấy chục hộ dân luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Nắm gạo củ khoai, bát cháo tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất thơm vì nó được chia sẻ cho nhau bằng tình thương nhân loại.

Ngày nay, nhà nhà đều có tivi, người người đều có xe gắn máy, không còn thấy cảnh vợ sinh con mà chạy khắp xóm để tìm mượn xe đạp như xưa nữa, nhưng rất tiếc bây giờ con người với con người nhìn nhau bằng đôi mắt dò xét, đố kỵ, phân biệt. Nhà cách nhà bằng tường cao đến vài mét, kín cổng cao tường là chuyện bình thường nhưng càng xa cách hơn khi đến nhà mà người đầu tiên gặp gỡ không phải là người chủ nhà thân thiện mà là một chú chó với đôi mắt rực lửa và tiếng sủa vang trời.

Những sự khác biệt đó do đâu mà có? Do xã hội thay đổi ư? Xin thưa, xã hội thì vẫn thế, có khác chăng là hiện đại hơn, tân tiến hơn. Nhưng điều quan trọng không phải là do xã hội mà chính yếu là do tâm của con người. Do con người đã không còn tình thương, tình thương bị biến thành một thứ hàng hóa phi vật thể có khả năng cân, đo, đong, đếm được. Chúng ta nhớ lúc nghèo khổ, hoạn nạn thì một ly nước, một bát cháo cũng chia làm đôi thậm chí làm tư làm tám, còn bây giờ “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Xã hội có bắt buộc chúng ta thay đổi như thế không? Nếu không, thì vì lý do nào? Phải chăng là do tâm con người thay đổi?!

Nhưng do đâu mà tâm con người thay đổi? Theo tôi, đó là do sự thiếu vắng tình thương trong tâm mỗi con người! Chính sự thiếu vắng tình thương này làm nguyên nhân khiến con người bán rẻ lương tâm, giam lõng và bóp chết tình thương nhân loại trong ngục tù của ích kỷ cá nhân. Nó cũng chính là hàng rào ngăn cách sự kết nối tình thương giữa mỗi thành viên trong gia đình, giữa con người trong cùng một xã hội và trên toàn thế giới. Đây cũng là nguyên nhân khiến gia đình không còn hạnh phúc, xã hội mất an ninh và thế giới bị nhấn chìm trong chiến tranh khủng bố.

Ngày nay, vì để bảo vệ cho một quan điểm sai lầm mà bất chấp thủ đoạn, mượn danh nghĩa của một đấng siêu hình nào đó tiến hành bao cuộc chiến tranh tang thương, chết chóc. Cũng thế, vì quyền lợi cá nhân mình mà bất chấp mọi thủ đoạn kể cả luật pháp quốc tế, tiến hành nhiều thủ đoạn với ý đồ muốn xâm chiếm và thôn tính các quốc gia nhỏ bé khác gây mất tình hữu nghị lân bang. Những việc làm này chỉ có thể xuất phát từ ý đồ của một kẻ mất hết tình thương hoặc vả chăng là một tập thể của những người có chung ý tưởng điên rồ như vậy. Thật đáng buồn thay!

Điểm qua vài nét đáng chú ý trong xã hội bây giờ cũng như sự khác biệt của xã hội trước đây, không ngoài mục đích là đánh thức tình thương nhân loại trong tâm cá nhân mỗi người. Hãy yêu thương không chỉ riêng gia đình mình mà hãy đem tình thương này trang trải khắp tinh cầu, để con người biết yêu thương nhau, biết sống chan hòa, biết giữ gìn và dựng xây thế giới thanh bình hạnh phúc.

Để làm được như vậy, việc đầu tiên là cần phát khởi một tình thương cho chính bản thân mình, cho gia đình mình, cho bạn bè mình, cho dân tộc mình, cho quốc gia mình. Vậy phát khởi như thế nào? Và nương vào đâu để phát khởi tình thương ấy?

Chúng ta có ngày lễ Vu lan, ngày mà lòng đại từ bi được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. Hãy nương vào ý nghĩa của ngày lễ Vu lan này mà nhìn lại mình, nhìn lại xem tình thương của mình đang nằm ở chỗ nào? Mình đã khởi lên giai điệu tình thương trong tâm hồn mình chưa? Mình đã đem giai điệu tình thương này hiến dâng cho cha mẹ, cho gia đình, cho những người mình yêu thương chưa? Nếu chưa thì bạn cần nên suy ngẫm lại và nhận diện cho được chỗ ẩn núp của tình thương trong chính mình.

Như vậy, đến với lễ Vu lan, không đơn thuần chỉ là tham dự một buổi lễ mang đậm nghi thức Phật giáo như lễ Phật, cúng dường, cài hoa, v.v… mà cần nên để tâm theo lời kinh nhịp nhàng ngân vang tựa như giai điệu tình thương trong tâm mình đang trỗi dậy. Và hãy ngồi thật thanh thản lắng nghe lời thuyết giảng của quý Thầy, để thấy rằng mình cần phải nỗ lực nhiều hơn, cần phải đem tình thương mình có được dù là bé nhỏ chia sẻ đến mọi người. Bởi vì tình thương cao cả là tình thương khi biết dành cho tất cả!

Chúng ta hãy quán tưởng rằng, từ vô lượng kiếp sống đến nay, vô số chúng sinh từng là cha mẹ của chúng ta và ngược lại. Nghĩ đến sự khổ nhọc của cha mẹ “ba năm bú mớm ẵm bồng, mười tháng cưu mang dưỡng dục”, lúc chúng ta còn nhỏ cũng như đã trưởng thành, cha mẹ đã khổ cực, đã hy sinh tất cả cho chúng ta như thế nào? Và trong kiếp sống này, dù người đó có là một kẻ ăn xin hay một người giàu có, dù cho người đó có là một tín đồ của một tôn giáo khác, dù là da trắng, da đen hay da màu, dù ở châu Á hay châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ, tất cả thủy chung cũng đã từng có quan hệ huyết thống với chúng ta, đã từng là cha là mẹ, là chồng vợ, con cái, anh chị em của chúng ta. Vì thế hãy thương họ như thương chính bản thân chúng ta. Đừng khởi lên ý niệm phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo tín ngưỡng, đừng khởi lên tâm niệm thân sơ, đừng khởi lên sự phân biệt hèn sang mà hãy cùng thương yêu nhau, như yêu những gì quý giá nhất của chính mình.

Qua ngày lễ Vu lan này, chúng ta có thể viết cho cha mẹ một lá thư (nếu chúng ta chưa thể nói trực tiếp với cha mẹ), lá thư đó chúng ta viết để ca ngợi công ơn cha mẹ và bày tỏ lòng yêu thương của chúng ta đối với cha mẹ, đồng thời phát nguyện từ nay và mãi về sau con sẽ vâng lời và biết yêu thương cha mẹ, biết tự chăm sóc cho bản thân, biết chăm ngoan học hành, biết giúp đỡ cha mẹ ông bà, yêu thương hòa thuận với mọi người, v.v…Và rồi sáng nay trước khi đi học, chúng ta nhẹ nhàng đặt lá thư trên bàn (nơi cha mẹ chúng ta hay ngồi vào mỗi buổi sáng) và trân trọng đặt lên trên lá thư đó một đóa hoa hồng với lời chúc cha mẹ mạnh khỏe, cùng dòng chữ “con yêu cha mẹ rất nhiều”!

Hay là, hôm nay chúng ta đến lớp, với ý nguyện sẽ giúp và nâng đỡ một bạn trong lớp học tốt hơn. Chúng ta chủ động đến và tận tình chia sẻ giúp cho bạn vượt qua những khó khăn trong học tập, và hình thành nên “đôi bạn học tốt” trong học đường.

Hoặc là, hôm nay chúng ta đến công ty, và biết rằng trong công ty có một đồng nghiệp đang gặp khó khăn, chúng ta nên chủ động ân cần chia sẻ, hỏi thăm và cố gắng tìm cách cùng nhau giải quyết khó khăn, dần dần chúng ta cũng hình thành nên “đồng nghiệp cùng tiến” và nhân rộng ra trong khắp công ty chúng ta và cả công ty bạn.

Có rất nhiều cách để khơi dậy và thực hành tình thương trong mỗi chúng ta, từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu nghiêm túc thực hành thì kết quả không thể nghĩ bàn. Điều quan trọng của sự thành công là lòng kiên trì bền bỉ nhẫn nại, tận tâm, đừng nên làm cho có phong trào, hoặc làm theo cảm hứng thì sẽ không hay.

Trong nhà trường, ngoài kiến thức căn bản, cần có một chương trình giảng dạy về lòng nhân đạo, tình thương yêu và cách thức để hình thành tình thương yêu đó trong mỗi cá nhân học sinh, sinh viên. Ngày nay các học sinh, sinh viên mất nhiều thời gian để trau dồi kiến thức với hy vọng sẽ đạt được ước nguyện của riêng mình. Nhưng đáng buồn là rất ít trong số đó có nhận thức tốt về đạo đức cá nhân, về tình thương đồng loại. Hình như bây giờ trong trí óc họ chỉ tồn tại chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa thực dụng hưởng thụ mà thôi. Nếu thế thì dù có là bác sĩ, kỹ sư hay một nhà khoa học đi nữa chúng ta cũng không thể nào làm lợi ích cho mọi người mà ngược lại chúng ta tự chôn sống chúng ta trong ngục tù của chủ nghĩa cá nhân thực dụng ấy.

Đối với các tự viện, tịnh xá nên hướng dẫn cho các Phật tử tại gia ý thức rõ về tình thương, hay đúng hơn là lòng đại bi theo tinh thần vô ngã của đức Thế Tôn. Đặc biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên, cần tạo cho các em một sân chơi đầy tính thiết thực như chương trình “mỗi ngày một việc tốt ở gia đình, trong lớp học hay trong công sở”, tận dụng phương tiện truyền thông đại chúng như internet phát sóng các mẫu chuyện mang tính cách nhân đạo (như chương trình Radio online “Sắc màu Phật pháp” của chùa Hoằng Pháp), đề cao tình thương giữa con người với nhau, qua câu chuyện đó các em sẽ rút ra cho mình bài học gì? Và gửi về cho quý Thầy, sau đó bài nào viết hay, có ý nghĩa sẽ được quý Thầy phát sóng và biểu dương trong các chương trình sau. Đồng thời nên tổ chức các chuyến từ thiện đến các vùng xa, vùng khó khăn, đến những trung tâm của người tâm thần, người bệnh ung bướu, bệnh phong, trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, bị nhiễm bệnh HIV, v.v... để các em có dịp chứng kiến cụ thể về mảnh đời bất hạnh không may trong cuộc sống thông qua đó giúp các em có ý thức hơn về tình thương và trách nhiệm của các em đối với việc giúp đỡ người khác.

Việc làm này đòi hỏi phải có sự quyết tâm, quán triệt tinh thần vô ngã toàn diện, khéo léo kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, hình thành nếp sống tình thương trong từng gia đình Phật tử và nhân rộng ra toàn xã hội. Nếu làm được như vậy cuộc sống mới thật sự hạnh phúc, nhà nhà an vui trong tình thương nhân loại, người người đến với nhau cũng bằng tình thương nhân loại, tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới cũng được hình thành trên căn bản tình thương nhân loại. Vậy là ước mơ thế giới hòa bình chỉ nằm trong một ý niệm tình thương.

Ngày nay đứng trước thảm họa thiên tai, chiến tranh trên toàn thế giới, mỗi cá nhân phải càng nỗ lực nhiều hơn để khơi dậy và thực hành tình thương để xóa đi phần nào đau khổ của thế gian. Đồng thời chúng ta nên nâng cao và tán dương những hành động mang đầy tính nhân đạo, nhân ái tràn đầy tình thương của mỗi cá nhân, tập thể, và qua đó mỗi cá nhân hãy nên ý thức, tỉnh giác trong từng lời nói, hành động và ý nghĩ để tình thương nhân loại ngày một thăng hoa, để ngày Vu lan Báo hiếu của dân tộc trở thành ngày tình thương của nhân loại. Hy vọng ngày lễ Vu lan năm nay và những năm sau sẽ có nhiều nét đổi mới, không chỉ về hình thức, nội dung, không chỉ bó buộc trong các tự viện tịnh xá, không chỉ là ngày của riêng người Phật tử Việt Nam, mà nó sẽ là ngày hòa bình chung của toàn thế giới. Cầu nguyện một mùa Vu lan đầy ý nghĩa trong sự hoan hỷ của chư Phật mười phương, và nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc

Song song với những nghi thức mang tính truyền thống, có nhiều Tự viện còn tổ chức phát gạo chẩn bần cho những người nghèo khó, đồng thời có nhiều nơi cũng tổ chức trai đàn kỳ siêu bạt độ chẩn tế cô hồn, mà ý nghĩa của nó gói gọn trong 4 chữ “Âm Siêu Dương Thới”, với ước nguyện cho thế gian này người sống được nhiều phúc lạc, còn kẻ đã quá vãng thì sớm được siêu sinh về cõi an lành.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội ngày nay, cuộc sống con người phần đông bị vật chất hóa, ý thức trách nhiệm về chữ Hiếu chỉ còn là khái niệm. Vì lẽ đó mà cần phải có một đại lễ Vu lan đúng với chức năng và ý nghĩa của nó. Vậy như thế nào là một lễ Vu lan đúng và đầy đủ ý nghĩa, phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại? Trong bài viết này, với ý kiến cá nhân, tôi không dám lạm bàn chuyên sâu về một lễ Vu lan đúng nghĩa. Song, ở đây tôi xin trình bày với nội dung là khơi dậy trong tự thân mỗi con người tình thương nhân loại thông qua ngày lễ Vu lan. Vì theo tôi, lễ Vu lan không nên chỉ gò bó trong các tự viện, tịnh xá. Ngoài nghi thức truyền thống như tụng kinh, cầu siêu bạt độ, thuyết giảng giáo lý, hoặc cứu trợ từ thiện, v.v... nên chăng thông qua ngày lễ Vu lan này chúng ta hãy cùng nhau chung sức xây dựng thế giới hòa bình bằng chính tình thương trong nội tâm mỗi chúng ta, đồng thời hãy nâng ngày lễ Vu lan hàng năm thành Ngày Tình Thương Nhân Loại?

Nói vậy không có nghĩa là con người ngày nay không có tình thương, nhưng tình thương của con người bây giờ khác xa so với tình thương của xã hội ngày trước. Chúng ta thử nhìn lại xem, tại địa phương nơi chúng ta ở cách đây khoảng 10 năm về trước cuộc sống có thể nói là không khá giả giàu có như bây giờ, nhưng tình thương giữa con người với con người trong cùng một làng xã rất thắm thiết.

Như xóm tôi ở trước đây, mấy chục hộ dân luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Nắm gạo củ khoai, bát cháo tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất thơm vì nó được chia sẻ cho nhau bằng tình thương nhân loại.

Ngày nay, nhà nhà đều có tivi, người người đều có xe gắn máy, không còn thấy cảnh vợ sinh con mà chạy khắp xóm để tìm mượn xe đạp như xưa nữa, nhưng rất tiếc bây giờ con người với con người nhìn nhau bằng đôi mắt dò xét, đố kỵ, phân biệt. Nhà cách nhà bằng tường cao đến vài mét, kín cổng cao tường là chuyện bình thường nhưng càng xa cách hơn khi đến nhà mà người đầu tiên gặp gỡ không phải là người chủ nhà thân thiện mà là một chú chó với đôi mắt rực lửa và tiếng sủa vang trời.

Những sự khác biệt đó do đâu mà có? Do xã hội thay đổi ư? Xin thưa, xã hội thì vẫn thế, có khác chăng là hiện đại hơn, tân tiến hơn. Nhưng điều quan trọng không phải là do xã hội mà chính yếu là do tâm của con người. Do con người đã không còn tình thương, tình thương bị biến thành một thứ hàng hóa phi vật thể có khả năng cân, đo, đong, đếm được. Chúng ta nhớ lúc nghèo khổ, hoạn nạn thì một ly nước, một bát cháo cũng chia làm đôi thậm chí làm tư làm tám, còn bây giờ “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Xã hội có bắt buộc chúng ta thay đổi như thế không? Nếu không, thì vì lý do nào? Phải chăng là do tâm con người thay đổi?!

Nhưng do đâu mà tâm con người thay đổi? Theo tôi, đó là do sự thiếu vắng tình thương trong tâm mỗi con người! Chính sự thiếu vắng tình thương này làm nguyên nhân khiến con người bán rẻ lương tâm, giam lõng và bóp chết tình thương nhân loại trong ngục tù của ích kỷ cá nhân. Nó cũng chính là hàng rào ngăn cách sự kết nối tình thương giữa mỗi thành viên trong gia đình, giữa con người trong cùng một xã hội và trên toàn thế giới. Đây cũng là nguyên nhân khiến gia đình không còn hạnh phúc, xã hội mất an ninh và thế giới bị nhấn chìm trong chiến tranh khủng bố.

Ngày nay, vì để bảo vệ cho một quan điểm sai lầm mà bất chấp thủ đoạn, mượn danh nghĩa của một đấng siêu hình nào đó tiến hành bao cuộc chiến tranh tang thương, chết chóc. Cũng thế, vì quyền lợi cá nhân mình mà bất chấp mọi thủ đoạn kể cả luật pháp quốc tế, tiến hành nhiều thủ đoạn với ý đồ muốn xâm chiếm và thôn tính các quốc gia nhỏ bé khác gây mất tình hữu nghị lân bang. Những việc làm này chỉ có thể xuất phát từ ý đồ của một kẻ mất hết tình thương hoặc vả chăng là một tập thể của những người có chung ý tưởng điên rồ như vậy. Thật đáng buồn thay!

Điểm qua vài nét đáng chú ý trong xã hội bây giờ cũng như sự khác biệt của xã hội trước đây, không ngoài mục đích là đánh thức tình thương nhân loại trong tâm cá nhân mỗi người. Hãy yêu thương không chỉ riêng gia đình mình mà hãy đem tình thương này trang trải khắp tinh cầu, để con người biết yêu thương nhau, biết sống chan hòa, biết giữ gìn và dựng xây thế giới thanh bình hạnh phúc.

Để làm được như vậy, việc đầu tiên là cần phát khởi một tình thương cho chính bản thân mình, cho gia đình mình, cho bạn bè mình, cho dân tộc mình, cho quốc gia mình. Vậy phát khởi như thế nào? Và nương vào đâu để phát khởi tình thương ấy?

Chúng ta có ngày lễ Vu lan, ngày mà lòng đại từ bi được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. Hãy nương vào ý nghĩa của ngày lễ Vu lan này mà nhìn lại mình, nhìn lại xem tình thương của mình đang nằm ở chỗ nào? Mình đã khởi lên giai điệu tình thương trong tâm hồn mình chưa? Mình đã đem giai điệu tình thương này hiến dâng cho cha mẹ, cho gia đình, cho những người mình yêu thương chưa? Nếu chưa thì bạn cần nên suy ngẫm lại và nhận diện cho được chỗ ẩn núp của tình thương trong chính mình.

Như vậy, đến với lễ Vu lan, không đơn thuần chỉ là tham dự một buổi lễ mang đậm nghi thức Phật giáo như lễ Phật, cúng dường, cài hoa, v.v… mà cần nên để tâm theo lời kinh nhịp nhàng ngân vang tựa như giai điệu tình thương trong tâm mình đang trỗi dậy. Và hãy ngồi thật thanh thản lắng nghe lời thuyết giảng của quý Thầy, để thấy rằng mình cần phải nỗ lực nhiều hơn, cần phải đem tình thương mình có được dù là bé nhỏ chia sẻ đến mọi người. Bởi vì tình thương cao cả là tình thương khi biết dành cho tất cả!

Chúng ta hãy quán tưởng rằng, từ vô lượng kiếp sống đến nay, vô số chúng sinh từng là cha mẹ của chúng ta và ngược lại. Nghĩ đến sự khổ nhọc của cha mẹ “ba năm bú mớm ẵm bồng, mười tháng cưu mang dưỡng dục”, lúc chúng ta còn nhỏ cũng như đã trưởng thành, cha mẹ đã khổ cực, đã hy sinh tất cả cho chúng ta như thế nào? Và trong kiếp sống này, dù người đó có là một kẻ ăn xin hay một người giàu có, dù cho người đó có là một tín đồ của một tôn giáo khác, dù là da trắng, da đen hay da màu, dù ở châu Á hay châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ, tất cả thủy chung cũng đã từng có quan hệ huyết thống với chúng ta, đã từng là cha là mẹ, là chồng vợ, con cái, anh chị em của chúng ta. Vì thế hãy thương họ như thương chính bản thân chúng ta. Đừng khởi lên ý niệm phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo tín ngưỡng, đừng khởi lên tâm niệm thân sơ, đừng khởi lên sự phân biệt hèn sang mà hãy cùng thương yêu nhau, như yêu những gì quý giá nhất của chính mình.

Qua ngày lễ Vu lan này, chúng ta có thể viết cho cha mẹ một lá thư (nếu chúng ta chưa thể nói trực tiếp với cha mẹ), lá thư đó chúng ta viết để ca ngợi công ơn cha mẹ và bày tỏ lòng yêu thương của chúng ta đối với cha mẹ, đồng thời phát nguyện từ nay và mãi về sau con sẽ vâng lời và biết yêu thương cha mẹ, biết tự chăm sóc cho bản thân, biết chăm ngoan học hành, biết giúp đỡ cha mẹ ông bà, yêu thương hòa thuận với mọi người, v.v… Và rồi sáng nay trước khi đi học, chúng ta nhẹ nhàng đặt lá thư trên bàn (nơi cha mẹ chúng ta hay ngồi vào mỗi buổi sáng) và trân trọng đặt lên trên lá thư đó một đóa hoa hồng với lời chúc cha mẹ mạnh khỏe, cùng dòng chữ “con yêu cha mẹ rất nhiều”!

Hay là, hôm nay chúng ta đến lớp, với ý nguyện sẽ giúp và nâng đỡ một bạn trong lớp học tốt hơn. Chúng ta chủ động đến và tận tình chia sẻ giúp cho bạn vượt qua những khó khăn trong học tập, và hình thành nên “đôi bạn học tốt” trong học đường.

Hoặc là, hôm nay chúng ta đến công ty, và biết rằng trong công ty có một đồng nghiệp đang gặp khó khăn, chúng ta nên chủ động ân cần chia sẻ, hỏi thăm và cố gắng tìm cách cùng nhau giải quyết khó khăn, dần dần chúng ta cũng hình thành nên “đồng nghiệp cùng tiến” và nhân rộng ra trong khắp công ty chúng ta và cả công ty bạn.

Có rất nhiều cách để khơi dậy và thực hành tình thương trong mỗi chúng ta, từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu nghiêm túc thực hành thì kết quả không thể nghĩ bàn. Điều quan trọng của sự thành công là lòng kiên trì bền bỉ nhẫn nại, tận tâm, đừng nên làm cho có phong trào, hoặc làm theo cảm hứng thì sẽ không hay.

Trong nhà trường, ngoài kiến thức căn bản, cần có một chương trình giảng dạy về lòng nhân đạo, tình thương yêu và cách thức để hình thành tình thương yêu đó trong mỗi cá nhân học sinh, sinh viên. Ngày nay các học sinh, sinh viên mất nhiều thời gian để trau dồi kiến thức với hy vọng sẽ đạt được ước nguyện của riêng mình. Nhưng đáng buồn là rất ít trong số đó có nhận thức tốt về đạo đức cá nhân, về tình thương đồng loại. Hình như bây giờ trong trí óc họ chỉ tồn tại chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa thực dụng hưởng thụ mà thôi. Nếu thế thì dù có là bác sĩ, kỹ sư hay một nhà khoa học đi nữa chúng ta cũng không thể nào làm lợi ích cho mọi người mà ngược lại chúng ta tự chôn sống chúng ta trong ngục tù của chủ nghĩa cá nhân thực dụng ấy.

Đối với các tự viện, tịnh xá nên hướng dẫn cho các Phật tử tại gia ý thức rõ về tình thương, hay đúng hơn là lòng đại bi theo tinh thần vô ngã của đức Thế Tôn. Đặc biệt là đối với thế hệ thanh thiếu niên, cần tạo cho các em một sân chơi đầy tính thiết thực như chương trình “mỗi ngày một việc tốt ở gia đình, trong lớp học hay trong công sở”, tận dụng phương tiện truyền thông đại chúng như internet phát sóng các mẫu chuyện mang tính cách nhân đạo (như chương trình Radio online “Sắc màu Phật pháp” của chùa Hoằng Pháp), đề cao tình thương giữa con người với nhau, qua câu chuyện đó các em sẽ rút ra cho mình bài học gì? Và gửi về cho quý Thầy, sau đó bài nào viết hay, có ý nghĩa sẽ được quý Thầy phát sóng và biểu dương trong các chương trình sau. Đồng thời nên tổ chức các chuyến từ thiện đến các vùng xa, vùng khó khăn, đến những trung tâm của người tâm thần, người bệnh ung bướu, bệnh phong, trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, bị nhiễm bệnh HIV, v.v... để các em có dịp chứng kiến cụ thể về mảnh đời bất hạnh không may trong cuộc sống thông qua đó giúp các em có ý thức hơn về tình thương và trách nhiệm của các em đối với việc giúp đỡ người khác.

Việc làm này đòi hỏi phải có sự quyết tâm, quán triệt tinh thần vô ngã toàn diện, khéo léo kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, hình thành nếp sống tình thương trong từng gia đình Phật tử và nhân rộng ra toàn xã hội. Nếu làm được như vậy cuộc sống mới thật sự hạnh phúc, nhà nhà an vui trong tình thương nhân loại, người người đến với nhau cũng bằng tình thương nhân loại, tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới cũng được hình thành trên căn bản tình thương nhân loại. Vậy là ước mơ thế giới hòa bình chỉ nằm trong một ý niệm tình thương.

Ngày nay đứng trước thảm họa thiên tai, chiến tranh trên toàn thế giới, mỗi cá nhân phải càng nỗ lực nhiều hơn để khơi dậy và thực hành tình thương để xóa đi phần nào đau khổ của thế gian. Đồng thời chúng ta nên nâng cao và tán dương những hành động mang đầy tính nhân đạo, nhân ái tràn đầy tình thương của mỗi cá nhân, tập thể, và qua đó mỗi cá nhân hãy nên ý thức, tỉnh giác trong từng lời nói, hành động và ý nghĩ để tình thương nhân loại ngày một thăng hoa, để ngày Vu lan Báo hiếu của dân tộc trở thành ngày tình thương của nhân loại. Hy vọng ngày lễ Vu lan năm nay và những năm sau sẽ có nhiều nét đổi mới, không chỉ về hình thức, nội dung, không chỉ bó buộc trong các tự viện tịnh xá, không chỉ là ngày của riêng người Phật tử Việt Nam, mà nó sẽ là ngày hòa bình chung của toàn thế giới. Cầu nguyện một mùa Vu lan đầy ý nghĩa trong sự hoan hỷ của chư Phật mười phương, và nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc

(Tập san Pháp luân 65)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2017(Xem: 5129)
Ca kịch ngắn Công Nương Gia-Du-Đà-La, soạn giả Bác sĩ Nguyễn Thanh Long, do nghệ sĩ Huyền Linh trình diễn trong chương trình " Vu Lan Hiếu Đạo Cội Nguồn 4" do Đoàn Cải Lương Hương Miền Nam tổ chức tại Falls Church, Virginia ngày 29/7/2017.
16/05/2017(Xem: 4840)
Lyrics Xứ Xa (Hò) Chim xa rừng, chim nhớ núi non.Người xa quê, vương vấn cội nguồn Quê ơi, trăm nhớ nghìn thương.Thương dòng sông cũ, bờ ao sau nhà Nhắc con đất tổ quê cha.Để con nhớ mãi hò ơi... con là Việt Nam (Trăng Thu Dạ Khúc) Nhớ.. lúc xa xưa, khi mình qua đây ..xứ xa.Bao nhiêu ngỡ ngàng.. gian khổ vô vàn. Giờ con nên vóc, nên vai'Biết con có còn nhớ về một quê hương xa tít .. không? Có bà chờ trông, cháu con quay về. Để mong vuốt đầu đứa trẻ ngày xưa chỉ biết tiếng .. ba.. (Vọng cổ câu 1) Ngày đó con mới vừa lên bốn. Trẻ thơ ngây chỉ biết theo cha.Bồng bế con lánh nạn đường xa. Cha mẹ mong con có một cuộc sống an.. lành.Cố dạy dổ con theo đường lối của ông bà.Mẹ hãnh diện thấy trẻ khôi ngô tuấn tú Đường công danh hiển đạt vinh quang Bao nhiêu khó nhọc vô vàn Con đã vượt qua muôn ngàn thử thách Đời viển xứ cũng nguôi ngoai mùi tân khổ Khi nhìn những thành công của con trẻ (Vọng cổ câu 2) Vui những cái mới con đã đạt, nhưng con ơi đừng quên những gì con đã c
12/05/2017(Xem: 8338)
Clip nhạc: Lòng Mẹ 2 do Ca Sĩ Ngọc Thành trình bày
25/04/2017(Xem: 10500)
Birth of The Buddha, Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan
24/04/2017(Xem: 12259)
ENLIGHTENMENT OF THE BUDDHA Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan SONGLIST 01 Enlightenment (Buddha) 02 The Senses (Williams/McLachlan) 03 What is the Meaning of Life? (Williams/McLachlan) 04 The Four Signs (Williams) 05 What is the Meaning of Life? Reprise (Williams/McLachlan) 06 Farewell (Williams) 07 The Middle Path (Williams) 08 Sujata’s Song (Williams) 09 The Struggle (Williams) 10 The Enlightenment/The Teaching (Williams) 11 The Senses Reprise (Williams/McLachlan)
22/04/2017(Xem: 8593)
Nhạc phẩm "HƯƠNG ĐỨC HẠNH" - FRAGRANCE OF THE VIRTUOUS. Nhạc: BS Tâm Đức Ca sĩ: Hương Lan - Bảo Yến - Gani Tamir (tiếng Anh)
13/02/2017(Xem: 5689)
Lyrics THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA (Lưu thủy hành vân)Thương kiếp người triền miên trong khổ đau.Dù sống trong cung vàng,Hay như lây lất cảnh cơ hàn lang thang.Nào ai tránh khổ đau bao trùm. (Vô vọng cổ câu 1) Trời ơi ! bốn cửa thành đều có sanh, bịnh, tử, bốn cửa thành đều có người than khóc kêu la.Tất Đạt Đa nầy không sao có thể ngồi yên trong cung điện xa hoa nhìn trần gian đang bị đắm chìm trong đau khổ vô cùng. Lòng ta như chỉ rối tơ vò.Nếu không can đảm cắt giây luyến ái,Thì làm sao ta cứu được thế nhân.Đường xuất gia là một con đường không trở lại,Thì nợ duyên nầy đành lỗi đạo với công nương.Thôi ta đành một bước ra đi,Hẹn ngày tái ngộ là ngày tìm ra chân lý. (Câu 2 )Xa Nặc ơi! hãy đem con Kiền Trắc Để cùng nhau vượt suối băng ngàn Ta trả lại cân đai Thái Tử Cũng như nhung gấm trong cung vàng Ta khuyên Xa Nặc hãy quay trở lại,Bịn rịn làm chi lúc chia tay Hiện tại nầy Tất Đạt Đa chối bỏ,Vì nó chỉ là bọt biển phù du Nếu có chăng là một Chân Như Vừa ló dạng trong sâu kín của tâm
13/11/2016(Xem: 6297)
Bông Hồng Cho Mẹ - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc - Ca sĩ Thu Vàng - Bông Hồng Cho Mẹ Bài thơ nhỏ của mình viết ngày Giỗ Mẹ đầu tiên năm 2012, cũng là ngày Vu Lan, chỉ có 4 câu ngắn ngủn: Con cài bông hoa trắng Dành cho Mẹ đóa hồng Mẹ nhớ gài lên ngực Ngoại chờ bên kia sông… (ĐHN) chẳng ngờ được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc với một âm điệu đầy xúc cảm và ca sĩ Diệu Hiền đã trình bày dạo nọ. Nay ca sĩ Thu Vàng cũng vừa thực hiện xong clip bài hát này, xin được chia sẻ nơi đây cùng bè bạn thân quen. Thu Vàng hát thật lạ! Thử nghe xem. Câu “Mẹ nhớ gài lên ngực” hình như cô đã khóc, tiếng hát bỗng run và rung… ! Nhà thơ Đỗ Trung Quân hôm nghe Thu Vàng hát ở Đường Sách cũng kêu lên với tôi: ”Em thấy rợn người. Nhất định em sẽ vẽ, sẽ vẽ…” Thân mến, Đỗ Hồng Ngọc.
22/09/2016(Xem: 15226)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
16/08/2016(Xem: 6537)
Clip: Mùa Thu Tình Mẹ - Thơ: Huyền Lan - Phổ nhạc: Nguyên Phương - Trình Bày: Bảo Yến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567