Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm từ bi và truyện Nôm Quan Âm Thị Kính

26/03/201110:13(Xem: 4218)
Tâm từ bi và truyện Nôm Quan Âm Thị Kính

 

Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm và phát triển thành hoa trái tốt tươi trong tâm địa của mỗi người. Với ý nghĩ ấy, chúng ta hãy tưởng niệm Vu Lan bằng cách tìm hiểu tâm từ bi và ảnh hưởng của giáo lí từ bi trong truyện Nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính.

Tâm từ (Metta) nghĩa hẹp là “cái gì làm cho ta êm dịu”, nghĩa rộng là “lòng thành thật ước mong tất cả chúng sanh đều được sống yên lành.”

Theo kinh Từ bi, tâm từ là tình thương “rải khắp cho mọi chúng sanh, bao trùm vạn vật, sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với đứa con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tính mạng cũng vui lòng.”

Tâm từ là tình thương vô lượng, vô biên, không phân biệt người hay vật, thân hay sơ, thù hay bạn. Người thực hiện tâm từ đến mức cùng tột sẽ đồng hóa chủ thể yêu thương với đối tượng yêu thương. Lúc đó, “Thương người như thể thương thân”, vì mọi ngăn cách đã tiêu tan, tất cả chúng sinh đều hòa đồng làm một.

Trái ngược với tâm từ là ác tâm, tâm sân hận và thù oán. Người có tâm từ do đó không bao giờ sinh tâm giận hờn, oán trách ai, cho dù ai đó là kẻ thù đã gây khổ đau cho mình:

“Một phần lớn nhân loại đã sống ngoài khuôn khổ giới luật. Ta phải có thái độ của đàn voi lâm trận, mạnh tiến giữa rừng gươm đao, giáo mác, bình tĩnh hứng lấy những nỗi chua cay của đời, và thản nhiên vững bước trên đường phạm hạnh.”

Tâm bi (Karuna) là động lực làm cho ta cảm thấy xót thương khi chứng kiến thảm cảnh của đồng loại, là ước nguyện làm dịu nỗi khổ đau của con người. “Đặc tính của tâm bi là ý muốn giúp người khác thoát khỏi một cảnh khổ.”

Nếu tâm từ có thể ví với tình thương của người mẹ hiền đối với đứa con duy nhất thì tâm bi có thể so sánh với tấm lòng của bậc từ mẫu đối với đứa con duy nhất lâm trọng bệnh. “Bao nhiêu tâm trí, lời nói và hành động đều tập trung lại để chuyên chú tìm phương thế làm cho con đỡ đau khổ.”

Giống như tâm từ, tâm bi là tình thương vô lượng vô biên. Nhưng tâm bi đặc biệt hướng đến những chúng sanh đang chịu cảnh lầm than vì hoạn nạn, ốm đau, đói rách :

“Thương người tất tả ngược xuôi
Thương người lỡ bước thương người bơ vơ
Thương người ôm dắt trẻ thơ
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.”

Đối lập với tâm bi là lòng độc ác, tính hung bạo, thói quen muốn người khác phải quỵ lụy mình. Người có tâm bi không bao giờ có lời nói hay việc làm gây phiền não và khổ đau cho kẻ khác. Vì vậy, khi bị áp bức và cần đấu tranh, người có tâm bi luôn luôn chọn hình thức bất bạo động. Năm 1963, Bồ-tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân và ngọn lửa bao phủ thân tứ đại của Ngài được thi sĩ Vũ Hoàng Chương gọi tên là Lửa Từ Bi.

Với tâm từ bi, người Phật tử chân chính không quan tâm đến được mất khen chê, không mong cầu danh thơm tiếng tốt. Ai biết, ai không biết việc mình làm gì, điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là sống vị tha, sống quên mình vì kẻ khác và cho người khác. Thực hành rốt ráo tâm từ bi, thể hiện được đại từ và đại bi là hạnh nguyện của chư Bồ-tát.

Giáo lí về từ bi được trình bày tóm tắt như trên đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong truyện Nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính.

Thị Kính, một phụ nữ có nhan sắc và đức hạnh, là vợ của Thiện Sĩ. Một hôm, trong lúc ngồi khâu vá bên cạnh Thiện Sĩ đang ngủ say, thấy chồng có sợi râu mọc ngược quá dài, Thị Kính có ý định dùng con dao sẵn có trong tay để cắt bỏ đi. Vừa lúc Thị Kính đưa dao đến thì Thiện Sĩ tỉnh dậy. Thấy dao kề cổ, anh chồng đa nghi hoảng hốt tri hô vợ dùng dao ám hại mình. Kết quả thảm khốc là Thị Kính bị hàm oan tội sát phu. Vì oan trái ấy, Thị Kính giả trai đến tu ở chùa Văn Tự, dưới danh hiệu tiểu Kính Tâm. Trong lúc đạo hạnh mỗi ngày một cao, Thị Kính lại chịu thêm một nỗi oan khổ khác. Thị Mầu, người con gái có tính trăng hoa của một phú ông, đem lòng mê say tiểu Kính Tâm mà không được đoái hoài nên sinh tâm oán hận. Đến lúc bị chửa hoang, Thị Mầu vu khống tiểu Kính Tâm tội thông dâm với mình. Thị Kính bị dân làng đánh đập tàn khốc và nhục nhã, rồi bị đuổi khỏi chùa và phải tạm trú ở cửa tam quan. Thảm nhục đến thế nhưng Thị Kính vẫn chưa được Thị Mầu buông tha. Khi sinh con, Thị Mầu đem đứa con vô thừa nhận bỏ ở cổng chùa. Thị Kính nhận nuôi đứa trẻ vô tội với trách nhiệm của người cha và tình thương của người mẹ. Qua đời khi đứa bé lên ba, Thị Kính được giải oan và siêu thăng thành Phật Bà Quan Âm.

Luận Bảo Vương Tam Muội có câu: “Oan ức không cần biện bạch, vì làm như vậy là hèn nhát mà oán thù càng gia tăng.” Truyện Nôm Quan Âm Thị Kính của Việt Nam là một minh họa sinh động cho bài học đạo đức ấy. Hai lần bị oan khốc, thay vì lớn tiếng kêu oan hay sinh tâm thù hận, Thị Kính đã yên lặng chịu đựng với tất cả nhẫn nhục:

“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.”

Nhẫn nhục trong trường hợp này không phải là thái độ chấp nhận thống khổ một cách tiêu cực của hạng người yếu đuối. Trái lại, im lặng chịu đựng oan khổ ở đây biểu lộ nghị lực phi thường của người đã làm chủ được cảm xúc, chế ngự được tâm sân hận của mình, đồng thời bày tỏ lòng từ ái vô biên và lòng vị tha vô hạn đối với người đã gây tai họa cho mình. Với hạnh nguyện nhẫn nhục ấy, Thị Kính đã vững chãi và thảnh thơi tiến bước trên Bồ-tát Đạo, trở thành biểu tượng của đức đại hùng, đại lực và đại bi của Phật giáo:

“Bị nhục mạ nhưng không nhục mạ, bị đánh đập nhưng không đánh đập, bị làm phiền nhưng không gây phiền não, Bồ-tát một mực giữ đức khoan hồng. Tựa như đất mẹ trầm lặng, Bồ-tát âm thầm chịu đựng tất cả lỗi lầm của người khác.”

Nguyên thủy, Quan Thế Âm Bồ-tát của Phật giáo Ấn Độ là đàn ông. Sau khi du nhập Trung Hoa, từ đời nhà Đường về sau, tượng Quan Thế Âm Bồ-tát được tạc theo hình dáng đàn bà để biểu trưng cho tình thương bao la của bậc từ mẫu. Sang Việt Nam, hạnh từ bi của Phật Bà Quan Âm thể hiện sinh động hơn nữa qua truyện Nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Thị Kính đã thương yêu, nuôi dưỡng con của kẻ gây tai ương cho mình như nuôi dưỡng và thương yêu con của chính mình:

“Con ai đem bỏ chùa này,
A Di Đà Phật, con thầy thầy nuôi.”

“Mở rộng tình thương không giới hạn” (…) “Không vướng mắc oán thù ghét bỏ”, Thị Kính đã thực hành hạnh nguyện từ bi, đã nhân danh một con người để cứu vớt một con người, cứu vớt một bạn đồng hành trong chuyến đi lang thang không ngừng nghỉ của luân hồi, sinh tử:

“Dù xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người.”

Quan Âm Thị Kính chính là dòng suối từ trường lưu bất tức mà Phật giáo đã để lại trong lịch sử văn học Việt Nam:

“Này hỡi các Tỳ-khưu, dù có người bình phẩm các con thế nào, đúng hay sai, hợp thời hay ở ngoài lề, lễ độ hay thô bỉ, hợp lý hay điên rồ, ngay thẳng hay gian xảo, các con hãy cố gắng tu luyện tâm tánh, phải giữ tâm luôn luôn trong sạch, không khi nào thốt ra một lời xấu, luôn luôn niềm nở và bi mẫn đối với những người ấy. Các con nên mở rộng tấm lòng để tâm từ cuồn cuộn chảy đến họ như một dòng suối trường lưu bất tức…”

Mùa Vu Lan năm nay nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình. Nhưng thế giới còn chiến tranh; hận thù, bạo động và khủng bố đang hoành hành. Đến đầu thế kỉ XXI này, ở nhiều nơi trên trái đất, con người vẫn còn sống trong sợ hãi và nghi kị như một bầy thú giữa rừng sâu. Chính trong thảm cảnh ấy mà Phật giáo nói chung và tâm từ bi của Bồ-tát Quan Thế Âm nói riêng đã và đang được nhân loại tôn vinh để làm sáng rõ hơn lúc nào hết lời Phật dạy:

“Người ta nên lấy từ bi thắng lướt hận thù, lấy lòng tốt đối lại với sự xấu xa, lấy bác ái đối lại ích kỷ và lấy sự chân thật đối lại gian tà.

Hận thù không bao giờ được dập tắt bằng hận thù, mà chỉ được dập tắt bằng tình thương.”■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 41

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2018(Xem: 7661)
Clip nhạc Vu Lan: Nhớ Mẹ. Thơ của HT Thích Viên Huy. nhạc: Võ Tá Hân; trình bày: Ca sĩ Ngọc Quy
09/08/2018(Xem: 6396)
Lời Nhật Ký Của Mẹ Sáng tác: Nguyễn Văn Chung Trình bày: Ca sĩ Hiền Thục
09/08/2018(Xem: 6687)
BÀI THƠ DÂNG MẸ - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Sương Mai - Ca sĩ Bảo Yến
09/08/2018(Xem: 7800)
Clip nhạc: Bông Hồng Cho Mẹ - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc - Ca sĩ Thu Vàng
03/08/2018(Xem: 7166)
NHỚ MẸ MÙA VU LAN Nhạc: Thủy Lâm Synh Ca sỹ: Hiếu Nghĩa (Quảng Kiên) Hòa âm: Quý Luân Video: Khang Hoàng Thúc
25/07/2018(Xem: 4393)
CD Nhạc: Mẹ Là Phật, Giọng hát: Thích Nữ Chúc Hiếu *** 1. Phận Xa Cha Mẹ 2. Tình Mẹ 3. Vu Lan Báo Hiếu 4. Lòng Mẹ 2 5. Mẹ Là Phật Sống 6. Con Yêu Của Mẹ 7. Về Dưới Phật Đài 8. Xin Cho Con Niềm Tin 9. Thành Tâm Sám Hối 10. Con Quy Y Tam Bảo 11. Bồ Tát Vô Danh (sáng tác: Chúc Hiếu) 12. Cát Bụi Cuộc Đời 13. Sao Người Dễ Thương
29/03/2018(Xem: 10107)
BÓNG AI ĐẸP SẮC Y VÀNG - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tôn Nữ Thanh Yên - Ca sĩ Trung Hậu
14/03/2018(Xem: 9150)
Poster Tiếng Chuông Khuya
13/03/2018(Xem: 9970)
Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò” ( Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu), Mãi đến hôm nay, người viết mới có được những lời tưởng niệm với một nhạc sĩ tài hoa và cũng là người thầy đầu tiên về lãnhvực âm nhạccủa mình.Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang – có người em tên Việt Thu, lấy nghệ danh như vậy ngụ ý người anh lo cho đứa em Việt Thu ( 1939 – 1975 )(ảnh 1).Sự chậm trễ này do điều kiện khách quan, đến khi có đủ cơ duyên mới tìm hiểu và thu góp được nhiều sự kiện. Thời gian làm học trò với nhạc sĩ tuy chỉ có hai khóa học, 6 tháng nhưng có rất nhiều kỷ niệm và chuyển biến lớn trong hoạt động văn nghệ của mình mãi đến sau này.Đặc biệt trong lãnh vực vằn hóa, văn nghệ Phật giáo. Những kiến thức đặc biệt đó đã giúp rất nhiều cái nhìn sâu sắc và tường tận các vụ việc văn nghệ của mình. Hơn nữa ông bà ta từng nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù thời gian cận những ngày của năm 1975 và sau đó nữa cuộc
07/09/2017(Xem: 4628)
Clip nhạc: Mùa Vu Lan về, nhạc: Võ Tá Hân, thơ: Thích Viên Lý, hợp ca: Ban Đạo Ca Chùa Diệu Pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567