Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hẹn với xuân sau

15/03/201110:12(Xem: 3012)
Hẹn với xuân sau
hoa_mai_8
HẸN VỚI XUÂN SAU

NHƯ ĐỨC

Năm nay tôi đã có một chuyến đi dài, ở một miền có một nền văn minh đỉnh cao của nhân loại. Kỷ niệm về chuyến đi này cũng giống như khi người ta đi lạc vào khu rừng nhiều hương sắc, khi ra về muốn diễn tả lại cho người thân quen, không có gì chứng cứ, chỉ còn phảng phất vài mảnh vụn ký ức.

Mọi thứ đều trôi nhanh, đó là điều ghi nhận đầu tiên. Xứ sở đó rất yêu chuộng tốc độ. Càng lúc càng phát minh những thứ máy móc siêu nhanh, tiết kiệm thời gian. Những con bọ điện tử phải chính xác và thần tốc. Luôn luôn có máy mới, nhất là về computer chỉ cần nhanh hơn năm phút là được thị trường yêu chuộng. Mọi người đi làm hối hả để có đủ tiền sắm những tiện nghi tiết kiệm cho mình năm - mười phút. Năm - mười phút dư đó để có thể làm thêm việc hái ra tiền. Và tiền để sắm máy mới... Tôi được nghe kể câu chuyện:

Một người Mỹ gặp một người Mễ đang đánh cá. Ông Mỹ hỏi: - Anh đánh bắt một ngày được bao nhiêu?
Trả lời: - Khoảng vài chục ký.
Với óc thực dụng, ông Mỹ đề nghị:
- Anh còn nhiều thì giờ sao không làm thêm?
Ông Mễ hỏi: - Để làm gì?
- Bán được nhiều tiền hơn.
- Có tiền nhiều để làm gì?
- Sắm một chiếc tàu lớn, đi xa hơn, nhiều cá hơn.
- Nhưng rốt cuộc để làm gì?
- Thì về già anh được nghỉ ngơi.
- Như vậy ngay bây giờ tôi đã được nghỉ rồi.

Câu chuyện vui đó cho thấy tư duy khác nhau của hai dân tộc, và đất nước Mỹ luôn tiến về phía trước, còn dân Mễ thì chui sang nước Mỹ để hưởng ké.

Ở đó chúng ta có thể gặp đủ mọi sắc dân trên thế giới, chỉ cần đến sân bay, ga xe bus hoặc các nơi mua sắm. Một người Ấn áo choàng lướt thướt, hoặc vài cô châu Phi sắc màu sặc sỡ từ đầu đến chân, Á châu mình thì không biết đó là Thái, Hàn (Đại Hàn), Hoa, Tạng (Tây Tạng) hay Mông Cổ, Philippines... nhiều sắc dân sống chung và mỗi sắc dân trang trí cho khu vực mình nét văn hóa riêng. Cũng một không gian đó, nhà cửa xây một kiểu, nhưng đi ngang qua sân thấy cây chuối là biết nhà người Việt. Tôi còn gặp ở Florida, một khu vườn trồng toàn cam, bưởi, mãng cầu, đu đủ, cô Bảy chủ nhà nói toàn chuyện về núi Ông Cấm, núi Bà Đội Ôm ở Châu Đốc, đọc thơ vè của Sư vãi bán khoai, hệt như chưa từng rời xa quê hương nửa bước.

Vậy thì cảnh có đổi nhưng tâm không đổi. Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về. Gặp nhau gây lộn cũng được, ít ra là gây bằng tiếng Việt. Các chùa có khuynh hướng mở lớp dạy tiếng Việt cho các cháu thuộc thế hệ thứ ba - thứ tư của người Việt mình bên ấy. Cô giáo chịu khó nói hai thứ tiếng, kể chuyện cổ tích, bày trò chơi Việt Nam, đẩy bớt làn sóng chơi game, trò chơi điện tử mà các bé nói tiếng Mỹ như gió, còn tiếng Việt thì bỏ dấu trời ơi. Dù gì đi nữa, lớn lên trong khung trời sao nhân tạo - nói thế vì chẳng ai có thì giờ ngắm trăng sao, nên sơn phòng phủ bằng một màn sao nhân tạo để mở mắt tưởng mình ngủ giữa trời - Có ngày người ta sẽ nhờ câu mẹ nói:

Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao...

Mỗi người mỗi hoàn cảnh, ai sang đây cũng có một nỗi niềm riêng. Trên một đất nước xa lạ và đầy máy móc, mình cũng phải làm như máy. Nhiều người nói: Tụi con sang đây đều đổi tuổi con trâu, đi cày suốt. Thục nói với tôi: Nhà Phật nói có bốn cái khổ là sanh, già, bệnh, chết, nhưng theo con phải thêm cái khổ thứ năm là job (việc làm). Vì thế không ai có cái nhà riêng để khắc ghi vào đó kỷ niệm. Tất cả phải theo việc làm mà đổi chỗ, kể cả tình cảm. Dù thề non hẹn biển gì mà việc làm thay đổi, thì người đi theo việc, gọi điện thoại được vài lần, nếu không gắn bó thì... "Mai xa quá trên miền biên giới, còn một chút gì để nhớ để thương..." Một chút gì đó cũng phôi pha.

Để có khái niệm về khoảng cách không gian, xin giới thiệu. Ngay trong một tiểu bang Cali thôi, mà thiền viện Diệu Nhân ở miền Bắc thì cũng như ở Hà Nội, xuống Nam Cali thăm Ngọc Chiếu như là đi về Cần Thơ. Rộng mênh mông như thế, không phải kêu một tiếng là có người quen liền. Nên ở đây gặp biến cố gì của đời sống, đều cảm thấy cô đơn và buồn gấp bội. Đường phố xa hoa, tiện nghi sang trọng nhưng vẫn thấy lạ lùng. Lý do chính là không phải chỗ của mình. Có thể tôi đã già khó có thể thích nghi. Những người lớn tuổi đều ước ao, sau khi nghỉ hưu có một ngôi chùa để đến đó làm công quả, để thấy mình tồn tại.

Tôi mong ước thiền viện Diệu Nhân trước nhất là nơi tu tập, một mảnh hồn Á Đông, nụ cười thiền của tâm hồn dân Việt. Ít ra có một khung cảnh hoa vàng trúc biếc để thư giãn tâm hồn. Quý thầy đều cười là: Cây bồ đề trồng trên đất xi-măng. Thiệt tình không phải dễ. Nhưng tiếng gọi tha thiết của những tâm hồn xa quê. Vì thế hệ tương lai, đâu thể rũ bỏ như bấm máy xóa chương trình. Thế hệ trẻ Việt Nam ở Mỹ phần lớn đều giỏi, thành đạt, học được nhiều điều mới lạ để giúp ích đất nước mình. Vì những chồi non đó, gốc cây già phải nuôi dưỡng, phải như là bóng mát trú ngụ trên đoạn đường đời. Có một thân tình tiếp nối, có một nền đạo đức dân tộc, một nội tâm an lạc để người ta có thể bước đi. Hẹn ước mùa Xuân còn trước mặt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2019(Xem: 14219)
Xin giới thiệu CD Nhạc Phật Giáo mới nhất của của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác Giữa hai dòng sông: (Ca sĩ Mỹ Lệ trình bày) Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm ơn Đại Đức Viên Giác gởi tặng CD này và xin chân thành giới thiệu đến với quý độc giả gần xa. Xin quý đồng hương Phật tử thỉnh CD nhạc này để góp phần xây dựng Chánh Điện Chùa Đôn Hậu do chính Đại Đức Thích Viên Giác khai sáng
08/05/2019(Xem: 14548)
Tìm Về Chốn Xưa Nhạc và lời: TVG-Phi Long Cố vấn thực hiện: Thiện Bảo Hòa âm: Quang Vĩ - Thanh Hải - Vân Tuyên Thu thanh & Mix: Kim Lợi Studio Thiết kế hình ảnh & bìa: TMT STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu La Thoại Phi 02 Thời gian qua mau TVG - Phi Long Lâm Minh Chi 03 Mai về đâu ? TVG - Phi Long Bouner Trinh 04 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Vân Trường 05 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 06 Tìm về chốn xưa TVG - Phi Long Trang Mỹ Dung 07 Rồi cũng thế TVG - Phi Long Văn Quang Long 08 Mùa xuân trên xứ Bắc Âu TVG - Phi Long Giao Linh 09 Thế kỷ 21 TVG - Phi Long Nhóm AC&M 10 Tình yêu TVG - Phi Long Nhã Phương 11 Chào đón chư Tôn TVG - Phi Long Thùy Dương-Vân Khánh 12 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Bonus Track 13 Chào đón chư
08/05/2019(Xem: 13067)
CD Nhạc Phật Giáo: Tìm của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Trondheim, Na Uy; Sao vội thế, Tìm về chốn xưa, Phật là cửa Từ Bi
08/05/2019(Xem: 13925)
CD Nhạc Phật Giáo: Lối Về (Nhạc sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Na Uy); STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu Kiều Hải Chuyên 02 Đoá hoa vô ưu TVG - Phi Long Hương Lan 03 Mai về đâu TVG - Phi Long Đình Huy 04 Chuông khuya TVG - Phi Long Mỹ Lệ 05 Chuẩn bị tư lương TVG - Phi Long Khánh Duy 06 Đường về bên ấy TVG - Phi Long Phương Thanh 07 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 08 Lối về TVG - Phi Long Đan Trường 09 Linh Sơn Hành Khúc TVG - Phi Long Nhóm Trio 666 10 Cành dương liễu tươi mềm TVG - Phi Long Quang Dũng 11 Gương hiếu đạo TVG - Phi Long Thanh Thúy 12 Miên trường TVG - Phi Long Bouner Trinh 13 Tìm về cõi tịnh TVG - Phi Long Đàm Vĩnh Hưng 14 Chuông khuya Hòa tấu Hòa tấu 15 Tìm về cõi tịnh Hòa tấu Hòa tấu
08/01/2019(Xem: 3300)
Mùa Xuân là mùa của ngàn hoa khoe sắc khắp đất trời. Muốn nói chuyện về Hoa thì chắc sẽ nói dài không dứt, không đủ thời gian để nói, bởi chỉ tính riêng loài hoa Phong Lan đã có trên dưới 20 nghìn loài. Còn loài hoa Hồng, người ta cũng tìm kiếm được trên 2.500 loài khác nhau … Chỉ cần dạo chơi kiểu “kỵ mã khán hoa” qua những mẫu tem bưu chính của các nước trên thế giới, long nhong thôi, chúng ta sẽ thấy được muôn trùng các loài hoa đẹp- lạ- quý và cả thơm hương nữa!
03/11/2018(Xem: 11747)
Nhạc Karaoke: Cảm Ơn Phật, thơ của HT Thích Quảng Thanh, nhạc của Nhạc sĩ Võ Tá Hân; Layout Karaoke clip: Nhạc sĩ Đức Quảng
29/03/2018(Xem: 11475)
BÓNG AI ĐẸP SẮC Y VÀNG - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tôn Nữ Thanh Yên - Ca sĩ Trung Hậu
14/03/2018(Xem: 10278)
Poster Tiếng Chuông Khuya
13/03/2018(Xem: 11090)
Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò” ( Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu), Mãi đến hôm nay, người viết mới có được những lời tưởng niệm với một nhạc sĩ tài hoa và cũng là người thầy đầu tiên về lãnhvực âm nhạccủa mình.Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang – có người em tên Việt Thu, lấy nghệ danh như vậy ngụ ý người anh lo cho đứa em Việt Thu ( 1939 – 1975 )(ảnh 1).Sự chậm trễ này do điều kiện khách quan, đến khi có đủ cơ duyên mới tìm hiểu và thu góp được nhiều sự kiện. Thời gian làm học trò với nhạc sĩ tuy chỉ có hai khóa học, 6 tháng nhưng có rất nhiều kỷ niệm và chuyển biến lớn trong hoạt động văn nghệ của mình mãi đến sau này.Đặc biệt trong lãnh vực vằn hóa, văn nghệ Phật giáo. Những kiến thức đặc biệt đó đã giúp rất nhiều cái nhìn sâu sắc và tường tận các vụ việc văn nghệ của mình. Hơn nữa ông bà ta từng nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù thời gian cận những ngày của năm 1975 và sau đó nữa cuộc
18/02/2018(Xem: 5708)
XUẤT GIA Nhạc phẩm: Xuất Gia, Nhạc:Võ Tá Hân Thơ: Tuệ Kiên Ca sĩ: Ngọc Quy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]