Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe tiếng hoa khai

13/02/201104:17(Xem: 3250)
Nghe tiếng hoa khai
hoa mai 3 - Copy
Nghe tiếng hoa khai


Lâu lắm rồi, ít nhất cũng từ sau thời kỳ tiền chiến, người ta mới gặp lại một câu thơ có vẻ cổ điển, nói chung là xa lạ với thi tứ bây giờ, cái cách mở đầu một tứ thơ chẳng có gì hiện đại: Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ!

Phải thôi! Đó là câu thơ của một ông già, lại là một nhà sư. Người được nhuốm cái không khí thiền vị như nhà sư Mãn Giác (1927-2006) thì mở đầu một câu thơ như thế chẳng có gì lạ, vì đó là một nhà sư thi sĩ. Thi sĩ thì luôn có cái nhìn tinh tế, cách nghĩ khác người, chẳng có gì ngạc nhiên khi thi sĩ viết tiếp câu mở đầu ấy bằng cụm từ “nghe tiếng hoa khai…”


Nghe được tiếng hoa khai, kể cũng mới lạ đấy! Thơ mà! Khối người thấy được màu thời gian, ngửi được hương của nắng, nếm được vị của mây… Nghe được tiếng hoa khai cũng chỉ là chiều kích sâu xa của tâm hồn thi sĩ. Nhà thơ Huyền Không Thích Mãn Giác đã thức dậy và cảm nhận mùa xuân đến bằng một trình tự ngẫu nhiên ngẫu nhỉ, không phải là cái nhìn thấy, mà là sự bừng ngộ.

“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình”

Không có chữ nào trong hai câu trên là đặc biệt cả, nhưng cái giật mình bất chợt lại làm cho bốn chữ “nghe tiếng hoa khai” trở thành hình ảnh độc đáo nhất trong thi ca Việt Nam.

Chẳng hạn nhà sư viết: nghe tiếng hoa khai ở cuối thềm, câu thơ có thể đẹp nhưng chưa phải hay. Hay chưa đủ, nhà thơ mở cửa bước vào mùa xuân bằng thái độ của một con người, con người vừa giật mình sau một hơi thở tinh tế nhất của mùa xuân:

“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình
Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

Tôi chợt nhớ một tứ thơ của Trần Nhân Tông (1258-1308), cũng là một thiền sư thi sĩ:

“Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn sấn hoa phi”
(Xuân Hiểu)

Tạm dịch:
(Thức dậy nhìn ra cửa sổ
Mới hay trời đã xuân đầy
Ô kìa một đôi bướm trắng
Nhịp nhàng hướng nụ hoa bay)

Hai thiền sư thi sĩ Việt Nam, cách nhau nhiều thế kỷ đã gặp nhau trong một tứ thơ: thức dậy mới hay xuân đến. Nhưng Trần Nhân Tông chỉ dừng lại để ngắm xuân, còn nhà sư Mãn Giác đã khoác áo để bước vào xuân:

“Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

Trình tự của bài thơ có phần đảo nghịch. Đúng ra là thức dậy, choàng thêm áo, nghe tiếng hoa khai, giật mình… mới hay xuân đến. Cái trình tự ấy, mười thế kỷ trước có một thiền sư thi sĩ trùng đạo hiệu (Mãn Giác, 1052-1096) đã cảm nhận trong thi kệ bất hủ Cáo Tật Thị chúng. Sự gặp gỡ mùa xuân trở thành nền tảng tâm linh bất tuyệt của những tâm hồn nhạy cảm. Một Thôi Hiệu của Đường thi chỉ ngơ ngác thấy gió xuân cười với hoa đào năm trước (Đào hoa y cựu tiếu đông phong – Đề thành tích sở kiến). Mãn Giác thiền sư thì an trú trong “một nhành mai” giữa xuân đến xuân đi hay hoa khai hoa rụng. Trung Niên thi sĩ Bùi Giáng thì như một kẻ thỏng tay vào chợ chào đón nguyên xuân giữa dặm dài lữ thứ:

“Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau”
(Mưa Nguồn)

Cũng như tất cả chúng ta, những người từng sững sờ trước nhành mai trong Cáo Tật Thị Chúng, mãi mãi vẫn chỉ mơ hồ thoáng thấy, qua ngôn ngữ, qua tâm cảm đạt ngộ của thiền sư Mãn Giác thời Lý. Nhành mai vẫn hiện hữu ở đêm qua sân trước, nhưng nó là của thiền sư chứ không phải của chúng ta. Thi sĩ Huyền Không Thích Mãn Giác nhất định phải tìm thấy nhành mai của riêng mình, nên ông đã “thức dậy choàng thêm áo”. Nếu nói theo nghĩa Giáo môn, hành động choàng thêm áo ấy có thể hiểu như là khoác “bị giáp tinh tấn” (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Nếu nói theo nghĩa Tông môn, hành động ấy có thể hiểu như là “cánh tấn nhất bộ” (bước thêm một bước nữa). Nếu nói theo nghĩa triết học, hành động ấy có thể hiểu như là “nhảy vào hố thẳm tư tương tưởng”. Nhành mai của Mãn Giác đời Lý là nhành mai của người đạt ngộ đem ra thị chúng khi bệnh. Còn thi sĩ Huyền Không Mãn Giác chỉ là một hành giả, đặc biệt là hành giả Việt Nam sống gần ba mươi năm trên Mỹ quốc. Giữa thành phố Los Angeles nhộn nhịp của miền Nam Cali, nhà sư đã bước vào thế giới chứng ngộ thiền cơ một cách rất Tây: choàng thêm áo. Để rồi trong giây phút thiên tải nhất thì, thi sĩ đã trực nhận được cái nguyên thủy của đời sống và thật tướng của các pháp: vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh!

“Mới tinh”, rất Tây, rất hiện đại, nhưng sự trực nhận ấy là cả một quá trình tu chứng, khởi đi từ những vần thơ “Nhớ chùa” bất hủ từ thuở còn mười tám tuổi, đến những năm du học Đông Tây, về làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Giáo sư Đại học Văn Khoa Sài Gòn, rồi lặng lẽ xa quê hoằng pháp suốt mấy chục năm trời, cho đến ngày viên tịch. Thi sĩ Bùi Giáng có hai câu thơ thật hay viết về quê hương của Sư:

“Dạ thưa xứ huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”

Còn Hương Ngự thì Huế vẫn còn, dù cho bao triều đại đã đi qua, bao bến bờ đã thay đổi, quê hương của thi sĩ Huyền Không, Thích Mãn Giác vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người con xa xứ. “Mái chùa che chở hồn dân tộc” trong nếp sống muôn đời của tổ tông Lạc Việt vẫn có cái gì đó cũ mềm, buồn buồn và đôi khi bi đát. Từ dòng Hương đỉnh Ngự, từ cổ độ rêu mờ, thi sĩ đã ra đi, một mình làm một cuộc lưu đày viễn xứ trong cõi bát ngát hồn mình. Và trong giây phút bình sinh hạn hữu, thi sĩ đã nhập diệu bởi một lần trực nhận thế giới huyền học của Đông phương, thế giới Hoa Nghiêm, thế giới của cung đàn bất nhị: Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh!
Đức Khổng Tử từng nói: “Thiên hà ngôn tai! Vạn vật sanh yên, tứ thời hành yên, thiên hà ngôn tai!” (Trời có nói gì đâu! Muôn vật vẫn sinh sôi nảy nở, bốn mùa vẫn tuần tự xoay vần, Trời có nói gi đâu! – Luận Ngữ). Vâng! Cái tuần tự xoay vần làm cho vũ trụ mới mẻ trong từng giây phút. Con người đã quá nhiều lời, thế sự đã quá nhiễu nhương do bị cuốn theo dòng chảy của tồn sinh mà không biết rằng bến bờ uyên nguyên sơ thủy nằm ngay tại vuông tâm. Trần Thái Tông từng viết: “Bách niên tâm ngữ tâm, vạn sự thủy lưu thủy” (Trăm năm lòng hỏi lấy lòng, sự đời muôn việc một dòng nước xuôi). Nhà sư Mãn Giác đã tự hỏi lòng mình giữa bao thăng trầm thế sự, nên việc trực nhận thế giới thiên sai vạn biệt này vẫn mới tinh trong từng giây từng phút chỉ là một bến bờ cuối lộ trình tâm thức.

Chỉ một vần thơ, tên tuổi của Người đã đứng ngang hàng với bậc Thiền tăng gần ngàn năm trước mà người đời sau có thể nhầm lẫn. Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Một mai, khi tất cả những hình danh sắc tướng kia đã chìm vào quên lãng, còn lại chăng là nụ cười gắn mãi trên môi người đạt ngộ, sững sờ khi nghe tiếng hoa khai.■

NHẤT THANH - THÍCH NGUYÊN HIỀN

Nguồn: Tập San Pháp Luân 78

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2024(Xem: 1043)
Bài Ca Thành Đạo ( Lời: Dương Kinh Thành - Nhạc: Thanh Hiệp - Trình bày: Nhóm SST)
01/05/2024(Xem: 1499)
Nhạc phẩm: Bởi Vì Tim Con Có Phật - Thơ: Như Nhiên Thích Tánh Tuệ | phổ nhạc Nhất Luân
18/03/2024(Xem: 3651)
Thông Báo Lễ Ra Mắt DVD nhạc : Đêm Thành Đạo của Ca Sĩ Gia Huy, do Gia Huy Music Tâm ca & nhóm Tuệ Đăng tổ chức tại tại San Jose, Cali, Hoa Kỳ ngày 23/3/2024
12/10/2023(Xem: 4288)
"We Are the World" is a charity single originally recorded by the supergroup USA for Africa in 1985. It was written by Michael Jackson and Lionel Richie and produced by Quincy Jones and Michael Omartian for the album We Are the World. With sales in excess of 20 million copies, it is the eighth-best-selling physical single of all time. Conductor • Quincy Jones Soloists (in order of appearance) • Lionel Richie • Stevie Wonder • Paul Simon • Kenny Rogers • James Ingram • Tina Turner • Billy Joel • Michael Jackson • Diana Ross • Dionne Warwick • Willie Nelson • Al Jarreau • Bruce Springsteen • Kenny Loggins • Steve Perry • Daryl Hall • Huey Lewis • Cyndi Lauper • Kim Carnes • Bob Dylan • Ray Charles
22/06/2023(Xem: 5622)
Văn nghệ trong GĐPT là một bộ môn không thể thiếu, có tác động vô cùng lớn trong sinh họat và là một phương tiện truyền đạt giáo lý, giáo dục rất hữu hiệu. Người huynh trưởng GĐPT do đó ngoài vai trò giáo dục thường là những người nghệ sĩ có trái tim rung động, có trí óc sáng tạo và hiểu rõ những tác dụng của ngôn ngữ, âm thanh.
08/01/2023(Xem: 2764)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
29/06/2022(Xem: 9149)
Nhạc phẩm: Di Hành (do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh sáng tác & trình bày)
29/06/2022(Xem: 8338)
Nhạc Phẩm: Phật Tức Tâm, Tâm Tức Phật (do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh sáng tác và trình bày)
28/01/2022(Xem: 7787)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
10/04/2021(Xem: 25027)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]