Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân dưới nhiều cách nhìn

11/02/201108:06(Xem: 2412)
Xuân dưới nhiều cách nhìn

 Xuân dưới nhiều cách nhìn

Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm. Nhưng, dù là cuối hay đầu tiên, Xuân cũng làm cho chúng ta ý thức rằng cuộc đời đã mất đi một phần nào cái gì đáng quý nhất: đó là mạng sống của chúng ta. Sự thật chua chát ấy đã được bộc lộ trong bài thi Cảnh sách các thiền sinh của Phật giáo Nhật Bản:

Thị nhật dĩ quá,
Mạng diệc tùy giảm,
Như thiểu thủy ngư,
Tư hữu hà lạc?

(Ngày nay đã trôi qua,
mạng sống cũng giảm dần,
như cá cạn nước,
nào có vui gì?)

Vì thế, khi Xuân về, trong lúc thiên hạ biết bao người vui chơi thỏa thích, thì ở lãnh vực suy tưởng, lại có kẻ nát lòng rỏ lệ vì Xuân. Kẻ ấy khi thấy Xuân lộng lẫy huy hoàng, nhưng giả ảo chóng tàn, mà than:

Xuân trần gian! Xuân trần gian!
Mấy độ phôi pha mấy độ tàn.

Chính vì sự chuyển dịch nhanh chóng của thời gian, vì cái kiếp ngắn ngủi của Xuân, mà khi Xuân sang lại có người rất thờ ơ lãnh đạm:

Ngoài kia Xuân đã bén duyên chưa?
Trời đất trong đây chẳng có mùa.
(Hàn Mặc Tử)

Chẳng có mùa thì không phiền lụy. Đúng vậy! Xuân về là Xuân về, còn tiếp đón hay không, vui hay buồn là việc của ta. Chế Lan Viên hình như không chịu chia sớt quan điểm này, cho nên âu sầu, khổ não, thi sĩ thốt:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Đem chi Xuân lại gợi thêm sầu.
Với tôi tất cả đều vô nghĩa,
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.

Thế nhưng, Xuân Diệu nhìn Xuân dưới một góc độ khác:

Xuân đang tới nghĩa là Xuân đang qua,
Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già.
Mùa Xuân hết là đời ta cũng mất.

“Mùa Xuân hết là đời ta cũng mất”, rõ là câu nói vô cùng thống thiết, phát xuất từ đáy lòng của những kẻ lo âu, phập phồng cho kiếp sống. Có người đã nói rằng: “Ai cũng cho mùa Xuân là tươi đẹp, nhưng theo tôi thì trái lại, nó không vui đẹp chút nào, mà chính nó là lưỡi dao sắc bén nhất đang kề đến cổ chúng ta”. Vì một lần Xuân qua là con người mất đi một năm thay vì được một tuổi. Như thế bảo sao con người không đau khổ hay khóc lóc khi Xuân sang. Thế nhưng cũng có kẻ lại rộn lên một niềm giao cảm, vì nơi họ đã dứt hết bao nhiêu phiền não dao động:

Chầm chậm Xuân về lòng đất chuyển,
Nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương.
Tâm linh một thoáng bừng giao cảm,
Lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn.
(Nhất Hạnh)

Ở trường hợp khác người ta không phủ nhận Xuân, vì người ta thấy rằng ngoài mùa Xuân thông thường của thế gian, còn một mùa Xuân linh diệu vĩnh cửu:

Ai bảo lòng ta khóc cảnh Xuân,
Nhưng không, hoa đẹp, khói hương trầm.
Về trong linh diệu, trong tươi sáng,
Là cả muôn đời Xuân tượng trưng.
(Hoàng Hoa)

Không khóc cảnh Xuân không có nghĩa là phải cười với bất cứ mùa Xuân nào. Vì tất cả cảnh linh diệu tiềm tàng trong mùa Xuân lý tưởng, hoặc phô bày ra bên ngoài, nếu bị vài nét tang thương gạch một lằn đen, thì đứng trên quan niệm thông thường, tương đối, nó là một cớ để cho khóc với Xuân được:

Ai bảo lòng ta vui với Xuân.
Mưa hoa trắng quá đẹp trong ngần.
Và tang thương ấy còn ghi dấu,
Bướm trắng còn bay trên núi sông.
(Trích Ánh Xuân Vàng - Hoàng Hoa)

Trong một hoàn cảnh khác, đầy trái ngược nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc, nhiệm mầu, thi sĩ Hoàng Hoa lại có những ý nghĩ rất là thoát trần:

Ai đã thấy ánh Xuân vàng muôn thuở?
Mà tang thương che chấp tự lâu rồi.
Không! Chỉ tại lòng người vương trọng nghiệp,
Mà chưa từng nhìn nhận áng mây trôi.
Này lá cỏ, cành cây, dòng suối cạn.
Này chim ca, hoa nở, bướm vàng bay.
Này tiếng súng rền vang trời quang đãng,
Vẫn là Xuân vàng thắm bấy lâu nay.
(Hoàng Hoa)

Lúc tuổi còn nhỏ chưa thấu đạt lẽ có không, ta chỉ nhìn Xuân và đắm Xuân qua trăm hoa đua nở. Nay đã thấy bản lai diện mục của chúa Xuân rồi, ta có thể an nhiên ngồi ngắm từng cánh hoa rơi rụng trước thềm, mỗi mỗi đều thể hiện chân lý tuyệt vời:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất Xuân tâm sự bách hoa trung,
Như kim khám phá Đông hoàng diện,
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.
(Điều Ngự Giác Hoàng)

(Tuổi nhỏ chưa từng rõ sắc không,
Ngày Xuân hoa nở rộn tơ lòng.
Chúa Xuân nay đã tìm ra mặt,
Thiền tọa an nhiên ngắm cánh hồng).

Đón Xuân như thế thì địa vị của mùa Xuân không bao giời mất trong tâm linh con người. Mùa Xuân là mùa vui tươi tịch mịch, bất khứ bất lai, không tuổi tác. Mùa Xuân là bản thể nhiệm mầu của vạn pháp:

Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng.
Xuân đáo bách hoa khai,
Hoàng oanh đề liễu thượng.

(Các hiện tượng xưa nay,
Bản tánh thường vắng lặng,
Xuân đến trăm hoa cười,
Oanh vàng ca liễu thắm).

Như thế thì mùa Xuân lý tưởng đã về ngự trị nơi lòng của mỗi người, và mọi người không còn tin tưởng, hy vọng một mùa Xuân nào khác. Với chúng ta, người phàm mắt thịt, có Xuân tới, có Xuân đi, nhưng đối với các vị thiền sư thì tới đi đều là biến chuyển mộng ảo, không nên bận lòng:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ưng tu tiện ứng kỳ,
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp vấn tâm trì.
(Giác Hải thiền sư)

(Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ,
Nên biết bướm hoa đều huyễn cả,
Thây hoa mặc bướm để lòng chi).

Vì biết màu sắc mùa Xuân huyễn ảo như thế, đến để rồi đi, cho nên một Thiền sư khác không luyến tiếc mà lạnh lùng ngồi xem:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc Xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thạnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Vạn Hạnh thiền sư)

(Thân như bóng chớp chiều tà,
Cỏ Xuân tươi tốt, Thu qua rụng rời,
Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành).

Đi sâu vào cái chuyển dịch, tàn phá, là bộ áo ngoài của Xuân, một Thiền sư khác thấy trong ấy có cái không thể chuyển dịch, không thể tàn phá được, đó là bản thể thường trú của Xuân vậy:

Xuân khứ bách hoa lạc.
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục trục nhãn tiền quá.
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận.
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Mãn Giác thiền sư)

(Xuân đi lưu lại cánh hoa rơi.
Xuân đến trăm hoa nở nụ cười.
Thế sự thoáng qua rồi mất biệt.
Đầu xanh đã điểm nét sương rồi.
Có đâu Xuân lụi hoa tàn mãi.
Đêm trước sân cười một nhánh mai).

Vâng! Sự sống bất diệt, không vì sự thay đổi, tàn tạ của hiện tượng mà tiêu tan. Vì không tiêu tan, nên nhánh mai này có khô là có nhánh mai khác nở cười…(Trích của Trầm Dương) ❑

Nguồn: Tập san Pháp luân 11

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2017(Xem: 12244)
Birth of The Buddha, Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan
24/04/2017(Xem: 15073)
ENLIGHTENMENT OF THE BUDDHA Written by Andrew. J. Williams Produced and performed by Andrew. J. Williams and Roger. J. McLachlan Recorded by Roger. J. McLachlan SONGLIST 01 Enlightenment (Buddha) 02 The Senses (Williams/McLachlan) 03 What is the Meaning of Life? (Williams/McLachlan) 04 The Four Signs (Williams) 05 What is the Meaning of Life? Reprise (Williams/McLachlan) 06 Farewell (Williams) 07 The Middle Path (Williams) 08 Sujata’s Song (Williams) 09 The Struggle (Williams) 10 The Enlightenment/The Teaching (Williams) 11 The Senses Reprise (Williams/McLachlan)
22/04/2017(Xem: 9928)
Nhạc phẩm "HƯƠNG ĐỨC HẠNH" - FRAGRANCE OF THE VIRTUOUS. Nhạc: BS Tâm Đức Ca sĩ: Hương Lan - Bảo Yến - Gani Tamir (tiếng Anh)
14/04/2017(Xem: 6503)
ALBUM NHẠC: CƯ TRẦN LẠC ĐẠO Nhạc sĩ Tâm Đức 01/ Mừng Xuân – Ca Sĩ Quang Minh 02/ Mừng Xuân Mới – Ca Sĩ Bảo Yến 03/ Xuân Tươi – Ca Sĩ Hương Lan 04/ Cư Trần Lạc Đạo (Sơ Tổ Trúc Lâm) – Ca Sĩ Đức Chính 05/ Tam Quy Y (Phổ kệ Tuệ Giác) – Ca Sĩ Bảo Yến 06/ Sơ Tổ Trúc Lâm (Lời Tuệ Kiên) – Ca Sĩ Trọng Hùng 07/ Xuất Gia – Ca Sĩ Bảo Yến 08/ Lễ Bái Phụ Mẫu (Kinh Vu Lan) – Ca Sĩ Hương Lan 09/ Rồi Cũng Thế Thôi Một Cuộc Đời (HT Tâm Châu) – Ca Sĩ Minh Hải 10/ Năm Điều Quán Tưởng (Kinh Nhật Tụng) – Ca Sĩ Hương Lan 11/ Chí Tâm Sám Hối – Ca Sĩ Bảo Yến 12/ Ngay Trong Ngày Hôm Nay – Ca Sĩ Trang Mỹ Dung - Nata 13/ Lục Hòa – Ca Sĩ Hương Lan - Huỳnh Gia Tuấn Email: Nhạc Sĩ Tâm Đức: [email protected]
25/03/2017(Xem: 8022)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
22/09/2016(Xem: 20213)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
14/05/2016(Xem: 3720)
Rừng Mai Trắng - Nhạc: Nguyễn Tuấn - Thơ: Tuệ Nga; Ca Sĩ Ngọc Quy; Video: Dĩ Vãng Buồn
14/05/2016(Xem: 4282)
Đầu năm em lễ Phật- Nhạc Nguyễn Hoàng; Thơ Tuệ Nga ; Hoàng Hoa trình bày
18/12/2015(Xem: 5767)
Nhạc phẩm XUÂN AN LẠC - Nhạc: Võ Tá Hân - Thơ: Giác An - Ca sĩ Thanh Long
30/10/2015(Xem: 4469)
MÙA XUÂN NGUYÊN NGỘ Nhạc: Võ Tá Hân Thơ: TT Thích Nhuận Quang Hợp ca: Nhóm Cadillac
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]