Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bóng Xuân thay áo

05/02/201108:05(Xem: 2818)
Bóng Xuân thay áo
hoa_mai_12
Bóng Xuân thay áo

Ở đời thì ta thường mùa nào biết mùa ấy mà thôi, bốn mùa của vạn vật được cảm thụ qua cái thấy chân thật. Xuân có hoa nở, hạ có cau xanh, thu có lá vàng, đông có tuyết trắng. Con người luôn chờ đợi sự trở về của chồi non xanh biếc, mong mỏi áng mây chiều trôi nhẹ trong những chiếc bóng, trên những táng cây cổ thụ và nhìn thấy từng giọt sương đọng lại bên bờ thung lũng, ven đồi cỏ hoa.

Mỗi ngày mỗi khác, mỗi phút mỗi giây lại qua đi trong ánh nắng tan biến nuối tiếc để lại chút ngây ngô cho những chú ong vàng vui đùa theo hơi thở của hương bay, suối reo và bóng mây phảng phất nơi phương trời cao rộng.

Bài ca Sơn mụ của zeami có đoạn:

“chào em, chào em nhé
Tôi trở lại núi đồi
Trong mùa xuân tôi đón
Trên cây cành hoa tươi
Ánh trăng thu tuyệt vời.
Mùa đông tôi trôi dạt
Trong mịt mù tuyết rơi
Hóa thân là Sơn mụ
Lẫn vào trong cuộc đời
Để rồi trong một thuở
Nghe em hát về tôi.”

Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần, đẹp như ánh trăng mười sáu, như dòng sông thu. Với ta khi cảm nhận một điều gì đó đang bắt đầu thay đổi thì ta thường đưa mắt nhìn lên bầu trời hay đứng ngắm đọt lá non hé chồi. Thực sự để biết tác duyên xuân đến hay chưa thì chúng ta thường phải vọng xuân, ban đầu cuộc sống không có cái gì gọi là miên viễn cả, chỉ tồn tại duy nhất là cái bóng, rồi sau đó chúng ta mới cố gắng tìm cái chân. Vào mỗi buổi sáng tôi luôn có thói quen thích quét lá rụng và có một lần tôi thơ thẩn bước ngan qua bóng của người huynh đệ đang đi tới, tôi chợt dừng lại và hỏi: Thầy thấy lá rụng như thế này, Thầy có thấy điều gì thật của nó không? Thầy Ân trả lời có chứ, tôi thấy tôi trong đó! Vừa nói xong thì tôi và Thầy buông chổi xuống và mỉm cười. Xuân là thế đấy bạn à, chúng ta cần buông bỏ tất cả những cái giả tạo, lớp vỏ bên ngoài để thấy được tự tánh chân thật vốn tiềm ẩn bên trong. Chính vì thế mà suốt cả một năm trời cây mai mới nở hoa một lần, vũ trụ như muốn cất tiếng hót thanh tao để đáp lại lời thỉnh cầu của chúng sinh. Còn thơ của Nguyên Hiền lại cho ta thẫm thấu thêm về một thế giới bất biến mà chỉ nơi ấy, ai mở then cửa thì mới thấy hết ánh sáng rọi vào:

“Nâng đóa sen, mở then huyền vạn vật
Ai mỉm cười, cắn vỡ hạt hư vô
Cõi miên trường từ bàn tay của Bụt
Suốt thiên thu, ấn nguyệt hiện cam lồ”.

Hằng ngày ta luôn sống trong ảo tưởng, nghĩ rằng mình vẫn còn sống đây như ta vẫn đi, ta vẫn uống và ta vẫn đang nhìn nắng lên, cỏ úa đấy thôi nhưng đâu có mấy khi ai biết được sự sống bắt đầu từ những sự chết. Nói thế để chúng ta mạnh dạng tiếp nhận những ảo huyền hư hao hay chỉ sợ quá mà bỏ quên và ở bên kia thế giới mới cho người ta nhìn ra sự trống rỗng mong chờ. Khi một câu chuyện qua đi trong kí ức cũng vậy, nó lại để lại biết bao câu hỏi như chưa từng biết gì?

... đừng bao giờ em hỏi
Vì sao và vì sao?

Dường như mùa xuân năm nào, bao giờ cũng biết dè chừng, khiêm tốn. đã nói đến xuân tươi là chúng ta đang chiêm nghiệm về nét chân xuân bất tuyệt vô khứ vô lai. Mà nơi ấy chỉ có cái trượng phu, cái chứng nghiệm còn lại những cái bóng nổi trôi khác lại bị xé rách trong mỗi một thời khắc.

“Cửa Tùng đôi cánh khép
Một mũi tên sáng loáng lìa dây cung
Lao vút tới mặt trời nổ tung...
Đầy sân hoa cam rụng
Phảng phất bóng vô cùng”.

Những vọng tưởng có lúc phải nằm yên, xuôi theo dòng chảy thức biến, để lộ lên cái hư ảo hiếm hoi. Trong căn nhà đầy màng nhện, đầy bụi bặm cũng có nhiều tiết tấu của âm thanh nhưng không phải thế mà chúng đánh mất đi giá trị của thực thể cái gọi là thường tại của mùa xuân. Như nhà thơ Tuệ Nguyên cũng diễn tả cái thấy của mình:

“…Hãy an nhiên,
em hãy hát ca đi,
Sự sống - tình người
mùa xuân còn mãi...”

Bởi tưởng chừng mùa xuân vốn chân như tuyệt đối trong con mắt tích môn. Như chúng ta thường thấy, nào là lộc non, nước xanh, mấy trắng, hoa rộ khắp cõi đời. khi đã nhận biết ra những đối tượng có mặt ấy rồi thì chúng ta cũng dễ nhìn chất xuân trong sự sống đổi thay, vì bản chất của xuân là mộng là huyễn. nhờ vào thời tiết của vũ trụ, tâm tánh suy nghĩ của con người tác động và hơi thở sáng bừng ấy mà xuân đã thay áo mà Liên Hoa cư sĩ cũng đồng thể với thiên thu:

“ Uống trà say ngủ trên mây
Gió qua, mây vỡ, mộng rơi còn gì…”

Lẽ dĩ nhiên, khi nói đến xuân là nói đến thiền và nói đến tình, mà chất liệu của xuân được khơi nguồn từ những cái tự do, sau đó con người mới phân biệt nét hữu hạn của xuân. Chính vì vậy, ta đừng nên sợ hãi một khi lớp áo bên ngoài được bỏ đi và chớ nên níu lại những ánh chớp lèo bấy lâu mà hãy thả trôi bức tường não phiền ấy để về với hư vô.

Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo
(Viết tặng Lê Hoàng Trí – Phan Thiết, nhân lần đại tường lần thứ năm 22 – 23 - tháng 11 Âl)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2019(Xem: 14231)
Xin giới thiệu CD Nhạc Phật Giáo mới nhất của của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác Giữa hai dòng sông: (Ca sĩ Mỹ Lệ trình bày) Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm ơn Đại Đức Viên Giác gởi tặng CD này và xin chân thành giới thiệu đến với quý độc giả gần xa. Xin quý đồng hương Phật tử thỉnh CD nhạc này để góp phần xây dựng Chánh Điện Chùa Đôn Hậu do chính Đại Đức Thích Viên Giác khai sáng
08/05/2019(Xem: 14561)
Tìm Về Chốn Xưa Nhạc và lời: TVG-Phi Long Cố vấn thực hiện: Thiện Bảo Hòa âm: Quang Vĩ - Thanh Hải - Vân Tuyên Thu thanh & Mix: Kim Lợi Studio Thiết kế hình ảnh & bìa: TMT STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu La Thoại Phi 02 Thời gian qua mau TVG - Phi Long Lâm Minh Chi 03 Mai về đâu ? TVG - Phi Long Bouner Trinh 04 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Vân Trường 05 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 06 Tìm về chốn xưa TVG - Phi Long Trang Mỹ Dung 07 Rồi cũng thế TVG - Phi Long Văn Quang Long 08 Mùa xuân trên xứ Bắc Âu TVG - Phi Long Giao Linh 09 Thế kỷ 21 TVG - Phi Long Nhóm AC&M 10 Tình yêu TVG - Phi Long Nhã Phương 11 Chào đón chư Tôn TVG - Phi Long Thùy Dương-Vân Khánh 12 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Bonus Track 13 Chào đón chư
08/05/2019(Xem: 13079)
CD Nhạc Phật Giáo: Tìm của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Trondheim, Na Uy; Sao vội thế, Tìm về chốn xưa, Phật là cửa Từ Bi
08/05/2019(Xem: 13937)
CD Nhạc Phật Giáo: Lối Về (Nhạc sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Na Uy); STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu Kiều Hải Chuyên 02 Đoá hoa vô ưu TVG - Phi Long Hương Lan 03 Mai về đâu TVG - Phi Long Đình Huy 04 Chuông khuya TVG - Phi Long Mỹ Lệ 05 Chuẩn bị tư lương TVG - Phi Long Khánh Duy 06 Đường về bên ấy TVG - Phi Long Phương Thanh 07 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 08 Lối về TVG - Phi Long Đan Trường 09 Linh Sơn Hành Khúc TVG - Phi Long Nhóm Trio 666 10 Cành dương liễu tươi mềm TVG - Phi Long Quang Dũng 11 Gương hiếu đạo TVG - Phi Long Thanh Thúy 12 Miên trường TVG - Phi Long Bouner Trinh 13 Tìm về cõi tịnh TVG - Phi Long Đàm Vĩnh Hưng 14 Chuông khuya Hòa tấu Hòa tấu 15 Tìm về cõi tịnh Hòa tấu Hòa tấu
08/01/2019(Xem: 3301)
Mùa Xuân là mùa của ngàn hoa khoe sắc khắp đất trời. Muốn nói chuyện về Hoa thì chắc sẽ nói dài không dứt, không đủ thời gian để nói, bởi chỉ tính riêng loài hoa Phong Lan đã có trên dưới 20 nghìn loài. Còn loài hoa Hồng, người ta cũng tìm kiếm được trên 2.500 loài khác nhau … Chỉ cần dạo chơi kiểu “kỵ mã khán hoa” qua những mẫu tem bưu chính của các nước trên thế giới, long nhong thôi, chúng ta sẽ thấy được muôn trùng các loài hoa đẹp- lạ- quý và cả thơm hương nữa!
03/11/2018(Xem: 11765)
Nhạc Karaoke: Cảm Ơn Phật, thơ của HT Thích Quảng Thanh, nhạc của Nhạc sĩ Võ Tá Hân; Layout Karaoke clip: Nhạc sĩ Đức Quảng
29/03/2018(Xem: 11502)
BÓNG AI ĐẸP SẮC Y VÀNG - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Tôn Nữ Thanh Yên - Ca sĩ Trung Hậu
14/03/2018(Xem: 10296)
Poster Tiếng Chuông Khuya
13/03/2018(Xem: 11109)
Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò” ( Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu), Mãi đến hôm nay, người viết mới có được những lời tưởng niệm với một nhạc sĩ tài hoa và cũng là người thầy đầu tiên về lãnhvực âm nhạccủa mình.Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang – có người em tên Việt Thu, lấy nghệ danh như vậy ngụ ý người anh lo cho đứa em Việt Thu ( 1939 – 1975 )(ảnh 1).Sự chậm trễ này do điều kiện khách quan, đến khi có đủ cơ duyên mới tìm hiểu và thu góp được nhiều sự kiện. Thời gian làm học trò với nhạc sĩ tuy chỉ có hai khóa học, 6 tháng nhưng có rất nhiều kỷ niệm và chuyển biến lớn trong hoạt động văn nghệ của mình mãi đến sau này.Đặc biệt trong lãnh vực vằn hóa, văn nghệ Phật giáo. Những kiến thức đặc biệt đó đã giúp rất nhiều cái nhìn sâu sắc và tường tận các vụ việc văn nghệ của mình. Hơn nữa ông bà ta từng nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù thời gian cận những ngày của năm 1975 và sau đó nữa cuộc
18/02/2018(Xem: 5712)
XUẤT GIA Nhạc phẩm: Xuất Gia, Nhạc:Võ Tá Hân Thơ: Tuệ Kiên Ca sĩ: Ngọc Quy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]