Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải thoát qua cái nhìn của Diệt Đế

14/07/201719:47(Xem: 7821)
Giải thoát qua cái nhìn của Diệt Đế

GIẢI THOÁT
QUA CÁI NHÌN CỦA DIỆT ĐẾ

Thích Bổn Điền

Thời Pháp quan trọng nhất và chứa đựng ý nghĩa khách quan nhất trong lời Phật dạy, đó là Tứ Diệu Đế, nói lên mục đích, hướng đến của người Phật tử là: Nhìn thẳng vào cuộc đời, đối diện với sự thật khổ đau, để từ đó tìm ra phương pháp thoát khỏi sự khổ đau triền miên dai dẳng này. Đầu tiên Đức Phật dạy cho chúng ta nhận rỏ kết quả khổ đau và từ đây chúng ta đi tìm cái nhân nào đưa đến cái quả khổ này, thuật ngữ gọi là Tập Đế. Cặp nhân quả này gọi là hằng chuyển vì chạy theo giòng nghiệp lực của sáu đường.

 

Nhưng Đạo Phật và lời dạy của Ngài không phải dừng lại khổ tiêu cực nầy, mà chúng ta hãy tự tinh tấn nơi mỗi tự thân để vượt qua những dục vọng thấp hèn, những tập khí xấu ác, làm cho chúng ta rơi vào cánh rừng vô minh tăm tối để thấy rõ an lạc Niết bàn.

 

Đây là trạng thái tâm thức thanh tịnh an nhiên. Muốn đạt đến trạng thái thanh tịnh an nhiên này, người đệ tử Phật phải thực hành Đạo đế, đây là phương pháp cần và đủ để đưa chúng ta từ bên này của bờ đau khổ, sang bên kia bờ giải thoát. Diệt đế hay còn gọi là trạng thái thanh tịnh an nhiên Niết bàn là quả thù thắng, nếu mỗi hành giả thực hành Đạo đế (37 phẩm trợ đạo). Đây là nhân quả hoàn diệt.

 

Giáo lý Tứ Diệu Đế cũng giống như một lương y trị bệnh. Đầu tiên thầy thuốc dùng dụng cụ y khoa hay phương pháp bắt mạch, nhìn sắc diện của người bệnh để tìm nguyên nhân nào gây ra bệnh. Sau khi thầy thuốc biết được nguyên nhân của bệnh, sẽ bảo người bệnh sẽ được hết bệnh, sức khỏe sẽ trở lại bình thường với điều kiện người bệnh phải nghe lời thầy thuốc, phải uống thuốc đầy đủ và dưỡng bệnh.

 

Cũng vậy, nếu mỗi hành giả y theo lời Phật dạy, mỗi người tinh tấn tu tập, chuyển hóa tự thân, thực hành theo Bát Chánh Đạo, trạng thái an lạc Niết bàn hiện có trong mỗi chúng ta.

 

Khi nói đến hai từ Niết bàn, chúng ta thường nghỉ đến một cảnh giới Bồng lai nào đó hay một thiên đường, mà nơi đó có lâu đài nguy nga, nơi an dưỡng của thần tiên, nhưng thật sự Niết bàn chính là Diệt đế, là trạng thái tâm thức của một hành giả đặt gánh nặng xuống khỏi đôi vai, đã buông bỏ được tất cả căn bản phiền nảo. Các lậu đã hết, không còn dính mắc trong ngũ dục (tiền tài, danh vọng, hưởng thụ, sắc đẹp, mê ngủ) thảnh thơi của một tâm hồn vô sự, lòng từ mở rộng và thương yêu.

 

Trạng thái tâm thức thảnh thơi, mà ta thường gọi bằng từ Niết bàn, Đức Phật dạy:

-        “Các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn Hữu Dư Y? Các Tỳ kheo ở đây vị Tỳ kheo là bậc A La Hán, hết các lậu hoặc hoàn thành phạm hạnh làm xong việc nên làm. Đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiến sử, giải thoát do chánh trí. Nơi vị ấy, 5 căn vẫn tồn tại, vì bản thân không bị tiêu hoại, nên vị ấy lý giải điều vừa ý và những điều không vừa ý và cảm giác vui khổ. Các Tỳ kheo nơi vị ấy, tham hết, sân hết, si hết. Ấy gọi là Niết bàn Hữu Dư Y”.

 

-        “Các Tỳ kheo thế nào gọi là Niết bàn Hữu Dư Y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A La Hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, sạch hết hữu kiến sử, giải thoát do Chánh trí. Các Tỳ kheo, ở đây, nơi vị ấy, tất cả cảm giác: Không, hỷ lạc điều mát dịu. Các Tỳ kheo ấy, gọi Niết bàn Vô Dư Y”.

Một hành giả thực hành phạm hạnh, thành tựu chánh trí tự giác. Hành giả phải được hành về tu tập qua quá trình Thiền định:

-        Thiền là cốt lõi của Đạo Phật. Đức Phật đã trải qua quá trình 49 ngày Thiền định dưới cội Bồ Đề, đạt đến quả vị giác ngộ.

Bước vào Thiền thứ nhất; hành giả phải có đời sống trong Chánh niệm tỉnh thức, ly dục, xa lìa các pháp bất thiện, có tầm, có tứ (chọn lựa phương pháp để thực hành: chỉ hay quán; nếu đã chọn lựa xong, thì phải nỗ lực tinh tấn thực hành).

Khi hành giả chánh niệm thực hành, thấy rõ được các Pháp không thật, do duyên hợp mà sanh khởi. Nhờ đó mà tâm hành giả xả ly các Pháp. Liền lúc đó trạng thái hỷ lạc phát sanh, hành giả an trụ trong pháp lạc, chứng đắc Thiền thứ nhất, nếu pháp hỷ lạc sơ Thiền đạt trước liên tục không gián đoạn, thì thềm thang của quả Dự Lưu không còn xa nữa?

 

Trong lúc đạt được trạng thái hỷ lạc liên tục, chính lúc đó hành giả dễ dàng đi vào Định, nhờ Định lực thanh tịnh, mà hành giả đạt đến trạng thái hỷ lạc trong đại Định, hành giả buông bỏ được gần hết những triền cái (ngăn che con đường đi đến Giác ngộ) Đạt đến Thiền thứ hai.

 

Hành giả nhờ Chánh định, thấy rõ được các Pháp do duyên hợp, nên liền lúc đó buông bỏ hết các lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thức nhiệm mầu an lạc thật sự, không bị chi phối bởi ngũ triền cái (tham, sân, si, mạn, nghi), chứng Thiền thứ ba.

 

Tâm không còn bị trói buộc bởi những tập khí vô minh che phủ, rổng rang thanh tịnh an nhiên, đạt Thiền thứ tư, thành bậc Thánh giả làm chỗ nương tựa của Trời người, bậc A La Hán.

Nhân dịp mùa An Cư của Chư Tôn Đức Tăng Ni lần thứ 18, tại Tổ Đình Pháp Hoa Nam Úc, ghi lại một vài trãi nghiệm của chính mình lên trang Kỷ yếu Trường Hạ, gọi là chút tưởng niệm đến ngày Tiểu Tường của Sư Ông Như Huệ, bậc Thầy kính mến.

 

Tỳ Kheo Thích Bổn Điền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2015(Xem: 12773)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
19/07/2015(Xem: 12090)
Dịp mùa Chay 2015, Phật giáo Thái Lan đã tổ chức xuất gia gieo duyên cho hàng trăm nghìn người, trong số đó có nhiều quốc tịch khác nhau trên các nước trên thế giới, tham gia và đi diễu hành khắp đường phố. Truyền thống xuất gia gieo duyên đã bén rễ sâu dày trong đời sống gia đình và xã hội Thái Lan; truyền thống này đã trở thành một nét son trong văn hóa Phật giáo tại Thái Lan nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Những bài học đạo đức, những kinh nghiệm, những kỷ niệm trong những ngày xuất gia gieo duyên là những hành trang đáng giá, là những triết lý sống giúp các cho những người thực tập xuất gia gieo duyên vững chãi hơn và luôn tự tin với chính mình, luôn tin yêu vào cuộc sống quanh mình.
18/07/2015(Xem: 11166)
Vào lúc 10 giờ ngày 17 tháng 7 năm 2015, tại địa điểm số 1855 Lucretia Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Thiên Trúc đã long trọng tổ chức khai mạc khóa tu học Phật pháp mùa hè năm 2015. Đến dự lễ khai mạc có đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni: Hòa thượng Thích Tịnh Từ (Viện trưởng tu viện Kim Sơn, California), Hòa thượng Thích Thông Hải (Viện chủ thiền viện Chân Không, Hawaii), Thượng tọa Thích Đức Trí (Trụ trì chùa Tam Bảo, Oklahoma), Sư bà Thích Nữ Đồng Kính (Trụ trì thiền viện Vô Ưu, California) … và khoảng 600 thiện nam, tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở vùng “Thung lũng hoa vàng”.
03/07/2015(Xem: 20045)
Khóa An Cư Kiết Đông 2015 tại Chùa Pháp Bảo, Sydney
27/06/2015(Xem: 12154)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
20/06/2015(Xem: 14699)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
01/06/2015(Xem: 6215)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 31 (1984-2015) Phật lịch 2559 tại Chùa Viên Giác, Đức Quốc
17/03/2015(Xem: 7492)
Chuyến Hoằng Pháp đầu năm Ất Mùi 2015 của HT Thích Như Điển ( Phương Trượng Chùa Viên Giác) & HT Thích Minh Tuyền (Chùa Việt Nam, Nhật Bản) tại Đan Mạch qua các Chùa Giác Hãi, Quảng Hương và Vạn Hạnh, quốc gia Đan Mạch
11/03/2015(Xem: 4048)
Thế là chúng tôi đến đất Thái. Đoàn chúng tôi gồm 18 thành viên, cả lớn lẫn nhỏ. Bé nhất là Thùy Dương học lớp 3, rồi Minh Anh học lớp 4, Sỹ Tuấn học lớp 7. Đoàn từ Hà Nội hạ cánh xuống Băng Cốc trước đoàn từ Sài Gòn 3 tiếng nên mọi thành viên có 3 tiếng chờ đợi tha hồ ngắm sân bay Băng Cốc rộng mênh mông, nhiều hàng hóa. Có những thành viên lần đầu tiên đi nước ngoài nên bây giờ đã phân biệt được sân bay có đầy đủ dịch vụ và tiện ích với nhà ga, nơi chỉ để cho hành khách đi và đến.
06/03/2015(Xem: 11517)
Lịch Hoằng Pháp Âu Châu 2015 Do HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc và Chư Tôn Đức Tăng Ni hướng dẫn 4 Tuần ở Mỹ và Canada vào tháng 4 và đầu tháng 5 1. Tuần 1: từ ngày 10 đến 12 tháng 4 ở Thiền Viện Chánh Pháp, OK 2. Tuần 2: Từ ngày 17 đến 19 tháng 4 ở Philadelphia 3. Tuần 3: Từ ngày 24 đến 26 tháng 4 ở Chùa Hải Đức, Jacksonville, FL 4. Tuần 4: Từ ngày 01 tháng 4 đến 3 tháng 5 ở Chùa Kim Quang, Toronto, Canada 4 Tuần ở Âu Châu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 1. Tuần 1: từ ngày 24 đến 27/9 ở Aschaffenburg 2. Tuần 2: từ ngày 01 đến 04/10 ở Koblenz 3. Tuần 3: từ ngày 09 đến 11/10 ở Thụy Điển 4. Tuần 4: từ ngày 15 đến 18/10 ở Đan Mạch Xin CTĐ mua vé máy bay: đến phi trường Frankfurt và về từ phi trường Copenhagen.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]