Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét đẹp mùa An Cư

07/07/201508:55(Xem: 9648)
Nét đẹp mùa An Cư

chuyenphapluanNÉT ĐẸP MÙA AN CƯ

 

Hữu thân giữa chốn Ta Bà

Là vương bóng dáng hằng sa luân hồi

Ngửa bàn tay dưới mặt trời

Lặng nhìn, hội ngộ bao đời xa xôi...

 

Lại một mùa An Cư lại về trong lòng người con Phật, cũng là mùa để Tăng Ni Việt Nam khắp nơi được hội ngộ cùng nhau, cùng tu tập và sẻ chia những kinh nghiệm trong đời sống tu tập. Sáng nay, từ những khung cửa của Tăng xá, thấp thoáng những bóng huỳnh y đang tiến dần về chánh điện để thực hiện khoá lễ sáng. Dưới ánh nắng ban mai hiền hòa, tỏa chiếu trên khuôn mặt của những hành giả an cư, con nghe trái tim mình đang hòa nhịp cùng với đại chúng. Những trái tim đang mang trong mình một sứ mạng cao cả, đó chính là cùng đi trên con đường của Đức Thích Ca hơn hai ngàn năm trước đã khai mở cho chúng sanh, để thoát ly khỏi vòng sanh tử luân hồi. An Cư Kiết Đông năm nay chúng con có duyên lành được quy tụ về mái già lam Pháp Bảo, dưới sự chứng minh của Hòa Thượng thượng Huyền hạ Tôn và được sự chăm lo của Hòa Thượng Thiền Chủ, Đại Đức Hóa Chủ cùng chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa và quý Ni Trưởng…Thật chẳng còn có hạnh phúc nào hơn khi những Tăng Ni viễn xứ chúng con lại được chiêm ngưỡng hình bóng khả kính của quý Ngài và càng may mắn hơn khi hàng ngày lại được cùng đại chúng tu tập và lắng nghe những bài pháp vi diệu của chư Tôn Đức. Chúng con cũng giống: “Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”

 

An cư là một truyền thống cao đẹp được truyền từ thời Đức Thế Tôn và cho đến ngày nay, truyền thống ấy vẫn được lưu giữ và phát huy một cách bền vững. An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó. An cư tức là chúng Tăng sống yên ổn một chỗ hòa hợp và thanh tịnh để cùng nhau tu học, trau giồi Giới đức, Định học và Tuệ học sau những ngày bận rộn với công tác Phật sự. Chỉ vỏn vẹn mười ngày sống trong tinh thần lục hòa mà chúng con cảm nhận được rằng: “Người ta ai cũng có đôi bàn tay đưa ra để nhận lấy những ân sủng của cuộc đời. Đôi bàn tay ấy ngửa ra để nhận sự thương yêu của đồng loại và úp xuống để sẻ chia những thơm thảo của lòng mình, và đôi bàn tay ấy cần dang rộng để ôm trọn niềm tin yêu và lý tưởng, hoài bão của cuộc sống”. Vì rằng: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong đoàn thể, khó tránh khỏi những bất đồng về ngôn ngữ vùng miền tuy nhiên khi đã trở về đây mọi người đều xây dựng ý thức sống trong tinh thần lục hòa cộng trụ. Một đại chúng trang nghiêm thanh tịnh giữa một lòng phố ồn áo náo nhiệt, một tinh thần từ bi, bao dung ẩn mình trong những bậc long trượng tương phản với cảnh tranh giành hơn thua ngoài phố thị. Chúng con như được tắm mình trong dòng suối uyên nguyên tâm thể, hình bóng quý Ngài hay hình bóng Đức Thế Tôn hiện về giữa những thời khóa Bố Tát, kinh hành, niệm Phật làm nên một bài học rung động lòng người còn vướng tục. Tất cả tạo nên một không khí yên bình thanh tịnh, làm cho hành giả cảm thấy nhỏ nhoi biết bao khi đứng giữa vũ trụ bao la rộng lớn.

Dẫu biết rằng, chủng tử thì luôn hiện hữu nhưng nếu không có những nhân duyên như: Đất, nước…thì làm sao hạt giống nảy mầm. Cũng vậy, mỗi hành giả đều mang trong mình một bản tánh Phật, nhưng nếu không có sự tiếp lửa của Chư Tôn Đức thì tánh Phật ấy vẫn luôn mờ nhạt. Chúng con ngày hôm nay được tắm gội trong sự an lành tươi mát, cùng sự chở che của chư Tôn Đức, cũng giống như gã cùng tử được quay về quê hương bảo sở của mình. Chắc rằng, mai kia mỗi hành giả lại mỗi người mỗi nơi, lại tiếp tục con đường của chính mình nhưng làm sao quên được những ân tình của quý Ngài trong khóa tu. Và mỗi người chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được những giá trị tâm linh cao quý, rồi từ những giá trị cao quý ấy, chúng con sẽ tận dụng vào cuộc sống vốn còn lắm sự thiếu hụt tâm linh, để người người đều có cơ duyên thấm nhuần giáo lý và công hạnh của Đức Thích Ca, cùng với hình ảnh thanh thoát của quý Ngài:

"Sư qua phố thị hiền hòa,

Cây nghiêng bóng đổ phai tà áo nâu.

Chừng nghe trong cuộc bể dâu,

Còn vang vọng tiếng ngàn câu kinh chiều".

 

Những ngày an cư rồi sẽ trôi đi trong sự tiếc nuối, nhưng sẽ đọng lại trong lòng mỗi người những khoảnh khắc khó quên. Những giây phút cùng nhau sẻ chia những khó khăn trên đường đạo của hành giả tha hương sẽ là động lực để bản thân mỗi người tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống còn lắm bộn bề, gian truân. Những bài học thân hành của quý Ngài sẽ mãi tồn tại trong tâm chúng con và sẽ giúp chúng con chuyển hóa nội tâm. Mười ngày không phải là dài để hành giả hiểu nhau, nhưng mười ngày An Cư Kiết Đông là mười ngày chúng con được sống trọn vẹn hơn bao giờ hết.  Mọi con đường đều có điểm đến và điểm đến của người xuất gia là trở về an trú trong tự tâm, ngõ hầu có được sự tỉnh giác, yên vui. Cho nên an cư chính là an lạc trú, niềm vui đó không phải là sự tìm kiếm mơ hồ, về một cảnh giới huyền ảo không thật, mà là những giá trị khinh an trong đời sống tu tập hằng ngày như Thượng tọa Thích Chơn Thiện có viết: “Con đường nhiếp tâm là con đường độc nhất chuyển đổi công việc hằng ngày thành cái gì có giá trị”. Vì thế, khi trở về với cuộc sống hàng ngày, chúng con cũng sẽ tiếp tục duy trì nét đẹp cao quý này. Đó chính là nét đẹp An Cư – nét đẹp thanh thoát giữa dòng đời ô trược.

 

Tỳ Kheo Ni Chơn Không

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2015(Xem: 12440)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
19/07/2015(Xem: 12082)
Dịp mùa Chay 2015, Phật giáo Thái Lan đã tổ chức xuất gia gieo duyên cho hàng trăm nghìn người, trong số đó có nhiều quốc tịch khác nhau trên các nước trên thế giới, tham gia và đi diễu hành khắp đường phố. Truyền thống xuất gia gieo duyên đã bén rễ sâu dày trong đời sống gia đình và xã hội Thái Lan; truyền thống này đã trở thành một nét son trong văn hóa Phật giáo tại Thái Lan nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Những bài học đạo đức, những kinh nghiệm, những kỷ niệm trong những ngày xuất gia gieo duyên là những hành trang đáng giá, là những triết lý sống giúp các cho những người thực tập xuất gia gieo duyên vững chãi hơn và luôn tự tin với chính mình, luôn tin yêu vào cuộc sống quanh mình.
18/07/2015(Xem: 11100)
Vào lúc 10 giờ ngày 17 tháng 7 năm 2015, tại địa điểm số 1855 Lucretia Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Thiên Trúc đã long trọng tổ chức khai mạc khóa tu học Phật pháp mùa hè năm 2015. Đến dự lễ khai mạc có đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni: Hòa thượng Thích Tịnh Từ (Viện trưởng tu viện Kim Sơn, California), Hòa thượng Thích Thông Hải (Viện chủ thiền viện Chân Không, Hawaii), Thượng tọa Thích Đức Trí (Trụ trì chùa Tam Bảo, Oklahoma), Sư bà Thích Nữ Đồng Kính (Trụ trì thiền viện Vô Ưu, California) … và khoảng 600 thiện nam, tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở vùng “Thung lũng hoa vàng”.
03/07/2015(Xem: 19997)
Khóa An Cư Kiết Đông 2015 tại Chùa Pháp Bảo, Sydney
27/06/2015(Xem: 11639)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
20/06/2015(Xem: 14423)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
01/06/2015(Xem: 6207)
Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 31 (1984-2015) Phật lịch 2559 tại Chùa Viên Giác, Đức Quốc
17/03/2015(Xem: 7480)
Chuyến Hoằng Pháp đầu năm Ất Mùi 2015 của HT Thích Như Điển ( Phương Trượng Chùa Viên Giác) & HT Thích Minh Tuyền (Chùa Việt Nam, Nhật Bản) tại Đan Mạch qua các Chùa Giác Hãi, Quảng Hương và Vạn Hạnh, quốc gia Đan Mạch
11/03/2015(Xem: 4041)
Thế là chúng tôi đến đất Thái. Đoàn chúng tôi gồm 18 thành viên, cả lớn lẫn nhỏ. Bé nhất là Thùy Dương học lớp 3, rồi Minh Anh học lớp 4, Sỹ Tuấn học lớp 7. Đoàn từ Hà Nội hạ cánh xuống Băng Cốc trước đoàn từ Sài Gòn 3 tiếng nên mọi thành viên có 3 tiếng chờ đợi tha hồ ngắm sân bay Băng Cốc rộng mênh mông, nhiều hàng hóa. Có những thành viên lần đầu tiên đi nước ngoài nên bây giờ đã phân biệt được sân bay có đầy đủ dịch vụ và tiện ích với nhà ga, nơi chỉ để cho hành khách đi và đến.
06/03/2015(Xem: 11450)
Lịch Hoằng Pháp Âu Châu 2015 Do HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc và Chư Tôn Đức Tăng Ni hướng dẫn 4 Tuần ở Mỹ và Canada vào tháng 4 và đầu tháng 5 1. Tuần 1: từ ngày 10 đến 12 tháng 4 ở Thiền Viện Chánh Pháp, OK 2. Tuần 2: Từ ngày 17 đến 19 tháng 4 ở Philadelphia 3. Tuần 3: Từ ngày 24 đến 26 tháng 4 ở Chùa Hải Đức, Jacksonville, FL 4. Tuần 4: Từ ngày 01 tháng 4 đến 3 tháng 5 ở Chùa Kim Quang, Toronto, Canada 4 Tuần ở Âu Châu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 1. Tuần 1: từ ngày 24 đến 27/9 ở Aschaffenburg 2. Tuần 2: từ ngày 01 đến 04/10 ở Koblenz 3. Tuần 3: từ ngày 09 đến 11/10 ở Thụy Điển 4. Tuần 4: từ ngày 15 đến 18/10 ở Đan Mạch Xin CTĐ mua vé máy bay: đến phi trường Frankfurt và về từ phi trường Copenhagen.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]