Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2- Tự do

18/07/201100:49(Xem: 3912)
Chương 2- Tự do

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 1
Nói chuyện trước công chúng tại Saanen 1970

Chương 2

TỰ DO

Ngày 19 tháng 7 năm 1970

Krishnamurti: Có nhiều vấn đề chúng ta phải bàn luận, nhưng trước hết, dường như đối với tôi, chúng ta phải suy xét rất kỹ càng sự tự do là gì. Nếu không hiểu rõ sự tự do, không chỉ phía bên ngoài, nhưng đặc biệt phía bên trong, một cách sâu thẳm và nghiêm túc – không chỉ thuộc trí năng, nhưng thực sự cảm thấy nó – bất kỳ điều gì chúng ta nói sẽ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Ngày hôm trước chúng ta đang bàn luận về bản chất của cái trí. Chính là cái trí nghiêm túc mà thực sự sống và tận hưởng sống – không phải cái trí chỉ đang tìm kiếm sự tiêu khiển, sự thỏa mãn hay thành tựu đặc biệt nào đó. Sự tự do hàm ý sự từ bỏ hay phủ nhận toàn bộ của uy quyền tâm lý phía bên trong. Thế hệ trẻ nghĩ rằng tự do là phỉ nhổ người cảnh sát, làm bất kỳ điều gì họ muốn. Nhưng sự phủ nhận uy quyền phía bên ngoài không có nghĩa sự tự do hoàn toàn khỏi tất cả uy quyền thuộc tâm lý, phía bên trong. Khi chúng ta hiểu rõ uy quyền phía bên trong, cái trí và quả tim được tự do một cách trọn vẹn và tuyệt đối; sau đó chúng ta sẽ có thể hiểu rõ sự tự do của hành động phía bên ngoài.

Sự tự do của hành động phía bên ngoài, phụ thuộc hoàn toàn vào một cái trí được tự do khỏi uy quyền phía bên trong. Điều này cần đến nhiều sự thận trọng và sự tìm hiểu đầy kiên nhẫn. Nó là một vấn đề có tầm quan trọng cơ bản; nếu nó được hiểu rõ, vậy thì chúng ta sẽ tiếp cận những vấn đề khác được bao hàm trong sự sống và sống hàng ngày bằng một chất lượng hoàn toàn khác hẳn của cái trí.

Theo từ điển, nghĩa lý của từ ngữ ‘authority’ uy quyền là: ‘người khởi đầu một ý tưởng căn nguyên’, ‘người tạo ra cái gì đó hoàn toàn mới mẻ’. Anh ấy thiết lập một khuôn mẫu, một hệ thống được đặt nền tảng trên ý tưởng của anh ấy; những người khác theo sau, tìm được sự thỏa mãn nào đó trong nó. Hay anh ấy bắt đầu một kiểu sống tôn giáo nào đó mà những người khác tuân theo một cách mù quáng hoặc có trí năng. Thế là những khuôn mẫu, hay những phương cách của sống, của cư xử được thiết lập, thuộc chính trị hay tâm lý, phía bên ngoài và phía bên trong. Cái trí, thông thường rất biếng nhác và dật dờ, phát giác rằng quá dễ dàng khi tuân theo điều gì đó mà những người khác đã nói. Người tuân theo chấp nhận ‘uy quyền’ như một phương tiện để đạt được điều gì đã được hứa hẹn bởi hệ thống đặc biệt của triết lý hay ý tưởng; anh ấy bám vào nó, lệ thuộc vào nó và thế là khẳng định ‘uy quyền’. Thế là, người theo sau là một người phó bản; và hầu hết mọi người đều là bản sao. Họ có lẽ nghĩ rằng họ có những ý tưởng căn nguyên nào đó liên quan đến hội họa, viết lách và vân vân, nhưng từ cốt lõi, bởi vì họ đã bị quy định để tuân theo, để bắt chước, để tuân phục, họ đã trở thành những con người, vô lý, phó bản. Đó là một khía cạnh thuộc bản chất hủy diệt của uy quyền.

Là một con người, liệu bạn có theo sau người nào đó thuộc phần tâm lý? Chúng ta không đang nói về sự vâng lời phía bên ngoài, sự tuân theo luật pháp – nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, liệu bạn có tuân theo? Nếu bạn có, vậy thì bạn là một bản sao từ cốt lõi; bạn có lẽ làm những công việc tốt lành, bạn có lẽ theo đuổi một sống rất trong sạch, nhưng tất cả nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Cũng có uy quyền của truyền thống. Truyền thống có nghĩa: ‘chuyển từ quá khứ sang hiện tại’ – truyền thống tôn giáo, truyền thống gia đình, hay truyền thống chủng tộc. Và có truyền thống của ký ức. Người ta có thể thấy rằng theo truyền thống tại những mức độ nào đó có giá trị; tại những mức độ khác nó không có giá trị gì cả. Những cách cư xử, sự lễ phép, sự ý tứ tốt lành được sinh ra từ sự tỉnh táo của cái trí mà đang nhìn ngắm, có thể dần dần trở thành truyền thống; khuôn mẫu đang được thiết lập, cái trí lặp lại nó. Người ta mở cửa giùm cho ai đó, đúng giờ cho những bữa ăn, và vân vân. Nhưng nó đã trở thành truyền thống và không còn được sinh ra từ sự tỉnh táo, sự nhạy bén và sự rõ ràng.

Cái trí mà đã nuôi dưỡng ký ức, vận hành từ truyền thống, giống như một cái máy – lặp đi lặp lại mọi sự việc. Nó không bao giờ có thể nhận được bất kỳ điều gì mới mẻ, nó không bao giờ có thể lắng nghe bất kỳ điều gì trong một cách hoàn toàn mới mẻ. Những bộ não của chúng ta giống như những cái máy thâu băng: những kỷ niệm nào đó đã được nuôi dưỡng qua hàng thế kỷ và chúng ta tiếp tục lặp lại chúng. Qua sự huyên náo của lặp lại đó người ta không thể lắng nghe cái gì đó mới mẻ. Thế là người ta hỏi: ‘Tôi phải làm gì?’ ‘Làm thế nào tôi sẽ xóa sạch bộ máy cũ kỹ, cuộn băng cũ kỹ này?’. Cái mới mẻ có thể nghe được chỉ khi nào cuộn băng cũ kỹ trở nên hoàn toàn yên lặng mà không cần bất kỳ nỗ lực nào, khi người ta nghiêm túc để lắng nghe, để tìm ra, và có thể trao toàn sự chú ý của người ta.

Vậy là có uy quyền của người khác mà chúng ta lệ thuộc, uy quyền của truyền thống, và uy quyền của trải nghiệm quá khứ như ký ức, như hiểu biết. Cũng có uy quyền của trải nghiệm tức thời, mà được công nhận từ trải nghiệm tích lũy ở quá khứ của người ta; và bởi vì được công nhận, nó không còn là cái gì đó mới mẻ nữa. Làm thế nào một cái trí, một bộ não, mà bị quy định quá nặng nề bởi uy quyền, bắt chước, tuân phục và điều chỉnh, có thể lắng nghe bất kỳ cái gì đó hoàn toàn mới mẻ? Làm thế nào người ta có thể thấy vẻ đẹp của một ngày, khi cái trí và quả tim và bộ não bị phủ đầy bởi quá khứ như uy quyền. Nếu người ta thực sự nhận biết được sự kiện rằng cái trí bị chất nặng bởi quá khứ và bị quy định bởi những hình thức khác nhau của uy quyền, nó không được tự do và vì vậy không thể thấy đầy đủ, vậy thì quá khứ bị xóa sạch mà không cần nỗ lực nào cả.

Sự tự do hàm ý sự kết thúc tuyệt đối tất cả uy quyền phía bên trong. Từ chất lượng của cái trí đó hiện diện một tự do phía bên ngoài – cái gì đó mà hoàn toàn khác hẳn phản ứng của đối nghịch hay kháng cự. Điều gì chúng ta đang nói thực sự quá đơn giản và do bởi tánh đơn giản của nó nên bạn sẽ bỏ lỡ nó. Cái trí, bộ não, bị quy định qua uy quyền, qua bắt chước và qua tuân phục – đó là một sự kiện. Cái trí mà thực sự được tự do, không có uy quyền phía bên trong gì cả; nó biết tình yêu và thiền định có nghĩa gì.

Trong hiểu rõ sự tự do, người ta cũng hiểu rõ kỷ luật là gì. Dường như điều này có lẽ khá mâu thuẫn bởi vì thông thường chúng ta hiểu sự tự do có nghĩa được tự do khỏi tất cả kỷ luật. Chất lượng của cái trí mà có kỷ luật tột đỉnh là gì? Sự tự do không thể tồn tại nếu không có kỷ luật; mà không có nghĩa trước hết bạn phải bị kỷ luật rồi sau đó bạn sẽ có tự do. Tự do và kỷ luật theo cùng nhau, chúng không là hai sự việc tách rời. Vì vậy ‘discipline’ có nghĩa gì? Theo từ điển, nghĩa lý của từ ngữ ‘discipline’ là ‘to learn’ học hành – không phải một cái trí mà tự ép buộc chính nó vào một khuôn mẫu nào đó của hành động tùy theo một học thuyết hay một niềm tin. Một cái trí mà có thể học hành hoàn toàn khác hẳn một cái trí mà chỉ có thể tuân phục. Một cái trí mà đang học hành, mà đang nhìn ngắm, đang thấy thực sự ‘cái gì là’, không đang diễn giải ‘cái gì là’ tùy theo những ham muốn riêng của nó, bị quy định riêng của nó, những vui thú đặc biệt riêng của nó.

Kỷ luật không có nghĩa kiềm chế và kiểm soát, nó cũng không là sự điều chỉnh đến một khuôn mẫu hay một học thuyết; nó có nghĩa một cái trí mà thấy ‘cái gì là’ và học hành từ ‘cái gì là’. Một cái trí như thế phải cảnh giác, tỉnh táo lạ thường. Trong ý nghĩa thông thường ‘to disipline oneself’ tự-kỷ luật hàm ý rằng có một thực thể đang tự-kỷ luật chính nó tùy theo cái gì đó. Có một qui trình phân hai: tôi tự nhủ với mình, ‘Tôi phải thức dậy sớm mỗi buổi sáng và không được lười biếng’ hoặc ‘Tôi không được tức giận’. Việc đó hàm ý một qui trình phân hai. Có cái người mà với ý chí của người ấy cố gắng kiểm soát việc gì người ấy nên làm, đối nghịch với việc gì anh ấy thực sự làm. Trong trạng thái đó có xung đột.

Kỷ luật được thiết lập bởi cha mẹ, bởi xã hội, bởi những tổ chức tôn giáo có nghĩa sự tuân phục. Và có sự phản kháng chống lại tuân phục – cha mẹ muốn người con làm những việc gì đó, và sự phản kháng chống lại mong muốn đó, và vân vân. Nó là một sống được đặt nền tảng trên sự vâng lời và sự tuân phục; và có sự đối nghịch của nó, khước từ sự tuân phục và làm điều gì người ấy ưa thích. Vì vậy chúng ta sẽ tìm ra điều gì là chất lượng của cái trí mà không tuân phục, không bắt chước, không tuân theo và không vâng lời, tuy nhiên vẫn có một chất lượng trong chính nó mà có kỷ luật tột đỉnh – ‘discipline’ trong ý nghĩa của đang học hành liên tục.

Discipline là đang học hành, không phải đang tuân phục. Sự tuân phục hàm ý đang tự-so sánh chính mình với một người khác, đang tự-đo lường tôi là gì, hay suy nghĩ tôi nên là gì, với một người anh hùng, một vị thánh, và vân vân. Nơi nào có sự tuân phục phải có sự so sánh – làm ơn thấy điều này. Hãy tìm ra liệu bạn có thể sống mà không so sánh, mà có nghĩa, không tuân phục. Từ niên thiếu chúng ta bị quy định để so sánh – ‘Bạn phải giống như người anh của bạn, hay người bác của bạn’, ‘Bạn phải giống như vị thánh’, hay ‘Hãy tuân theo Mao’. Chúng ta so sánh trong giáo dục của chúng ta, trong những trường học có công việc chấm điểm và vượt qua những kỳ thi. Chúng ta không biết nó có nghĩa gì để sống mà không có so sánh và không có ganh đua, vì vậy không hung hăng, không đấu tranh, không bạo lực. Tự-so sánh chính mình với một người khác là một hình thức của hung hăng và một hình thức của bạo lực. Sự bạo lực không chỉ là giết chết hay đánh đập người nào đó, nó còn ở trong tinh thần so sánh, ‘Tôi phải giống như người nào đó’, hay ‘Tôi phải tự-hoàn thiện mình’. Tự-hoàn thiện chính là sự đối nghịch của tự do và học hành. Hãy tìm ra cho chính bạn làm thế nào để sống một sống không-so sánh, và bạn sẽ thấy một sự việc thật lạ thường xảy ra. Nếu bạn thực sự trở nên tỉnh táo, một cách không chọn lựa, bạn sẽ thấy nó có nghĩa gì khi sống không-so sánh, không bao giờ sử dụng những từ ngữ ‘Tôi sẽ là’.

Chúng ta là những nô lệ cho động từ ‘to be’ là, mà hàm ý: ‘Tôi sẽ là người nào đó vào thời gian nào đó trong tương lai’. So sánh và tuân phục theo cùng nhau; chúng không nuôi dưỡng gì cả ngoại trừ sự kiềm chế, xung đột và sự đau khổ vô tận. Tìm được một cách sống không-so sánh là điều rất quan trọng. Hãy thực hiện nó, và bạn sẽ thấy nó là một sự việc thật lạ thường; nó giải thoát bạn khỏi vô vàn gánh nặng. Sự nhận biết được nó tạo ra một chất lượng của cái trí nhạy cảm cao độ và thế là có kỷ luật, đang học hành liên tục – không phải điều gì nó muốn học, hay điều gì gây vui thú gây hài lòng khi học, nhưng học hành. Thế là bạn trở nên nhận biết được tình trạng bị quy định phía bên trong bị sinh ra bởi uy quyền, bởi tuân phục vào một khuôn mẫu, vào truyền thống, vào tuyên truyền, vào điều gì những người khác đã nói, và nhận biết được trải nghiệm đã tích lũy riêng của bạn, của chủng tộc và của gia đình. Tất cả điều đó đã trở thành uy quyền. Nơi nào có uy quyền, cái trí không bao giờ có thể được tự do để khám phá bất kỳ điều gì phải được khám phá – cái gì đó không thời gian, tuyệt đối mới mẻ.

Một cái trí nhạy cảm không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn mẫu được thiết lập nào; nó đang chuyển động liên tục, đang trôi chảy giống như một con sông, và trong chuyển động liên tục đó không có sự kiềm chế, không có sự tuân phục, không có sự ham muốn để thành tựu. Rất quan trọng phải hiểu rõ một cách minh bạch, nghiêm túc và thăm thẳm, bản chất của một cái trí tự do và vì vậy là tôn giáo thực sự. Một cái trí tự do thấy rằng sự lệ thuộc vào cái gì đó – vào con người, vào bạn bè, vào người chồng hay người vợ, vào ý tưởng, uy quyền, và vân vân – nuôi dưỡng sợ hãi, có nguồn gốc của sợ hãi. Nếu tôi lệ thuộc vào bạn để có sự thanh thản của tôi, như một tẩu thoát khỏi sự xấu xa và sự cô độc của tôi, khỏi sự nông cạn và sự nhỏ nhen riêng của tôi, vậy thì sự lệ thuộc đó nuôi dưỡng sợ hãi. Sự lệ thuộc vào bất kỳ hình thức nào của tưởng tượng, ảo tưởng hay hiểu biết chủ quan, nuôi dưỡng sợ hãi và hủy diệt sự tự do.

Khi bạn thấy tất cả điều đó hàm ý gì – mà không có tự do như thế nào khi có sự lệ thuộc phía bên trong và vì vậy sợ hãi, và làm thế nào chỉ có cái trí rối loạn mới lệ thuộc – bạn nói: ‘Làm thế nào tôi sẽ được tự do khỏi sự lệ thuộc?’ Mà lại nữa là một nguyên nhân khác của xung đột. Trái lại, nếu bạn quan sát rằng một cái trí lệ thuộc phải bị rối loạn; nếu bạn thấy sự thật rằng một cái trí phía bên trong lệ thuộc vào bất kỳ uy quyền nào chỉ tạo ra sự rối loạn – nếu bạn thấy điều đó, mà không hỏi làm thế nào được tự do khỏi sự rối loạn – thế là bạn sẽ kết thúc sự lệ thuộc. Thế là cái trí của bạn trở nên nhạy cảm lạ thường và vì vậy có thể tự-học hành và nó tự-kỷ luật chính nó mà không có bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách hay tuân phục.

Liệu tất cả sự trình bày này trong chừng mực nào đó đã rõ ràng – không phải bằng từ ngữ nhưng thực sự? Tôi có thể tưởng tượng, hay suy nghĩ rằng tôi thấy rất rõ ràng, nhưng sự rõ ràng đó ngắn ngủi lắm. Chất lượng thực sự của sự nhận biết rõ ràng chỉ hiện diện khi không có sự lệ thuộc, và thế là không có sự rối loạn đó mà nảy sinh khi có sợ hãi. Một cách chân thật, nghiêm túc, bạn có thể gom tụ thân tâm để tìm ra liệu bạn có được tự do khỏi uy quyền? Nó cần đến sự thâm nhập vô tận vào trong chính bạn, trạng thái tỉnh táo lạ thường. Từ sự rõ ràng đó hiện diện một loại hành động hoàn toàn khác hẳn, một hành động mà không là tách rời, mà không bị phân chia thuộc chính trị hay tôn giáo – nó là một hành động tổng thể.

Người hỏi: Từ điều gì ông vừa nói, có vẻ rằng một hành động ở một vấn đề có thể được nghĩ là một phản ứng đến uy quyền phía bên ngoài nào đó, ở một vấn đề đó có thể là một hành động tổng thể, bởi một cá thể khác.

Krishnamurti: Thuộc trí năng, thuộc từ ngữ, chúng ta có thể ganh đua với nhau, giải thích với nhau để thông suốt, nhưng đó không là vấn đề phải quan tâm; việc gì đối với bạn có lẽ là một hành động trọn vẹn, dường như đối với tôi lại là một hành động không-trọn vẹn – đó không là vấn đề. Vấn đề là liệu cái trí của bạn, như cái trí của một con người, có hành động trọn vẹn. Một con người của thế giới – bạn hiểu chứ? – không phải là một cá thể. ‘Cá thể’ có nghĩa không thể phân chia được. Một cá thể là một người mà không bị phân chia trong chính anh ấy, mà không tách rời, mà là tổng thể, thông minh, lành mạnh; cũng vậy ‘whole’ có nghĩa thiêng liêng. Khi bạn nói ‘Tôi là một cá thể’, bạn không là như thế. Sống một sống của không uy quyền, của không so sánh, và bạn sẽ khám phá nó là một sự việc thật lạ thường; bạn có năng lượng vô tận khi bạn không đang ganh đua, không đang so sánh và không đang kiềm chế; bạn thực sự sinh động, thông minh, tổng thể và vì vậy thiêng liêng.

Người hỏi: Điều gì ông nói không rõ ràng lắm cho tôi. Tôi có thể làm gì?

Krishnamurti: Hoặc điều gì được nói không rõ ràng lắm trong chính nó, hoặc bạn có lẽ không hiểu tiếng Anh đúng cách, hoặc bạn có lẽ không luôn luôn duy trì sự chú ý. Rất khó khăn khi duy trì sự chú ý suốt một tiếng mười phút; có những khoảnh khắc khi bạn không trao sự chú ý trọn vẹn và sau đó bạn nói, ‘Tôi không hiểu rõ hoàn toàn điều gì ông đang nói’. Hãy tìm ra liệu bạn có đang duy trì sự chú ý, đang lắng nghe, đang quan sát, hay bạn đang lang thang, đang thơ thẩn trong những ý tưởng khác. Nó là cái nào?

Người hỏi: Ông nghĩ có thể luôn luôn học hành hay sao?

Krishnamurti: Khi bạn đưa ra nghi vấn của chính bạn đó, bạn đã khiến cho nó thành khó khăn rồi. Bằng cách đưa ra một câu hỏi thuộc loại đó bạn đang tự-ngăn cản chính bạn khỏi học hành – bạn thấy vấn đề chứ? Tôi không quan tâm liệu tôi sẽ luôn luôn học hành, tôi sẽ tìm ra. Điều gì tôi quan tâm là: tôi có đang học hành hay không? Nếu tôi đang học hành, tôi không quan tâm đến vấn đề liệu nó ‘luôn luôn’ – tôi không tạo ra một vấn đề về nó. Câu hỏi trở thành không liên quan nếu tôi đang học hành.

Người hỏi: Ông có thể học hành từ bất kỳ sự việc gì.

Krishnamurti: Đó là, nếu bạn nhận biết rằng bạn đang học hành. Điều này rất phức tạp: tôi xin phép giải thích một chút?
‘Liệu tôi có thể luôn luôn học hành?’ Yếu tố nào quan trọng ở đây? ‘Học hành’ hay ‘Luôn luôn’? – chắc chắn nó là học hành. Khi tôi đang học hành tôi không quan tâm đến ‘phần còn lại của thời gian’, khoảng ngừng thời gian và vân vân. Tôi chỉ quan tâm đến tôi đang học hành cái gì. Theo tự nhiên cái trí lang thang đi khỏi, nó bị mệt mỏi, nó trở nên không-chú ý. Bởi vì không-chú ý nó làm mọi loại sự việc ngu xuẩn. Vì vậy đó không là vấn đề của làm thế nào để chuyển cái trí không-chú ý thành chú ý. Điều gì quan trọng là làm cho cái trí không-chú ý trở nên nhận biết được rằng nó không-chú ý. Tôi đang nhận biết, đang quan sát mọi thứ, chuyển động của cây cối, dòng chảy của nước, và tôi đang quan sát về chính tôi – không phải đang sửa đổi, không đang nói điều này nên và điều kia không nên – chỉ đang nhìn ngắm. Khi cái trí đang nhìn ngắm trở nên không-chú ý, bỗng nhiên nó trở nên nhận biết được điều này, và cố gắng tự-ép buộc chính nó trở nên chú ý; vậy là có một xung đột giữa không-chú ý và chú ý. Tôi nói: đừng làm điều đó, nhưng trở nên nhận biết được rằng bạn không-chú ý – đó là tất cả.

Người hỏi: Ông làm ơn giải thích làm thế nào ông nhận biết được rằng ông không-chú ý?

Krishnamurti: Tôi đang học hành về chính tôi – không phụ thuộc vào người tâm lý học hay chuyên gia nào – tôi đang nhìn ngắm và tôi thấy cái gì đó trong chính tôi; nhưng tôi không chỉ trích nó, tôi không bênh vực nó, tôi không gạt nó đi – tôi chỉ nhìn ngắm nó. Tôi thấy rằng tôi đang kiêu ngạo – chúng ta hãy dùng ví dụ đó. Tôi không nói, ‘Tôi phải gạt nó đi, kiêu ngạo xấu xa lắm’ – nhưng tôi chỉ nhìn ngắm nó. Khi tôi đang nhìn ngắm tôi đang học hành. Đang nhìn ngắm có nghĩa đang học hành sự kiêu ngạo hàm ý gì, nó đã hiện diện bằng cách nào. Tôi không thể nhìn ngắm nó nhiều hơn năm hay sáu phút – nếu người ta có thể, từng đó là nhiều lắm – khoảnh khắc kế tiếp tôi trở nên không-chú ý. Bởi vì đã chú ý và biết không-chú ý là gì, tôi đấu tranh để chuyển không-chú ý thành chú ý. Đừng làm việc đó, nhưng hãy nhìn ngắm không-chú ý, hãy trở nên nhận biết được rằng bạn đang không-chú ý – đó là tất cả. Kết thúc ở đó. Đừng nói, ‘Tôi phải dành mọi thời gian của tôi để chú ý’, nhưng chỉ nhìn ngắm khi bạn đang không-chú ý. Tìm hiểu thêm nữa về vấn đề này sẽ rất, rất phức tạp. Có một chất lượng của cái trí mà luôn luôn thức giấc và nhìn ngắm, nhìn ngắm mặc dù chẳng có gì để học hành. Điều đó có nghĩa một cái trí yên lặng lạ thường, phẳng lặng lạ thường. Một cái trí yên lặng, minh bạch, phải học hành cái gì?

Người hỏi: Truyền đạt bằng những từ ngữ, bằng những ý tưởng không thể trở thành một thói quen, một truyền thống hay sao?

Krishnamurti: Chúng trở thành một thói quen, một truyền thống, chỉ khi nào chúng trở thành quan trọng như những từ ngữ. Phải có sự truyền đạt bằng từ ngữ, việc đó sẽ chia sẻ bất kỳ vấn đề gì chúng ta đang cùng nhau quan sát – giống như sự sợ hãi; điều đó có nghĩa cả bạn và người nói đều ở cùng một mức độ, cùng một thời điểm, có cùng sự mãnh liệt, đang quan sát, đang hợp tác, đang chia sẻ. Việc đó tạo ra một hiệp thông không-từ ngữ mà không là thói quen.

Người hỏi: Làm thế nào một cá thể thông minh, tổng thể, thiêng liêng, mà không bị tách rời và không thể phân chia, có thể thương yêu một người khác? Làm thế nào một con người tổng thể có thể thương yêu một con nguời bị tách rời? Thêm nữa, làm thế nào một con người tổng thể có thể thương yêu một con người tổng thể khác?

Krishnamurti: Bạn không thể là ‘tổng thể’ nếu bạn không biết tình yêu là gì. Nếu bạn là tổng thể – trong ý nghĩa chúng ta đang nói – vậy thì không có câu hỏi của thương yêu một người khác. Bạn có khi nào nhìn ngắm một bông hoa bên lề đường? Nó hiện diện, nó sống dưới ánh mặt trời, trong cơn gió, trong vẻ đẹp của ánh sáng và màu sắc, nó không nói với bạn: ‘Đến đây và ngửi tôi, thưởng thức tôi, nhìn ngắm tôi’ – nó sống và chính hành động đang sống của nó là tình yêu.

Ngày 19 tháng 7 năm 1970
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2018(Xem: 7789)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
15/03/2018(Xem: 17093)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
08/01/2017(Xem: 5928)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
14/04/2016(Xem: 14592)
Lịch Trình Phái Đoàn Hoằng Pháp Hoa Kỳ 2016 (Từ ngày 22/3/2016 đến ngày 16/5/2016) Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Thiện Đạo, ĐĐ Thích Thánh Trí, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ -----oOo----- Tuần 1: từ 22 đến 29/3/2016: Miền Nam California Tuần 2: từ 29/3 đến 5/4/2016: Portland Oregon Tuần 3: từ 5/4 đến 12/4/2016: Miền Bắc California Tuần 4: từ 12/4 đến 19/4/2016: Houston TX Tuần 5: từ 19/4 đến 26/4/2016: Oklahoma Tuần 6: từ 26/4 đến 3/5/2016: Philadelphia, New Jersey Tuần 7: từ 3/5 đến 10/5/2016: Grogia, Atlanta Tuần 8: từ 10/5 đến 16/5/2016: Minnesota
17/10/2015(Xem: 7955)
Các buổi giảng pháp của Thầy Minh Định tại Úc
17/07/2015(Xem: 7630)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
27/06/2015(Xem: 12181)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
01/05/2015(Xem: 8897)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
25/12/2013(Xem: 15783)
Như Thông báo số 1 Ban Tổ Chức (BTC) đã gởi đến Chư Tôn Thiền Đức và toàn thể quý Học viên Phật tử được biết.Thời gian không còn bao lâu nữa thì khoá Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13 lại đến, nỗi niềm âu lo của BTC chúng con/chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho sự sắp xếp công tác tổ chức. Nhưng nỗi niềm ưu tư lớn nhất của BTC chúng con là túc số học viên ghi danh tham dự khoá tu học năm nay?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]