Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Thảo luận cùng Phật tử: 7 tháng 11 năm 1985

07/07/201106:16(Xem: 2952)
1. Thảo luận cùng Phật tử: 7 tháng 11 năm 1985

TƯƠNG LAI LÀ NGAY LÚC NÀY
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG Ở ẤN ĐỘ
Nguyên tác: THE FUTURE IS NOW Krishnamurti’s Last Talks In India
Lời dịch: Ông Không 2008

krishnamurti-smilingThảo luận cùng Phật tử: 7 tháng 11 năm 1985
Thảo luận cùng Phật tử: 9 tháng 11 năm 1985
Thảo luận cùng phật tử: 11 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 18 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 19 tháng 11 năm 1985
Bàn luận cùng những người cắm trại: 21 tháng 11 năm 1985
Nói chuyện: 22 tháng 11 năm 1985

NHỮNG CUỘC NÓI CHUYỆN
VARANASI

Thảo luận cùng Phật tử [1]
Ngày 7 tháng 11 năm 1985

Người tham gia thứ nhất [2] (P1): Như tôi hiểu từ trước đến nay, ông nói rằng cuộc sống không có mục đích hay mục tiêu và vì vậy, không có con đường cho chúng ta đi trên nó. Do đó, mỗi con người đối diện với mỗi khoảnh khắc một. Nếu khoảnh khắc được hiểu rõ, vậy thì cùng khoảnh khắc đó là khoảnh khắc của hành động, hiểu biết và ham muốn. Sự nhận định này có đúng không?

Krishnamurti (K): Nếu tôi được phép nói rõ, chúng ta không tranh luận điều gì đúng hay không đúng. Thưa các bạn, đây là một chủ đề đòi hỏi nhiều tìm hiểu.

P1: Nếu ông nói rằng đây là một câu hỏi không thuộc về đúng hay sai, ông đang tạo ra một vấn đề cho những người mong muốn hiểu rõ.

K: Không. Trái lại, tôi đang nói rằng Panditji và tất cả chúng ta, gồm cả tôi, sắp sửa tìm hiểu. Tôi không nói, “Điều kia đúng, điều kia sai”, nhưng cùng nhau chúng ta sẽ tìm hiểu nó.
P1: Làm sao có thể có một con người mà không quyết định điều gì là đúng hay sai, điều gì tốt lành hay xấu xa?

K: Chúng ta sẽ nói về điều đó. Tôi không nói rằng không có tốt lành. Tốt lành có lẽ hoàn toàn khác hẳn tốt lành của bạn và tốt lành của tôi. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm ra điều gì là tốt lành – không phải là tốt lành của bạn hay tốt lành của tôi, nhưng tốt lành.

P2:… trong chính nó.

K: Vâng.

P1: Ông đang giới thiệu một hoang mang trên cách nhìn vào sự vật của một người hay quan điểm triết học của một người.

K: Vâng, nhưng nếu bạn khởi hành bằng sự chắc chắn, bạn kết thúc bằng sự hoang mang.

P1: Điều này nghe rất nghịch lý – rằng bạn khởi hành bằng sự chắc chắn, bạn kết thúc bằng sự hoang mang.

K: Dĩ nhiên. Đây là cuộc sống hàng ngày. Vậy là, thưa bạn, bởi vì bạn đưa ra một câu hỏi mà ngụ ý thời gian, tư tưởng, hành động, liệu rằng chúng ta có thể đầu tiên tìm hiểu câu hỏi thời gian là gì hay không? Không phải theo những gì Phật thuyết pháp, hay dựa theo quyển sách kinh nào đó, nhưng thời gian là gì? Ông ấy sẽ giải thích nó một cách, những nhà khoa học sẽ nói rằng nó là một chuỗi của những hành động, những tư tưởng nhỏ xíu và vân vân. Hay bạn có lẽ nói, ồ, thời gian là chết, thời gian là đang sống, hoặc tư tưởng là thời gian. Đúng chứ? Vì vậy, liệu chúng ta có thể, ngay lúc này, gạt đi điều gì những người khác đã nói, kể cả những gì tôi đã nói hay không nói – lau sạch những điều đó – và hỏi rằng, “Bây giờ, thời gian là gì?”
Đây là vấn đề duy nhất mà chúng ta có trong cuộc sống – thời gian – không chỉ một chuỗi của những sự kiện, nhưng còn cả từ khi được sinh ra, lớn lên, rồi chết, thời gian như quá khứ, tương lai và hiện tại, phải không? Chúng ta sống trong thời gian. Khoảnh khắc chúng ta hy vọng, nó là thời gian – tôi hy vọng để là, tôi hy vọng để trở thành, tôi hy vọng để được khai sáng; tất cả những việc đó ngụ ý thời gian. Thâu lượm hiểu biết ngụ ý thời gian, và toàn cuộc sống từ khi sinh ra đến lúc chết đi là một vấn đề của thời gian. Đúng chứ, thưa các bạn? Tôi đang giải thích rõ ràng phải không? Vì vậy, chúng ta gọi thời gian là gì?

P1: Ông đã nói về điều này nhiều lần, nhưng tôi muốn nói rằng khoảnh khoắc mà là hiểu biết, hành động, cũng như ham muốn, là một khoảnh khoắc trong đó không có thời gian.

K: Khoan đã, khoan đã. Bạn có thể phân chia khoảnh khắc này khỏi phần còn lại hay không?

P1: Trong khoảnh khắc của chú ý hay quan sát? Xin lỗi đã quá phân tích như thế. Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu rõ nhau chúng ta phải rõ ràng về ý nghĩa của hai từ ngữ này – chú ý và quan sát. Điều gì thực sự xảy ra khi bạn quan sát? – không phải lý thuyết. Khi bạn quan sát cái cây đó, con chim đó, người phụ nữ đó, người đàn ông đó, điều gì xảy ra?

P2 : Trong khoảnh khoắc của quan sát đó, nếu nó là quan sát thực sự …

K: Nó là gì? Tôi đang hỏi. Khi anh ấy dùng từ ngữ quan sát, anh ấy có ý gì qua từ ngữ đó? Tôi có lẽ muốn nói một sự việc, anh ấy có lẽ muốn nói một sự việc khác, vẫn vậy chị ấy có lẽ muốn nói một sự việc khác.
P2: Nhưng ông đang hỏi Panditji là anh ấy có ý gì qua từ ngữ quan sát.

K: Và anh ấy có ý gì qua từ ngữ chú ý … Thưa các bạn, hãy cho phép tôi đặt một câu hỏi? Chúng ta có thể bắt đầu thảo luận, có một cuộc đối thoại, một cuộc đàm đạo về một từ ngữ, mà thực sự là một cuộc thảo luận kỹ lưỡng rất, rất thiện ý, hay không? Bạn biết nghĩa lý của từ ngữ deliberate hay không? Từ ngữ đó bắt đầu từ libra mà trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là cân bằng, phân lượng. Bạn cũng có cùng từ ngữ đó trong mười hai sao tử vi Zodiac – sao thiên sứ Libra. Và do từ ngữ libra sinh ra liberate: giải thoát. Và cũng vậy nó có do từ ngữ deliberate mà trong tiếng Ý có nghĩa là “ngồi xuống, nói chuyện với nhau, chỉ bảo nhau, cân nhắc cùng nhau”. Nó không là bạn đang đưa ra một quan điểm và tôi đang đưa ra một quan điểm khác, nhưng cả hai chúng ta đang chỉ bảo nhau, cả hai chúng ta đang cân nhắc bởi vì chúng ta muốn tìm được sự thật của nó. Không phải tôi sẽ tìm ra nó rồi bảo cho bạn – điều đó không có trong từ ngữ deliberate. Thưa bạn, khi Đức giáo hoàng được chọn lựa ở Rome, ở nhà thờ Sistine trong tòa thánh Vatican, họ cân nhắc kỹ càng – cửa ra vào khóa lại, không người nào có thể ra ngoài, họ có nơi riêng dành cho vệ sinh cá nhân, nhà ăn, thực phẩm; mọi thứ mười lăm ngày hay vài ngày. Trong khoảng những ngày đã ấn định đó họ phải giải quyết xong xuôi. Đó được gọi là cân nhắc kỹ lưỡng. Vì thế liệu chúng ta, cả hai chúng ta, có thể bắt đầu, như thể chúng ta không biết gì cả, hay không?

P3: Điều đó khó khăn cho Panditji.

K: Điều đó không khó khăn. Tôi không biết gì cả; hiểu biết của chúng ta thuần túy là ký ức. Nó không hữu ích gì cả phải không? Tôi đang nói, hiểu biết có lẽ là mối hiểm họa to lớn nhất trong thế giới; nó có lẽ là sự cản trở khó vượt qua nhất. Muốn gia tăng hiểu biết chúng ta đang thêm vào, những nhà khoa học đang thêm vào. Cái gì được thêm vào luôn luôn bị giới hạn.

P2: Dĩ nhiên. Nếu nó trọn vẹn, ông không thể thêm vào nó.

K: Đúng rồi. Vì vậy, hiểu biết của bạn luôn luôn bị giới hạn, và nếu bạn thảo luận từ sự giới hạn đó, bạn kết thúc trong giới hạn.

P2 : Và điều tạm gọi là chắc chắn là sự giới hạn đó.

K: Vâng, giới hạn.

P1 : Chúng tôi đã nghe ông khá nhiều và hiểu rõ những vấn đề nào đó; nhưng nếu sự hiểu rõ cần ở một mức độ sâu xa hơn, vậy thì một ai đó giống như ông có trách nhiệm giải thích rõ mọi vấn đề đó, vì chúng ta ở những mức độ khác nhau.

K: Được rồi, được rồi. Nhưng người ta nói, K nói, rời bỏ mọi trói buộc của bạn, chúng ta hãy cùng nhau khởi sự.

P1: Làm thế nào chúng ta cùng nhau chỉ bảo khi chúng ta ở hai mức độ khác nhau.

K: Tôi không thừa nhận điều đó. Tôi không thừa nhận rằng chúng ta ở hai mức độ.

P1: Chúng tôi có một than phiền với ông rằng …

K: … rằng tôi là một người giải phẫu tồi!

P1:… người giải phẫu, vâng. Bởi vì có tất cả những khó khăn và xung đột bên ngoài. Những người như tôi có đặc quyền đến với ông để nhận được một chút ánh sáng, nhưng người giải phẫu lại không thể giải thích làm thế nào để xử lý những vấn đề bên ngoài kia và giải quyết những khó khăn ở đó.

K: Vậy là bạn muốn trước hết giải quyết những khó khăn ngoài đó, và sau đó tiếp cận những vấn đề trong này. Đó là như vậy phải không?

P1: Không, tôi muốn giải quyết cả hai cùng lúc.

K: Tôi không chấp nhận sự phân chia.

P1: Vâng, tôi đồng ý việc đó.

K: Thế giới là tôi, tôi là thế giới. Bây giờ, từ đó làm thế nào chúng ta giải quyết vấn đề.

P1: Chúng ta hãy đồng ý rằng tôi không tạo ra một khác biệt giữa những sự việc bên ngoài và bên trong.

K: Đầu tiên hãy chắc chắn điều đó. Bạn thực sự thấy điều đó, hay nó là lý thuyết.

P1: Đối với tôi nó là lý thuyết.

K: Thưa bạn, trước hết, lý thuyết với tôi không có giá trị. Hãy tha thứ cho tôi, thưa bạn. Tôi thấy điều gì đang xảy ra trong thế giới – chiến tranh, những dân tộc, giết chóc, mọi chuyện thảm khốc đang xảy ra – thực sự đang xảy ra, tôi không đang tưởng tượng nó; tôi thấy nó đang xảy ra ngay trước mắt tôi. Bây giờ, ai đã tạo ra nó?

P1: Con người.

K: Bạn công nhận rằng chúng ta, tất cả chúng ta, đã tạo ra nó?

P2: Vâng, tất nhiên.

K: Được rồi. Vậy là, nếu tất cả chúng ta đã tạo ra nó, chúng ta có thể thay đổi nó. Bây giờ, bạn sẽ tạo ra sự thay đổi theo cách nào? Thưa bạn vào một ngày khác ở New York, tôi đã gặp một nhà khoa học, một bác sĩ đã trở thành một triết gia. Ông ấy nói đây là trọng điểm cuộc nói chuyện, câu hỏi thực sự là: liệu các tế bào trong bộ não có thể tự tạo ra một thay đổi trong chính chúng – không nhờ vào thuốc men, không nhờ vào những qui trình di truyền khác nhau, nhưng liệu chính các tế bào não có thể nói: Đây là sai lầm – hãy thay đổi! Bạn hiểu không, thưa bạn? Liệu chính các tế bào não, không bị ảnh hưởng, không dùng thuốc men, có thể nhận thấy điều gì chúng đã tạo ra và nói: Đây là sai lầm – hãy thay đổi!

P1: Nhưng ông phân biệt rõ bộ não và cái trí.

K: Vâng, có lẽ ngu ngốc, nhưng tôi đã tạo ra một khác biệt, bởi vì bộ não chính là trung tâm của những cảm giác của chúng ra.

P4: Thưa ông, đó cũng là câu hỏi của tôi vào ngày kia: Chúng ta nên chờ đợi sự thay đổi đó phải không?

K: Bạn không thể. Nó sẽ tiếp tục.

P4: Nó sẽ đến một cách tự động phải không?

K: Không.

P4: Vậy là chúng ta nên cố gắng tìm kiếm nó.

K: Bạn sẽ làm gì, thưa bạn? Bạn hiểu rằng một thay đổi là cần thiết. Đúng chứ?

P4: Vâng, mọi người đồng ý điều đó.

K: Bây giờ, cái gì sẽ thay đổi nó? – trong những tế bào, không chỉ là những ý tưởng. Chính những tế bào của bộ não chứa đựng tất cả những ký ức của quá khứ. Liệu những tế bào kia, không áp lực, không ảnh hưởng, không chất hóa học, có thể nói: Đó là sự kết thúc của nó; tôi sẽ thay đổi, hay không?

P2: Không. Nếu không có ảnh hưởng, không có áp lực, điều đó có nghĩa nó đang tự xảy ra.

K: Không. Hãy lắng nghe nó. Những tế bào não chứa đựng tất cả những ký ức, tất cả những áp lực, tất cả giáo dục, tất cả trải nghiệm, mọi thứ – nó là trung tâm của hiểu biết. Đúng chứ?

P2: Vâng, nó bị chất đầy.

K: Chất đầy hiểu biết của hai triệu rưỡi năm. Chúng ta đã thử mọi cách – trong chất hóa học, hành hạ, mọi dạng trải nghiệm để tạo ra một thay đổi bên trong hộp sọ; chúng ta đã không thành công. Có kỹ thuật gene, có mọi dạng thí nghiệm đang được làm để thay đổi bên trong này, nhưng chúng đã không thành công. Từ trước đến nay, chúng đã không thành công, chúng có lẽ thành công trong một ngàn năm nữa. Vì vậy, tôi nói với chính mình, tại sao bộ não lệ thuộc tất cả những việc này – những chất hóa học, những niềm tin, những vui thú? Nó đang chờ đợi để được giải thoát? Tôi nói, “Không, xin lỗi, nó là một dạng tẩu thoát khác.”

P2: Đang chờ đợi việc gì đó.

K: Đúng rồi, liệu những tế bào não, cùng mọi ký ức thuộc quá khứ, có thể kết thúc mọi chuyện đó ngay lúc này? Đó là câu hỏi của tôi. Bạn nói gì đây, thưa bạn?

P1: Tôi có một câu hỏi khác. Tôi phải giảng dạy cho học sinh và tôi thực hiện nó qua một qui trình lý luận – qua lý luận để cho nhiều sự việc được giải thích. Cùng lúc tôi nhận ra sự giới hạn của việc đó, đặc biệt khi đã tiếp xúc với ông – rằng tất cả điều này là hời hợt, lý thuyết, rất giới hạn. Sau đó chúng tôi đến gặp ông, chúng tôi nghe được điều gì là đúng, và chúng tôi đi từ một điểm đúng đến một điểm đúng, nhưng cuối cùng của tất cả, tôi phát giác rằng, chúng tôi vẫn còn không ở nơi nào gần sự thật. Vậy là việc đó chỉ có nghĩa rằng thay vì đi quanh quẩn trong vòng tròn lý luận đó, chúng ta lại đi quanh quẩn trong việc này, và nó chẳng khác biệt gì cả.

K: Vâng, thưa bạn, tất cả chỉ là những lời giải thích và chúng ta chuyển từ lý luận kia sang lý luận này. Vì vậy, chúng ta có nhận thấy rằng lý luận có một giới hạn hay không? Bây giờ, liệu tôi có thể rời bỏ lý luận kia mà không chuyển sang lý luận khác, bởi vì ngay từ khi bắt đầu tôi nhận thấy rằng lý luận có giới hạn – dù rằng nó là lý luận siêu hạng hay lý luận đơn sơ.

P1: Không, hai lý luận không thể được so sánh với nhau bởi vì cái kia hoàn toàn là lý luận, mà chúng ta hiểu là bị giới hạn, nhưng ở đây nó không chỉ là lý luận, bởi vì chúng ta nhận được từng chút thấu triệt, từng chút ánh sáng, nhưng chúng ta cứ chuyển động quanh những từng chút này. Không có thấu triệt hoàn toàn.

K: Được rồi. Nếu đó là như thế – mà tôi nghi ngờ – có phải rằng bạn muốn thấu triệt hoàn toàn? Câu hỏi của bạn ám chỉ điều đó.

P1: Chúng tôi nên hài lòng với điều gì chúng tôi đang nhận được, nhưng chúng tôi cần trạng thái hạnh phúc đó mà định hình sự suy nghĩ. Chúng tôi nhận được từng chút thấu triệt, không là cái tổng thể.

K: Tôi không đang nói về trạng thái hạnh phúc, tôi đang nói về thấu triệt. Bạn sẽ lắng nghe nó chứ? Tôi sẽ giới thiệu cái tổng thể, tôi sẽ vạch rõ theo lý thuyết cái tổng thể. Bạn sẽ lắng nghe chứ – không phải nói vâng, điều này đúng, điều này sai? Thưa bạn, theo thực tế mỗi văn sĩ, họa sĩ, khoa học gia, thi sĩ, đạo sư – tất cả họ đều có một thấu triệt bị giới hạn. Bạn và tôi đến nói rằng, “Nhìn kìa, điều này bị giới hạn và tôi muốn sự thấu triệt thực sự, trọn vẹn, hoàn toàn; không phải từng phần. “Đúng chứ?

P1: Chúng tôi cần hiểu rõ điều này. Thấu triệt trọn vẹn là gì? Nó là một trải nghiệm phải không?

K: Tôi nghi ngờ nó là một trải nghiệm. Nó không là một trải nghiệm.

P2: Vậy thì nó phải đến từ bên trong.

K: Không, bạn thấy không, bạn đang khẳng định điều gì phải xảy ra.

P2: Nó không thể được mong đợi.

K: Bạn không thể đặt ra những luật lệ về nó. Bạn không thể nói nó là trải nghiệm, điều đó không đúng.

P2: Ông đang chỉ bảo cho chúng tôi làm thế nào tất cả việc này sẽ là một tổng thể.

K: Không phải tất cả việc này; những bộ phận không cấu thành cái tổng thể. Tôi cũng bị rơi vào lý luận như các bạn. Tôi chỉ đang nói, bạn đang tiếp cận nó sai lầm. Đó là quan điểm của tôi, đừng nói nó là một trải nghiệm, nó được dựa vào hiểu biết. Điều gì được dựa vào hiểu biết là sáng chế, không là sáng tạo.

P6 : Thưa ông, anh ấy không đang nói nó là trải nghiệm được dựa vào hiểu biết, nhưng nó phải là thực sự, được chứng tỏ.

K: Không phải rằng tôi trải nghiệm cái gì đó; nó là thực sự. Tôi không hiểu khó khăn của bạn. Người nào đó đến và kể cho tôi một câu chuyện. Tôi lắng nghe bằng sự chú ý mê say. Nó là một câu chuyện hay, ngôn ngữ, văn phong nhẹ nhàng; tôi tràn đầy hân hoan bởi nó, tôi lắng nghe câu chuyện, và nó tiếp tục ngày này sang ngày khác, và tôi bị nuốt trọn bởi câu chuyện. Vì vậy, câu chuyện chấm dứt bằng cách nói rằng, “Kết thúc ở đây”.

P5: Câu chuyện không chấm dứt cho chúng tôi; vấn đề tiếp tục.

K: Bạn là người bạn của tôi. Tôi muốn bảo cho bạn rằng con người có sự thấu triệt bị giới hạn, điều đó rõ ràng. Người bạn của bạn ở đây nói rằng, tôi sẽ bảo cho bạn bằng cách nào bạn có thể có được thấu triệt tổng thể. Bạn sẽ lắng nghe ông ta chứ? Đừng tranh cãi, chỉ lắng nghe. Bạn cho người ăn mày gạo; ông ấy không mong đợi bất kỳ thứ gì nơi bạn, nhưng bạn cho nó. Tương tự như thế, ông ta đang tặng tôi một món quà và ông ta nói, “Giữ nó, đừng hỏi tôi tại sao bạn đang được tặng nó, ai đang tặng nó; chỉ nhận nó.” Vì vậy, tôi đang nói cho bạn, thấu triệt không lệ thuộc trí năng, nó không lệ thuộc hiểu biết, nó không lệ thuộc mọi hình thức của hồi tưởng, và nó không lệ thuộc thời gian. Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể. Thưa bạn, giống như hai con tàu đang vượt qua nhau vào đêm tối, một con tàu nói với con tàu còn lại, “Đây là nó”, và vượt qua. Bạn sẽ làm gì?

P4: Thưa ông, nó đến nhờ sự rèn luyện dần dần hay nó đến ngay tức khắc.

K: Rèn luyện có nghĩa ký ức, thời gian.
P4: Vì vậy, nó chỉ có thể ngay tức khắc.

K: Ồ, không phải, không phải, thưa bạn. Ông ta nói cho tôi việc này và ông ta đi mất. Ông ta đã để lại cho tôi một viên ngọc quý và tôi đang ngắm nghía vẻ đẹp của nó. Tôi không đang hỏi, tại sao ông ta đã tặng nó cho tôi, ông ta là ai, và vân vân. Ông ta đã trao nó cho tôi và ông ta nói, “Giữ nó, người bạn của tôi, hãy sống cùng nó, và nếu bạn không muốn nó, quẳng nó đi.” Và tôi không bao giờ gặp lại ông ta. Tôi bị mê hoặc bởi viên ngọc, và viên ngọc đó bắt đầu phơi bày những sự việc tôi chưa bao giờ thấy trước kia, và viên ngọc đó nói, “Nắm chặt tôi hơn nữa, bạn sẽ thấy nhiều hơn.” Nhưng tôi nói, “Tôi còn vợ tôi, con cái tôi, trường cao đẳng của tôi, trường đại học của tôi, việc làm của tôi; tôi không thể làm việc này.” Vậy là bạn để nó trên bàn, quay trở lại vào chiều tối, và bạn nhìn nó. Nhưng viên ngọc đang phai nhạt, vì vậy bạn phải ôm chặt nó, bạn phải ấp ủ nó, yêu thương nó, ngắm nghía nó, chăm sóc nó.
Tôi không đang cố gắng thuyết phục ai về bất kỳ điều gì. Chúng ta thấy rằng hiểu biết của chúng ta rất giới hạn, và có lẽ hiểu biết chính là mối hiểm họa, có lẽ nó là liều thuốc độc trong tất cả chúng ta.
Thưa bạn, vào một ngày trước, ngay trước khi tôi đến Ấn độ, tôi đã gặp ba chuyên gia máy tính – những người rất, rất mới nhất. Họ đang tìm hiểu sâu hơn vào cái máy thông minh nhân tạo. Và cái máy thông minh nhân tạo có thể làm hầu hết mọi việc mà con người làm được – tranh luận, có vô vàn hiểu biết, nhiều hơn bất kỳ ai trong chúng ta. Nó sẽ gồm cả hiểu biết của người Anh, hiểu biết của người Châu âu, hiểu biết của người Pháp, hiểu biết của người Nga, tất cả kinh Upanishads, tất cả kinh Gitas, tất cả kinh Bibles, kinh Koran, mọi thứ, và nó sẽ hành động – nó sẽ chỉ bảo cho bạn ăn cái gì, không ăn cái gì, khi nào đi ngủ cho sức khỏe của bạn, khi nào bạn không thể ái ân, mọi thứ bạn có thể làm; nó đã bắt đầu rồi. Và điều gì sắp sửa xảy ra cho bộ não con người nếu cái máy đó có thể làm mọi thứ mà tôi có thể làm, ngoại trừ ái ân hay quan sát các vì sao? Vậy thì con người còn ý nghĩa gì nữa? Và kỹ nghệ giải trí – bóng đá, quần vợt, tất cả những việc này – rủi thay, ở đây nữa, nó cũng ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Vậy thì nếu con người bị trói buộc trong mọi trò giải trí, mà gồm cả giải trí tôn giáo, lúc đó đâu là con người? Thưa bạn, đây là vấn đề rất nghiêm túc; nó không chỉ là nói chuyện thông thường.

P2: Vấn đề này sẽ không nảy sinh nếu có sự thay đổi trong bộ não mà lúc đó cao cấp hơn bộ não hiện tại, bởi vì bộ não hiện tại là ký ức và cái máy tính có một ký ức hoàn hảo hơn.

K: Một con chip nhỏ giống như thế chứa đựng 600 triệu từ ngữ.

P2: Tất cả những thư viện của thế giới sẽ ở trong cái máy.

K: Chúng chứa đựng tất cả, phải không? Do đó, tại sao tôi phải đi tới thư viện, tại sao tôi phải lắng nghe tất cả những dữ kiện này? Do đó, giải trí.

P2: Hoặc thay đổi.

K: Đúng vậy. Đây là vấn đề tôi đã đặt ra liên tục.

P2: Vậy là chúng ta trở lại vấn đề đó.

P1: Thiền định có một vị trí trong tất cả việc này hay không?

K: Có chứ. Thưa bạn, liệu có một loại thiền định mà không giả tạo, không cố ý, không nói rằng rèn luyện, rèn luyện, rèn luyện, không liên quan với tất cả những việc này hay không? Bởi vì cái cách tôi rèn luyện để trở thành một người giàu có, tôi có mục đích được tính toán. Vì vậy, nó không thể là thiền định như hiện nay chúng ta thực hành. Vì vậy, có lẽ có một thiền định không liên quan với tất cả những việc này – và tôi nói rằng có.
P2: Chúng ta ngừng ở đây chứ?

K: Vâng, chúng ta ngừng – giống như câu chuyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2018(Xem: 7733)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
15/03/2018(Xem: 16829)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
08/01/2017(Xem: 5904)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
14/04/2016(Xem: 14457)
Lịch Trình Phái Đoàn Hoằng Pháp Hoa Kỳ 2016 (Từ ngày 22/3/2016 đến ngày 16/5/2016) Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Thiện Đạo, ĐĐ Thích Thánh Trí, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ -----oOo----- Tuần 1: từ 22 đến 29/3/2016: Miền Nam California Tuần 2: từ 29/3 đến 5/4/2016: Portland Oregon Tuần 3: từ 5/4 đến 12/4/2016: Miền Bắc California Tuần 4: từ 12/4 đến 19/4/2016: Houston TX Tuần 5: từ 19/4 đến 26/4/2016: Oklahoma Tuần 6: từ 26/4 đến 3/5/2016: Philadelphia, New Jersey Tuần 7: từ 3/5 đến 10/5/2016: Grogia, Atlanta Tuần 8: từ 10/5 đến 16/5/2016: Minnesota
17/10/2015(Xem: 7904)
Các buổi giảng pháp của Thầy Minh Định tại Úc
17/07/2015(Xem: 7354)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
27/06/2015(Xem: 11605)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
01/05/2015(Xem: 8663)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
25/12/2013(Xem: 15646)
Như Thông báo số 1 Ban Tổ Chức (BTC) đã gởi đến Chư Tôn Thiền Đức và toàn thể quý Học viên Phật tử được biết.Thời gian không còn bao lâu nữa thì khoá Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13 lại đến, nỗi niềm âu lo của BTC chúng con/chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho sự sắp xếp công tác tổ chức. Nhưng nỗi niềm ưu tư lớn nhất của BTC chúng con là túc số học viên ghi danh tham dự khoá tu học năm nay?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]