Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuồng Chèo Quan Âm Thị Kính đến Opera Bà Thị Kính ở Hoa Kỳ

26/04/201410:04(Xem: 4106)
Tuồng Chèo Quan Âm Thị Kính đến Opera Bà Thị Kính ở Hoa Kỳ

quan am thi kinh
Tháng Hai vừa qua, tại thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana, vở Opera tiếng Anh The Thị Kính Tale của một nhà soạn nhạc Mỹ gốc Việt, tiến sĩ Phan Quang Phục, giảng viên Indiana University Jacobs School Of Music, đã được trình diễn 4 ngày trên sân khấu một ngàn chỗ ngồi của đại học Indiana.


Thanh Trúc, phóng viên RFA, phỏng vấn Tiến Sĩ Phan Quang Phục




Tiến sĩ Phan Quang Phục

Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, cựu nhân viên NASA ở Washington DC, nói về cảm tưởng và suy nghĩ của ông sau khi đã xem vở tuồng Bà Thị Kính tại hí viện của Indiana University Jacobs School Of Music hồi tháng Hai:

Đây là lần đầu tiên một vở truyền thuyết chèo trong dân gian Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, có thể tạm gọi như là vở đại nhạc kịch (Grand Opera) nói bằng tiếng Anh, hát bằng tiếng Anh đã được trình diễn.

Với khoảng chừng 25 người trong ban nhạc thì anh Phan Quang Phục phải viết cho tất cả các nhạc cụ trong ban nhạc và ông nhạc trưởng sẽ từ đó hòa nhạc. Ngoài ra không phải là nói mà hát theo nhạc, thành ra đó là sự kiện rất công phu. Theo tôi được biết thì sân khấu ở đó rộng ngang với sân khấu của Metropolitan ở New York City tức là sân khấu lớn nhất của Mỹ, chỗ ngồi chừng độ một ngàn. Hôm chúng tôi đi thì còn rất ít ghế trống, khán thính giả đã say mê theo dõi, sự dàn dựng rất công phu, chuyển cảnh mau, phông làm rất đẹp, ngay cả trang phục cũng được nghiên cứu thật kỹ lưỡng. .

Với tư cách một khán giả thì tôi có được ngồi cạnh một vài người khách ngoại quốc, họ nói họ rất ngạc nhiên tại sao người phụ nữ Á Đông, điển hình trong này là người phụ nữ Việt Nam như bà Thị Kính, có thể chịu đựng được cái sự hàm oan như vậy. Rồi Thị Mầu là một người lẳng lơ, phóng khoáng nhưng họ thấy trong xã hội nào cũng vậy, những người bị đàn áp, trong trường hợp này là vấn đề giới tính, luôn luôn muốn tìm cơ hội thoát ra, chống đối, phản kháng.

Và vì trong này cũng có vấn đề tôn giáo, thành ra họ thấy có lẽ văn hóa Việt Nam đi rất gần với đạo Phật, có sự từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung và cuộc sống đức hạnh.

Tiến sĩ Phan Quang Phục, giảng viên Indiana University Jacobs School Of Music
Tiến sĩ Phan Quang Phục, giảng viên Indiana University Jacobs School Of Music

Tiến sĩ Phan Quang Phục quê ở Đà Nẵng, thích nhạc và thích sáng tác từ khi còn học khoa Kiến Trúc trong nước, tự học đàn dương cầm hồi 1978. Sang Mỹ định cư năm 1982, ông chuyển từ kiến trúc sang âm nhạc, vào học tại Đại Học Cộng Đồng Riverside ở California.

Năm 1987, cậu thanh niên Phan Quang Phục tốt nghiệp B.M. cử nhân khoa sáng tác tại USC University Of Southern California. Năm 1989, vẫn theo ngành âm nhạc, anh chọn Đại học Michigan, học ở đây 6 năm, lấy hai bằng, một bằng cử nhân về sáng tác và một bằng DMA về Dân Tộc Nhạc Học Ethnomusiccology:

Với khoảng chừng 25 người trong ban nhạc thì anh Phan Quang Phục phải viết cho tất cả các nhạc cụ trong ban nhạc và ông nhạc trưởng sẽ từ đó hòa nhạc. Ngoài ra không phải là nói mà hát theo nhạc, thành ra đó là sự kiện rất công phu

Tại vì tôi nghĩ rằng mình đi càng xa bao nhiêu thì mình càng nhớ về cái gốc của mình bấy nhiêu. Tôi nghĩ sau giai đoạn 10 năm tự nhiên mình thấy kiến thức âm nhạc cổ truyền của mình không được cao lắm, tôi phải lấy thêm bộ môn như vậy để nghiên cứu thêm về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Sau khi xem xét tôi thấy hát chèo là hay nhất nên tôi nghiên cứu về hát chèo, biết thêm được nhiều vào cái chiều sâu của tuồng Quan Âm Thị Kính.

Trong lúc đi học thì mình viết bài rất nhiều, có được nhiều cơ hội trình diễn. Nhiều nhóm người ta đặt bài của mình và người ta trình diễn trên thế giới. Nhờ vậy lúc ra trường tôi tìm việc làm rất dễ.

Sau ba năm dạy nhạc tại Cleveland State University, tiến sĩ Phan Quang Phục chuyển sang University Of Illinois At Champagne Urbana. Năm 1998, trong lúc đang dạy ở University Of Illinois At Champagne Urbana, ông được giải thưởng The Rome Prize, được qua Ý ở một năm để nghiên cứu và sáng tác. Đây chính là thời gian gợi cảm hứng sáng tác cho ông nhất về Opera.

Trở lại Hoa Kỳ năm 1999, ông được mời làm giảng viên bộ môn sáng tác tại University Of Indiana, Jacobs School Of Music, là một trong ba trường lớn nhất ở Hoa Kỳ nói riêng, đồng thời là một trong 10 trường lớn nhất trên thế giới:

Ở đây mình có cơ hội viết nhiều tác phẩm lớn và quan trọng tại vì trường có nhiều ban nhạc giỏi và nổi tiếng.


Tuồng chèo Quan Âm Thị Kính

Cơ duyên nào đã khiến vở Opera Bà Thị Kính lên sân khấu của Jacobs School Of Music:

Trước vở Opera này thì tôi có sáng tác một vở Opera có tên Lorenzo Di Medicis. Tôi dùng vở Opera đầu tiên để thuyết phục người ta trình diễn cho tôi. Nghe nhạc thì người ta thích nhưng người ta không cảm động cho nên người ta có hỏi tôi rằng anh còn một câu chuyện nào khác hay không? Tôi mới đem câu chuyện Quan Âm Thị Kính kể cho người ta nghe thì người ta nói chúng tôi muốn có một cái Opera về câu chuyện này.

Lúc còn nhỏ tôi cũng đã có ý định viết tuồng Quan Âm Thị Kính nhưng lúc đó tôi chưa thấy mình có khả năng sáng tác nỗi trong cái chiều sâu của nó. Hai chục năm sau thì tôi chắc chắn có thể ngồi xuống mà viết vở Opera Bà Thị Kính.

Câu hỏi ở đây là tại sao từ vở tuồng chèo Quan Âm Thị Kính lại được nhà soạn nhạc kiêm tiến sĩ Dân Tộc Nhạc Học Phan Quang Phục viết lại dưới hình thức một Opera để trình diễn cho khán giả ngoại quốc xem:

Tôi có sáng tác một vở Opera có tên Lorenzo Di Medicis. Tôi dùng vở Opera đầu tiên để thuyết phục người ta trình diễn cho tôi. Nghe nhạc thì người ta thích nhưng người ta không cảm động cho nên người ta có hỏi tôi rằng anh còn một câu chuyện nào khác hay không? Tôi mới đem câu chuyện Quan Âm Thị Kính....

Tiến sĩ Phan Quang Phục

Tuổng chèo Quan Âm Thị Kính của mình có thể nó đi về phương diện tôn giáo, nhưng sau khi phối hợp nghiên cứu giữa tinh thần của người Châu Âu và tinh thần của người Châu Á thì tôi thấy câu chuyện này còn một chiều sâu khác ngoài vấn đề tôn giáo. Tôi bắt đầu soạn vở Quan Âm Thị Kính lại trong đường hướng mới là Câu Chuyện Bà Thị Kính, tôi thêm nhiều đoạn và bớt đi những đoạn khác. Tại vì trong Opera thì lúc nào cũng có nhóm hợp ca, chorus, nhưng vở chèo của mình ngày xưa thì không có như vậy. Những phần mà tôi cắt đi là hài, một vấn đề có tính chất địa phương, ví dụ hề ttrong Shakespeare thì người Châu Á của mình không thể nào hiểu được. Những cái hề bên Châu Á của mình thì người Tây Phương không hiểu được. Tôi chỉ giữ lại những đoạn hề nào mà có thể giới Tây Phương người ta hiểu được.

Đối với tác giả vở tuồng Bà Thị Kính, điều quan trọng là nêu bật được vẻ đẹp tinh thần và khát vọng của người đàn bà Việt Nam trong một xã hội vốn có những lề thói cổ xưa kiểu phép vua thua lệ làng. Mặt khác, vẫn lời tiến sĩ Phan Quang Phục, ông sử dụng hầu hết từ đàn bà mà không sử dụng từ phụ nữ khi mô tả nhân vật Thị Kính:

Tôi dùng chữ đàn bà thay vì phụ nữ, trong xã hội Việt Nam đàn bà là giới phụ thôi chứ không phải giới chính, cho nên người ta gọi là phụ nữ, nhưng mà tôi thấy chữ đàn bà nó chính xác hơn.

Nội dung câu chuyện Bà Thị Kính là tôn xưng vẻ đẹp, tư tưởng tự do và sự thông minh của người đàn bà trong xã hội nói chung:

Vẻ đẹp đây là cái compassion qua con người Bà Thị Kính, vẻ đẹp từ lòng yêu người, tình người là cao nhất, tình người là quan trọng, chấp nhận hy sinh cho người khác. Những người mẹ của mình thực sự người nào cũng vậy cả.

Các diễn viên tham gia vở tuồng Bà Thị Kính tại hí viện của Indiana University Jacobs School Of Music
Các diễn viên tham gia vở tuồng Bà Thị Kính tại hí viện của Indiana University Jacobs School Of Music

Tôi nghĩ trong xã hội xưa Việt Nam của mình đàn bà bị một khuôn khổ quá chặt chẻ, cho nên người ta cũng có suy nghĩ cũng muốn được tự do chứ. Tôi nghĩ người ta phải đào tạo, phải sáng chế vai Thị Mầu để chứng minh rằng đàn bà cũng muốn có được một mối yêu tự do của mình

Tiến sĩ Phan Quang Phục

Bây giờ vấn đề thông minh xuyên qua bà Vợ Mõ (vợ mõ làng). Qua câu chuyện đối đáp giữa Mẹ Mỏ và ông lý trưởng thì Mẹ Mõ chứng minh rằng mình không có học thật, không biết chữ thật, nhưng rất thông minh và khôn khéo. Trong vở chèo cổ người ta gọi nhiều danh từ khác nhau như Mẹ Đóp, Mụ Đóp hoặc Vợ Mõ, Mẹ Mõ… và cái lối bà bắt lý, lối chơi chữ, lối suy nghĩ của bà còn cao hơn ông lý trưởng là một người có học. Đừng nghĩ đàn bà trong xã hội Việt Nam không có học thì rất là ngu, họ thông minh và khéo léo không thua gì đàn ông.

Điều thứ ba là ý tưởng và tinh thần tự do, cái ý tưởng tự do ở đây thực ra là yêu đương tự do.

Điều này phản ảnh qua nhân vật thứ ba, nguyên nhân đau khổ đoạn trường của tiểu Kính Tâm tức Bà Thị Kính, được tác giả phả một luồng sinh khí mới và một cách suy nghĩ mới từ tinh thần tự do. Đó là cô gái đẹp lả lơi mang tên Thị Mầu:

Cô Thị Kính chấp nhận lời yêu cầu của ba mình và lấy anh Thiện Sĩ, tuy nhiên đối với cô Thị Mầu thì lại khác, cô thương ai thì muốn lấy cho được thôi. Tôi nghĩ trong xã hội xưa Việt Nam của mình đàn bà bị một khuôn khổ quá chặt chẻ, cho nên người ta cũng có suy nghĩ cũng muốn được tự do chứ. Tôi nghĩ người ta phải đào tạo, phải sáng chế vai Thị Mầu để chứng minh rằng đàn bà cũng muốn có được một mối yêu tự do của mình.

Thật ra cái tinh thần người đàn bà của mình hồi xưa, nếu so sánh với người đàn bà trong thế giới Châu Âu, thì cũng ngang nhau cả, cũng lấy tình yêu làm đầu. Đó là muốn chứng minh về vấn đề tình yêu tự do và tình yêu lý tưởng của người đàn bà trong xã hội Việt Nam.

Với giàn diễn viên nam nữ không phải người Việt thì có trở ngại nào trong tập luyện hay trình diễn không, tiến sĩ Phan Quang Phục khẳng định cái khó đối với ông, có chăng, là làm thế nào cho người ta hiểu thấu nội tâm sâu lắng của Bà Thị Kính:

Lúc viết kịch bản thì tôi viết bằng tiếng Anh, nhưng viết thế nào để no có một cái gọi là colloquial (thông thường). Cái khó nhất là làm sao viết một vở Opera mà nâng lên được cái tư tưởng cái ý nghĩa của những lời trong kịch bản.

Một cái khó nhất nữa trong khi viết câu chuyện Bà Thị Kính là những giai điệu:

Tại vì Bà Thị Kính mình nói bà đơn giản mà thật ra bà không đơn giản. Bà Thị Kính có thể nói gần như là thất tình, trong tâm hồn bà có nhiều ý tưởng và cảm xúc khác nhau, thương có, ghét có, tha thứ cũng có mà hận cũng có. Bà là con người suy nghĩ về tôn giáo cũng có mà suy nghĩ về trần tục cũng có. Cho nên phải viết như thế nào để mà phối hợp tất cả những tư tưởng này với nhau thành một giọng hát. Đó là cả một thử thách.

Lúc viết Opera câu chuyện Bà Thị Kính tôi muốn đem chuyện này đến giai đoạn mà tôi gọi là umiversalism tính nhân bản phổ quát.Lúc trình diễn thì có thể nói niềm vui của mình không có chữ nào diễn tả được, ai cũng thích cả. Tôi nghĩ cách làm của tôi, ý muốn của tôi thể hiện vở này qua tầm mắt của tính chất nhân bản đã thành công.

Với niềm tin của tác giả vở Opera Bà Thị Kính, tiến sĩ Phan Quang Phục, Thanh Trúc mạn phép chấm dứt câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay. Kính chào và hẹn gặp quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.


Source:
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/ba-thi-kinh-in-opera-04242014075244.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2015(Xem: 3586)
Liên Hoa Sắc là nhân vật có thật từ thời Đức Phật tại thế. Bà là ai, cuộc đời thế nào, xin mời Quí vị theo dõi với sự diễn xuất, kể lại một cách sống thực của chị…qua vở hài kịch “Liên Hoa Sắc„ Đây hài kịch “Liên Hoa Sắc„ bắt đầu.
09/01/2015(Xem: 8080)
Có đến 1,500 khán giả tại nhà hát IU Opera ở Bloomington bị cuốn hút theo điệu nhạc vui nhộn của màn mở đầu vở opera “The Tale of Lady Thị Kính,” là cảnh đám cưới của Thiện Sĩ và Thị Kính. Họ như quên đi cái lạnh của tuyết đang phủ trắng hai bên đường bên ngoài trời.
03/01/2015(Xem: 4805)
Vở kịch vui: Buông! Buông! Buông! Bối cảnh xảy ra tại thủ đô Canberra: Dì Diệu Như (đệ tử của HT Quảng Ba) trong lúc chờ đợi đi dự khóa tu học PPUC kỳ thứ 14, ở ngoài vườn, tưới mấy cây bông, đứng trước một cây bông và lầm bầm: Dì NN: “Cây này mình đã tưới chưa nhỉ? Sao bây giờ mình lẩm cẩm thế này? (Thở dài) Nhiều lúc (hát) “Bổng thấy mình chẳng nhớ nỗi một con đường…”
23/07/2014(Xem: 5931)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất mà tác giả không thể quên đó là kỳ hành hương Tích Lan tham dự lễ lãnh giải và phát bằng danh dự do Hội Đồng Tăng Già và chính phủ Tích Lan trao tặng nhị vị Hoà Thượng: HT Thích Minh Tâm và HT Thích Như Điển, người có công phát triển Phật giáo tại hải ngoại. Hôm nay trên sân khấu này, nhân lễ giỗ đầu tiên của Sư Ông và cũng là lần đầu thiếu bóng dáng Sư Ông tại khoá tu học Âu Châu, chúng tôi gồm một số học viên cùng anh em GĐPT sẽ diễn tả những nỗi nhớ, niềm thương kính Sư Ông một cách sống thực qua màn ca vũ nhạc kịch "Cơn Dông Giữa Mùa Hạ". Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, màn ca vũ nhạc kịch "Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" bắt đầu.
19/05/2014(Xem: 6921)
Clip: Hài kịch Lan & Điệp, ĐĐ Thích Đồng Thanh với vai Điệp, ĐĐ Thích Hạnh Tri với vai Lan trong vở hài kịch “ Lan và Điệp”, biểu diễn trong chương trình Văn Nghệ kết thúc Khóa tu học Phật Pháp Úc châu kỳ VII của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL Năm 2007 được tổ chức tại vùng Kyneton, tiểu bang Victoria (từ ngày 03-01 đến ngày 07/01/2008)
29/04/2014(Xem: 3164)
Đờn Ca Tài Tử (ĐCTT) được UNESCO chính thức ghi danh ngày 5/12/2013, ngày 11/2/2014 đã trao quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Đây là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận và là duy nhất của Nam Bộ sau Nhã Nhạc Cung Đình Huế (2003). Không Gian Cồng Chiêng Tây Nguyên(2005), Dân ca Quan Họ Bắc Giang-Bắc Ninh(2009), Ca Trù(2009), Lễ Hội Thánh Gióng (2010), Hát Xoan (2011), Lễ Hội Hùng Vương (2012).
18/03/2014(Xem: 7822)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
31/12/2013(Xem: 17338)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
20/10/2013(Xem: 3113)
Khung cảnh: Trước cửa bếp gần phòng ăn. Diễn viên: Mẹ và hai con ( trai 7 tuổi, gái 6 tuổi). Mẹ ( vói trong bếp): Chị Năm à, nhớ bỏ chút muối vào nồi súp hộ tôi. Tôi nghỉ một lát rồi tôi xuống …kho cá! Mèn ơi, nấu chay cho khóa tu học mà tôi cứ quán món mặn không hà. Bậy thiệt. Nhưng tôi biết nói sao đây khi rõ ràng bày ra bàn y chang là món cá thu kho “ca ra men„ tuy làm bằng tàu hủ ky và shu shi thay cho da cá.
11/10/2013(Xem: 4791)
Khung cảnh: Công viên Phật tử ( Kéo valy ra sân khấu, ngồi nghỉ ở băng ghế, lấy nước ra uống, xong, đứng dậy ngắm cây cỏ) ngâm: Cảnh sắc hôm nay sáng rạng ngời. Cỏ cây xanh biếc một màu tươi. Từ xa thấp thoáng ai đi lại. Dáng vẻ tu hành, bước thảnh thơi. Nói: Đúng rồi, đúng là một vị sư.Ta phải cúng dường mới được. Vị sư ( tay cầm bình bát khoan thai bước ra) Phật tử (Chắp tay cúng dường): Nam Mô A Di Đà Phật. Vị sư: Nam Mô A Di Đà Phật.( xong, khoan thai bước đi)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567