World Premiere đại nhạc kịch The Tale of Lady Thị Kính / Chuyện Bà Thị Kính
Anvi Hoàng/Viendong: BLOOMINGTON, Indiana – Vào lúc 8 giờ tối giờ miền Đông ngày thứ Sáu, 7 tháng Hai, 2014, màn sân khấu Indiana University Opera của trường nhạc Jacob' School of Music được kéo lên. Trước mắt khán giả là bức phông mùa Xuân hiện hình bức tranh Đông Hồ được chiếu sáng.
Có đến 1,500 khán giả tại nhà hát IU Opera ở Bloomington bị cuốn hút theo điệu nhạc vui nhộn của màn mở đầu vở opera “The Tale of Lady Thị Kính,” là cảnh đám cưới của Thiện Sĩ và Thị Kính. Họ như quên đi cái lạnh của tuyết đang phủ trắng hai bên đường bên ngoài trời.
Vở opera The Tale of Lady Thị Kính/Chuyện Bà Thị Kính của nhà soạn nhạc Phan Quang Phục, cũng là người viết tuần bản cho vở kịch này, bắt đầu. Như đã trình bày trên nhật báo Viễn Đông trong nhiều tháng qua, vở đại nhạc kịch Chuyện Bà Thị Kính dựa trên cốt truyện của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính đã được soạn nhạc gia gốc Việt Phan Quang Phục thai nghén trong nhiều năm để viết nhạc cũng như lời hát bằng tiếng Anh, đã được trường nhạc Jacob's dựng trên một sân khấu opera vĩ đại không kém của nhà hát Metropolitan ở New York.
Đây là lần đầu tiên trên thêgiới (World Premiere), vở đại nhạc kịch được khai diễn.
Và khán giả đã tuần tự khóc cười với vở đại nhạc kịch hy hữu trong bối cảnh làng quê Việt Nam này. Cũng giống như khán giả người Việt Nam khi xem vở chèo cổ, khán giả người Mỹ xem vở đại nhạc kịch đã mê nhân vật Thị Mầu đầy sức sống, họ cười khi cô tán tỉnh Tiểu Kính Tâm tại chùa, họ khóc cho số phận đắng cay của Thị Kính, và họ nghiêng mình trước Thị Kính khi cô trở thành Phật Quan Âm Thị Kính.
Câu hát Nam Mô A Di Đà Phật trang nghiêm, mạnh mẽ, nhiệt tình kết thúc vở diễn và mọi người đồng loạt đứng lên vỗ tay trong mấy phút liền.
Đêm diễn thứ 2 của vở opera The Tale of Lady Thị Kính diễn ra ngày 8 tháng 2 năm 2014. Tuần sau, thêm hai buổi diễn nữa sẽ được tiếp tục vào 8 giờ tối theo giờ miền Đông, ngày 14 và 15 tháng 2 năm 2014 tại Nhà Hát IU Opera ở Bloomington (Indiana). Xin mời quý vị xem!
Phỏng Vấn Nhà Soạn Nhạc Phan Quang Phục (P.Q. Phan) (Kỳ 3)
(VienDongDaily.Com - 08/02/2014)
Băng Huyền/ Viễn Đông
[Hinh phan quang phuc 3: ]
Vợ chồng Phan Quang Phục ở Sacramento tháng Một, 2014
Vợ chồng Phan Quang Phục ở Sacramento tháng Một, 2014
LTS: Thưa quý độc giả, suốt 2 năm qua, trên nhật báo Viễn Đông đã phổ biến những bài viết của tác giả Anvi Hoàng, là hiền thê của nhà soạn nhạc, giáo sư, tiến sĩ P.Q. Phan (Phan Quang Phục), về những diễn biến của vở opera mang tên “Câu Chuyện Bà Thị Kính” (The Tale of Lady Thị Kính), dài 135 phút, là vở opera thứ nhì sau vở “Lorenzo de' Medici” của nhà soạn nhạc P.Q. Phan (Phan Quang Phục). Tác phẩm này sẽ được mở màn tại sân khấu lớn của trường nhạc Jacobs School of Music tại trường đại học Indiana University vào ngày 7, 8, 14, 15 tháng 2 năm 2014. Đây là vở opera theo phong cách “đại nhạc kịch” (grand opera) với dàn nhạc lớn, dàn hợp xướng và 15 vai diễn, toàn bộ phần lời hát bằng tiếng Anh, và có hai bài hợp xướng được hát bằng tiếng Việt. Nhân chuyến viếng thăm của ông bà đến miền Nam California mùa lễ hội cuối năm 2013 vừa qua, phóng viên Viễn Đông đã có buổi phỏng vấn nhà soạn nhạc P.Q. Phan (Phan Quang Phục) để tìm hiểu thêm về vở opera “Câu chuyện bà Thị Kính” và những chia sẻ của ông về âm nhạc. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả
Viễn Đông: Thưa Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan, ngoài âm nhạc, có hình thức nghệ thuật nào lôi cuốn ông không?
Thưa Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Ngoài âm nhạc, còn có kiến trúc. Khi còn ở Việt Nam, tôi có học Kiến Trúc 4 năm, kiến trúc là một nghệ thuật để sáng tác một thể chất trong không gian 3 chiều, âm nhạc là một nghệ thuật sáng tạo và kết cấu cho cái nghệ thuật 2 chiều trên mặt giấy, nhưng mà 4 chiều về tư tưởng, cho nên nhiều khi nó còn khó hơn nữa. Vì âm nhạc của mình, mình vừa nghe, mà còn vừa thấy, vừa tưởng tượng... còn kiến trúc mình chỉ thấy không thôi, nhiều khi mình rờ, mình thấy được, âm nhạc mình rờ cũng được, mình thấy cũng được và nghe cũng được. Đây là một nghệ thuật trừu tượng, có nhiều sự tưởng tượng hơn là nghệ thuật khác.
Kiến thức về sáng tạo của âm nhạc có tính chất thời gian. Ví dụ mình nhìn ngôi nhà, mình thấy ngay lập tức, nhưng âm nhạc phải ngồi đúng 2 tiếng đồng hồ, mới biết nó hay hay dở. Cho nên nó có tính chất thời gian. Tranh vẽ có thể mình nhìn càng lâu càng thấy đẹp, nhưng mới nhìn vẫn có thể khẳng định được rồi. Nhưng còn âm nhạc, thì phải ngồi chờ nó hết bản nhạc, mình mới biết nó hay hay không.
Nói chung căn bản học về kiến trúc đã giúp tôi về kết cấu trong âm nhạc rất nhiều. Kiến thức về toán, về vật lý, khoa học, đã giúp ích cho tôi. Tôi ít khi nào nói tôi viết nhạc dựa vào cảm giác, không có đâu. Viết nhạc trong giới của tôi làm, trước hết người ta dựa vào sự tưởng tượng, thứ hai là dựa vào kỹ thuật, khoa học, triết lý, lý luận để phát triển hiện thực của mình ra. Giờ tôi đang buồn thúi ruột, kêu tôi viết bản nhạc vui, tôi cũng làm được. Việc đó đối với tôi rất đơn giản. Hoặc tôi rất vui, bảo tôi viết bài nhạc thật buồn, tôi cũng làm được. Vì cảm giác là chuyện quá bình thường. Trong nghệ thuật, trí tưởng tượng là điều quan trọng nhất.
Viễn Đông: Nhìn lại quãng đời đi qua, xin ông chia sẻ những khó khăn cũng như thành công của ông. Thành công nào ông mãn nguyện nhất?
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Vấn đề khó khăn nhất của tôi là mình thuộc dạng “nửa nạc nửa mỡ”. Vì người châu Âu nhìn mình, lúc nào cũng nghĩ rằng mình sẽ làm nhạc kiểu châu Á, và người Châu Á nhìn mình thì sẽ nghĩ rằng mình làm nhạc theo tầm thức mà họ hiểu về âm nhạc. Nhiều khi những người như tôi, trước khi giới thiệu mình với cộng đồng Việt Nam, tôi phải đi xa trước. Tại sao vậy? Vì trước khi mình muốn giới thiệu cho cộng đồng của mình, mình phải chứng minh được rằng mình đi đâu, mình cũng thành công được cả. Không phải phụ thuộc hoàn toàn vào trong cộng đồng của mình, cho nên khi mình giới thiệu với cộng đồng, mình chỉ chia sẻ thôi, chứ không phải là muốn phụ thuộc. Không biết tôi nói vậy, có ai giận tôi không?
Việt Nam dùng chữ “cần”, nhiều người sẽ có lối suy nghĩ khác nhau, nhiều khi mình dùng chữ “cần” là một tiếng lịch sự, có người sẽ hiểu rằng là năn nỉ, cho nên chữ cần của Việt Nam tôi ít dùng lắm, nhưng mà tôi rất muốn dùng chữ chia sẻ. Trước khi tôi giới thiệu, hay chịu để người khác giới thiệu mình với cộng đồng Việt Nam, tôi phải chứng minh được ở đâu mình cũng sống được cả, thì lúc đó mình về với cộng đồng, tự giới thiệu thì nó có tính chất khách quan nhiều hơn, chứ không nó sẽ quá chủ quan.
Khó khăn của tôi là với người Châu Âu hiểu mình kiểu khác, đối với người Việt hiểu mình kiểu khác. Cho nên đoạn đường tìm hiểu được bản chất chân thật của mình, là đoạn đường khó nhất.
Còn về thành công tột bậc nhất của tôi, đó là tôi hiểu ra được sự phát triển của âm nhạc phụ thuộc vào khoa học, đó là điều tôi hãnh diện nhất, không phải là ai cũng hiểu điều này, nhiều người Tây Phương họ cũng không hiểu như vậy. Khi tôi đi dạy, tôi phải giảng cho họ hiểu. Điều này trong trường không dạy, mình phải làm việc rất nhiều thì mới hiểu được, đó là điều tôi hãnh diện nhất. Còn nếu dùng bài bản cụ thể, thì những sáng tác tôi làm từ năm 2000 đến bây giờ là những bài tôi hãnh diện nhất và opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” là một trong những tác phẩm tôi rất hãnh diện.
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Vấn đề khó khăn nhất của tôi là mình thuộc dạng “nửa nạc nửa mỡ”. Vì người châu Âu nhìn mình, lúc nào cũng nghĩ rằng mình sẽ làm nhạc kiểu châu Á, và người Châu Á nhìn mình thì sẽ nghĩ rằng mình làm nhạc theo tầm thức mà họ hiểu về âm nhạc. Nhiều khi những người như tôi, trước khi giới thiệu mình với cộng đồng Việt Nam, tôi phải đi xa trước. Tại sao vậy? Vì trước khi mình muốn giới thiệu cho cộng đồng của mình, mình phải chứng minh được rằng mình đi đâu, mình cũng thành công được cả. Không phải phụ thuộc hoàn toàn vào trong cộng đồng của mình, cho nên khi mình giới thiệu với cộng đồng, mình chỉ chia sẻ thôi, chứ không phải là muốn phụ thuộc. Không biết tôi nói vậy, có ai giận tôi không?
Việt Nam dùng chữ “cần”, nhiều người sẽ có lối suy nghĩ khác nhau, nhiều khi mình dùng chữ “cần” là một tiếng lịch sự, có người sẽ hiểu rằng là năn nỉ, cho nên chữ cần của Việt Nam tôi ít dùng lắm, nhưng mà tôi rất muốn dùng chữ chia sẻ. Trước khi tôi giới thiệu, hay chịu để người khác giới thiệu mình với cộng đồng Việt Nam, tôi phải chứng minh được ở đâu mình cũng sống được cả, thì lúc đó mình về với cộng đồng, tự giới thiệu thì nó có tính chất khách quan nhiều hơn, chứ không nó sẽ quá chủ quan.
Khó khăn của tôi là với người Châu Âu hiểu mình kiểu khác, đối với người Việt hiểu mình kiểu khác. Cho nên đoạn đường tìm hiểu được bản chất chân thật của mình, là đoạn đường khó nhất.
Còn về thành công tột bậc nhất của tôi, đó là tôi hiểu ra được sự phát triển của âm nhạc phụ thuộc vào khoa học, đó là điều tôi hãnh diện nhất, không phải là ai cũng hiểu điều này, nhiều người Tây Phương họ cũng không hiểu như vậy. Khi tôi đi dạy, tôi phải giảng cho họ hiểu. Điều này trong trường không dạy, mình phải làm việc rất nhiều thì mới hiểu được, đó là điều tôi hãnh diện nhất. Còn nếu dùng bài bản cụ thể, thì những sáng tác tôi làm từ năm 2000 đến bây giờ là những bài tôi hãnh diện nhất và opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” là một trong những tác phẩm tôi rất hãnh diện.
Viễn Đông: Đằng sau sự thành công của ông, chắc chắn luôn có sự hỗ trợ của người bạn đời, ông hãy kể về “một nửa” của mình?
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Đi đâu, tôi cũng nói tôi là chồng của cổ, thay vì là cổ là vợ của tôi! An Vi Hoàng đã giúp tôi rất nhiều về vấn đề tinh thần và niềm tin. Khi mình làm cái gì mà ai tin vào điều mình làm, thì mình sẽ càng phấn khởi hơn. An Vi lúc nào cũng rất là tin, nhiều khi có lúc tôi ở trong những giai đoạn rất buồn nhưng cô ấy làm cho tôi phấn khởi lên, làm cho niềm tin của tôi mạnh lên. Trong vòng 2 năm nay, thay vì cô ấy viết những tiểu thuyết, những tác phẩm mà cô ấy muốn viết, thì cô ấy lại bỏ thời giờ để viết về câu chuyện thực hiện vở opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” để truyền bá suy nghĩ của tôi, của cô đối với tác phẩm cho những người khác hiểu, không chỉ trong cộng đồng Việt Nam mình thôi mà cô viết bằng song ngữ Anh -Việt. Tôi thấy mình đã chiếm 2 năm giai đoạn cuộc đời của AnVi, nên đôi khi cũng ân hận lắm, nhưng cô ấy làm rất vui, chứ không phải vừa làm vừa than.
Tính tình của An Vi rất tĩnh, còn tôi rất động. Cô ấy rất dễ mệt, còn tôi lại phóng khoáng, đi rất nhiều, nhưng An Vi luôn ráng đi theo, nhiều hôm về nhà, An Vi mệt cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng vì vợ chồng chúng tôi có một nguyên tắc là đi đâu cả hai vợ chồng cũng cùng đi với nhau, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi tôi đi họp mặt với bạn tôi, cô cũng đi theo, cô đi họp mặt với bạn cô, tôi cũng đi theo. Nhiều khi mình không muốn, cũng phải đi, nhưng từ từ thì rất thích.
Tôi hy vọng sau này, một ngày gần đây thôi, khi An Vi thực hiện những dự án về văn hóa Việt Nam, thì tôi sẽ bỏ hết sức ra để giúp cô ấy, để đền đáp lại.
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Đi đâu, tôi cũng nói tôi là chồng của cổ, thay vì là cổ là vợ của tôi! An Vi Hoàng đã giúp tôi rất nhiều về vấn đề tinh thần và niềm tin. Khi mình làm cái gì mà ai tin vào điều mình làm, thì mình sẽ càng phấn khởi hơn. An Vi lúc nào cũng rất là tin, nhiều khi có lúc tôi ở trong những giai đoạn rất buồn nhưng cô ấy làm cho tôi phấn khởi lên, làm cho niềm tin của tôi mạnh lên. Trong vòng 2 năm nay, thay vì cô ấy viết những tiểu thuyết, những tác phẩm mà cô ấy muốn viết, thì cô ấy lại bỏ thời giờ để viết về câu chuyện thực hiện vở opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” để truyền bá suy nghĩ của tôi, của cô đối với tác phẩm cho những người khác hiểu, không chỉ trong cộng đồng Việt Nam mình thôi mà cô viết bằng song ngữ Anh -Việt. Tôi thấy mình đã chiếm 2 năm giai đoạn cuộc đời của AnVi, nên đôi khi cũng ân hận lắm, nhưng cô ấy làm rất vui, chứ không phải vừa làm vừa than.
Tính tình của An Vi rất tĩnh, còn tôi rất động. Cô ấy rất dễ mệt, còn tôi lại phóng khoáng, đi rất nhiều, nhưng An Vi luôn ráng đi theo, nhiều hôm về nhà, An Vi mệt cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng vì vợ chồng chúng tôi có một nguyên tắc là đi đâu cả hai vợ chồng cũng cùng đi với nhau, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi tôi đi họp mặt với bạn tôi, cô cũng đi theo, cô đi họp mặt với bạn cô, tôi cũng đi theo. Nhiều khi mình không muốn, cũng phải đi, nhưng từ từ thì rất thích.
Tôi hy vọng sau này, một ngày gần đây thôi, khi An Vi thực hiện những dự án về văn hóa Việt Nam, thì tôi sẽ bỏ hết sức ra để giúp cô ấy, để đền đáp lại.
Viễn Đông: Ông có thêm điều gì để nói với độc giả Viễn Đông không?
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Nếu có ai đọc bài phỏng vấn này, tôi rất cảm ơn sự ủng hộ của họ. Lúc nào tôi cũng có tự tin riêng, nhưng mà mình được sự ủng hộ của cộng đồng, thì mình càng yêu quý. Hiểu sâu mình cũng yêu quý, hiểu cạn mình cũng yêu quý. Hoặc chỉ cần nhắc đến thôi, mình cũng yêu quý. Tôi rất mừng và hãnh diện nếu như trong cộng đồng Việt chia sẻ được niềm hãnh diện riêng của tôi. Tôi hy vọng rằng trong vòng thời gian ngắn thôi, thì sẽ tìm cách đem vở opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” để trình diễn hoặc trình bày với cộng đồng Việt Nam, giống như một chia sẻ. Đó là chuyện tôi rất muốn làm. Hiện tại tôi cũng có nói chuyện với rất nhiều người, và người nào cũng muốn giúp cả, tuy nhiên phải chờ sau buổi trình diễn mở màn [vào ngày 7, 8, 14, 15 tháng 2 năm 2014 này tại sân khấu trường nhạc Jacobs School of Music tại trường đại học Indiana University], thì mình mới đi đến việc tìm cách trình bày như thế nào vừa hợp lý nhất, và vừa với túi tiền nhất.
Tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam của mình ở hải ngoại về tài chánh quá thành công, nhưng nhiều khi làm việc quá nhiều, đã quên về vấn đề văn hóa. Tôi có một ước muốn là nếu cộng đồng mình có thời gian, thì hãy xin mọi người dành một hoặc hai phút của họ suy nghĩ về văn hóa của mình, vì tôi nghĩ, chỉ có văn hóa là điều quan trọng nhất để chứng minh sự hiện diện của mình tại đây. Tiền bạc, xe hơi, nhà cửa cao rộng cái gì cũng qua thôi, nhưng văn hóa là những điều sẽ tồn tại được từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nếu mình đào tạo được văn hóa rồi, mình mất đi, thì thế hệ con cháu cũng sẽ hưởng được.
Những người khác định giá trị của mình thế nào? Họ sẽ không định giá trị trên xe mình đi, nhà mình ở, mà định từ văn hóa của mình. Nếu văn hóa của mình cao, sâu đậm, thì họ phải nể mình thôi, mặc dù mình nghèo. Tôi rất mong muốn, mọi người chỉ cần dành thời gian mỗi ngày 1 phút để suy nghĩ về vấn đề văn hóa. (bh)
Giáo sư- nhạc sĩ P.Q. Phan: Nếu có ai đọc bài phỏng vấn này, tôi rất cảm ơn sự ủng hộ của họ. Lúc nào tôi cũng có tự tin riêng, nhưng mà mình được sự ủng hộ của cộng đồng, thì mình càng yêu quý. Hiểu sâu mình cũng yêu quý, hiểu cạn mình cũng yêu quý. Hoặc chỉ cần nhắc đến thôi, mình cũng yêu quý. Tôi rất mừng và hãnh diện nếu như trong cộng đồng Việt chia sẻ được niềm hãnh diện riêng của tôi. Tôi hy vọng rằng trong vòng thời gian ngắn thôi, thì sẽ tìm cách đem vở opera “Câu Chuyện Bà Thị Kính” để trình diễn hoặc trình bày với cộng đồng Việt Nam, giống như một chia sẻ. Đó là chuyện tôi rất muốn làm. Hiện tại tôi cũng có nói chuyện với rất nhiều người, và người nào cũng muốn giúp cả, tuy nhiên phải chờ sau buổi trình diễn mở màn [vào ngày 7, 8, 14, 15 tháng 2 năm 2014 này tại sân khấu trường nhạc Jacobs School of Music tại trường đại học Indiana University], thì mình mới đi đến việc tìm cách trình bày như thế nào vừa hợp lý nhất, và vừa với túi tiền nhất.
Tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam của mình ở hải ngoại về tài chánh quá thành công, nhưng nhiều khi làm việc quá nhiều, đã quên về vấn đề văn hóa. Tôi có một ước muốn là nếu cộng đồng mình có thời gian, thì hãy xin mọi người dành một hoặc hai phút của họ suy nghĩ về văn hóa của mình, vì tôi nghĩ, chỉ có văn hóa là điều quan trọng nhất để chứng minh sự hiện diện của mình tại đây. Tiền bạc, xe hơi, nhà cửa cao rộng cái gì cũng qua thôi, nhưng văn hóa là những điều sẽ tồn tại được từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nếu mình đào tạo được văn hóa rồi, mình mất đi, thì thế hệ con cháu cũng sẽ hưởng được.
Những người khác định giá trị của mình thế nào? Họ sẽ không định giá trị trên xe mình đi, nhà mình ở, mà định từ văn hóa của mình. Nếu văn hóa của mình cao, sâu đậm, thì họ phải nể mình thôi, mặc dù mình nghèo. Tôi rất mong muốn, mọi người chỉ cần dành thời gian mỗi ngày 1 phút để suy nghĩ về vấn đề văn hóa. (bh)
Gửi ý kiến của bạn