Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vở kịch: Học đi đôi với hành

28/12/201017:20(Xem: 3475)
Vở kịch: Học đi đôi với hành
hoc di doi voi hanh

Vở kịch: Học đi đôi với hành

QT: (Vừa lau chùi bàn ghế vừa nghêu ngao hát) “yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ…….”

Vợ: Chao, sáng sớm mi làm chi mà hát hò nghe não ruột rứa? Mạ bị dị ứng khi nghe bài hát ni lắm nghe con, lần sau đừng có hát nó trước mặt Mạ nữa hí?

QT: Dạ bài bát ni bản thân hắn có tội tình chi mô mà Mạ ghét hắn tội nghiệp rứa?

Vợ: Thì (ngập ngừng…) ngày xưa cũng vì mê nhạc của ông Trinh Công Sơn, để rồi khi gặp Ba mi, tau cũng bắt chước nảy sinh “lòng từ bi bất ngờ” nên mới “xuất giá” đó, (giọng ảm đạm) Chứ giá như lúc nớ mà nghe lời Ôn Mệ mình lên Chùa lo tu hành, thường xuyên kinh kệ, nghe qúy Thầy qúy Cô dạy cho cách tôi luyện lòng từ bi vĩnh hằng, trường cửu thì giờ ni ….(thở dài não ruột…)

QT: Thôi, thôi Mạ đừng có than thân trách phận nữa Mạ ơi, Mạ không nghe Đức Phật dạy là không nên nghĩ nhớ về qúa khứ mà chỉ lo hiện tại thôi sao. Mạ cứ ráng tu hành cho tinh tấn đi rồi một ngày mô đó ước mơ của Mạ cũng biến thành sự thật mà. Con bảo đảm Mạ cũng được “mất dấu” như Ôn Nguyên Tạng dạy cho coi.

Vợ: Ủa! chứ mất dấu chi?

QT: Thì Ôn ấy nói người mô cứ lo ngủ nhiều không lo học hành, tu tập thì mất dấu hỏi “Ngủ” thành “Ngu” chứ chi. Còn Mạ mà ráng cố gắng tu riết Mạ cũng mất dấu sắc “xuất giá” sẽ trở thành “xuất gia” đó!

Vợ: Hừ, cái con ni mi đúng là thông minh “đột xuất” dữ hí??? Bộ mi tưởng đi tu dễ lắm à! Nói như mi rứa thì ai cũng đi xuất gia hết rồi chứ có phải năm mô mọi người ở đây cũng phải lũ lượt vác lều chõng đi tu vỏn vẹn có 5 ngày như ri mô.

QT: À, xém chút con quên nói cho Mạ biết, hôm qua con lên Chùa nghe mấy Dì nói Mạ là: “Qúy Thầy dạy ai tu nấy chứng răng mà con Quảng Tuệ Duyên hắn tu kiểu chi mà chồng hắn chứng mới lạ chứ!”, Cô Thanh Phi hỏi con là Mạ mi tu pháp môn chi chỉ cho chị em đồng đạo trong Chùa biết với???

Chồng: (Từ ngoài vườn lửng thửng đi vô nhà, vừa nói) Hai Mạ con bây nói chuyện chi mà nhắc tới tui đó?

Vợ: Chứ tui hỏi Ông, Ông lên chùa nói cái chi mà để trên chùa họ bảo “tui tu mà ông chứng” rứa?

QT: Ba nói là từ ngày Mạ đi tu học khóa 8, được quý Thầy dạy cho bộ Kinh Na Tiên tỳ kheo về là Mạ cứ thẳng thừng bắt cả nhà áp dụng không uyển chuyển “Flexible” cho phù hợp với sinh hoạt gia đình chút mô hết.

Vợ: Mô? Cha con ông nói tui nghe thử coi? Nói có sách mách thì phải có chứng hí? Đừng có ăn hô nói thừa mà phạm ngũ giới mang tội đó nghe.

Chồng: Thì từ khi nghe Ôn Nguyên Tạng dặn tới dặn lui “tu là phải thiểu dục tri túc”, vậy là về nhà chính phủ người ta cho tắm 4 phút bà bắt tui chỉ được set 2 phút thôi khiến cha con tui tắm ra người còn xà bông đầy cả mình mẩy. Chưa kể ở trong nhà, đi tới đâu thì bà tắt đèn tới đó mà tui thì già cả rồi, mắt yếu không thấy đường nên bị u đầu sứt trán mấy lần. Còn tới mùa đông thì bà không cho bật lò sưởi bắt cha con tui mặc 4, 5 cái áo 2, 3 cái quần vô như cái hình nộm nặng muốn chết luôn, thiếu điều đi không nổi té lên té xuống…..chứ tui có nói gian đâu!

Vợ: Chứ Ông không nhớ Ôn Trường Sanh dạy mình khi tu hành thì không nên đặt nặng vấn đề ăn, uống, ngủ, nghỉ à, ham muốn cho dữ vô, đòi hỏi cho nhiều vô là càng khó an lạc, khó giải thoát răng?

QT: Mạ nói tới giải thoát làm con mới nhớ, hôm trên khóa tu Thầy Đạo Hiếu dặn qúy Phật tử Ưu Bà Di ráng tu hành sao cho tốt, phải cư xử hòa nhã, nói năng khuyên nhủ chồng con cho ôn nhu mới cảm hóa được những Đức lang quân khó khăn trong vấn đề để Vợ mình đi Chùa, làm công qủa… kết qủa con Quảng Hạnh bạn con hắn tu giỏi qúa đến độ hắn mới than van với con: “Úi giời ơi, mình tu là để giải thoát mà không ngờ ông nhà mình cứ nằng nặc đòi kiếp sau đi theo mình nữa có chết không đấy chứ?”

Vợ: Ừ hắn nói đúng đó Ông, bị vì Thầy Viên Trí dặn kiếp ni mình làm chi, định tâm theo cái chi thì kiếp sau cứ theo đó mà hình thành thôi. Mà chồng hắn cứ định tâm theo hắn thì chẳng lẽ kiếp sau hắn lại tiếp tục làm vợ của chồng hắn nữa à? Ui chao làm răng bây chừ? Hay lần ni mình lên hỏi qúy Ôn coi có thượng sách chi mà chỉ giáo giùm hắn không Ông hí?

Chồng: Tui khổ não với Mạ con của bà qúa đi thôi! Cứ bảo con Quảng Hạnh yên tâm đi, nhiếp tâm lo tu hành, cứ học theo Thầy Hạnh Tri lo tập trung tâm trí niệm Phật A Di Đà, phải dứt khoát tư tưởng không thèm nghĩ tới bánh chưng, bánh tét hay Lan và Điệp chi hết cả thì chắc chắn sẽ được giải thoát thôi!

QT: Hắn càm ràm với con và nói cái điệu ni chắc hắn phải tu ít ít lại một chút cho chắc ăn, đợi khi mô chồng hắn cũng biết tu để giải thoát như hắn thì hắn mới tiếp tục được.

Vợ: Chà, nói chi mà tội lỗi rứa! Thầy Đạo Thông dặn dò rất cẩn thận là luôn luôn nổ lực tu hành, không nên hẹn rày hẹn mai khi mình còn đang khỏe mạnh “Tu hôm nay chớ để ngày mai”. Đừng để tới lúc sức que gãy gọng rồi mới tìm tới Phật, kêu ca với Ngài thì thiệt là tội cho Ngài quá, chóng cả mặt mày vì đám chúng sanh lộn xộn ni, nói có biết nghe mô, cứ đợi nước tới chân rồi mới nhảy!

Chồng: Bà nói cái miệng nghe hay lắm nhưng bản thân Bà cũng phải dựa vào hoàn cảnh gia đình mình mà tu chứ, đâu phải cứ nhắm mắt nhắm mũi mà y giáo phụng hành đâu!

QT: Ba nói đúng đó, nhiều khi con đi làm về mệt mõi, đang ngồi nghe bản nhạc tình cảm để thư giãn, tới khúc âm hưởng nghe du dương trữ tình rất hay rứa mà Mạ đành đoạn tới tắt cái cụp và bảo là Thầy Thiện Hiền dặn rồi, tới “xúc” thì lo ngưng đi hí chứ đừng để chạy qua “thọ” rồi thì bó tay nghe chưa con?

Vợ: Mạ đã từng nói với con rồi, nhà mình thì bòn phuớc từng chút, từng chút một, tạo phước thì dày chỉ cỡ một tấc thôi nhưng xài thì xài cả thước. Mạ hỏi con lấy mô ra phước mà không mắc nợ như chúa chổm để rồi cuộc đời cứ lận đận, lao đao nay chuyện buồn ni mai chuyện phiền tê mà không hay không biết chi hết. Thì chừ qúy Thầy dạy cho cách đừng tạo nghiệp nữa thì mình phải lo mà thực hành chứ!

Chồng: Chưa hết đâu bà ơi, Bà có nhớ hôm trên khóa tu về bà nằng nặc đòi tui phải đi tìm cho bằng được loại “rêu cỏ” nào ăn vô để bà tăng trưởng lòng từ bi của Bà như Thầy Đạo Hiển dạy, nhưng bà có biết vì Thầy ấy người Bình Định nên Thầy ấy dặn ăn “rau qủa” mà bà nghe thành “rêu cỏ” chứ rêu cỏ nào mà ăn cho được…. bà nghĩ coi?

QT: Lúc đó Ba mở miệng định giải thích với Mạ thì Mạ đưa tay bịt miệng Ba lại và bảo nì: Ôn Tâm Minh dặn “Oan ức không cần phân giải, phân giải là hèn nhát”” hí?!?!? Rứa là Ba cứ im lặng cắn răng chịu đựng hết chuyện ni qua chuyện tê, từ ngày ni qua tháng nọ, riết cuối cùng mà Ba chứng được hạnh “nhẫn nhục” đó Mạ!!!

Vợ: Rứa à, rứa mà tui có hay biết chi mô. Thôi lần ni mình phải xin qúy Ôn trong ban giáo thọ cho tìm người làm thông dịch viên dịch từ giọng Bình Định sang giọng “Bình thường” ông hí!

Chồng: (Thở dài, lắc đầu ngao ngán) Người ta học một biết mười còn bà cũng đi tu học như người ta nhưng học mười mà biết chỉ có một, chưa kể thực hành cái kiểu của Bà hành đây là hành xác người khác thì có.

Vợ: Ông đừng nói rứa mà làm tui nổi cơn tự ái hí, tui nghe Ôn Như Huệ dạy tu hành thì cũng từ từ, chẳng thà chậm mà chắc chứ “dục tốc bất đạt” thôi chứ tốt lành chi? Ông không thấy nhiều người tu theo kiểu đầu voi đuôi chuột hả, mới đầu tu ào ào rồi khi có chuyện phiền não, nghe một tin sai lạc chi xảy ra một chút là đã vội vã bỏ đạo trốn biệt tích giang hồ luôn thấy ớn chưa?

Chồng: Ủa chứ tui nghe Bà hay khuyên mấy người mới vô Chùa làm công qủa rằng việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm sao cho “dây thần kinh tự ái bị đứt” mới được mà??? Bà chỉ dẫn cho người ta nghe hùng hồn vậy sao nãy giờ tui và con QT nói có sai gì đâu mà Bà tự ái???

Vợ: Thiệt tình mà nói tui thấy ai mới vô Chùa làm công qủa cũng đều vui vẻ, thích thú lắm, thấy họ “trẻ mãi không già” Ông ạ. Nhưng sau một thời gian đến chùa thì bổng nhiên họ biến thành “Già mãi không trẻ”. Làm như thân họ thì ở chốn già lam mà tâm họ thì lang thang vất vưởng mô ngoài đường rứa đó! Ai nhờ bảo chi chút cũng không vui, ai nói chi cũng trách cứ, bắt bẻ, ai làm chi cũng thấy chướng tai, gai mắt ……. rồi buồn phiền, giận hờn, than oán……..ui cha đủ phiền não hết! Ôn Phổ Hương cũng từng nói đó gởi tên lên đọc cầu an, cầu siêu cho ông bà cha me mà lỡ qúy Thầy đọc nhanh nghe không kịp hay đọc bị sót tên là giận hờn, trách cứ bỏ chùa đi một nước, lại còn tuyên bố xanh rờn một đi không trở lại nữa, dễ sợ hí?

Chồng: Thì cũng tại mấy bà thôi chứ Thầy Hạnh Phẩm đã dạy rồi, khi vô Chùa điều quan trọng nhất là phải phát Bồ đề tâm, với tâm lượng từ bi và tâm lượng phục vụ chúng sinh chứ đừng nghĩ vì ngoài đời nhiều điều mệt mõi, phiền toái rồi vô Chùa để tìm an lạc, bình an, yên ổn, tui hỏi bà rồi chẳng may khi vô chùa gặp cảnh trái ngang thì sao???

Vợ: Răng mà không biết, họ luôn nhớ canh cánh trong lòng lời Ôn Như Điển căn dặn là khi vô chùa “cái ngã” phải nhỏ như con kiến thôi thì mới bò lọt qua cái cổng chùa, vô tới chánh điện, xuống tới nhà bếp được, chứ “cái ngã” mà to như con Voi thì chỉ đứng ngoài cổng Chùa mà dòm vô thôi, vô răng cho lọt? Phải tập “Đối cảnh vô tâm” nhưng ngặt nổi tui không hiểu vì răng làm như vô tới trong nhà bếp “cái ngã” vừa làm vừa được bồi dưỡng đủ thứ món ăn ngon hay răng mà tự nhiên nó nhanh chóng phát triển to như con Bò rứa mới chết đó chứ Ông!

QT: Bởi rứa con thích học theo hạnh của Ôn Thắng Hoan khi mô cũng cười nói hoan hỉ, vô Chùa ai sai chi làm nấy, ai nói chi nghe xong nuốt vô trong bụng hết, không giận hờn trách móc ai cả, ….. nhưng (ngập ngừng)….. dù chi đi nữa mình cũng là người trần mắt thịt cho nên thỉnh thoảng cũng ….. hờn mát một chút như Sư phụ Tâm Phương rứa đó để cuộc đời thêm thi vị cho vui Mạ hí!(cười khoái chí)

Chồng: Con có cười thì cười vừa vừa thôi chứ đừng bắt chước như Ôn Bảo Lạc cười mà không thấy Tổ quốc đâu hết nghe chưa con?

QT: Ủa vì răng Ôn ấy cười mà không thấy Tổ quốc hả Ba?

Chồng: Bị vì khi cười Ôn ấy nhắm tít hai con mắt lại thì người trước mặt còn chưa thấy lấy đâu mà thấy được Tổ quốc?

Vợ: Ừ, nhắc tới Ôn ấy tui có cảm giác như Ôn ấy có bà con dòng họ chi với Nhà thơ Tú Xương hay răng mà giọng văn của Ôn ấy giảng pháp nghe cay cay mà thấm tháp ghê luôn Ông hí?

QT: Mạ ơi, Mạ diễn tả chi mà nghe giống như đang thưởng thức tô bún bò Huế rứa Mạ?

Vợ: Chứ mi không nghe Ôn Sa Di Hạnh Duyên làm câu thơ lục bát để diễn tả giọng văn thuyết pháp của Ôn ấy à.

“Pháp Bảo nấu cháo bỏ gừng,

Ăn vô ba chén không chừng ăn thêm” đó răng?

Chồng: Ừ nói Huế mới nhớ, vừa rồi vợ chồng Anh chị Thục Hà, Nguyên Giác đi về Việt Nam làm từ thiện với Ôn Tâm Phương, chị bảo vui lắm nhưng ngồi trên mấy chiếc xe buýt tốc hành chạy nhanh qúa xốc cho tối tăm cả mặt mày.

QT: Con thấy rứa mà nhầm nhò chi, nếu ai mà nghe Ôn Quảng Ba thuyết pháp rồi thì chuyện đi xe tốc hành không thấm béo chi hết mô, chỉ có hỏa tiễn mới sánh với lời Ôn ấy giảng thôi. Năm ngoái Mạ biết không? Chị Tâm Quang nghe Ôn ấy giảng xong bước ra mặt mày tái xanh hết không còn chút máu, con hỏi răng rứa? Chị ấy bảo Sư phụ dặn “Qúy vị hãy tập trung đầu óc để nghe giảng chứ không được xao lãng” và thế là Ôn ấy cứ thao thao bất tuyệt, rứa là cả chị lẫn em lo nín thở mà nghe giảng, bị vì nếu thở ra hay thở mạnh qúa là không theo kịp bài liền đó Mạ.

Vợ: Nói chi đi nữa Mạ thấy tội nghiệp Ôn ấy ghê, là Tổng vụ trưởng tổng vụ Hoằng pháp, làm việc chung với Ôn Nguyên Tạng lâu năm lắm rồi răng mà không lây tánh tự tin của Thầy ấy chút mô hết để đến nổi giảng bài xong nói nghe thiệt thê lương “Qúy vị, ai hiểu thì hiểu chứ tui thì không hiểu đâu à nghe???”. Người ta tu riết mất dấu, còn Ôn ấy tu qúa lâu năm hay răng mà mất cả chữ luôn.

QT: Chữ chi hả Mạ?

Vợ: Thì “tự tin” mất chữ n thành “tự ti” chứ chi!!!

Chồng: Mạ con bây nói chuyện tào lao qúa! Đúng là đàn bà, hiểu vấn đề khi nào cũng nông cạn hết. Sở dĩ Ôn ấy nói vậy là tại Ôn ấy đã dạy tất cả hình tướng, danh xưng, mọi sự việc trên cõi đời này đều là giả tạm hết, không hề có giá trị vĩnh hằng đâu. Cho nên hiểu cũng như không mà không cũng như hiểu đó thôi!

QT: À, thì ra là rứa. Hay thay! Hay thay! (quay sang Mạ hỏi) Mạ ơi, con nghe Ba nói bộ Mạ bận chi nên lần ni không đi tu học được phải không Mạ?

Vợ: Ừ, thì Mạ đang bận một số việc nhưng lần mô Mạ có thể tạm nghỉ đi tu học được chứ lần ni Mạ không yên bụng ở nhà chút mô hết con à. (Quay sang chồng) Chứ Ông có nhớ Ôn Bảo Lac từng nói “Quãng Nam hay cãi, Quãng Ngải hay co, Bình Định hay lo, rồi Thừa Thiên ních hết” không? Tui hỏi Ông, Ông biết rồi đó ÔnTâm Minh thì mình hạc xương mai, đang đứng trò chuyện với mình mà lỡ có cơn gió cỡ cấp 2, cấp 3 chi đó thổi ngang một cái thôi, tui bảo đảm với Ông là mình không biết Ôn ấy mô rồi? Thì làm răng mà Ôn ấy một mình ních hết cho nổi đây??? Thiệt là kêu Trời không thấu!!!

QT: Mạ nói phải đó Ba, nhà mình dù chi cũng là Phật tử đồng hương, cùng xứ Huế với Ôn ấy nên phải lên phụ một tay chứ, sống ở đời phải cho có tình có nghĩa, có thủy có chung Mạ hí?

Chồng: Nhưng hiện tại điều quan trọng là: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” bởi vậy mình phải ráng mà sắp xếp đi tu học để một phần nào đó đền đáp công ơn của qúy Thầy, qúy Cô bỏ công thức khuya dậy sớm lo soạn bài soạn vở, bỏ công việc Chùa chiền ở nhà để đến đây lo dạy dỗ cho mình tu hành, biết đâu là con đường tìm đến sự giải thoát và giác ngộ.

Vợ: Thôi, Ông lo gọi điện thoại lên thưa với Ôn Nguyên Tạng xin ghi danh liền không thôi hết chổ đó!

Viết & trình diễn tại Khóa tu 2009
Quảng Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2018(Xem: 16530)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
30/09/2018(Xem: 3696)
MV Duyên dáng em Việt Nam đã ra mắt gấp rút vào tháng 1 2018 - Thời điểm mọi người tất bật chuẩn bị Tết, có lẽ vì thế mà nó chưa có nhiều sự quan tâm như mọi người mong muốn Tuy nhiên phải nói rằng đây là 1 trong số ít bài hát có nhiều "vị" âm nhạc đến thế như: như R&B, Rap ,Dance,..vv tạo những điểm nhấn đầy sống động, cao trào cho tác phẩm
24/08/2018(Xem: 5595)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
13/08/2018(Xem: 4417)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
03/08/2018(Xem: 3552)
Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Khung cảnh: phòng khách một ngôi chùa. Diễn viên: Ni cô, 3 Phật tử. Lời giới thiệu Kính thưa Quí vị, Thi sĩ Đoàn Như Khuê đã từng thốt lên: “ Biển khổ mênh mông sóng ngập trời. Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi, Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió, Chung cuộc rồi trong bể khổ thôi.”
03/08/2018(Xem: 8552)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
05/07/2018(Xem: 8255)
Với niềm vui sướng pha lẫn tự hào của một người Phật tử khi được xem trên truyền hình bộ phim “Đức Phật” hoành tráng mà từ lâu hằng mơ ước. Trong một lần tìm chút thư giản, vô tình mở tivi, bắt gặp một trailet giới thiệu cảnh voi sáu ngà với cành bông sen trong giấc mộng của Hoàng hậu Maya. Bắt đầu gây chú ý và ngạc nhiên và được biết đó là bộ phim “Đức Phật” đã trình chiếu trên kênh Let’s Việt hằng đêm vào lúc 20 giờ (phát lại lúc 10 giờ sáng hôm sau). Khi tôi xem được trọn vẹn thì đã chiếu đến tập thứ 3 rồi ( 4/7/2018)! Đây chính là bộ phim do nhà tỷ phú Ấn Độ B.K.Modi phát tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện (120 triệu USD), và êkíp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh
15/05/2018(Xem: 15901)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
13/02/2018(Xem: 7967)
Kịch: Sớ Táo Quân Mậu Tuất 2018 Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Nữ ngọc hoàng, táo Gia Đình Phật Tử (GĐPT), táo nam sửa chùa, táo nữ trai soạn. Khung cảnh: Cung đình. *** (Mở nhạc “Tết Tết Tết Tết Đến Rồi“. Ba táo nhún nhảy bước ra sân khấu theo điệu nhạc cho đến câu „về chung vui bên gia đình“ nhạc tắt) - Táo GĐPT: Đó, tất cả thấy không, Tết đã về rồi đó. Trong khi mọi người đang chuẩn bị sum vầy ăn Tết, thì các táo chúng ta chuẩn bị...chầu trời. - Táo bà: Tức là mình lên...cõi trên đó ha! - Táo sửa chùa: Ừa. Chào hai táo. Tôi là táo sửa chùa. (Hai táo kia chào lại và tự giới thiệu. Xong, bên trong nói vọng ra: “Ngọc hoàng giá lâm!“. Cả ba táo quì xuống chắp tay lên trán. Ngọc hoàng bước ra theo tiếng nhạc Tết Tết Tết hay tiếng trống). - Ba táo (quì xuống chắp tay lên trán, cúi gằm mặt xuống đồng thanh hô lớn): Ngọc hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế! - Ngọc hoàng: Trẫm miễn lễ! Các táo hãy bình thân!
15/12/2017(Xem: 88828)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]