Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”

05/08/201316:02(Xem: 7065)
Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”

Sakya_Muni_17


Phật trong phim “Bụi đời Chợ Lớn

Minh Thạnh

Tôi viết bài này không phải chỉ vì lưu luyến với nghề cũ, nghề lý luận phê bình điện ảnh, nghề mà tôi được đào tạo, nhưng không có nhân duyên được làm nghề, mà trên hết là vì muốn nhấn mạnh với bạn đọc vai trò của tôn giáo, mà ở đây là Phật giáo, trong đời sống của con người, kể cả ở những mảnh đời khốn nạn nhất, như cuộc sống của những tên bụi đời, du đãng, xã hội đen, với những trường hợp cụ thể trong phim truyện “Bụi đời Chợ Lớn”.

BẠO LỰC!

Bụi đời Chợ Lớn” là một bộ phim hành động của các đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Phim này đang thu hút sự quan tâm cao độ của khán giả điện ảnh hiện nay, có lẽ đến mức chưa từng có. Một phần vì phim đã được quảng cáo với cường độ cao. Phần khác, vì phim bị cấm chiếu sau một cuộc duyệt nhiều tranh luận, rồi bị ai đó tung lên mạng bản nháp. Bản được tung lên mạng đã thu hút số người xem kỷ lục ở nhiều trang web. Dĩa phim in lậu cũng được phát hành mạnh, càng nâng cao số lượng khán giả. Việc quan tâm của chúng tôi là vì ảnh hưởng của bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn” đến khán giả rất lớn, dù là chỉ theo kiểu phát hành như vậy.

Dù sao thì hàng nhiều triệu khán giả đã xem phim “Bụi đời Chợ Lớn”, dù phim bị cấm chiếu. Vì vậy, dù muốn, dù không, phim cũng vẫn là một đối tượng của giới phê bình điện ảnh. Việc cấm chiếu phim, xem ra, còn làm cho khán giả và những nhà phê bình quan tâm đến bộ phim.

Việc cấm chiếu bộ phim, có thể coi là một sự tiêu hủy bộ phim, mục tiêu là cách ly hoàn toàn tác phẩm điện ảnh với khán giả, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, rõ ràng là không hiệu quả.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vì lý do chính là bạo lực. Là người Phật tử, chúng ta phản đối bạo lực trong tác phẩm nghệ thuật. Nhưng đây đã là một thực tế phải chấp nhận, vì làm sao phim hành động mà không thể không có bạo lực? Riêng tôi, tôi nghĩ đâm chém theo kiểu phim “Bụi đời Chợ Lớn”, với số người chết trong mỗi trận hỗn chiến chỉ là con số vài ba chục người, vẫn còn dễ chấp nhận hơn rất nhiều so với những bộ phim nhấn nút kích hoạt vũ khí nguyên tử, điều động siêu pháo đài bay ném bom tấn, nã pháo bằng dàn đại bác cả trăm khẩu… Những phim như thế bạo lực hàng ngàn lần, so với bạo lực chỉ bằng dao phay, mã tấu trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, nhưng bây giờ, cứ lượt qua các kênh truyền hình cáp, thì vẫn thấy nhan nhản kiểu bạo lực giết người hàng loạt đó.

Ấy là kiểu bạo lực, mà những tên giết người không là những gã ít học, lưng nách, cục súc, dơ dáy như trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, mà kẻ giết người là những tiến sĩ, kỹ sư, mặt mày sáng láng, lịch sự, nho nhã, với phương tiện giết người là những thành tựu khoa học tiên tiến. Những kẻ giết người đó ngồi trước máy vi tính, khai hỏa hỏa tiễn bằng một cái nhấp chuột. Như thế, mới là đỉnh điểm bạo lực, chứ không phải đấm nhau, chém nhau, như thời trung cổ.

Ngoài ra, còn có vấn đề bạo lực chính nghĩa và bạo lực phi nghĩa, bạo lực hại người và bạo lực để tìm sự bình an. Không thể đánh đồng mọi thứ bạo lực như nhau.

Theo chúng tôi, bạo lực trong phim “Bụi đời Chợ Lớn” là bạo lực để tìm sự bình an chống lại bạo lực phi nghĩa. Ở đây bạo lực có cái điều, mà đạo diễn bộ phim đã nói, là thông điệp chống băng đảng, có thể hiểu là thông điệp chống bạo lực.

Vì vậy, bộ phim là tiếng nói của những người trong vòng bạo lực muốn trốn chạy ra khỏi bạo lực. Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, những kẻ trốn chạy khỏi bạo lực đã tìm đến Phật. Đó là điều bài phê bình này muốn nói đến.

Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, có 2 trường đoạn miêu tả việc tìm đến tín ngưỡng của những người muốn trốn chạy khỏi bạo lực. Trong một trường đoạn, nhân vật Lâm tìm đến một đền thờ người Hoa để cầu khấn, nhưng đối tượng cầu khấn không phải là Phật. Ở một trường đoạn khác, nhân vật Hùng Bi da thắp hương trên bàn thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trước cuộc tử chiến với Phong Bụi. Bài viết này muốn nói đến Phật ở đây.

TRƯỚC ĐÂY CHỈ CÓ TÌNH YÊU TRONG CUỘC CHẠY TRỐN BẠO LỰC

Mô típ những người trong vòng xoáy bạo lực chay trốn khỏi bạo lực đã có trong văn học nghệ thuật miền Nam từ trước năm 1975. Tiêu biểu cho xu hướng này là nhà văn Duyên Anh, với các tác phẩm như “Luật hè phố”, sau chỉnh sửa thành “Con suối ở Miền Đông”, “Điệu ru nước mắt”… Ý tưởng từ dòng tác phẩm này được dựng thành một số phim truyện đã từng gây xôn xao trong giới kịch trường điện ảnh Sài Gòn một thời, như “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (còn lưu hành nhạc phim), “Điệu ru nước mắt”, “Xa lộ không đèn” (còn lưu hành nhạc phim). Lúc đó, tôi còn nhỏ, chỉ đọc một số tác phẩm. Truyện cũng như phim cùng đều xem cách đây đã 40 năm, việc nhắc lại tất nhiên sẽ có điểm không chính xác.

Truyện của Duyên Anh miêu tả những pha đâm chém rất ác liệt của băng đảng, những cái chết đầy hãi hùng, thương tâm, bi tráng. Còn poster phim “Vết thù trên lưng ngựa hoang” do diễn viên Trần Quang đóng vai chính thì na ná poster phim “Bụi đời Chợ Lớn”. Cho nên xem phim “Bụi đời Chợ Lớn”, tôi nhớ ngay đến tác phẩm Duyên Anh, nghệ sĩ Trần Quang, phim và bài nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”…

Người ta chỉ chạy trốn khi hoàn cảnh sống quá nghiệt ngã khủng khiếp. Vì vậy, các nhà văn, đạo diễn theo ý tưởng sáng tác này đương nhiên phải miêu tả, phải trình bày bạo lực ở đỉnh điểm của sự ác nghiệt, tàn bạo, nhẫn tâm. Từ đó, mới phát sinh bi kịch và bi kịch mới thuyết phục đối với người đọc, với khán giả. Và khi đó số phận của những con người muốn chạy trốn khỏi bi kịch mới là những số phận bi kịch.

Nếu bạo lực, đâm chém trong phim, trong truyện chỉ là cuộc xô xát vui đùa, thì người ta cứ việc đùa vui với nó, việc gì phải vùng vẫy chạy trốn như trong “Vết thù trên lưng ngựa hoang” hay trong “Bụi đời Chợ Lớn”. Ở đây, chúng ta cần chú ý đến tính triết lý của vấn đề. Nó giống như muốn người ta tìm cách thoát khổ, thì phải miêu tả cái khổ ở mức có tác động cùng cực của nó. Chúng tôi mong khán giả xem phim “Bụi đời Chợ Lớn” hay đọc truyện Duyên Anh với tinh thần này, và cũng là điều muốn gửi đến những người có trách nhiệm duyệt những phim loại như phim “Bụi đời Chợ Lớn” hôm nay. Cái mô típ nghệ thuật này có triết lý của nó. Và từ cái nhìn của một Phật tử, tôi thấy nó không khác gì với cách trình bày cái khổ của đạo Phật. Bạo lực trong những tác phẩm nghệ thuật như vậy không gì khác hơn phải là một cái chảo lửa khủng khiếp của địa ngục, làm người đọc, người xem và cả những người có trách nhiệm duyệt phim, phải kinh hoàng, phải sốc!

Trên cái nền đó, nhà văn hay đạo diễn tạo dựng hành động chạy trốn. Và tiểu thuyết, bộ phim… chính là câu chuyện cuộc chạy trốn, cuộc vùng thoát khỏi chảo lửa đó. Tính nhân văn của loại tác phẩm mà chúng ta đang bàn luận nằm ở chỗ này.

Lời của tác phẩm âm nhạc “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (nhạc Phạm Duy, và theo tôi, lấy ý từ Duyên Anh) miêu tả tình trạng bạo lực ấy như sau:

Ngựa phi như điên cuồng

Giữa cánh đồng, dưới cơn giông

Vì trên lưng cong oằn

Những vết roi vẫn in hằn

Trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, ngựa hoang chính là Hùng Bi da, là Lâm, là Phong Bụi, là Bi trong quan hệ với Phong Bụi… Còn bạo lực được miêu tả với hệ quả “… trên lưng cong oằn/Những vết roi vẫn in hằn”.

Với cái nhìn từ đạo Phật, đó là địa ngục. Cuộc đời chính là cuộc tra tấn, với những vết roi. Cây roi bạo lực chỉ là công cụ, là phương tiện. Mọi cái đều bắt nguồn từ tam độc (tham, sân, si).

Lời bài hát trong phim “Xa lộ không đèn” (của nhạc sĩ Y Vân), một phim cũng nói về xã hội đen băng đảng (đạo diễn Hoàng Anh Tuấn), cuộc đời là “xa lộ tối ám không đèn”, “xa lộ giết chết tâm hồn”, “xa lộ sống chết vô tình”, “cuộc đời sao tăm tối như xa lộ không đèn”, “cuộc đời sao tối ám như xa lộ tối đen”… Cũng là một suy nghĩ triết lý về cuộc đời như “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Bụi đời Chợ Lớn”…

Hầu như, trong tất cả những tác phẩm tiểu thuyết, điện ảnh theo mô típ nói trên, những cuộc chạy trốn, vùng vẫy đào thoát khỏi chảo lửa địa ngục đều là những bi kịch. Kết thúc tác phẩm những nhân vật chính đều chết với đủ kiểu và đều mang tính chất cái chết băng đảng xã hội đen. Bị đâm như trong “Bụi đời Chợ Lớn”, “Xa lộ không đèn”, bị cột trong bao bỏ xuống sông như trong “Luật hè phố”, “Con suối ở miền Đông” (1). Đó là:

Những đời làm ngựa hoang chết gục

Và trên lưng nó Ôi!

Còn nguyên những vết thù”

(Vết thù trên lưng ngựa hoang)

PHẬT TRONG PHIM “BỤI ĐỜI CHỢ LỚN”

Trước phim “Bụi đời Chợ Lớn”, điểm tựa của cuộc chạy trốn khỏi chảo lửa bạo lực đều là tình yêu, chưa có tính chất tôn giáo, mặc dù trong một số tác phẩm, những lời lẽ từ giáo lý nhà Phật đã được thể hiện.

Trong ca khúc “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “nhẫn nhục”, một khái niệm mà nhà Phật coi là Ba la mật, đã được nói đến.

Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục

Dòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt

Tính chất mát, trong của nhẫn nhục là ý trong kinh Phật. Hình tượng so sánh “dòng sông” là sáng tạo của Phạm Duy.

Còn trong lời ca khúc nhạc phim “Xa lộ không đèn” (Y Vân), thì sống chết chỉ là “giọt nắng sớm, cánh sương đêm”, cũng là ý trong kinh Phật.

Vì vậy, triết lý cuộc trốn chạy khỏi cuộc đời đau khổ vì bạo lực, cơ bản là triết lý Phật giáo.

Tuy nhiên, đến phim “Bụi đời Chợ Lớn”, điểm tựa tôn giáo, cụ thể là Phật giáo, mới xuất hiện, với việc nhân vật Hùng Bi Da thắp hương trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát trước giờ quyết đấu với Phong Bụi, để trả món nợ giết Bi, em của Phong Bụi.

Đây là một bước tiến của những tác phẩm thuộc xu hướng mà chúng ta đang bàn luận. Cuộc chạy trốn không chỉ vì tình yêu (2), mà còn là vì yếu tố đạo đức. Đạo diễn, trong trường đoạn này, đã đặt camera từ phía tượng Bồ tát, qua cái nhìn của Bồ tát, từ đó, để cho nhân vật Hùng Bi Da thể hiện tâm trạng.

Có thể thấy rằng, Hùng Bi Da không cầu nguyện Bồ tát phù hộ để anh đánh thắng Phong Bụi, mà chỉ mong tìm ở Bồ tát chiếc phao bình yên cuối cùng cho cuộc đào thoát khỏi cuộc đời bạo lực đã không còn hy vọng. Đây là chi tiết rất có ý nghĩa. Các tác giả bộ phim thể hiện điều này bằng ngôn ngữ điện ảnh, tức là trông cậy vào diễn xuất của diễn viên, không qua lời thoại. Nhân vật im lặng cầu nguyện và chúng ta thấy lời muốn nói qua ánh mắt diễn viên.

Nếu nhân vật Hùng Bi Da cầu nguyện Bồ tát phù hộ đánh thắng Phong Bụi thì bản chất của bộ phim đã hoàn toàn khác. Khi đó, “Bụi đời Chợ Lớn” chỉ còn là một bộ phim bạo lực trả thù, thanh toán, đâm qua chém lại thấp kém. Đàng này, sự im lặng, sự thành kính, tha thiết xen lẫn hối hận, nuối tiếc trong ánh mắt Hùng Bi Da là điều làm nên giá trị của bộ phim tập trung ở trường đoạn Hùng Bi Da cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đó là một trường đoạn không thoại và chỉ có một nhân vật, Hùng Bi Da đối diện tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Trường đoạn rất ngắn, chỉ có 2 shot, trước hết là camera từ phía Hùng Bi Da nhìn lên Quan Thế Âm Bồ Tát, và sau đó là từ Bồ Tát Quan Thế Âm nhìn xuống Hùng Bi Da, để nhân vật thể hiện tâm trạng. Ở giữa là không gian mờ mờ hương khói hư ảo…

Kết phim, hầu như tất cả các bên đều chết trong vòng xoáy ác nghiệt của bạo lực kể cả Tài Nhớt, dù là đâu đó vẫn hy vọng ở cuộc chạy trốn đến một nơi nào đó. Nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy đó đều từ tham sân si. Tài Nhớt tham, Hùng Bi Da sân (vì giết Bi em Phong Bụi), Phong Bụi và Bi si (bị Tài Nhớt gài bẫy). Và ở mỗi người cùng đều có đủ tham sân si cao độ (nhất là nhân vật Lâm), động lực của bạo lực.

Xem phim “Bụi đời Chợ Lớn” với con mắt đạo Phật, chúng ta còn nhìn thấy sự vận động của trục ái dục song song với trục bạo lực. Bên cạnh mỗi nhân vật chính đều có một người đàn bà. Riêng Phong Bụi, người đàn bà đó là ẩn hình, chỉ được Tài Nhớt nhắc đến như một miếng mồi, ở một nơi xa xăm vô định, chỉ với lời hứa hão huyền được gặp, mà Phong Bụi lao vào cuộc đâm chém đến mức điên cuồng. Vì ái dục, người ta chạy trốn khỏi bạo lực, và cũng vì ái dục, người ta mắc lại trong vòng bạo lực. Cũng có một thông điệp mang tính triết lý ở đây. Khi người ta tìm đến Bồ Tát Quan Thế Âm thì đã quá muộn màng…

Có lẽ hàng triệu người đã xem bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn”, mong rằng bài phê bình này đến được với khán giả của phim, để người đọc người xem, người nghe “Bụi đời Chợ Lớn”, cũng như “Xa lạ không đèn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Điệu ru trước mắt”, “Luật hè phố”, “Con suối ở miền Đông”… không xem đó chỉ là những tác phẩm kích thích bạo lực, mà thấy ở đó triết lý nhân văn của tác phẩm, một thứ triết lý bắt nguồn từ tư tưởng Phật giáo “Đời là bể khổ

MT

(1) Riêng trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”, cuộc chạy trốn của nhân vật Lâm thành công, nhân vật thoát khỏi cuộc sống băng đảng hoàn lương sau khi thi hành án. Theo tôi, chi tiết này rất tích cực, thể hiện yếu tố phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa của bộ phim. Rất tiếc là dấu ấn phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa có tính lạc quan này không được ghi nhận khi duyệt phim.

(2) Đúng ra mô típ tình yêu là điểm tựa của cuộc chạy trốn khỏi cuộc đời bạo lực có từ Nam Cao với tác phẩm “Chí Phèo”, Duyên Anh chỉ là tác giả đi sau. Có điều, “Chí Phèo” chỉ du đãng bạo lực ở mức cá nhân. Từ Duyên Anh đến Charlie Nguyễn, bạo lực mới phát triển đến mức băng đảng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2023(Xem: 2257)
Ấu thơ với những buổi trốn nhà đi chơi giữa trưa nắng, cùng bạn bè đá bóng trên khoảng đất trống cạnh nhà hay mơ màng trên lưng trâu... luôn là một phần ký ức tươi đẹp trong trái tim mỗi người. Với sự hồn nhiên và trí tưởng tượng bay bổng tuyệt vời, trẻ em dù được sinh ra ở đất nước nào cũng đều sáng tạo cho riêng mình một thế giới tràn đầy tiếng cười và những điều kỳ bí. 32 bức ảnh chụp lại khoảnh khắc chơi đùa hồn nhiên của những em bé ở khắp nơi trên thế giới khiến ai ngắm nhìn cũng muốn có được chiếc cửa thần kỳ của Doremon để quay trở lại thời ấu thơ hồn nhiên, vô tư.
24/12/2021(Xem: 3416)
Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương". Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
18/01/2021(Xem: 8876)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
23/08/2020(Xem: 4571)
Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim. Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.
12/08/2020(Xem: 6476)
Bộ phim truyền hình Hungry Ghosts sắp sửa công chiếu trên SBS
01/11/2019(Xem: 7186)
Phim Trường tại Tu Viện Quảng Đức: Trong hai ngày 09 và 10/05/2019, Đoàn làm phim “Hungry Ghost” của SBS Tivi đã đến quay phim tại Tu Viện Quảng Đức. Đội ngũ làm phim với 3 xe truck chở linh kiện, 1 xe truck nhà bếp lưu động, 50 người nhân viên trợ lý, 10 diễn viên… đoàn làm phim xin phép Tu Viện sử dụng sân trước và chánh điện làm “phim trường” để quay phim, họ cũng thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ, Thượng Tọa Trụ Trì và Đại Đức Đăng Từ “đóng phim” trong một phân cảnh đặc biệt tụng một thời kinh siêu độ cho vong linh chết bất đắc kỳ tử…. Được biết bộ phim “Hungry Ghost” (Ma Đói) là dự án phim mới nhất do SBS Tivi do Chính phủ Úc tài trợ kinh phí. Bộ phim kể về một câu chuyện ma rùng rợn, xoay quanh một gia đình người Úc gốc Việt gồm ba thế hệ (Bà Ngoại, Mẹ và con gái) bị ám ảnh bởi những cái chết tang thương trong chiến tranh. Theo Đạo diễn Shawn Seet, phim này rất hấp dẫn, sẽ đưa người xem bước vào thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, một câu chuyện phim chưa từng thấy
30/07/2018(Xem: 4426)
Sáng ngày 25/07/2018 (13/06/Mậu Tuất) tại thư viện Vạn Đức (Thủ Đức) đong đầy những cảm xúc trong ngày họp mặt các diễn viên, ca sĩ sau 2 năm công chiếu do Ban Văn hóa Thông tin chùa Vạn Đức tổ chức với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Hoằng Tri – Trụ trì chùa Vạn Đức, cùng chư Tôn đức Tăng tại trú xứ chùa Vạn Đức. Về phía đoàn phim có sự góp mặt của Biên kịch phim Lâm Ánh Ngọc, Diễn viên Thanh Long, Thuận Hưng, Quý Ân, Bích Hồng. Về phía Ca sỹ nhạc phim có sự góp mặt của Ca sỹ Hồ Trung Dũng. Về phía khách mời có sự góp mặt của MC Quốc Bình, MC/Diễn viên Lê Bê La và Ca sỹ Đào Ngọc Sang. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Công ty Truyền thông Nam Hưng và đông đảo Phật tử về tham dự.
05/07/2018(Xem: 8198)
Với niềm vui sướng pha lẫn tự hào của một người Phật tử khi được xem trên truyền hình bộ phim “Đức Phật” hoành tráng mà từ lâu hằng mơ ước. Trong một lần tìm chút thư giản, vô tình mở tivi, bắt gặp một trailet giới thiệu cảnh voi sáu ngà với cành bông sen trong giấc mộng của Hoàng hậu Maya. Bắt đầu gây chú ý và ngạc nhiên và được biết đó là bộ phim “Đức Phật” đã trình chiếu trên kênh Let’s Việt hằng đêm vào lúc 20 giờ (phát lại lúc 10 giờ sáng hôm sau). Khi tôi xem được trọn vẹn thì đã chiếu đến tập thứ 3 rồi ( 4/7/2018)! Đây chính là bộ phim do nhà tỷ phú Ấn Độ B.K.Modi phát tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện (120 triệu USD), và êkíp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh
15/12/2017(Xem: 137153)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
30/11/2017(Xem: 7973)
Những hình ảnh tự nhiên dễ thương-- Ces photos que l'on voudrait avoir prises soi-même ​​De la beauté, de la tendresse, ça devrait être toujours comme cela​ ...​ Vraiment exceptionnelles et surprenantes.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]