Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiến Trúc Sư Nguyễn Bá Lăng

27/07/201312:48(Xem: 6068)
Kiến Trúc Sư Nguyễn Bá Lăng
nguyenbalang


Kiến Trúc Sư Nguyễn Bá Lăng


Nguyễn Bá Lăng (1920-14 tháng 6, 2005) là một kiến trúc sư người Việt. Ông được biết đến qua một số công trình kiến trúc quy mô ở Việt Nam cùng những tác phẩm nghiên cứu về kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Ông sinh quán ở Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Bắc Việt, lúc đầu học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương rồi di cư vào Nam theo hoc ở Trường Cao đẳng Kiến trúc ở Đà Lạt và Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1961.

Ngay từ năm 1950 ông đã làm việc cho Sở Quốc gia Bảo tồn Cổ tích thời Quốc gia Việt Nam ở ngoài Bắc cho đến năm 1955.

Về mặt kiến trúc, ông được nhắc đến là người đầu tiên dùng vật liệu hiện đại bê tông để thực hiện một công trình mang dáng nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.[1]

Từ năm 1956 đến 1975, ông làm tòng sự tại Viện Khảo cổ Sài Gòn chuyên về kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền, kiêm cơ quan bảo trì của Viện.

Ông rời Việt Nam năm 1974 và định cư tại Pháp. Ông mất, thọ 85 tuổi.

Công trình kiến trúc của KTS Nguyễn Bá Lăng

1950-1955:

- Trùng tu Trấn Ba Đình ở Đền Ngọc Sơn và tu sửa Đền Lý Quốc Sư (hợp tác với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức)

- Tu sửa Đền Tú Uyên, đền Voi Phục và đền Quan Thánh ở Hà Nội

- Dựng lại cầu Thê Húc năm 1953

- Lập họa đồ và trùng tu Chùa Một Cột năm 1955 sau khi Liên Hoa Đài bị phá sập năm 1954[3]

1955-1975:

- Chùa Xá Lợi năm 1958[4]

- Xây đền thờ và Bảo tàng Kalong Chàm ở Phan Rí năm 1960

- Chùa Vĩnh Nghiêm 1966-74[5]

- Chù An Quốc trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, Sài Gòn năm 1972-1975

- Viện Đại học Vạn Hạnh

- Thiết kế trùng tu Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức ở thị xã Tân An[6]

- Nới rộng thêm bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh))[7] Viện Bảo tàng Huế và Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng

- Miếu Bà Chúa Xứ trên núi Sam, Châu Đốc năm 1973-1975 hợp tác với kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng

Sau năm 1975:

- Chùa Quan Âm tại Paris (Champigny sur Marne), Pháp

- Chùa Tịnh Tâm tại Sèvres, ngoại ô Paris

- Liên Hoa đài tại Làng Mai, Pháp

- Việt Nam Phật quốc tự, Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ

Tác phẩm nghiên cứu

- Chùa xưa tích cũ

- Kiến trúc Phật giáo Việt Nam Tập I và II

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2014(Xem: 21497)
Chùa Việt Nam Hải Ngoại (tập 1) của tác giả nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường & Đạo hữu Từ Hiếu Côn (Giám đốc nhà XB Hương Quê, Hoa Kỳ), đây là tác phẩm đầu tiên viết về ngôi chùa VN tại hải ngoại (Á Châu, Âu Châu, Úc Châu & Mỹ Châu), sách được dịch ra 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa và Nhật. Tập 1 giới thiệu 72 ngôi chùa, và sẽ tiếp tục in tập 2.
22/03/2014(Xem: 9523)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
20/03/2014(Xem: 11988)
Cách nay hơn 300 năm, trong khoảng từ năm 1683 đến 1693, một vị Thiền sư từ Trung Hoa đến đất Thuận Hóa, tại núi Hoàng Long mà hiện nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; dựng thảo am để tu hành và hoằng đạo, đó chính là ngài Minh Hoằng Tử Dung, tổ sư khai sơn và chùa được gọi là Ấn Tôn tự.
20/03/2014(Xem: 8358)
Kiến trúc và phong cảnh của chùa Từ Đàm như hiện nay có từ bao giờ? Vì sao một ngôi chùa ở xứ Thuận Hóa có truyền thống Phật giáo lại có cách kiến trúc và thờ tự khác lạ với các chùa khác như ta đang thấy? Trả lời câu hỏi này không phải là việc khó khăn lắm, song hơi dài. Bởi vì để cho đầy đủ bầu khí thay đổi một ngôi chùa từ cổ kính, vụ tính chất thấp bé của truyền thống tại một ngọn đồi đã nổi danh với Thiền Lâm Tế của ngài Minh Hoằng Tử Dung xa xưa sang một ngôi chùa làm “Chùa Hội quán”
05/08/2013(Xem: 9295)
Trên tay tôi là một cuốn sách mỏng, 59 trang, có nhan đề “Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Phần phía trên sách, thường dành cho thông tin tác giả, có ghi: “Ban Quản lý đầu tư-xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm”. Quyển sách tập họp thông tin về quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm một cách chi khá chi tiết. Theo nội dung phần “Giới thiệu” (trang 3), thì “Khu Đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối diện quận 1, với tổng diện tích 657 ha. Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ nghơi, giải trí mà Trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển”.
28/07/2013(Xem: 6893)
Cho đến bây giờ nhiều người vẫn phân vân giữa hai tên gọi của ngôi chùa là Tảo Sách hay Tào Sách. Sư thầy Thích Quảng Lâm - một đệ tử của Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh cho biết, chùa có nguồn gốc liên quan đến dấu tích của hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của vua Trần Nhân Tông. Hoàng tử Linh Lang thuở nhỏ sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân), ngày ngày cùng bạn bè đọc sách, luyện văn rèn võ tại đây.
28/07/2013(Xem: 6782)
Chùa Keo (Thần Quang tự) được xây dựng ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
28/07/2013(Xem: 6236)
Chùa Keo ở tỉnh Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Mùa xuân, trẩy hội Chùa Keo vừa được chiêm ngưỡng những kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của triều Hậu Lê, vừa được đắm mình trong không gian tĩnh lặng, trong lành.
28/07/2013(Xem: 7908)
Vua Lý Thái Tông xây dựng Chùa Một Cột
27/07/2013(Xem: 6132)
“…Ngày nay, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được hình thành trên phế tích của một nền chùa cổ có tên là Thiên Ân Thiền Tự. Đây cũng là nhân duyên của Thiền phái Trúc Lâm với chốn Tổ ở Tây Thiên. Ngoài chức năng trùng hưng lại một trung tâm Phật giáo Việt Nam thời Hùng Vương, góp phần tôn tạo cảnh quan cho khu di tích danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên còn là nơi tạo tiền đề cho những công trình nghiên cứu, khai quật kế tiếp sau này nhằm làm sáng tỏ giá trị của Phật giáo Tây Thiên, cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Qua đó Thiền phái Trúc Lâm đã cùng với Giáo Hội góp phần phát huy và bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Đây là duyên cớ khiến chúng tôi quan tâm đến danh thắng Tây Thiên và cho tiến hành xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]