Văn hóa Phật giáo Việt Nam
đến cộng đồng Phật tử ở Hải ngoại
Hơn một thập kỷ gắn bó với nghề vận chuyển tượng Phật, vật phẩm nhà chùa có lẽ điều đọng lại sau mỗi cuộc hành trình không gì hơn là niềm vui từ tâm. Việc vận chuyển không còn là công việc đơn thuần mà nó đã trở thành tâm huyết góp phần lan truyền nét văn hóa Phật giáo Việt Nam ra cộng đồng hải ngoại…
Những năm cuối thập kỷ 90 là thời điểm nhiều pho tượng và các loại vật phẩm nhà chùa ởViệt Nam bắt đầu được vận chuyển tới cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại. Ban đầu,tượng xi măng và tượng đá là những loại phổ biến được các chùa đặt hàng vậnchuyển. Về sau số lượng tượng được vận chuyển ngày càng cao, hình thức tượng đa dạng hơn từ chất liệu cho đến kiểu dáng: tượng đá, tượng gỗ, tượng thạch cao, xi măng, saphia, đồng và đặc biệt là tượng bằng composite; có những pho tượng nặng tới hàng chục tấn, nhiều chi tiết, hoa văn trang trí cần được bảo quản rất kỹ lưỡng, công phu trong quá trình vận chuyển.
Nhiều người boăn khoăn, tại sao những bức tượng và hầu hết vật phẩm nhà chùa ở hải ngoại đều được vận chuyển từ các chùa hoặc từ các xưởng tạc tượng, điêu khắc, mỹ nghệ, vật phẩm thờ cúng Phật giáo tại Việt Nam? Lý giải về vấn đề này, Chư Tôn Đức Tăng Ni và Quý Phật tử đều chia sẻ cùng một tâm niệm, khi xây dựng và truyền bá Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại, mong muốn lớn nhất vẫn là lưu giữ được đúng nét văn hóa Phật giáo quen thuộc từ bao đời nay của người Việt. Tượng Phật, các vật phẩm nhà chùa của Việt Nam có những nét riêng không thể nhầm lẫn với của Thái Lan hay Trung Quốc. Do đó từng đường nét, từng chi tiết nhỏ để xây chùa, dựng tượng hay thờ cúng…đều được mang từ Việt Nam sang. Mặc dù đoạn đường vận chuyển xa xôi nhưng đó là cả tâm linh và niềm tin mà kiều bào Phật tử trông đợi…
Vì vậy mà các ngôi chùa hay nơi thờ cúng của kiều bào Phật tử từ Bắc Âu, Tây Âu cho đến Bắc Mỹ… đều mang đậm văn hóa Phật giáo Việt Nam. Từ các pho tượng Phật Niết Bàn, Phật Đản sinh, Phật Niêm Hoa Vi Tiếu, Bồ Tát Quan Âm … đến bàn ghế, tủ thờ, cờ, phướn, những tấm bao lam, hoa văn trang trí trên điện thờ, mái chùa đều được vận chuyển từ Việt Nam sang.
Điều đó khiến những người vận chuyển phải đặt lên mình trọng trách cao nhất, đó là nối truyền Phật giáo Việt Nam đến với Tăng Ni, Phật tử ở nước ngoài. Mỗi cuộc hành trình vận chuyển từ di dời, chèn lót, đóng kiện đến khâu giao nhận đều đòi hỏi sự tâm huyết chuyên nghiệp, an toàn, tỉ mỉ đến từng chi tiết và nhiều lời cầu nguyện bình an. Có như vậy mỗi cuộc hành trình an toàn mới có thể thành tâm đáp lại mong đợi của các Thầy, các Tăng Ni, Phật tử.
Theo thời gian gắn bó với công việc vận chuyển tượng Phật và vật phẩm nhà chùa, số lượng ngày càng tăng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài. Thay vì trước đây chúng tôi chỉ được tiếp xúc với các Thầy và Tăng ni, Phật tử người Việt thì bây giờ chúng tôi còn có cơ hội tiếp xúc với Tăng ni, Phật tử người bản xứ. Từ trong tâm chúng tôi cảm thấy niềm vui và ý nghĩa.
Cùng ý nguyện phụng sự Phật pháp, chúng tôi tận tâm vì sự an toàn và chuyên nghiệp.