Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời người dịch

04/03/201608:02(Xem: 5632)
Lời người dịch
Lời người dịch

Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.

Để hiểu rõ về một tôn giáo đã khó, nắm được tinh hoa của tôn giáo ấy để viết ra cho mọi người đọc lại càng khó hơn, huống gì là hiểu và viết về các tôn giáo lớn trên thế giới. Việc này không phải ai cũng có khả năng làm được. Đọc qua tác phẩm Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm, chúng ta mới thấy được kiến thức uyên bác về các tôn giáo của Ngài. Có lẽ, chúng tôi không cần giới thiệu ra đây làm gì, sau khi xem xong độc giả sẽ tự cảm nhận điều đó.

Tuy nhiên, sách viết bằng Hoa ngữ nên việc đọc và hiểu thấu được nghĩa lý của nó cũng có phần hạn chế. Vì muốn góp sức mình cho lợi ích của mọi người, giúp cho Tăng Ni sinh các trường Phật học Việt Nam và các sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội có thêm tài liệu tham khảo khi học về môn tôn giáo học, nên tôi đã cố gắng đem hết khả năng của mình dịch ra Việt ngữ.

Vì mỗi tôn giáo đều có những thuật ngữ riêng, cho nên bản dịch này không sao tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các bậc cao minh, các vị chức sắc tôn giáo bạn góp ý để cho bản dịch được hoàn thiện hơn.

Bản dịch hoàn thành tháng 10 năm 1995. Xuất bản lần đầu năm 1996. Tái bản lần này (2015) có sự bổ khuyết của chư Tăng chùa Hoằng Pháp. Xin tri ân mọi nhân duyên giúp cho cuốn sách được tiếp tục ra mắt quý độc giả.

Thích Chân Tính


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2022(Xem: 1821)
Có một người ngoại đạo tới nói với thiền sư như thế này: -Thưa thầy, đạo của chúng tôi có cả ngàn vị thánh, còn Đạo Phật không có vị thánh nào. Thầy nghĩ sao? Thiền sư nhẹ nhàng hỏi: -Trong đạo của ông, người ta đã làm gì để trở thành thánh? Người đàn ông đáp: -Bất cứ ai suốt đời phục vụ giáo hội, tử vì đạo hay sẵn sàng tử vì đạo, tham gia thánh chiến sẽ được phong thánh. Thiền sư nói: -Đạo của chúng tôi, thánh là bậc làm những việc mà phàm phu khó làm hay không làm được. Bất cứ ai bỏ được Tham-Sân-Si sẽ nhập dòng thánh. Nghe vậy, người đàn ông cười nói: -Bỏ Tham-Sân-Si là chuyện dễ mà.
04/12/2022(Xem: 1165)
Bản thân Giới Bảo đã tổ chức nhiều cặp đôi bạn trẻ trong ngày vui của các em tại Chùa. Nhưng hôm nay chúng tôi đã không cầm được cảm xúc theo dòng chảy tâm trạng của người Cha và Mẹ (MINH TUỆ Và VIÊN HẠNH) nghẹn ngào trong giờ phút trao gửi người con gái của mình (ĐOÀN DƯƠNG LY NA, Pháp Danh: NHUẬN THẢO) cho chàng rễ người Nhật Bản (KUSAKRI YUSUKE, Pháp Danh: QUẢNG TRI).
10/12/2021(Xem: 4502)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
28/07/2021(Xem: 3172)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 3428)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
30/08/2020(Xem: 6260)
Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn Tu nhà năm mấy tuổi đầu Lẽ huyền chưa đạt thâm sâu Bến Bờ Chừ nương cảnh chợ sống hờ Thử xem nhẫn nhục còn chờ những chi? Niết Bàn – Địa Ngục bất ly Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa: Mở thương cảnh loạn Ta Bà Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.” (Tâm Tấn, Đêm Huyền)
09/05/2020(Xem: 6200)
Khi xưa, có khoảng thời gian tôi yêu hoa tới mức vận dụng khả năng để sở hữu một tiệm hoa. Ở môi trường này, tôi thường xuyên được thấy những tấm lòng mẫn ái hướng về nhau. Một bông hồng để thay lời xin lỗi, một giỏ lan chúc tụng niềm vui, và ngay cả những vòng hoa tang chia buồn cũng là tình người đẹp đẽ.
10/12/2019(Xem: 4997)
“Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá Thà như giọt mưa, khô trên tượng đá Thà như mưa gió, đến ôm tượng đá Có còn hơn không, Có còn hơn không …” Đó là những câu mở đầu bài thơ của một người làm thơ như ăn cơm, làm thơ như uống nước, làm thơ như thiền hành, làm thơ như tĩnh tọa, làm thơ như say ngủ …. Làm thơ mà như chưa từng nghĩ là mình làm thơ, huống chi, nhọc nhằn khoác vào mình những hư danh nhân thế.
10/12/2019(Xem: 4528)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
22/05/2019(Xem: 4817)
Phần này bàn về cách dùng thì (tiếng Anh tense ~ temps tiếng Pháp) vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000