Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nụ Cười Chở Nắng

31/07/201101:01(Xem: 9844)
Nụ Cười Chở Nắng
NỤ CƯỜI CHỞ NẮNG...
Cư sĩ Liên Hoa

may_812121647Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…

Nắng vỡ bên song cửa
Hoa ngọc lan thoảng cười
Mùi hương theo cơn gió
Lay động khẽ không gian

Đêm về, trăng chưa có
Nắng đã tắt trên đường
Vào căn phòng xưa cũ
Ngọn đèn vẫn chờ trông

Tay chạm vào hư vọng
Ánh sáng chợt bừng lên
Nụ hoa xưa còn mở
Kéo nhẹ ánh trăng về

Đi trên dòng thác đổ
Cây cầu xưa rêu phong
Trên lối về quê cũ
Chiếc áo nhẹ nhàng bay…


Ngày thật dài cho người sống đời không ý nghĩa, nhưng lại thật ngắn, cho người mang lý tưởng, muốn mang lửa yêu thương vào đời. Trong cuộc trần ai, ai say ai tỉnh, cũng chỉ là giấc mộng. Chúng ta chạy theo từng cơn nắng, nắm sớm chiều hôm, như bắt gặp những hư ảo cuộc đời. Thấy trong nắng có muôn vàn ánh sáng lung linh, tạo hình muôn sắc. Có thể là hình ảnh vũ trụ bao la, chói loà, có thể là vầng trăng trước ngõ, có thể là những bước chân đi nhịp nhàng, trở về.

Những hạt nắng nâng niu, theo góc đời người như hình như bóng, có thoảng hương hoa làm say đắm lòng người, lay động khẽ không gian, làm vỡ ra pháp giới, có ánh sáng làm ngưng đọng lời thơ, có hương vị niềm vui của tách trà của buổi sáng nay, khi nắng rớt rơi trên chỗ ngồi, trên tách trà và nhảy múa trong lòng tách trà. Thật đẹp kỳ diệu.

Có cần gì phải nói với nhau, chia ngôi thứ giữa ngày và đêm. Có cần gì phải gọi nắng để nắng tràn lan trên khắp mọi con đường, lung linh, rơi các hạt thủy tinh, long lánh và tan vỡ. Tan vỡ là sự thật của các pháp” vô tự tính”, chỉ biến hiện khi đầy đủ nhân duyên, để nên hình nên sắc, để gọi là nắng.

Em muốn ngồi gần nữa, có sao đâu
Chiếc ghế lung linh có từng hạt nắng
Mỉm cười rạng rỡ phủ mắt thân ta
Trời trong xanh, gió thổi hanh hanh

Cứ nhảy múa trên lòng tay mờ ảo
Cứ vui đùa khi thanh sắc còn hoang
Hãy mở lòng ra, thấy cả bầu trời
Mở tuệ giác, chia muôn người ánh sáng …

Ta vẫn gọi tên màu nắng, cho sương đêm êm dịu, cho ngày có chút niềm vui, cho người người nhìn thấy nhau, như ôm ấp từng tấm lòng khi hoạn nạn, khi gian nan, khi bất hạnh có mặt, xoá tan bóng tối làm ngăn cách con người. Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại. Đời sống vị kỷ thật chán, chỉ thấy mình ta, cô tịch trong bản ngả, trở thành một tai hoạ cho muôn người, khi được nuôi dưỡng, nhân lên. Tấm lòng vị tha, đến với nhau, tiếp cận nhau trong bóng mát của Giáo pháp sẽ là nhu yếu phẩm tối cần thiết cho nhân loại trong thời buổi nhiểu nhương, mất định hướng hiện nay.

Tay cầm tràng hạt niệm kinh
Từ vô thuỷ đó, lời kinh sắc màu
Phiến kinh ngày đó hình hài
Chừ như ngày tháng gọi đi mất rồi

Phật về ngự giữa cõi tâm
Chẳng e mưa gió lấm phai chân tình
Ta nghe một thoáng hương kinh
Trong vô tự đó Phật từ mười phương…

Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…

Ngày 15.07.2011
Một buổi chiều sau giờ thiền toạ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 1917)
“Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng cĩ gì phải bàn cãi. Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác, thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứng minh điều đĩ.
30/12/2010(Xem: 1838)
Những con sóng bạc trường giang lắng mình, trở về hội ngộ cõi uyên nguyên huyền ảo, cõi ban sơ hoa hạnh ngân dài. Không gian tĩnh lặng. Hết thảy mọi tinh thể lần lượt hiển hiện như tự thân ban đầu của nó. Những cánh nhạn vút qua rồi lặng lẽ. Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh. Nhạn quá hàn đàm, nhạn khứ nhi đàm vô ảnh hiện.
30/12/2010(Xem: 2016)
Lương triều Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ, Thạch đài do kí “Phân kinh” tự. Đài cơ vu một vũ hoa trung, Bách thảo kinh hàn tận khô tử. Bất kiến di kinh tại hà sở? Vãng sự không truyền Lương thái tử Thái tử.
25/11/2010(Xem: 1652)
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
07/10/2010(Xem: 2240)
"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]