Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Xuân Ất Tỵ 2025

15/01/202512:59(Xem: 228)
Thông Điệp Xuân Ất Tỵ 2025

mai vang-1

 


letterhead-hoi dong giao pham-usa

Thông Điệp Xuân Ất Tỵ - 2025

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư Tôn Trưởng Lão, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính thưa quí Thiện nam, Tín nữ, Gia Đình Phật tử, Đồng hương,

 

          Tết là tiếng thật thân thương và trìu mến đối với người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là ở Hải ngoại. Tết thường rơi vào những tháng lạnh nhiều ở Hoa Kỳ. Tuyết rơi ngập trời và không khí buốt giá. Do vậy giúp cho không khí ngày Tết nhiều ấm áp khi con cháu, cha mẹ và người thân được quây quần với nhau bên lò sưởi. Đây cũng là dịp để chúng ta giúp con cháu mình biết rõ hơn về nguồn gốc của họ.

Hoa Kỳ là một đất nước của gần hai trăm sắc dân di cư và tạo nên một nền văn hóa của những văn hóa hội tụ lại. Từ ý nghĩa này, người Việt chúng ta phải gìn giữ những bản sắc văn hóa đặc thù của dân tộc mình để khẳng định mình đến từ đâu và góp phần cho đất nước đa văn hóa này.

          Truyền thống xin lộc đầu năm thật tuyệt vời. Lộc từ chùa. Mồng một Tết là ngày vía Đức Phật Di Lặc. Ngài được xưng tụng là đấng Hoan Hỷ và Tròn Đầy. Một sáng thật sớm năm mới, về chùa để nhận Lộc từ Phật, và xin trọn năm nay, con phải sống trong Hoan Hỷ. Khẳng định bước đi đầu năm là bóng là hình theo ta trọn năm. Lộc này được gói từ tâm thành của chính mình. Nếu ai có được Lộc này thì dễ vượt qua những nghịch cảnh. Hãy giữ lấy Lộc này; hãy giữ lấy Tâm này trong từng ngày tháng.

          Nếu lấy năm 1975 làm cột mốc của người Việt Nam đến Hoa Kỳ thì Tết năm nay tròn 50 năm. Nửa thế kỷ đi qua, nhiều bài học, nhiều thách đố, nhiều quặn đau nơi vùng đất mới. Nhưng chúng ta đã chắt chiu những mảnh vụn tình người để tạo nên một cộng đồng khả ái, tự trọng và phát triển. Chúng ta không mặc cảm tự ty. Chúng ta hướng tới phía trước vì phúc lợi cho gia đình, cho tương lai con cái và quê hương mới này. Lời tri ân nước Mỹ hay nhất là chính cuộc sống vượt qua thách đố và vươn lên của chúng ta. Có giọt nước mắt nào mà không chứa vị ngọt!

          Ngẫm lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa là nơi nương tựa của dân làng. Ở Hoa Kỳ, người Việt sống rải rác khắp nơi, với những hoàn cảnh quạnh hiu, thiếu thốn tình người, bỡ ngỡ nhiều thứ, con cái không nói được tiếng Việt với cha mẹ… Trong bối cảnh đó, ngôi chùa trên quê hương mới này là nơi quay về của những tâm hồn xa xứ, là nơi an ủi những niềm đau của phận người. Vì vậy mà năm mươi năm qua, ngôi chùa đã không thẹn lòng với chính mình và quốc tổ. Cầu xin Hồn thiêng nòi giống phù hộ cho chúng con.

          Năm mới, ngày mới, Tết Ất Tỵ, thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm, tôi thành tâm cầu nguyện chư Phật, chư Tổ, chư anh linh dân tộc gia hộ quý liệt vị vô lượng cát tường. Chúng con nguyện đem hạt giống giáo pháp Phật đà trồng xuống trên quê hương mới của chúng con.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

 

Phật Lịch 2568, California, ngày 01 tháng 01 năm 2025,

 

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

 (Xem phiên bản pdf có ấn ký)

 Sa Môn Thích Tín Nghĩa


mai vang-3

 

letterhead-hoi dong giao pham-usa
The Message of Tet

The Year of Snake - 2025

Nam mo Shakyamuni Buddha

 

Dear Elders, Master Monks and Nuns,

Dear Male and Female believers,

Dear Buddhist Youth Families, Compatriots, ladies and gentlemen,

 

Tet is a very lovely and affectionate word to our Vietnamese people, especially to those living overseas. In the United States Tet usually falls in the cold winter season. Snow covers the ground and the air is cold. Therefore, the imagination of children, parents and relatives gathering  by the fireplace makes the New year days  warm, comfortable  and peaceful. Tet is also an opportunity for us to remind our children and grandchildren about their true nature. The United States is the country of nearly two hundred ethnic migrants united in a  convergent culture. From this meaning, we as Vietnamese people must preserve our unique identity culture to affirm where we come from and also to contribute to this multicultural country.

 

As we reflect giving and asking for fortune at the beginning of the year is a habitual tradition to us especially the fortune coming from a Buddhist temple. In Buddha tradition the Maitreya Buddha’s birthday falls on the first day of January on the lunar calendar. Boddhisattva Maitreya represents compassion, kindness, benevolence, love, friendship and goodwill. On the first day of the new year we go to the temple to receive the fortune from the Buddha, wishing for the whole year, we will live in peace and joy . Affirming that the first step of the year is a shadow that follows us all year round. This true fortune is wrapped from our own heart helping us overcome all adversities. Let keep this ultimate luck as well as this mindful belief every day and perhaps especially when there is much despair and darkness.

 

It has been 50 years since the first Vietnamese people came to the United States since 1975, this is a big milestone. Half of a century has passed. Many  lessons, many challenges, many pains in the new land could be overwhelming us sometimes but we have distilled the fragments of humanity to create a loving, self-respecting and victorious Vietnamese community. We overcome our self-conscious complex. We always strive to embody, aim forward to the welfare of our family, the future of our children and focus on the well being of this new homeland. Our best gratitude to America is our dedicated hard work and positive  energy that we are proud of, the contribution that overcomes many challenges and still continue to thrive and shine. Is there any tear that does not contain the salty taste and the sweetness behind!

 

Reflecting back to Buddha tradition the temple is a refuge for many villagers. In the United States, Vietnamese people live everywhere. Being aware that some of us could live in unfortunate, unsympathetic and lonely circumstances or just simply displeased conditions like our children cannot speak Vietnamese and so far and so on. In that context, a Buddhist temple in this new homeland is a place to return of expatriate souls and a place to comfort the pain of human destiny. Therefore, over the past fifty years, the temple has not been ashamed of itself and its ancestors. May the Sacred Soul bless us as always.

On the very first day of the New Year, the year of Snake, on behalf of the Council of the Vietnamese American United Buddhist Congregation, I sincerely pray to the Buddha, our ancestors, and the national spirits to bless all of us. We wish to plant and spread the seeds of the Buddha's spirit to everyone and everywhere in our new homeland.

 
Nam Mo Boddhisattva Maitreya
 
Buddhist calendar 2568, California, January 1, 2025,
 
The Head Master Monk of Sangha Council.

  (See the pdf file with signature & stamp)

Most Venerable Thich Tin Nghia

  

Translated by Thien Tuong

 

 

 


🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

 

🌹Thông Điệp Xuân Ất Tỵ 2025  (GH Hoa Kỳ) - Sa Môn Thích Tín Nghĩa
🌹Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025 GH Úc Châu) - HT Thích Tâm Minh
🌹Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025 (GH Âu Châu) - HT Thích Tánh Thiệt, HT Thích Như Điển


  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2014(Xem: 6282)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
03/02/2014(Xem: 6138)
Lắng lòng nghe, ôi tiếng chuông huyền diệu, Cả lời kinh, tiếng tụng, niệm thành tâm, Chánh Điện uy nghiêm, lan tỏa hương trầm, Hàng Phật tử quì bên Thầy lễ bái.
03/02/2014(Xem: 6494)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình và từ nhỏ đến nay chưa bao giờ ăn tết xa nhà.Đùng một cái, năm nay xin làm tình nguyện viên phục vụ Lễ Hội Đường Sách cùng với các anh chị của công ty sách Thái Hà.Thế là được bay vào Sài Gòn 10 ngày để được đón tết ở miền nam.Chưa bao giờ tôi có được cái tết vui như thế này. Trực ngoài Đường Sách Nguyễn Huệ từ sáng sớm đến nửa đêm nhưng chưa khi nào tôi thấy nhàn và an lạc như thế này. Thực sự là vậy.
02/02/2014(Xem: 6937)
Thường thì người đời trong những ngày tết rất bận bịu lo chợ búa, mua sắm, giết gà, giết lợn, gói giò chả, cúng tất niên, rồi lo rượu bia, đồ nhậu để li bì trong mấy ngày tết. Người con Phật thì thảnh thơi. Vì là Phật tử nên bàn thờ chỉ cần lọ hoa và đĩa trái cây. Vì ăn chay nên trong những ngày tết chỉ cần cơm rau dưa và những món ăn giản dị rẻ tiền mà ấm cũng và ngon vô cùng. Sáng 30 tết tôi đến thăm Ni sư Như Hiền tại tổ đình Huê Lâm quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi bên nhau và được ni sư kể cho biết bao nhiêu chuyện kỳ lạ và lý thú về những chuyến đi hoằng pháp khắp bốn phương trời, trong và ngoài nước. Tôi học được biết bao nhiêu bài học quý giá qua những câu chuyện của ni sư trong nước cũng như ở nước ngoài.
01/02/2014(Xem: 10104)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường. Do vậy, trong khóa tu Gieo Duyên cuối năm 2013 tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, chúng tôi trong Ban Giáo Thọ phụ trách giảng giải chủ đề này trong ba buổi học để học viên nắm vững được đầy đủ hơn, ngõ hầu vui thích học pháp và như vậy mới dễ dàng cho việc ứng dụng giáo pháp vào đời sống thường nhật. Trạch pháp - chọn pháp – nói đủ là trạch pháp giác phần hay pháp giác ý. Dùng trí tuệ lựa chọn, phân biệt đúng sai, thật giả của các pháp để chọn chân bỏ giả thẳng hướng tới Bồ Đề, là một trong bảy pháp giác chi như lời Phật dạy.
01/02/2014(Xem: 8972)
Không gian vũ trụ mênh mông vô định hướng, nhưng không gian cũng chỉ là sự tích tập, buông xả mà thôi. Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung. Cuộc sống con người cũng vậy, không phải từ lúc sinh ra cho
01/02/2014(Xem: 6826)
Chúng ta đang sống trong một thế giới có quá nhiều những biến động, hết nơi này bão tố, đến nơi kia cháy rừng… Lòng người không khỏi xốn xang trước bao cảnh thương tâm. Người con Phật ngoài nổi xót thương cho kiếp nhân sinh, còn canh cánh bên lòng niềm khắc khoải chưa thoát vòng luân hồi sinh tử. Nếu có chút niềm vui nào chăng, chỉ là niềm vui đang được tu học Phật Pháp, hướng đến một tương lai chứng đạo giải thoát, không còn đau khổ trong cảnh tù đày sinh tử nữa.
01/02/2014(Xem: 6752)
Ngày Tết là một dịp để trở về với gia đình, với bè bạn, với làng xóm, với quê hương, và nếu mở rộng lòng mình hơn nữa thì ngày Tết cũng là một dịp để quay về với kỷ niệm, với tuổi thơ, với một vài quãng đời xa xưa nào đó vẫn còn in đậm trong tâm thức mình. Dù xa qu
01/02/2014(Xem: 8269)
Cuồn cuộn trùng dương sóng trắng phau, Ai ngờ thoắt bỗng hoá nương dâu! (*) Vào xuân nào nghĩ hoa tơi cánh, Chợp mắt thì ra tóc đổi màu!
01/02/2014(Xem: 6316)
Ngày nay ít ai biết được loài hoa được cha ông ta liệt kê vào bộ tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" chính là mai trắng. Thân dáng mảnh dẻ nhưng cứng cáp, sau nắng gắt, gió đông vẫn nở hoa trắng tinh khiết, hương thơm lại nhẹ nhàng, kín đáo, nên người xưa ví hoa mai với khí phách của người quân tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]