Kính mượn ý từ bài viết của Nguyễn Trúc trên tờ báo điện tử của vùng Dắk lắk ( thuộc miền trung VN )từ ngày 02/ 12 / /2011 về mối quan hệ thống nhất giữa vũ trụ và con người
Từ thời tiền sử, đã có ý thức về con người, vũ trụ!
Năng lực siêu phàm của con người …
tạo dựng nền văn minh
Và sự luân hồi tuần hoàn
của mọi sinh vật là bất tận hành trình
Mà nhịp thời gian thay đổi
đều theo chu kỳ thống nhất !
Từ mặt trời, mặt trăng,
sóng thủy triều, vỏ cứng mặt đất !
Chu kỳ vòng luân hồi thay đổi khác nhau
Con số năm khó tưởng tượng thế nào (1)
Nhưng trong cái vô cùng tận đó …điều kỳ diệu
Phương Đông và Phương Tây gặp gỡ !
Ngạc nhiên nhất,
hiện tượng trong sinh thể con người đã rõ!
Yếu tố Âm Dương tương tác, giao hoà (2)
Trong khi Khoa thiên văn khám phá vũ trụ vỡ oà (3)
Trái lại “tạo hóa xoay vần như một bánh xe”
từ thuyết luân hồi của đạo Phật!
Thật ra vũ trụ và con người
chưa có quy trình tồn tại thống nhất (4)
Mỗi pháp trong vũ trụ
phải qua giai đoạn thành, trụ, hoại, không,
Tiếp tục xoay chuyển cứ thế thành một vòng
Không trước không sau,
“có” và “không” cùng có mặt!
Vì vậy đừng quan niệm phân biệt đối lập , tương khắc
Mỗi ngày luôn đọc bát nhã tâm kinh (5)
Mời bạn suy ngẫm tư duy về Lý Duyên sinh
Để nhận chân rằng: có một Chân như tồn tại!
Hết Hè, sang Thu, Đông tới , mùa Xuân trở lại
Như con người nhờ tứ đại mà thành
Dẫu là hạt bụi dưới trần
Từ bi hỷ xả ... thời gian trọn lành
Sẽ ngộ được giữa con người và vũ trụ quan hệ chặt chẽ
Đầu năm mới 2/1/2025 xin tản mạn.
Huệ Hương
——————-
(1) nhịp điệu theo chiều quay của mặt trời có chu kỳ lớn, như: chu kỳ có thể từ 11 năm, cho đến 176,77 năm nhưng khoa học chỉ rõ “Trái đất quay chung quanh Mặt trời với chu kỳ khoảng 365 ngày theo một quỹ đạo hình ellip hầu như tròn mà Mặt trời ở một tiêu điểm. Mặt trăng là một vệ tinh quay chung quanh Trái đất. Các ngôi sao không dính trên vòm trời mà xa trái đất ở những khoảng cách khác nhau. Vũ trụ có hàng trăm tỉ thiên hà, mỗi thiên hà có hàng chục tỉ ngôi sao như mặt trời. Mỗi sao có hàng chục hành tinh. Dải Ngân hà là một trong những thiên hà, chỉ khác là trong Ngân hà có hệ mặt trời và có trái đất chúng ta ở. Vì vậy Ngân hà còn được gọi là "thiên hà của chúng ta". Trung tâm Ngân hà cách Trái đất khoảng 30 nghìn năm ánh sáng. Trái đất quay chung quanh Mặt trời với tố độ 30 km/s và quay cùng tất cả Hệ mặt trời chung quanh trung tâm Ngân hà với tốc độ 250 km/s. Với tốc độ lớn, nhưng vì Ngân hà vĩ đại, nên trái đất phải để 200 triệu năm mới quay hết một vòng chung quanh tâm Ngân hà.
(2) Trong cái vô cùng, vô tận ấy có hai khí âm – dương giao hòa nhau. Âm – dương là hai từ của một khái niệm biểu thị hai yếu tố cùng tồn tại, độc lập, tương phản, nhưng lại hòa đồng, lồng vào nhau mà không triệt tiêu nhau để sinh biến. Âm – dương có trong tất cả các hiện tượng, nó luôn vận động để sinh ra vạn vật, sinh ra năm chất cơ bản (ngũ hành) làm nên vũ trụ. Ngũ hành gồm: Mộc (gỗ, cây, cỏ); Hỏa (lửa, hơi nóng, ánh sáng); Thổ (đất, đá, các khoáng vật); Kim (vàng, các kim loại); Thủy (nước, chất lỏng, hơi nước).
Cuộc trùng phùng khoa học sau đây thật là hy hữu: Nicôlai Côpecnic (khoảng năm 1.500 sau công nguyên) tìm thấy nguyên tố vũ trụ đầu tiên là H2O (nước), trên sao Thủy. Và theo Kinh Dịch, một Thiên cổ kỳ thư, thì vua Phục Hy thuộc triều đại nhà Hạ (2205-1766 trước CN) đã tìm thấy vật chất nằm ở hành Thủy (sao Thủy).
(3) Rằng Vũ trụ được tạo ra cách đây 15 tỉ năm do một Vụ Nổ Nguyên Thủy Vĩ Đại gọi là Big Bang.
(4) khác với quan niệm về một Tạo vật chủ của các tôn giáo khác, đạo Phật đã khẳng định tiên quyết rằng vũ trụ hình thành là do tự kỷ nhân quả tiếp nối nhau. Vũ trụ này không do một đấng Sáng tạo hay một phép lạ bên ngoài nào xây dựng nên cả. Đối với Phật giáo, vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có một nguyên nhân đầu tiên.Sở dĩ người đời thông thường tin phải có một sự khởi đầu, là do nhận xét giới hạn nên họ thấy cái gì cũng có sự bắt đầu. Từ nhận xét đó, họ luôn có thói quen cắt xén thời gian ra từng giai đoạn, rồi gán ép thành quy trình tồn tại cho mỗi vật.
(5) : cũng có, cũng không, không phải không, không phải có, không đồng, không khác, không phải một, không phải nhiều, không dơ, không sạch… Nói như thế mà vẫn sợ chúng sanh chấp vào ngôn ngữ, nên Phật lại dạy: “Chân lý như mặt trăng, giáo lý ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng, đừng lầm ngón tay với mặt trăng”, hoặc “Tất cả pháp như chiếc bè qua sông”, hoặc “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, hoặc “Điều ta biết như lá trong rừng, điều ta nói như nắm lá trong tay”, hoặc “Suốt đời Như Lai chưa nói một lời nào”.v.v.