Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025

01/01/202518:41(Xem: 111)
Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025


canh mai


letterhead-2022-2026


Số 56-7/HĐĐH/HC/TB                                  Phật Lịch 2568, Sydney ngày 01/01/2025



 THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Kính bạch Chư Tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa chư thiện nam tín nữ, đồng hương Phật tử xa gần thân mến,

 Xuân Ất Tỵ 2025 đang trở về với người con Phật trong và ngoài Úc Châu. Trên góc nhìn người học Phật, chúng ta thấy rằng thế nào mới là mùa xuân thực sự? Người đời khi có niềm vui thì cho rằng có mùa xuân, dù cho mùa xuân đó thoáng qua trong ba ngày tết, hay 3 tháng mùa xuân.

 “Trì nhật giang san lệXuân phong hoa thảo hương”
(Xuân về non nước đẹp tươi, Gió đưa hương ngát muôn loài cỏ hoa) 
[thơ của Đỗ Phủ]

 Xuân của thi nhân có cái nhìn lung linh ảo diệu như thế, nhưng nó sẽ thoáng qua và cuối cùng đọng lại một chút dư hương của cuối mùa, để rồi tiếc nuối, nhớ thương hay giận hờn oán trách:

 “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
 (Thơ của Chế Lan Viên)

Đây là thứ mùa xuân khi người đón nó bằng tâm tư tràn đầy những chất liệu khổ đau trong cõi sầu ly biệt, nên dù hoa xuân có nở đầy, gió xuân có mát dịu nhưng cõi lòng vẫn khô khan, xám xịt. Nếu thực sự có một mùa xuân như vậy, thôi đừng đến còn hơn, hãy để ta ngồi nhóm lửa hồng trong sương pha tuyết lạnh, hay đếm lá thu tàn cho hồn bớt đi hoang.

Trong tiết tấu giao mùa của đất trời hay sự thầm thì của tâm thức, ta phải nhận ra tính chất thực sự của mùa xuân qua góc nhìn của người đệ tử Phật, để thấy rằng cơn mưa xuân là nước mát Cam lồ, cánh hoa Mai vàng, hoa Cúc, hoa Vạn Thọ ngoài sân là sắc màu của mùa xuân miên trường vĩnh cửu như Thiền sư Thạch Liêm đã thổ lộ:

“Tự thị dương hòa quy thảo mộc, Thái bình nhân túy hải thiên xuân.”
 (Cỏ cây vui dưới trời êm dịu, Người ngắm thanh bình tắm bể xuân).

Khi tâm ta thong dong, tự tại, không vướng bận bởi phiền não, khổ đau thì thế giới ba ngàn yên bình, sắc xuân thắm đượm và không hạn hẹp bởi khái niệm thời gian, ngày nào cũng Tết, tháng nào cũng xuân, đóa hoa Chơn thường vẫn hàm tiếu cho dù xuân của thế tục đã đi qua. Như câu thơ liễu ngộ của Thiền sư Mãn Giác:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
(Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai)

Hay cái nhìn thấu triệt của Thiền sư Chân Không :

 “ Xuân lai, xuân khứ nghi xuân tận, Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân “
(Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết, Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân).

Như vậy xuân chỉ có một nhưng đối với bậc giác ngộ khi xuân đến, nó mãi mãi ở lại, còn kẻ phàm phu khi xuân về nhưng vội vã ra đi, vì thực chất đất trời có xuân, nhưng Tâm xuân thì không có, để rồi phải chạnh lòng tiếc nuối khi xuân qua đi.

Chúng ta đang nuôi nhiều hoài bão vì muốn tìm cho mình một tương lai với sự nghiệp dư thừa về vật chất, vội cho rằng đó là niềm vui, đó là hạnh phúc mà không thấy rằng hạnh phúc ấy quá mong manh. Thực hành lời Phật dạy để chuyển đổi khổ đau thành an lạc, chuyển tâm Chấp ngã thành tâm Vô ngã, mà tâm Vô ngã tức là tâm Phật, tâm Phật chính là mùa xuân đích thực mà chúng ta đang tìm trên lộ trình tu tập này.

Xuân Ất Tỵ trở về trong lúc nhân loại vẫn tiếp tục chứng kiến những cảnh tang thương, đổ nát, chết chóc vì chiến tranh giữa Ukraine-Nga; giữa Israel, Plastestin và Iran; thiên tai, bão lụt xảy ra triền miền khắp nơi trên thế giới cho đến quê hương Việt Nam. Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội và nhiều tự viện thành viên của Giáo Hội đã nhanh chóng tổ chức lạc quyên hơn 100 ngàn Úc kim để về cứu trợ nạn nhân siêu bão Yagi ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

 

Tri hành hợp nhất và hạnh giải tương ưng, trong năm nay, có hơn 70 Tăng Ni trong Giáo Hội đã về tham dự Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức, Melbourne; và đông đảo đồng hương Phật tử tham dự khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 22 vừa được tổ chức thành công tại Adelaide, Nam Úc.

Mùa xuân mới là mùa của sự sum họp, là mùa cây lá đâm chồi nảy lộc, ngàn hoa khoe sắc, lòng người hân hoan. Mùa xuân luôn gắn với những ý niệm tốt lành về một khởi đầu mới, một chặng đường mới. Mong tất cả mọi người con Phật hãy tinh tấn áp dụng những lời Phật dạy để tịnh hóa tâm thức, chuyển hóa phiền não khổ đau thành an vui, giác ngộ và giải thoát, tạo lập chánh báo trang nghiêm thanh tịnh cùng với y báo hòa bình, an lạc để mọi loài vui sống thái hòa.

Trong thời khắc thiêng liêng, giao thoa giữa năm cũ Giáp Thìn và năm mới Ất Tỵ, chuẩn bị chào đón Xuân Di Lặc Ất Tỵ 2025, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL, thành tâm kính chúc đến Chư Tôn Trưởng Lão trong Hội Đồng Chứng Minh Cố Vấn; chư Tôn Đức trong Hội Đồng Điều Hành; chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni; quý vị lãnh đạo các tôn giáo; quý vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể; quý cơ quan truyền thông báo chí; quý ân nhân thân hào nhân sĩ và quý đồng hương Phật tử: Năm Mới Ất Tỵ 2025 phước huệ trang nghiêm, pháp duyên vô ngại, vô lượng an khang và sở cầu như nguyện.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật, tác đại chứng minh.

TM. Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ
(Xem phiên bản pdf có ấn ký)

 Hòa Thượng Thích Tâm Minh




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2023(Xem: 2548)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 2653)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 3053)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 3490)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 1760)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
05/01/2023(Xem: 5891)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
05/01/2023(Xem: 2422)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.
04/01/2023(Xem: 2388)
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
01/01/2023(Xem: 1846)
Xuân về trên ngọn cỏ non Cành mai mới nở hãy còn đọng sương Rừng chiều thấp thoáng tà dương Thiền Tăng xuống núi tìm phương cứu đời. Vận hành của thời gian bốn mùa xuân hạ thu đông, dòng đời mãi trôi không ngừng nghỉ, một năm lại hết. Sau buổi đông tàn, vạn vật cỏ cây lại trở mình, cành non bắt đầu kết nụ trổ hoa, chim muông ca hát líu lo dưới trời nắng ấm, như vẫy tay chào tạm biệt cái lạnh của mùa đông và đón mừng mùa xuân thắm tươi giữa đất trời.
26/12/2022(Xem: 2220)
Mai rụng âm thầm bên cánh song. Đông tàn, trăng lạnh, chốn am không. Xuân về đất nước còn ly loạn. Một chút Đạo tình gởi núi sông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]