Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Di Lặc

26/01/202308:14(Xem: 2523)
Xuân Di Lặc
Phat_Di_Lac_6



Xuân Di Lặc

 
     Nhìn hai cành đào đặt trên điện Phật, mỗi bên có treo một dây pháo và cánh thiệp chúc Tết. Đặc biệt cánh thiệp Mừng Xuân Di Lặc, không biết ai đã hoạ hai câu thơ bằng chữ Hán tả Phật Di Lặc như sau:

“Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự
Mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu.”

Nghĩa:

Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận
Mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu

 Hai câu thơ nầy rất ý nghĩa, bởi Xuân Di Lặc là mùa xuân ôm trọn cả mùa hương đạo. Đối với người Phật tử Á Đông, nhất là Phật tử Việt Nam. Lễ Giao Thừa còn gọi là Lễ Đản Sanh Phật Di Lặc Tương Lai. Bởi hiện Ngài là vị Bổ Xứ Bồ Tát ở Đâu Suất Nội Viện Thiên Cung, sẽ Giáng Thế và kế tục Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở Sa Bà này, chính Đức Thế Tôn đã phú chúc như thế. Cho thấy, Ngài có nhân duyên lành sâu xa đối với chúng sanh nơi cõi này.


     Theo truyền thuyết, tuy chưa đến kỳ giáng thế, Ngài đã mang niềm an vui hoan hỷ đến cho chúng sanh qua nhiều phương tiện, bằng cách hoá hiện thân tướng của một Tỳ Kheo dị thường, bụng to, áo rách không cài nút, mang dép cỏ, hoặc guốc gỗ, vác chiếc đãy vải lớn, đi đây đó khắp nơi để giáo hoá chúng sanh. Từ đó dân gian thường gọi Ngài là Bố Đại Hoà Thượng. Mỗi cách ăn mặc của Ngài là như để báo trước một điềm gì đó sắp xảy ra, hoặc thời tiết hoặc mùa màng chẳng hạn.

 Hình ảnh đó thể hiện nếp sống đầy an vui và buông bỏ, không chút ưu phiền, đi cũng không ai biết đến chẳng ai hay. 
     Có lần có người hỏi Ngài, “Phật Pháp là gì?” Ngài liền bỏ cái đãy xuống. 
 Họ hỏi tiếp, “Thế Phật Pháp có gì hay hơn nữa?” Ngài liền vác đãy lên vai và bước đi. 

     Trừu tượng một chút, chúng ta có thể hiểu hành trạng của Ngài là một hành động rất sống động, biểu hiện của Ngài là Phật Pháp có công năng giúp cho hành giả biết buông xuống (emptiness).  Với người bình thường, càng ôm cái lợi cái danh vào nhiều chừng nào thì họ càng hứng thú. Ngược lại, với một hành giả, càng biết buông xả thì càng tiến gần hơn đến sự giải thoát giác ngộ. Và cử chỉ vác đãy lên vai bước đi, là hành giả đang thật sự sống pháp, biết gánh vác trách nhiệm với sự sống còn của Chánh Pháp. Đồng thời, biết hoà đồng với niềm vui nỗi khổ của chúng sanh, mà vẫn luôn bước tới. Nghĩa là không tách rời hoặc xa lánh thế gian, mà hãy đặt lên vai mình một trách nhiệm là làm cho chúng sanh giác ngộ, bớt khổ, được an vui như mình. Đó chính là “Phật Pháp bất ly thế gian giác.”  Ngược với quan niệm rằng, người tu là phải che mắt, bịt tai, không được nghe, không được thấy, ai chết mặc ai. Quan niệm như thế là cho người tu không khác một khúc gỗ là mấy!

      Một lý giải sâu xa hơn, cũng qua hành trạng đó, Ngài đã không muốn thế gian lưu lại vết tích gì về Ngài, để như giọt nắng của thời gian chỉ chiếu xuyên qua, làm ấm dậy mùa xuân cho cây đâm chồi kết nụ. Rồi tự tan biến để soi chiếu về một nơi xa xôi đen tối khác, đã thể hiện qua bài thơ chính tay Ngài hoạ và lưu lại cho cư sĩ tên Vương Nhân Hú, là huyện trưởng huyện Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến bên Trung Hoa thời bấy giờ như sau.

Di Lặc chân Di Lặc
Hoá thân thiên bách ức
Thời thời thị thế nhân
Thế nhân câu bất thức

Dịch:

Di Lặc thật Di lặc
Hoá hiện ngàn muôn thân
Ngày ngày hiện đây đó
Người đời khó nhận chân

 Dưới bài thơ này có chín chữ, “ Bất đắc trạng ngô tướng, thử tức thị chân.” Nghĩa là: Không nên khắc, vẽ hình tướng của ta ấy mới là thực tướng vậy. Ấy chính là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

         Qua đó, chúng ta thử nhìn kỹ cành đào và sẽ nhận ra, cành đào chỉ là một nhân tố khởi sắc cho cái đẹp của mùa xuân, song có mùa xuân cũng nhờ nhiều yếu tố của các nhân duyên khác hợp thành. Cái đẹp hôm nay là kết quả gom lại của bao tấm lòng đẹp từ hôm qua. Trên mấy cành đào có thoáng hiện những nụ cười đầy an lạc và thiện cảm. Trong đó chắc cũng có nụ cười của đạo hữu Nhuận Thành. Người viết nhớ lại mấy ngày trước, đạo hữu này khệ nệ khiêng mấy cành đào từ ngoài xe vào thật to, thật đẹp, nụ nào cũng no tròn, kết khắp cành, đem đặt lên bàn, lấy nước đổ vào bình, đợi người viết ra tay cắm như mấy Tết trước. Cứ mỗi năm thay vì có hai cành mai trên điện Phật chưng Tết, thì ở xứ này, chúng tôi dùng đào cắm thay mai. Đào nở thật đẹp và nét đẹp rất sang. Chẳng phải hoa anh đào hay đào ăn trái. Loại đào này một số người gọi là mai đỏ. Thật ra mai đỏ hay đào cũng không khác, miễn có chưng để làm đẹp cho không khí mùa xuân cũng là điều ý vị. Nhìn mấy cành đào người viết dặn đạo hữu Nhuận Thành, “Ngoài hai bình thầy sẽ cắm chưng bàn Phật, đạo hữu giữ lại cho thầy một cành nào đẹp đẹp, lấy thùng chứa nước dưỡng lại, có Phật tử đặt từ năm trước rồi ạ.” Đạo hữu Nhuận Thành cười cười không nói gì, vì tưởng người viết nói đùa. Nụ cười của đạo hữu vừa hiền từ mà chân thực, cho thấy bấy lâu nay ít nhiều có thực tập công phu hàm dưỡng, nên cũng tỏa ra niềm an lạc trên khuôn mặt như một món quà Xuân Di Lặc vậy. 

       Tết vừa rồi có một đạo hữu vào Chánh điện lễ Phật xong, đang ngắm nghía mấy cành đào, vừa thấy người viết từ phòng bước ra liền lên tiếng “ Bạch Thầy hai cành đào nở đều đặn đẹp ghê Thầy ơi! Đã bốn năm rồi, năm nào con cũng thấy Thầy chưng hai cành đào thật tuyệt. Có lẽ Thầy đặt mua từ Cali về hả thưa Thầy? Năm nay trễ rồi, năm tới Thầy đặt thêm giùm con vài cành chưng Tết cho vui nha thưa Thầy”. Phật tử nói thế, người viết tưởng chỉ đùa cho vui, nên cười và đùa lại, “ Không, đào này thầy đặt mua từ bên Nhật kia mà”.  “Thật hả Thầy?” “Không, thầy chỉ nói đùa thôi, chứ đào này mọc quanh bờ rào các nhà cư dân gần đây nhiều lắm”. Phật tử ngạc nhiên, “Nhưng hôm nay là ngày Tết rồi, trời còn lạnh nên đâu có cây gì đâm chồi trổ nụ đâu mà Thầy đã có đào hoa nở rồi, hơn nữa con ở đây đã hơn mười năm qua, con đâu có thấy cây đào nầy bao giờ đâu, làm sao mà nở ra như thế này được.” Tôi thầm nghĩ Phật tử nói cũng đúng, nếu không để ý nhìn và không biết cách làm cho đào nở sớm thì chẳng ai biết quanh mình có một loại cây có hoa đặc biệt như thế. Loại đào này để nó nở tự nhiên trên cây, dĩ nhiên không thấy gì đẹp, thành thử nhìn không ra thì cũng phải. Hơn nữa, để hoa nở theo thời gian tự nhiên, là phải đến cuối tháng ba, đầu tháng tư mới có hoa. Lúc đó là nhiều loại hoa thi nhau rực nở thì đâu còn ai để ý bụi (bush) hoa này nữa. 

        Thật ra chung quanh ta cây cảnh thiên nhiên đều đẹp, nhưng nét đẹp của nó có hợp với nhãn quan của người thưởng thức hay không, đấy mới là giá trị chân thật. Qua bốn mùa xuân, nay là cái Tết thứ năm sắp kề, chùa năm nào cũng có đào để chưng, cũng không ít Phật tử ngạc nhiên tại sao Thầy tìm đâu ra loại mai đỏ để chưng trên bàn Phật mà đẹp như thế. 

       Điều khác biệt là, hoa trong cửa thiền là hoa đạo, nên không chỉ chưng cho đẹp, mà còn để nhắc nhở người thưởng thức biết quán chiếu lẽ vô thường của hoa nữa. Cái đẹp không lưu lại vết tích, mới chân thật là đẹp và vẫn hiện hữu không bao giờ mất. Dù cho cái đẹp của cành đào đi nữa thì cũng quá mong manh tạm bợ, trong mấy ngày rồi sẽ héo úa tàn phai và sẽ trả về cát bụi. 

      Để hưởng trọn mùa Xuân Di Lặc hằng hữu, chúng ta thử soi tìm nét đẹp trong ta. Không phải là lớp áo choàng của thể xác bên ngoài, mà chính tâm hạnh và thể tánh hằng quang sáng bên trong không hề mất. Và không bao giờ thay đổi, như chính bài thơ mà Bố Đại Hoà Thượng đã họa để chỉ bình đẳng tánh Phật sẵn có trong mỗi chúng sanh: 

“Ngô hữu nhất Thế Tôn 
Thế gian giai bất thức
Bất tố diệc bất trang 
Bất điêu diệc bất khắc 
Vô nhất khối nê thổ 
Vô nhất điểm thái sắc 
Công họa họa bất thành 
Tặc thâu thâu bất khứ
Thể tướng bản tự nhiên 
Thanh tịnh thường hảo khiết 
Tuy nhiên thị nhất Tôn
Phân thân thiên bách ức.”

Dịch nghĩa: 

Trong ta một Đức Phật 
Người đời không ai hay 
Không đúc, không trưng bày
Không điêu, không thể khắc 
Đất nắn, nắn không xong 
Không cần tô màu sắc 
Thợ vẽ, vẽ không thành 
Giặc cướp, cướp chẳng mất 
Thể tướng vốn tự nhiên 
Thanh tịnh và sáng trong 
Dù chỉ là một Phật 
Hoá hiện ngàn muôn thân.

Tuệ Minh-Thích Phước Toàn

(trích Giai Phẩm Xuân Kỷ Mão, Chùa Phước Huệ, Năm 1999)
(ảnh Tết 2020)
Xuân Di Lặc


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2017(Xem: 4376)
Xuân trong cửa Phật ngát mùi hương Hương giới hương tâm ngộ lẽ thường Hương định lòng thanh hương giải thoát Hương đạo thấm nhuần nét yêu thương .
27/01/2017(Xem: 7609)
Ăn là gì? Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn! À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn
24/01/2017(Xem: 9231)
Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
24/01/2017(Xem: 9150)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
24/01/2017(Xem: 4070)
Phù sa ngơ ngẩn chạy ra đồng Tội lá buông tay níu cội nguồn Mây ước ao về làm sóng quẫy Đâu ngờ khi chết cũng thành sông
24/01/2017(Xem: 4154)
Nắng xuân ấm cả đất trời Tình xuân mang đến lòng người vui tươi Hoa xuân luôn nở nụ cười Nàng xuân dạo mát rong chơi phố phường .
24/01/2017(Xem: 6971)
Lâm Bô (968-1028) thi nhân thời Tống, tự Quân Phục người Tiền Đường ( nay thuộc Hàng Châu Chiết Giang ). Thời trẻ thường đi du ngoạn miền Giang Hoài, về già quy ẩn Tây Hồ, Hàng Châu ở một mình trên núi, trồng mai nuôi hạc, không ra làm quan, không lấy vợ, “ mai là vợ, hạc là con” Năm Thiên Thánh thứ 6 ông mất, Tống Nhân Tông ban thụy là Hòa Tĩnh tiên sanh. Tác phẩm: Hòa Tĩnh thi tập 4 quyển, bổ di 1 quyển.
22/01/2017(Xem: 4729)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Mùa Xuân chưa hẳn là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng mùa Xuân là mùa mà cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, là mùa của các loài hoa có tên hay không tên đua nhau rộ nở khoe sắc, mùa mà theo truyền thống phương Đông mọi người dù nghèo hay giàu, dù đang thảnh thơi nhàn hạ hay đang tất bật làm ăn cực khổ ở nơi xa, cũng đều mong muốn quay về sum họp với gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái, để cùng nhau đón chào mùa Xuân mới.
22/01/2017(Xem: 5046)
Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…
22/01/2017(Xem: 5260)
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ. Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương. Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]