Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét Xuân Trong Mắt Tổ Sư Thiền

19/01/202307:04(Xem: 5455)
Nét Xuân Trong Mắt Tổ Sư Thiền

thien su



Nét Xuân
Trong Mắt
Tổ Sư Thiền
 
 
1- Điều ngự Giác hoàng 
Trần Nhân Tông  (1258-1308)
Sơ tổ Thiền phái Trúc lâm Yên tử
 
A) Xuân Hiểu
Thủy khởi khải song phi
Bất tri Xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.
 
TGN phỏng dịch:

Xuân Mai
Sáng dậy nhìn song cửa,
Chẳng hay Xuân đến rồi.
Một đôi bướm trắng lượn
Phơ phất cánh hoa rơi.

Tụng 
Xuân này hiển hiện dáng xuân xưa.
Mãi đến Xuân sau chẳng đợi chờ.
Ai biết bao mùa xuân đã tới?
Giữ lòng thanh thản kết duyên thơ.                
                                                                                      
B) XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,  
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.  
Như kim khám phá đông hoàng diện,  
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.  
 
TGN phỏng dịch

Xuân Chiều
Thuở bé chưa từng hiểu sắc không,  
Xuân về hoa nở rộn trong lòng.  
Chúa Xuân nay được ta soi tỏ,  
Nệm cỏ ngồi yên quán cánh hồng.
 
Tụng

Núi xanh vốn chẳng động
Mây trắng tự đến đi. 
Cõi đời là quán trọ. 
Ai lui tới làm gì?
 
  
 
2 - Thiền sư Hoàng Bá  TQ (788 - 850).    
                                                                                                                           
Trần lao quýnh thoát sự phi thường.
Hệ bã thằng đầu tố nhất trường.
Bất thị nhất phiên hàn thiệt cốt.
Tranh đắc mai hoa phất tỷ hươn
(Mai hoa tranh đắc phất thiên hương.)
 
TGN phỏng dịch:

Trần lao vượt thoát, chuyện phi thường.
Nắm chặt đầu dây tiến thẳng đường.
Nếu chẳng một phen lạnh thấu tủy.
Hoa mai đâu dễ thoảng mùi hương.
 
Tụng 

Đời không sóng gió tâm không sáng.
Đạo chẳng gian nan nguyện chẳng thành
Vượt qua bao nỗi gập gềnh.
Gia hương chốn cũ đậm tình chân quê.

3 - Thiền sư Chân Không VN (1045.46 -1100)       
                                                                                       
Một hôm có vị Tăng đến hỏi Thiền sư Chân Không: 
“Khi xác thân bại hoại thì sẽ thế nào?”

Sư đáp: 
“Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận
 Hoa lạc hoa khai chỉ thị Xuân.”
 

 TGN phỏng dịch: 
Xuân đến, xuân đi, xuân ngỡ hết.
Hoa tàn, hoa nở vẫn là Xuân.
Tụng 

Chủ - khách đổi trao mộng đêm qua. 
 Ai hay thực tại vẫn
đang là.
Không đi, không đến, không sanh diệt.
Gió thổi hoa rơi như thế
mà.

4 - Thiền sư Mãn Giác VN (1052-1096)

Cáo Tậc Thị Chúng 

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.(1)

TGN phỏng dịch: 
 Cáo bệnh dạy chúng
Xuân đi trăm hoa rụng.  Xuân đến nở trăm hoa.
Trước mắt đời luân chuyển.
Trên đầu tuổi luống già. 
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết.
Ngoài sân mai vẫn nở đêm qua.
 
Tụng: 
Ai lia viên sỏi xuống hồ. 
Cho muôn sóng lượn bên bờ tử sinh?
Niệm câu Bát nhã Tâm kinh.
Sắc không - không sắc, hỏi mình là Ai?   
                                                                                           
5 -Thiền sư Giác Hải VN  (1023-24 – 1138)

 HOA – ĐIỆP                                                                                                                              
“Xuân lai hoa - điệp thiện tri thì,
Hoa - điệp ứng tu cộng ứng kỳ.
Hoa - điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa - điệp hướng tâm trì.”

TGN phỏng dịch: 

 
Hoa và Bướm 
Xuân về hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười đúng hẹn kỳ 
Nên biết bướm hoa đều huyễn mộng.
Mặc tình hoa bướm, bận lòng chi
!

Tụng  

Nét Xuân trong mắt Tổ sư thiền. 
Chẳng vọng Xuân tình, mộng đảo điên. 
Hố thẳm buông tay, không dính mắc.
 Bản lai tự tánh vẫn như nhiên.
 
 
 
6 -Thiền ni Vô Tận Tạng TQ (....? – 676)
Ngộ Đạo Thi
Chung nhật tầm Xuân bất kiến Xuân.
Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.
Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu.
Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.
 
TGN phỏng dịch:
Bài Thơ Ngộ Đạo
Ngày trọn tìm Xuân chẳng thấy Xuân.
Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần.
Trở về bỗng thấy hương mai rộ.
Rõ thật đầu cành vẹn Ý Xuân.
 
Tụng 
Ai hay cá vựơt lưng đèo,   
“Ngựa đua dưới biển, thuyền chèo trên non.” * 
Tấm lòng bà lão sắc son. 
Khuông trăng rực sáng đầy tròn nguyên xưa.
*Câu nói của Tổ Liễu Quán

Thích Giác Nguyên

----ooOoo----
 
 
 
hoa mai
(1)  Chú thích: Cây mai hoặc cây ở miền bắc nước ta, thể hiện trong thi văn của các vị thiền sư mô tả. Khác vi loại mai vàng và mai trắng ỏ miền trung và nam VN. Cây mai miền bắc có nguồn gốc từ lưu vực sông Dương Tử, nam Trung Quốc, sau này lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nó được trồng để lấy quả và hoa. Mơ ta là loài cận chủng với mơ tây (Apricot – Prunus armeniaca), có hình dáng bề ngoài của cây, lá, hoa, quả tương tự nhau, có thể sấy khô trộn với bột cam thảo gọi là Ô mai. Vì vậy cần phân biệt 2 loài cây này. Ngoài ra cũng không nhầm lẫn với các loài khác cũng có tên gọi chung là mai.  Nguồn internet
 
        
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2018(Xem: 4438)
Hương pháp muà xuân đẹp ngát trời Cõi lòng rộng mở khắp muôn nơi Nhớ Ngài Di Lặc ngồi thanh thoát Bụng chứa càn khôn rộn tiếng cười .
04/02/2018(Xem: 11723)
Văn Hóa Phật Giáo, số 290-291 Mừng Xuân Mậu Tuất, ngày 01-02-2018
02/02/2018(Xem: 14135)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
30/01/2018(Xem: 5794)
Tết là ngày vui truyền thống dân Việt, nhưng đối với người Việt nơi vùng châu lục Bắc Mỹ, thì Tết lại mang nhiều suy tư khác nhau. Không phải nhà nào cũng có không khí ngày Tết. Không phải thành phố nào cũng có bánh mứt và bông trái Việt Nam. Ngày Tết là mùa Đông đầy băng giá trên đất Mỹ. Chính trong sự quạnh quẽ này, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng Việt nơi đây ăn “Tết” trong điều kiện thật giới hạn của mình. Từ tận cùng sự băng lạnh đó mà tự thân mỗi người Việt phải nỗ lực gìn giữ những nét đẹp của quê Cha để ngày Tết không mờ nhạt trên quê hương mới.
30/01/2018(Xem: 5927)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi ân cần thăm hỏi vấn an sức khỏe Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính chúc quí Ngài pháp thể an nhiên; đồng kính chúc quý vị lời Chúc Nguyện Năm Mới thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý. Sự tuần hoàn của vũ trụ, vạn vật với muôn hình vạn trạng tương quan duyên khởi, sinh diệt diệt sinh tự biến tự tồn. Trong sắc có không, trong không có sắc, tất cả đều biến đổi vô thường qua tiến trình thành trụ hoại không để tồn sinh diệu hữu. Sự xoay vần chuyển hóa Xuân hay Tết chỉ là ngôn từ chọn làm dấu mốc chu kỳ ngắn hạn 365 ngày, đánh dấu một năm nhằm khai mở niềm tin, mong ước, vọng cầu. Nhân loại khác nhau màu da chủng tộc, lịch sử văn hóa, nhưng ước vọng cho sự sống, tình người không khác. Đức Phật có dạy: "Nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ, bảo bọc thương yêu và tôn trọng sự sống", đích thực là chân lý của cuộc đời.
27/01/2018(Xem: 5154)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy. Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.
26/01/2018(Xem: 4324)
Quà Xuân tuy nhỏ mà vui Đội đầu Giác Ngộ giữa đời bon chen Đội chi vàng bạc kim tiền Đội lên trí tuệ mà lên xuống đường Đội lên tỉnh thức, yêu thương Dọc ngang xa lộ, phố phường, ngoại ô... Đội đầu câu niệm nam mô Đến khi dừng bước giang hồ mới thôi Quà Xuân tuy nhỏ mà vui...
26/01/2018(Xem: 6562)
Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng? Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước. Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người. Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.
25/01/2018(Xem: 6033)
Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút. Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.
23/01/2018(Xem: 18753)
Bản Tin Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]