Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nét đẹp truyền thống văn hoá của ngày Tết Nguyên Đán.

16/01/202306:54(Xem: 2280)
Nét đẹp truyền thống văn hoá của ngày Tết Nguyên Đán.

tat nien-tvqduc-2023 (103)

Nét đẹp truyền thống văn hoá của ngày Tết Nguyên Đán.

Không khí chuẩn bị đón Tết của Phật tử tại hải ngoại tại những ngôi chùa lớn tại Melbourne đang lan tỏa những gì ấm áp thiêng liêng khi giữ lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc khiến lòng người tha phương nghe chút gì xao xuyến …

Có lướt qua chương trình lễ hội nghinh Xuân Quý Mão và đón giao thừa năm nay tại quý tự viện ta thấy có nhiều điểm trùng hợp vì các tự viện lớn thường lấy 1 tuần trước Tết để làm lễ tất niên và cúng chư hương linh đang được thờ tự trong chùa ( chẳng vì năm nay ngày mùng một Tết được rơi vào chủ nhật rất phù hợp cho tầng lớp còn đến công sở khỏi bận tâm xin nghỉ đôi ngày để đón giao thừa và nghinh Xuân )

Phải chăng dù cho trong năm qua cuộc sống có những thăng trầm nhưng trong lòng mỗi người đều một lòng nghĩ đến những điều thiêng liêng sắp đến vào thời khắc giao thừa trong họ có một niềm tin rằng NĂM CŨ SẼ QUA VÀ NĂM MỚI SẼ TỐT ĐẸP HƠN ….

Là Phật tử ai trong chúng ta đều biết rằng niềm tin sẽ tạo nên một sức mạnh tiềm tàng vô tận và nó sẽ trở thành một nguyện lực, khiến thôi thúc ta hơn, nỗ lực hơn để vươn tới những mục đích cao cả trong Đời hay Đạo mà ta mong muốn sẽ thành tựu.
Như vậy Tết chứa đựng trong nó một điều gì bí mật đánh dấu sự khởi đầu mới cho nhiều điều tốt lành, vứt đi những cái xấu xa của năm đã qua, sẽ làm con người thức tỉnh hơn, đánh thức được sự lãng quên mà vì bận việc lo toan mưu sinh ….khi nhớ đến ông bà nguồn cội tổ tiên và trong tâm niệm đó dường như có một cánh cửa vô hình đã mở ra để người sống và thân nhân đã khuất gặp nhau trong những cảm xúc tâm linh khó diễn tả với với bao ước mơ và hi vọng tốt đẹp trong năm mới.


Mọi vết thương được chữa lành theo năm tháng
Biết lẽ vô thường …tâm an, vạn sự an
Nào …ai dù tầng lớp nghèo khó, giàu sang
Vẫn ước nguyện năm mới …tấn tài tấn lộc như ý!

 
Bao nhiêu phiền não tự xoá nhoà trong trí
Lòng người rạo rực mong chờ sự đổi thay
Tự hứa … tạo cơ hội may mắn đến hằng ngày
Vì buông hết kiến chấp, tạp niệm xấu ác
 

Giữa khoảnh khắc giao hoà …chút khao khát
Nếu gặp gỡ trong đời do một chữ Duyên
Xin cho người thân hiểu đạo uyên nguyên
Luôn tồn tại trong tim chìa khoá tịnh lạc !

 
( thơ Huệ Hương)


Trộm nghĩ với thời đại ngày nay và tại hải ngoại , phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Những nét văn hóa tốt đẹp ấy không những không bị mai một mà ngày càng được gìn giữ và phát huy, nhờ những tự viện đang được những vị trụ trì có giới đức cao thâm để Phật tử thức tỉnh noi gương và học hỏi .

Vì sao vậy ? Sống trong xã hội văn minh nước ngoài, mọi giá trị cũ có thể bị đảo ngược chỉ có nếp sống đạo hạnh mới giúp ta diệt đi cái bản ngã kiêu căng tự đắc, mới giúp ta gột rửa tam nghiệp thân khẩu ý cho thanh tịnh lại và tiến đến chỗ sáng suốt hơn.

Nhìn những phong bì lì xì của các tự viện mang ý nghĩa hái Lộc đầu năm mang về sự tươi tốt tượng trưng cho năm mới sẽ tràn đầy sức sống và thêm tươi vui của mùa Xuân mới thấy ý nghĩa ngày Tết cổ truyền hay Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam.

Hẵng nhiều người bạn bè thân ái, những đệ tử cung kính với Thầy vẫn còn giữ lệ chúc Tết nhau mỗi độ xuân về tràn trề chứa chan ước vọng tốt đẹp nhất, đã trao tặng nhau những phần quà tết hết sức ý nghĩa, gửi gắm những thông điệp mùa xuân với lời thăm hỏi, cầu chúc cho sức khỏe, an khang thịnh vượng.


Tết còn bắt đầu cho việc khởi đầu một năm với những điều mới mẻ, tốt đẹp, hy vọng một năm mới được gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống thế cho nên có thể nói nhà nhà đều chưng mai vàng, vạn thọ vì màu này tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển.

Đặc biệt hơn họ còn chuẩn bị trước tìm mua những cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng, sum suê biểu tượng cho sự sinh sôi, thịnh vượng luôn đặt tại vị trí trang trọng nhất nhà.

Ôi những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.


Lời kết:


Nếu biết rằng mọi sự trong đời đều do nhân duyên kết thành và theo luật nhân quả công bằng, thì năm mới Xuân về hãy ước nguyện làm sao cho tâm mình bất động trước những ngọn gió chao đảo của cuộc đời và sống tuỳ duyên, thuận theo những gì đến và đi.
Và cái gọi là thế giới chính là tuỳ thuộc ở lòng mình cũng như chúng ta chỉ là một phần của pháp giới bao la này và sẽ vận hành như sự vận hành của trời đất.

Và kính xin mượn câu đối của Tác giả Võ Đình Liên:
“Vui đón xuân, mừng sắc xuân, thắm tình xuân đất nước
Nỗ lực mới, khí thế mới, tô điểm mới quê hương”


Cũng như vài câu thơ trích trong CHÀO NGUYÊN XUÂN của thi sĩ Bùi Giáng:


Xin chào nhau giữa con đường
Mùa Xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dầu có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng …
Xin chào nhau giữ lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên hồ nước có bóng ta bóng người

Cũng như kính xin mượn lời dạy của một giảng sư được quý kính …” mọi thứ đều phụ thuộc vào chính chánh báo và y báo của bản thân ta. Chánh báo là thân và tâm của ta. Y báo là hoàn cảnh sống của ta. Thân thể , sức khỏe và tâm tư là chánh báo của ta, và môi trường, hoàn cảnh xung quanh chánh báo đó goi là y báo vậy”

Nhân dịp Xuân về kính chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đạo hữu trong quý đạo tràng của tự viện một năm vô lượng an khang, vô lượng cát tường, sở cầu như nguyện.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Huệ Hương
Những ngày cận Tết Quý Mão





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 6189)
Nghe nói mùa xuân sắp đến rồi Bên vườn hoa bướm mới lên ngôi Am tranh thêm rộn đời cô lữ Nhà sư vướng lụy ngắm dòng trôi
17/01/2014(Xem: 7506)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 6197)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 8000)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 6195)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
14/01/2014(Xem: 14169)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 11173)
Hằng năm, cứ vào độ Xuân về Tết đến, tôi cố gắng viết một bài để đóng góp vào số Báo Xuân Viên Giác và Website chùa Viên Giác; Cũng là dịp để mong được gặp gỡ quý Độc giả, quý Văn Thi hữu trên Văn Đàn và xin gởi trao những lời Chúc Mừng Năm Mới thân thương nhứt.
13/01/2014(Xem: 6738)
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
13/01/2014(Xem: 10119)
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.
13/01/2014(Xem: 7454)
Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]