Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niêm Hoa Vi Tiếu: mùa xuân trong Kinh Pali

05/01/202318:39(Xem: 2512)
Niêm Hoa Vi Tiếu: mùa xuân trong Kinh Pali


niem hoa vi tieu

Niêm Hoa Vi Tiếu:

mùa xuân trong Kinh Pali

 

Nguyên Giác

 

Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật.

 

Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.

 

Trong câu vừa dẫn, Niết bàn là giải thoát, là khi tâm đã lìa tham sân si, cũng có nghĩa là ngoài tâm sẽ không có Niết bàn. Niết bàn còn có nghĩa là tắt ngọn lửa của phiền não, của đau khổ, của tái sinh. Khi lửa tắt, không ai nói được là lửa về đâu, nghĩa là trong tâm của người giải thoát sẽ vắng bặt cái chấp về không gian và thời gian. Bậc giải thoát nhìn thấy thật tướng của tất cả các pháp chính là vô tướng, nghĩa là trong khi đang đi đứng nằm ngồi trong cõi này, người giải thoát vẫn thấy trong thật tướng không có núi non sông hồ, không có người và cũng không có ta, không có xanh đỏ trắng vàng, không có vuông tròn, không hôm qua, không ngày mai, không hôm nay. Rất nhiều Kinh Phật mở đầu bằng câu “mắt là vô thường, cái được thấy là vô thường, tai là vô thường, cái được nghe là vô thường… [tương tự] cái được thấy là vô ngã, cái được nghe là vô ngã…” Trong dòng vô thường chảy xiết, không có cái gì gọi được là cái gì. Do vậy, mới gọi là vô tướng. Đức Phật cũng thường dẫn ra tiếng đàn để chỉ pháp ấn vô thường, vô ngã (nơi đó, Thiền Tông nói tâm ba thời đều bất khả đắc, dù là tâm quá khứ đã nghe, tâm hiện tại đang nghe và tâm vị lai chưa nghe… ). Có nhiều Kinh, Đức Phật nói các pháp hữu vi như bọt sóng, như mộng, như huyễn, như sương, như chớp… là để chỉ thật tướng vô tướng. Niết bàn diệu tâm còn được Đức Phật gọi là tâm giải thoát bất động. Trong Kinh Trung Bộ MN 30, Đức Phật nói: “Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.” (1) Chính tâm giải thoát bất động đó, được Thiền Tông gọi là Niết bàn Diệu tâm.

 

Tại sao nói rằng pháp môn vi diệu này không dùng tới văn tự chữ nghĩa? Bởi vì đây là pháp đốn ngộ, mọi chuyện khác đều dựa vào văn tự chữ nghĩa (biểu tượng, còn gọi là ngón tay chỉ trăng). Ngay khi thấy hoa hiển lộ trước mắt, khoảnh khắc đó là tâm lìa tham sân si; nếu tâm còn dính tới văn tự chữ nghĩa, còn gọi phân biệt suy lường thì cái nhìn đó không còn là cái được thấy mà chỉ còn là cái được vin vào ngón tay, cái được vin vào chữ nghĩa hình ảnh trong tâm. Ngài Nam Tuyền nói khi xa lìa cái đốn ngộ hiện tiền chính là rơi vào cái học của chữ nghĩa hình ảnh gọi là “cướp qua rồi mới trương cung.” Cái thấy của giải thoát là tức khắc, không lưu chữ nghĩa hình ảnh nào trong tâm, vỉ thấy các pháp tự rỗng rang vô tướng trong dòng vô thường và vô ngã. Tương tự, khi nghe một ca khúc, hay nghe một con chim hót, hễ còn “văn tự chữ nghĩa suy lường” thì cái nghe đó đã bị chệch hướng, trở thành cái suy nghĩ về cái nghe, và là mất cái hiện tiền. Người đốn ngộ là người sống với thực tướng vô tướng, và là giải thoát ngay trong hiện tại. Vì là pháp không dựa vào văn tự chữ nghĩa, nên còn gọi là truyền ngoài giáo điển.

 

Trong Kinh Tạng Pali, Đức Phật nói đó là “chứng ngộ ngay trong hiện tại” và người có trí sẽ chứng ngộ mà không cần mất tới bảy năm hay bảy tháng, hay bảy ngày…. Trong Trường Bộ Kinh DN 25, Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, trích lời Đức Phật nói với du sĩ Nigrodha: “Vị ấy cần có bảy năm. Này Nigrodha, đâu cần phải bảy năm! Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại phạm hạnh và mục tiêu vô thượng mà vì lý tưởng này các Thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, chỉ cần có sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm … chỉ cần bảy tháng, một tháng, nửa tháng. Này Nigrodha, đâu cần có nửa tháng! Người có trí hãy đến đây, trung thực, không lừa đảo, chơn trực, Ta sẽ huấn dạy, Ta sẽ thuyết pháp. Nếu vị ấy thực hành đúng như điều đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và chứng ngộ ngay trong hiện tại, phạm hạnh và mục tiêu vô thượng, mà vì lý tưởng này các thiện nam tử từ bỏ gia đình, xuất gia tu đạo, vị ấy chỉ cần có bảy ngày.” (2)

 

Tới đây, câu hỏi là, làm thế nào chứng ngộ trong hiện tại? Đức Phật trong Kinh Tương Ưng SN 35.147 nói rằng con đường thích ứng với Niết bàn là thấy vô thường thường trực nơi mắt, nơi cái được thấy, nơi cái biết về các được thấy… nơi tai, nơi cái được nghe, nơi cái biết về cái được nghe… nơi sáu căn đều thấy vô thường như thế. Nghĩa là, tất cả những cái được thấy đều như phim ảnh trước mắt, tất cả những cái được nghe đều như tiếng đàn do duyên hình thành bên tai rồi tan biến như chẳng về đâu. Kinh SN 35.147, bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường… tai… mũi…  lưỡi… thân… thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn.” (3)

 

Tương tự, trong Kinh SN 35.149, y hệt Kinh SN 35.147 đã trích trên, chỉ thay chữ “vô thường” bằng chữ “vô ngã” cho toàn bộ Kinh. Tức là, thường trực cảm thọ trận gió vô thường lưu chảy xiết, nhưng vẫn hiển lộ sáng tỏ Niết bàn diệu tâm, nơi các đoạn trên Đức Phật gọi là tâm giải thoát bất động, nơi Thiền Tông còn gọi là Thấy Tánh, còn gọi là Vô Vị Chân Nhân (người thật, không nơi chốn, không vị trí thứ bậc…). Lâm Tế Lục viết rằng con quỷ vô thường từng khoảnh khắc, từng sát na đang sát hại tất cả chúng ta không phân biệt già trẻ, sang, hèn. Nhưng cái thấy tâm giải thoát bất động đó chính là cái bật sáng của tỉnh thức, nơi đó chính là vô sự (không thấy việc gì để làm), vô cầu (không thấy có gì để tìm cầu), nơi đây không thấy cái gì là “tôi với của tôi” và cũng không thấy gì gọi là ta hay người. Trong cái thấy vô thường, vô ngã đó chính là cái tỉnh thức hiển lộ của tâm giải thoát bất động, theo Lâm Tế Lục chính là Ba Thân Phật hiển lộ trong từng sát na: niệm thanh tịnh là Pháp Thân, không phân biệt là Báo Thân, không sai biệt là Hóa Thân. Trong cảm thọ vô thường chảy xiết không có niệm lành dữ, không có niệm phân biệt và tất cả bình đẳng trong rỗng rang vô tướng.

 

Trong Thiền sử cũng kể về lời một bà cụ hỏi ngài Đức Sơn: “Kinh Kim Cang nói quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, xin hỏi Thượng tọa điểm tâm nào?” Dò lại, chúng ta sẽ thấy Đức Phật trong Kinh Tạng Pali nhiều lần nói rằng, đó là cách vượt qua dòng nước lũ [già, chết]: tâm giải thoát bất động [dẫn trên] vốn lìa cả ba thời quá-hiện-vị lai, vì hễ vấn vương quá khứ là lùi lại, hễ mộng tưởng tương lai là bước tới, và hễ dính vào hiện tại [sắc thanh hương vị xúc pháp] là đứng lại giữa dòng, cả ba tâm đều giữ chúng ta trong ba cõi. Thái độ phải là vô sự khi tỉnh thức, nhận ra và cảm thọ vô thường, vô ngã, thấy thực tướng các pháp đều rỗng rang vô tướng. Ngay nơi đó, Đức Phật nhiều lần gọi là chứng ngộ ngay trong hiện tại mà không cần gì tới bảy năm hay bảy ngày. Ngay khi mây được nhìn thấy tụ rồi tan, ngay khi tiếng đàn được nghe rồi tan biến, và tâm vẫn tỉnh thức, tịch lặng với cảm thọ về vô thường và vô ngã, và không còn tâm nào chạy theo lành/dữ, ưa/ghét thì tâm đó đã là lìa tham sân si. Và đó là giải thoát ngay trong hiện tại.

 

GHI CHÚ (các bản dịch của Thầy Minh Châu):

(1) Kinh MN 30: https://suttacentral.net/mn30/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 25: https://suttacentral.net/dn25/vi/minh_chau

(3) Kinh SN 35.147: https://suttacentral.net/sn35.147/vi/minh_chau

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 4353)
Mùa Xuân cây trổ lộc non Hoa An Nhiên nở thơm vườn nhân sinh Con chim Én hót trên cành Mừng Xuân An Lạc Chúc Lành Nhân Gian ... Diệu Minh Tuệ Nga Mùa Xuân Biển Mẹ Lại Tết đến rồi, đón Tết a ! Trăm năm Mộng, Thực cõi người ta Tìm Trăng năm ấy mùa thi hội
26/01/2016(Xem: 6427)
Lên chùa hái lộc đầu xuân Hái tâm thanh tịnh, an lành trọn năm Hoa đời hoa đạo vô tâm Một tâm vô ngã cho lầm lỗi qua Tu từ vô lượng kiếp xa Có ai hái được đoá hoa ưu đàm Bụi trần vẫn vướng già lam Được thua còn mất có làm đảo điên Vẫn chưa sống hết cùng duyên Vẫn còn mê muội kiếm tìm viẽn vông Đầu năm hái những chờ mong Hái từ bi để trong tâm tặng đời.
25/01/2016(Xem: 5295)
Mới hôm nào chàng Đông còn đứng đợi với gió lạnh và rét run, không ước hẹn nàng Xuân vẫn trở mình thức dậy, mang rộn ràng vang vọng bước thời gian. Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
24/01/2016(Xem: 5790)
Lá khô trên cành chưa rụng hết. Người phu quét dọn công viên thản nhiên cào dồn cả một thảm lá vàng phủ ngập các bồn cỏ và gốc cây, cho vào những bao rác lớn. Nắng lên từ sớm mà trời vẫn còn lạnh. Lác đác dăm người chạy bộ thể dục, trong khi những người ngồi nơi băng ghế thì co ro trong những chiếc áo choàng dầy cộm. Khách bộ hành qua lại, nói chuyện, hít thở, phả những làn khói mỏng trong khí lạnh ban mai. Trăm hoa run rẩy trước những cơn gió nhẹ. Và trên cao, bầu trời xanh biếc, không mây.
22/01/2016(Xem: 11092)
Giấu, lèn, nén hồn mình vào cõi thơ Cho sức chữ bật lên trang giấy mới Ơi mùa Xuân đang tới! Trước mắt mình trời đất đẹp như mơ.
22/01/2016(Xem: 6857)
Một thuở nọ Thế Tôn kể chuyện; Kinh A Hàm thuật lại như vầy: “Có con Khỉ nhỏ trong bầy, Không nghe Chúa dặn, tách bầy lãng xao Tham ăn ngã mạn, cống cao, Thấy mồi tham khởi, dính vào bẩy keo, Một tay dính, một tay khèo (gỡ)
22/01/2016(Xem: 11764)
CUNG nghinh năm Bính Thân cười, CHÚC năm mười sáu đẹp tươi cõi lòng TÂN niên phúc lộc chờ mong XUÂN lan cúc trúc hanh thông cửa nhà VẠN nhà cuộc sống thăng hoa SỰ khó thành dễ, cho qua khỏi nàn NHƯ mây thong thả nhẹ nhàng Ý lành tâm tịnh huy hoàng cả năm. Chùa Hải Đức, Florida 2016 Châu Ngọc
21/01/2016(Xem: 8567)
Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam sẽ tổ chức Chợ Tết Mừng Xuân Dân Tộc. Bắt đầu lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 06/2 và Chủ Nhật ngày 07/2 năm 2016 (nhằm ngày 28 và 29 tháng chạp Tết). Trong các ngày, Chợ Tết sẽ được bày bán từ sáng đến chiều gồm các gian hàng sau đây : * Gian hàng hoa có nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa đào, và nhiều loại cây kiểng khác. * Gian hàng Trà, bánh mứt với đủ các loại mứt và các loại bánh chay như: bánh tét, bánh chưng, bánh tày, bánh ít, bánh nậm v.v.. * Gian hàng Phật Cụ và đồ vật kỷ niệm để làm quà tặng hoặc chưng bày trong nhà. * Gian hàng Trái cây * Gian hàng đồ chơi trẻ em
21/01/2016(Xem: 6352)
CHƯƠNG TRÌNH XUÂN BíNH THÂN 2016 Tại Pháp Duyên Tịnh Xá 1760 W. Jensen Ave. Fresno, CA.93706 Ngày Chủ Nhật 07 tháng 02 năm 2016 (Tức là 30 tháng Chạp năm Át mùi) 10.giờ 30 am - Lễ Tất Niên và Cúng Hội 11. 30 khuya “TẾT” Đón Giao thừa Mồng Một Tết Nguyên Đán Khai Kinh Di Lặc
19/01/2016(Xem: 12540)
Ngày xưa trong chốn rừng sâu Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn Đếm ra đủ tám mươi ngàn Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy Thân hình vua lớn dị kỳ Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời. Thế rồi một buổi đẹp trời Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]